Từ đó trong sản xuất thủy sản việc hình thành các ngành sản xuất chuyên môn hóa, các xí nghiệp chuyên môn hóa, và chuyên môn hóa nội bộ doanh nghiệp là một tất yếu khách quan của sự phát
Trang 1CHƯƠNG 3 CHIẾN LƯỢC SẢN XUẤT KINH DOANH TRONG CÁC
DOANH NGHIỆP NUÔI TRỒNG THỦY SẢN
Sản xuất kinh doanh trong các doanh nghiệp là một lĩnh vực rất quan trọng, là vấn
đề sống còn của một quốc gia Vì vậy muốn sản xuất kinh doanh ổn định và không ngừng phát triển, tất yếu các doanh nghiệp phải có chiến lược kinh doanh của mình Chiến lược kinh doanh nhằn đạt được các mục tiêu cốt lõi của doanh nghiệp dựa trên lợi thế về các điều kiện thị trường, các nguồn lực và sức mạnh của doanh nghiệp, phù hợp với các ý đồ kinh doanh của doanh nghiệp
Chiến lược kinh doanh nhằm giải quyết những vấn đề cơ bản của kinh tế đó là: sản xuất cái gì ? sản xuất bao nhiêu ? sản xuất ở đâu ? sản xuất như thế nào ?
I CHUYÊN MÔN HÓA SẢN XUẤT
1 Khái niệm, ý nghĩa
Thực tiễn chứng minh rằng, khi sức sản xuất của xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu của xã hội ngày một tăng thì sự phân công lao động trong xã hội càng tỷ mỉ Chuyên môn hóa để sản xuất ra sản phẩm ngày càng nhiều, càng tốt càng rẻ cho xã hội Từ đó trong sản xuất thủy sản việc hình thành các ngành sản xuất chuyên môn hóa, các xí nghiệp chuyên môn hóa, và chuyên môn hóa nội bộ doanh nghiệp là một tất yếu khách quan của
sự phát triển sản xuất và nhu cầu của xã hội
Khái niệm: Chuyên môn hóa sản xuất thủy sản là hình thức tổ chức sản xuất mang
tính chất xã hội, dựa trên cơ sở phân công lao động trong ngành nuôi trồng thủy sản để sản xuất ra một hoặc một số sản phẩm thủy sản nhất định phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế–xã hội của mỗi vùng
Nói cách khác chuyên môn hóa sản xuất thủy sản là sự tập trung điều kiện sản xuất của mỗi vùng để sản xuất ra một hoặc một vài loại sản phẩm thủy sản hàng hóa chủ yếu
- Chuyên môn hóa: Chỉ ra những sản phẩm nào được sản xuất, còn tập trung hóa chỉ ra khối lượng và đại lượng của chúng
Chuyên môn hóa nuôi trồng thủy sản có những hình thức cụ thể sau:
+ Chuyên môn hóa theo ngành: Là hình thức biểu hiện phân công lao động giữa các
ngành, biểu hiện quá trình phân hóa các ngành sản xuất chung tách ra thành các ngành sản xuất cụ thể như nuôi hải sản và nuôi nước ngọt
+ Chuyên môn hóa theo vùng là: Hình thức biểu hiện phân công lao động theo vùng, biểu
hiện quá trình tập trung của vùng sản xuất ra những sản phẩm hàng hóa nhất định
Mỗi một vùng, một khu vực có các điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội thuận lợi nhất cho sự phát triển một số đôi tượng nuôi khác nhau
Ngành nuôi trồng thủy sản được chia thành 6 vùng:
1 Đồng bằng Sông Hồng: Mè, rô phi, trắm, chép
2 Trung Du và Miền Núi: Trắm cỏ, chép lai, mè,
3 Ven biển Khu 4 cũ và Miền Trung: Tôm cá nước lợ, rô phi, đối, măng
Trang 25 Đông Nam Bộ: Trắm cỏ, tra, mè, rô phi,
6 Đồng bằng Sông Cửu Long: Tra, ba sa, sặc rằn,
+ Chuyên môn hóa sản xuất theo doanh nghiệp: Hình thức biểu hiện phân công lao
động theo doanh nghiệp, biểu hiện quá trình tập trung của doanh nghiệp sản xuất ra một vài loại sản phẩm hàng hóa nhất định để cung cấp cho xã hội
