Nhữngcỗmáytưduy-Lượcsửhìnhthành quá trìnhraquyếtđịnh P.4 Những chuyên gia công nghệ thông tin đều cho rằng công nghệ in không dùng mực ướt của Xerox Parc phát triển vào những năm 1970 là vườn địa đàng, từ khu vườn này, những phát minh và công cụ quan trọng bậc nhất của con người được phát triển và xây dựng. Tuy nhiên nếu để so về tầm quan trọng và sức sống trường tồn thì chúng ta phải nhắc lùi lại thêm hai thập kỷ nữa, tại Viện Công nghệ Carnegie (CIT) ở Pittsburgh, nơi một nhóm những nhà nghiên cứu hàng đầu thế giới đã cộng tác với nhau để xây dựng lên hệ thống khái niệm và những dòng lập trình đầu tiên cho việc hìnhthành hệ thống raquyếtđịnh với sự hỗ trợ của máy tính. Những cái tên như Herbert Simon, Allen Newell, Harold Guetzkow, Richard M.Cyert