+Chuyên môn hóa sản xuất trong nội bộ doanh nghiệp: Hình thức biểu hiện phân công
lao động giữa các bộ phận trong doanh nghiệp (giữa các đội sản xuất, các tổ sản xuất, các nhóm lao động …)
Ý nghĩa: Chuyên môn hóa sản xuất thủy sản cho phép tổ chức sản xuất kinh doanh
ngành sản xuất, loại sản phẩm thích hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội của mỗi vùng, của mỗi doanh nghiệp nhằm tăng năng suất, sản lượng các đối tượng nuôi trồng
- Chuyên môn hóa cho phép nâng cao được trình độ chuyên môn của người lao động, góp phần nâng cao năng suất lao động
- Chuyên môn hóa cho phép áp dụng tiến bộ khoa học- kỹ thuật vào sản xuất, hoàn thiện tổ chức lao động, cải tiến công tác quản lý
2 Đặc điểm: Chuyên môn hóa nuôi trồng thủy sản bao giờ cũng gắn với việc phát triển đa dạng tổng hợp vì:
- Chuyên môn hóa sản xuất tập trung ở một số đối tượng sản xuất chính dẫn tới viêc sử dụng điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội chưa được đầy đủ và hợp lý, tính chất thời
vụ dễ xẩy ra đậm nét ở các doanh nghiệp có trình độ chuyên môn hóa cao, đặc điểm này đòi hỏi chuyên môn hóa phải đi đôi với việc phát triển tổng hợp các ngành sản xuất để:
- Sử dụng đầy đủ và hợp lý hơn yếu tố đất đai diện tích mặt nước, khí hậu và các tài nguyên khác trong doanh nghiệp
- Hạn chế sự rủi ro của ngành sản xuất thủy sản do điều kiện tự nhiên thất thường Khi thực hiện chuyên môn hóa sản xuất thủy sản cũng cần lưu ý giải quyết tốt mối quan hệ giữa chuyên môn hóa và hiệp tác hóa, tập trung hóa và thâm canh hóa
II NGÀNH SẢN XUẤT ÏVÀ NGUYÊN TẮC PHỐI HỢP CÁC NGÀNH SẢN XUẤT
1 Khái niệm
Ngành là những bộ phận sản xuất cấu thành trong phương hường sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Các ngành trong doanh nghiệp được phân biệt bởi đối tượng lao động, công cụ lao động, quy trình sản xuất, phương pháp tổ chức sản xuất và sản phẩm sản xuất ra
Căn cứ vào vị trí của các ngành trong doanh nghiệp, có thể chia các ngành thành: ngành sản xuất chính, ngành sản xuất bổ sung và ngành sản xuất phụ
+ Ngành sản xuất chính: là ngành có trình độ chuyên môn hóa và tỷ trọng sản phẩm hàng hóa cao nhất, có vị trí quan trọng nhất, quyết định việc thực hiện mục tiêu của doanh nghiệp
+ Ngành sản xuất bổ sung: là ngành hỗ trợ cho ngành chính phát triển thuận lợi và khai thác đầy đủ hơn mọi tiềm năng của doanh nghiệp mà ngành chính chưa khai thác hết
Là ngành có tỷ trọng hàng hóa nhỏ hơn ngành sản xuất chính
Trang 3+ Ngành sản xuất phụ: là ngành được tổ chức để phục vụ cho ngành chính và ngành bổ sung, để tận dụng mọi tiềm năng có trong doanh nghiệp để sản xuất ra những sản phẩm phục vụ cho nhu cầu sản xuất và đơi sống tại chỗ, đây là ngành có quy mô sản xuất nhỏ
Nguyên tắc phối hợp giữa các ngành sản xuất trong nuôi trồng thủy sản
+ Đảm bảo hỗ trợ cho ngành sản xuất chính phát triển tốt Việc tổ chức nhiều ngành trong doanh nghiệp không được gây cản trở cho ngành chính, mà trái lại phải hỗ trợ cho ngành chính phát triển tốt
+ Sử dụng triệt để và có hiệu quả nhất các yếu tố sản xuất như: đất đai diện tích mặt nước, lao động và các tư liệu sản xuất Các yếu tố sản xuất trong các doanh nghiệp nuôi trồng thủy sản rất đa dạng, phong phú, vì vậy việc bố trí các ngành và phối hợp các ngành phải như thế nào để có thể sử dụng tốt nhất, có hiệu quả nhất các yếu tố đó
+ Thúc đẩy vốn của doanh nghiệp được luân chuyển nhanh Trong doanh nghiệp nuôi trồng thủy sản, có ngành có chu kỳ sản xuất dài, vốn luân chuyển chậm, có ngành chu
kỳ sản xuất ngắn, vốn luân chuyển nhanh Vì vậy phải có sự phối hợp giữa các ngành đó
để vốn luân chuyển nhanh
2 Xác định phương hướng sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp
Khái niệm: Phương hướng sản xuất kinh doanh là sự biểu hiện về mặt định hướng
chuyên môn hóa và phối hợp các ngành trong doanh nghiệp nuôi thủy sản
Xác định phương hướng sản xuất của doanh nghiệp là việc xác định vị trí của ngành chuyên môn hóa và các ngành phối hợp, để vừa thực hiện sự phân công lao động xã hội vừa thực hiện sự phân công trong nội bộ doanh nghiệp
Các căn cứ để xác định phương hướng sản xuất kinh doanh
- Nhu cầu của xã hội về các loại sản phẩm thủy sản: sản phẩm của ngành nuôi trồng thủy sản đối với xã hội có khác nhau, có sản phẩm là nhu cầu thường xuyên của mọi người (tôm thịt, cá thịt…) có sản phẩm là nhu cầu mang tính chất mùa vụ ( tôm giống, cá giống…) Khi xem xét nhu cầu của một sản phẩm cần tính đến các yếu tố về số lượng, chất lượng, giá cả, các đối thủ cạnh tranh v.v…
- Điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội của từng doanh nghiệp là yếu tố quyết định phương hướng sản xuất của doanh nghiệp sau khi đã xem xét kỹ nhu cầu của thị trường
Về điều kiện tự nhiên, trước hết phải xét đến đất đai diện tích mặt nước, khí hậu, thời tiết Mỗi vùng, mỗi doanh nghiệp có điều kiện đất đai diện tích mặt nước, khí hậu thời tiết khác nhau nên phải bố trí các đối tượng nuôi trồng cho phù hợp
Về điều kiện kinh tế, vốn, lao động và kỹ thuật là những yếu tố quyết định năng lực thực tế của từng doanh nghiệp, quyết định quy mô sản xuất của từng ngành và khả năng
mở rộng, khả năng chuyển hướng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Trong các yếu tố kinh tế hiện nay, ngoài các yếu tố trên cần đặc biệt chú ý đến tình hình phân bố các xí nghiệp chế biến thủy sản, các trung tâm công nghiệp, thành phố, tình hình tiêu thụ và vận chuyển hàng hóa Các yếu tố này có thể kìm hãm hoặc thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp
- Đặc điểm kinh tế–xã hội chung của từng vùng và cả nước khi xác định phương hướng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cần lưu ý các vấn đề sau:
Trang 4+ Nước ta đang trong quá trình chuyển từ nền kinh tế tự nhiên, tự cung tự cấp, là phổ biến sang nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vì vậy các doanh nghiệp phải vừa khắc phục tư tưởng sản xuất tự túc tự cấp, khép kín, manh mún vừa lựa chọn bước đi, mức
độ phát triển phù hợp với hướng sản xuất hàng hóa
+ Nước ta đã và đang hình thành các vùng và tiểu vùng nuôi trồng thủy sản chuyên môn hóa, vì vậy nhìn chung phương hướng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp phải phù hợp với hướng chuyên môn hóa của từng vùng và từng khu vực
+ Lực lượng sản xuất xã hội nói chung và cơ sở vật chất kỹ thuật nói riêng hiện nay còn thấp, gây nhiều khó khăn cho việc sản xuất hàng hóa Từ đó phải tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật cần thiết để từng bước chuyên môn hóa sản xuất
3 Trình tự xác định phương hướng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
- Trước hết phải xác định ngành sản xuất chính, ngành chuyên môn hóa, trên cơ sở ngành chính xác định ngàng sản xuất bổ sung và ngành phụ
- Sau khi xác định phương hướng sản xuất–kinh doanh, phải xác định cơ cấu sản xuất của doanh nghiệp Cơ cấu sản xuất của doanh nghiệp là mối quan hệ tỷ lệ giữa các ngành trong phương hướng sản xuất–kinh doanh của doanh nghiệp (quan hệ tỷ lệ về lao động, đất đai diện tích mặt nước, tư liệu sản xuất, vốn giá trị sản lượng và giá trị sản lượng hàng hóa )
- Dự kiến hiệu quả của phương hướng sản xuất kinh doanh và kế hoạch tổ chức thực hiện
4 Các chỉ tiêu đánh giá mức độ chuyên môn hóa và sự phối hợp các ngành và hiệu quả của phương hướng sản xuất kinh doanh
A.Chỉ tiêu đánh giá mức độ chuyên môn hóa.
Có thể sử dụng công thức sau:
Ki =∑n=
J
J dj J
1
Trong đó:
Ki là mức độ chuyên môn hóa của doanh nghiệp, Ki càng lớn thì mức độ chuyên
môn hóa càng cao
J là ký hiệu của ngành j
dj là tỷ trọng sản phẩm hàng hóa của ngành j trong doanh nghiệp
b.Các chỉ tiêu đánh giá sự phối hợp các ngành
Chỉ tiêu trực tiếp:
- Cơ cấu giá trị sản phẩm hàng hóa: là chỉ tiêu thể hiện đúng đắn nhất ngành chuyên môn hóa của doanh nghiệp
- Cơ cấu giá trị tổng sản lượng: là chỉ tiêu thể hiện đúng đắn nhất về sự phối hợp các ngành trong doanh nghiệp
Chỉ tiêu gián tiếp:
Trang 5- Cơ cấu diện tích mặt nước nuôi trồng: Thông thường ngành sản xuất chính là ngành có diện tích mặt nước nuôi trồng nhiều nhất Tuy nhiên nó còn phụ thuộc vào trình
độ thâm canh của mỗi ngành
- Cơ cấu hao phí lao động: chỉ tiêu này cũng là chỉ tiêu gián tiếp vì hao phí lao động của từng ngành còn phụ thuộc vào trình độ cơ giới hóa của ngành đó
- Cơ cấu đầu tư vốn: chỉ tiêu này kết hợp với các chỉ tiêu khác để phản ảnh trình độ chuyên môn hóa và sự phối hợp các ngành
c Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế của phương hướng sản xuất kinh doanh
- Phương pháp và chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế của ngành chuyên môn hóa
- Trước hết phải so sánh hiệu quả kinh tế của ngành chuyên môn hóa với các ngành khác trong doanh nghiệp
- So sánh hiệu quả ngành chuyên môn hóa của doanh nghiệp này với ngành chuyên môn hóa tương tự của doanh nghiệp khác trong vùng hay trong cả nước
Để so sánh đánh giá cần sử dụng các chỉ tiêu: lợi nhuận, lợi nhuận tính trên một đồng vốn, trên một đồng chi phí, trên một đơn vị diện tích mặt nước sử dụng, giá thành đơn vị sản phẩm, năng suất lao động, năng suất đất đai diện tích mặt nước
- Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế chung của phương hướng sản xuất kinh doanh bao gồm các chỉ tiêu chủ yếu sau
- Giá trị sản phẩm và giá trị sản phẩm hàng hóa tính cho một đơn vị diện tích mặt nước, một lao động, một đồng vốn đầu tư
- Lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận
- Giá thành sản phẩm
- Năng xuất lao động
- Thu nhập của một lao động v.v…
Khi tính toán và phân tích cần so sánh với các doanh nghiệp cạnh tranh và trong vùng
II QUY MÔ SẢN XUẤT KINH DOANH VÀ QUY MÔ DOANH NGHIỆP
1 Tập trung hóa sản xuất
A Tập trung hóa.
Chuyên môn hóa, tập trung hóa, hiệp tác hóa…là những nội dung chủ yếu của quá trình sản xuất gắn liền với sự phát triển của lực lượng sản xuất xã hội
Tập trung hóa là quá trình tập trung các yếu tố sản xuất như: đất đai diện tích mặt nước, lao động và tư liệu sản xuất để nâng cao quy mô sản xuất sản phẩm Quá trình đó có thể diễn ra cả về chiều rộng (tăng số lượng các yếu tố sản xuất ) và có thể về chiều sâu (tăng chất lượng các yếu tố sản xuất –hay quá trình tích tụ các yếu tố sản xuất )
Tập trung hóa trong nuôi trồng thủy sản trước hết phải là quá trình tập trung hóa về đất đai diện tích mặt nước, bởi vì không có đất đai diện tích mặt nước thì không có quá trình sản xuất thủy sản Mức độ tập trung đất đai diện tích mặt nước phụ thuộc vào nhiều yếu tố như chính sách của nhà nước, trình độ phát triển của lực lượng sản xuất và sự phân công lao động xã hội, trình độ tổ chức và quản lý của các doanh nghiệp
Trang 6Tập trung hóa đất đai diện tích mặt nước gắn liền với quá trình tập trung các yếu tố sản xuất khác như: lao động, tư liệu lao động sao cho giữa các yếu tố đó có sự phối hợp chặt chẽ nhất để có thể tạo ra nhiều sản phẩm nhất Như vậy xét về bản chất thì tập trung hóa chính là sự tập trung về quy mô sản xuất kinh doanh
Tập trung hóa sản xuất làm cho quy mô sản xuất kinh doanh mở rộng Nó tạo điều kiện thuận lợi nhằm sử dụng tốt hơn, có hiệu quả hơn hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật và
áp dụng nhanh chóng các tiến bộ khoa học- kỹ thuật vào sản xuất
Tập trung hóa sản xuất gắn bó chăt chẽ với quá trình chuyên môn hóa nó là điều kiện để chuyên môn hóa sản xuất hợp lý Điều đó có nghĩa là muốn chuyên môn hóa một ngành nào đó thì ngành đó phải có sự tập trung hóa nhất định Nói cách khác, tập trung hóa trong doanh nghiệp diễn ra ở tất cả các ngành nhưng trước tiên diễn ra ở ngành chuyên môn hóa, ngành sản xuất chính
B Quy mô sản xuất kinh doanh
Quy mô sản xuất kinh doanh của ngành biểu hiện mức độ tập trung các yếu tố sản xuất như đất đai diện tích mặt nước, lao động, tư liệu sản xuất trên một phạm vi không gian và trong khoảng thời gian nhất định để tạo ra một khối lượng sản phẩm tương ứng Quy mô sản xuất kinh doanh của ngành phản ánh tiêu tập trung nhất mối quan hệ giữa các yếu tố sản xuất và sản phẩm sản xuất ra Mối quan hệ đó được biểu thị qua hàm sản xuất sau:
Q = f(x1,x2…xn)
Q là khối lượng sản phẩm sản xuất
X1,X2…Xn là lượng các yếu tố đầu vào
Hiện nay người ta đã chứng minh mức sản lượng Q tối ưu chỉ đạt khi chi phí biên bằng doanh thu biên Như vậy quy mô sản xuất kinh doanh của ngành cũng có những giới hạn nhất định Việc xác định quy mô sản xuất hợp lý sẽ giúp cho doanh nghiệp thu được lợi nhuận cao
2 Quy mô doanh nghiệp nuôi trồng thủy sản
A Khái niệm, ý nghĩa và các chỉ tiêu biểu hiện quy mô doanh nghiệp
- Khái niệm: Quy mô doanh nghiệp là tổng hợp quy mô sản xuất kinh doanh của các ngành
trong doanh nghiệp
Quy mô doanh nghiệp không chỉ là con số cộng các ngành, nó còn là sự kết hợp giữa các ngành, giữa các yếu tố sản xuất để có quy mô tổng thể hợp lý nói cách khác quy
mô doanh nghiệp biểu hiện năng lực sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đó
Việc lựa chọn quy mô doanh nghiệp hợp lý có ý nghĩa quan trọng trong việc thực hiện phương hướng sản xuất kinh doanh, trong việc hợp lý hóa sản xuất nhằm giúp doanh nghiệp thu được nhiều lợi nhuận
Các chỉ tiêu biểu hiện quy mô của doanh nghiệp
+ Chỉ tiêu trực tiếp
Giá trị tổng sản lượng: là chỉ tiêu trực tiếp và quan trọng nhất biểu hiện quy mô của
doanh nghiệp nuôi trồng thủy sản Đây là chỉ tiêu phản ánh kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Nó biểu hiện cụ thể năng lực sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
Trang 7- Giá trị tổng sản lượng bao gồm toàn bộ giá trị khối lượng sản phẩm của các ngành trong doanh nghiệp tạo ra trong năm Nó phản ánh quy mô sản xuất kinh doanh của các ngành trong doanh nghiệp
Lưu ý: khi dùng chỉ tiêu này phải xem xét nó trong nhiều năm nhằm loại trừ các yếu tố ngẫu nhiên như giá cả sản phẩm và điều kiện tự nhiên …
Giá trị sản phẩm hàng hóa: chỉ tiêu này có ý nghĩa quan trọng trong giai đoạn hiện
nay, khi mà ngành nuôi trồng thủy sản đang chuyển dần từ sản xuất tự nhiên, tự cung tự cấp sang sản xuất hàng hóa Dĩ nhiên khi trình độ sản xuất hàng hóa ở mức cao như nuôi tôm sú thì chỉ tiêu này gần với chỉ tiêu giá trị tổng sản lượng
+ Chỉ tiêu gián tiếp
+ Đất đai diện tích mặt nước: Đây là một chỉ tiêu gián tiếp bởi vì không phải lúc
nào diện tích mặt nước lớn thì quy mô doanh nghiệp lớn, nhất là trong giai đoạn hiện nay khi sự phát triển khoa học- kỹ thuật, trình độ thâm canh đã đạt đến mức cao Tuy nhiên chỉ tiêu đất đai diện tích mặt nước cũng là chỉ tiêu quan trọng, nó phản ánh khả năng sản xuất của doanh nghiệp thủy sản Diện tích mặt nước nhiều thì khả năng khai thác diện tích mặt nước phục vụ cho sản xuất kinh doanh lớn, quy mô doanh nghiệp lớn và ngược lại
+ Số lượng lao động, giá trị tư liệu sản xuất, giá trị tài sản cố định.
Các chỉ tiêu gián tiếp phản ánh từng mặt quy mô Khi dùng các chỉ tiêu này phải chú ý xem xét các yếu tố khác như trình độ thâm canh, kỹ thuật canh tác, trình độ trang bị
cơ sở vật chất kỹ thuật Các chỉ tiêu gián tiếp có tác dụng hhỗ trợ lẫn nhau và hỗ trợ cho các chỉ tiêu trực tiếp để đánh giá chính xác nhất quy mô của các doanh nghiệp nuôi trồng thủy sản
B Nhân tố ảnh hưởng đến quy mô và vấn đề điều chỉnh quy mô doanh nghiệp
+ Nhân tố ảnh hưởng đến quy mô doanh nghiệp
Quy mô doanh nghiệp chụi ảnh hưởng của nhiêu nhân tố khác nhau: phương hướng sản xuất kinh doanh, trình độ trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật, sức lao động và trình độ người lao động
- Phương hướng sản xuất kinh doanh: Phương hướng sản xuất kinh doanh phản
ánh hướng chuyên môn hóa, quy mô doanh nghiệp phản ánh trình độ tập trung hóa vì vậy mối quan hệ giữa phương hướng sản xuất kinh doanh và quy mô doanh nghiệp thực chất là biểu hiện mối quan hệ giữa chuyên môn hóa và tập trung hóa Phương hướng sản xuất kinh doanh khác nhau thì quy mô cũng khác nhau Những doanh nghiệp có trình độ thâm canh cao thì năng lực sản xuất lớn và ngược lại
- Trình độ trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật: Có vai trò quan trọng trong việc nâng
cao năng lực sản xuất của các doanh nghiệp, tức là làm tăng quy mô của các doanh nghiệp
- Sức lao động và trình độ người lao động: Đây là một nhân tố có tác động giống
như nhân tố cơ sở vật chất kỹ thuật, bởi chúng đều là nhân tố hợp thành quy mô sản xuất của doanh nghiệp Tuy nhiên ở đây cần tính đến cả trình độ tổ chức và quản lý của doanh nghiệp Trình độ tổ chức quản lý là nhân tố đặc biệt có thể làm tăng hoặc giảm năng lực sản xuất vốn có của doanh nghiệp
+ Vấn đề điều chỉnh quy mô
Trang 8Trong quá trình phát triển của nền sản xuất xã hội, quy mô của các doanh nghiệp có sự thay đổi những doanh nghiệp làm ăn khá (có tích lũy) thì quy mô ngày càng mở rộng những doanh nghiệp làm ăn kém (thua lỗ kéo dài) thì phải thu hẹp quy mô hoặc phá sản
- Mở rộng quy mô
Hợp nhất nhiều cơ sở sản xuất nhỏ thành một doanh nghiệp lớn nhằm tạo điều kiện
để nâng cao năng lực sản xuất
Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật một cách đồng bộ và cân đối nhằm phát huy hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Đây là hướng mà các doanh nghiệp cần suy nghĩ và tìm cách cải tiến thường xuyên trong quá trình phát triển
Liên doanh, liên kết giữa các doanh nghiệp nhằm phát huy năng lực sản xuất hiện
có và tăng hiệu quả trong quá trình sản xuất kinh doanh
- Thu hẹp quy mô
Trong quá trình sản xuất kinh doanh không phải lúc nào, doanh nghiệp nào cũng gặp điều kiện thuận lợi nhất là các doanh nghiệp nuôi trồng thủy sản Có những lúc do điều kiện khách quan, chủ quan mà các doanh nghiệp làm ăn thua lỗ kéo dài, vì vậy phải thu hẹp quy mô sản xuất kinh doanh Việc thu hẹp quy mô có thể để chuyển hướng kinh doanh hoặc giảm bớt phạm vi kinh doanh v.v… nhằm mục đích củng cố, tạo đà mới cho sự phát triển tiếp theo
III QUY HOẠCH SẢN XUẤT
1 Khái niệm và mục tiêu
A Khái niệm
Quy hoạch sản xuất là việc bố trí sắp xếp và sử dụng các yếu tố sản xuất, các ngành sản xuất, các hình thức tổ chức sản xuất, các khu vực sản xuất trên một phạm vi không gian nhất định và khoảng thời gian nhất định
Quy hoạch sản xuất nhằm giúp cho các cấp lãnh đạo, các doanh nghiệp hoạch định chính sách, ổn định và phát triển sản xuất, nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất kinh doanh
B Phân loại
Quy hoạch có nhiều loại tùy theo góc độ nghiên cứu: xét theo nội dung quy hoạch có:
+ Quy hoạch tổng thể kinh tế xã hội: đây là quy hoạch có nội dung rất rộng bao hàm
tất cả các ngành, các yếu tố, các hình thức tổ chức sản xuất và các khu vực sản xuất trên từng phạm vi không gian nhất định (vùng, tỉnh, huyện, doanh nghiệp )
+ Quy hoạch cụ thể: là quy hoạch đi sâu vào từng ngành sản xuất, từng yếu tố sản
xuất, trên một phạm vi không gian nhất định
Quy hoạch sản xuất trong các doanh nghiệp nuôi trồng thủy sản vừa là sự thể hiện của quy hoạch tổng thể và quy hoạch cụ thể trên từng vùng, từng tiểu vùng, vừa là sự chủ động
bố trí sắp xếp, sử dụng các yếu tố sản xuất, các ngành sản xuất trên địa bàn doanh nghiệp, trên cơ sở điều kiện tự nhiên, kinh tế cụ thể của từng doanh nghiệp Quy hoạch sản xuất trong các doanh nghiệp thực chất là một dự án tổ chức xây dựng doanh nghiệp cho đến năm định hình
C Mục tiêu
Trang 9- Xác định các chỉ tiêu tổng quát dài hạn làm căn cứ cho việc xây dựng các loại kế hoạch sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp có phương hướng hoạt động đúng và có hiệu quảcao
- Trên cơ sở đánh giá thực trạng, xác định rõ các tiềm năng giúp cho doanh nghiệp
sử dụng hợp lý và có hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên của doanh nghiệp mình
- Xác định được một hệ thống bản đồ làm căn cứ cho việc lãnh đạo và chỉ đạo sản xuất, tổ chức sản xuất theo đúng nội dung quy hoạch
2 Yêu cầu và nôi dung quy hoạch sản xuất
A Yêu cầu
- Quy hoạch sản xuất phải xuất phát từ điều kiện kinh tế, điều kiện tự nhiên cụ thể của doanh nghiệp để khai thác được các tiềm năng sâu sắc của doanh nghiệp, đồng thời hạn chế và khắc phục được những khó khăn do điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế gây ra nhằm ổn định sản xuất có hiệu quả
- Phải kết hợp lợi ích bản thân doanh nghiệp với lợi ích của các doanh nghiệp xung quanh trên địa bàn vùng, tỉnh, huyện Tránh hiện tượng bản vị, cục bộ trong quy hoạch
- Phải đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ trước mắt, đồng thời chú ý đến sự phát triển lâu dài của doanh nghiệp
- Phải kết hợp các nội dung quy hoạch với nhau nhằm đảm bảo tính đồng bộ thống nhất của phương án, đồng thời tránh lãng phí về diện tích mặt nước, về lao động, tiền vốn
và nâng cao hiệu quả kinh tế cho doanh nghiệp
B Nội dung
Một phương án quy hoạch bao gồm những nội dung chủ yếu sau:
- Quy hoạch ranh giới: là việc xác định phạm vi đất đai diện tích mặt nước của doanh nghiệp, hợp pháp hóa quyền quản lý và sử dụng đất đai diện tích mặt nước và các tài nguyên khác của doanh nghiệp
- Quy hoạch bố trí các khu trung tâm của doanh nghiệp, các khu sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp (khu sản xuất, khu ương nuôi giống, ao đìa nuôi tôm thịt)
- Quy hoạch hệ thống kênh mương nội đồng: phục vụ cho các nhu cầu của sản xuất
Hệ thống kênh mương thường được chia làm 3 loại: cấp 1 tướicho cả vùng; cấp 2 tưới cho cho từng khu đồng, cấp 3 tưới cho từng ao đìa
- Quy hoạch giao thông:
- Quy hoạch các đơn vị, bộ phận sản xuất trong doanh nghiệp
- Tổ chức xây dựng và thực hiện
Muốn xây dựng và thực hiện tốt phương án quy hoạch cần làm tốt các công việc sau:
- Điều tra, khảo sát, đánh giá đúng nguồn lực của doanh nghiệp
- Phân tích đúng thực trạng của doanh nghiệp
- Xây dựng các chỉ tiêu tổng quát và giải pháp thực hiện cho từng nội dung cần quy hoạch
- Xây dựng bản đồ quy hoạch phản ánh được những nội dung cần quy hoạch
Trang 10- Theo dõi kiểm tra thường xuyên phương án quy hoạch
Sử dụng phương án quy hoạch sản xuất làm căn cứ xây dựng các loại kế hoạch và
tổ chức thực hiện theo đúng phương hướng đã xây dựng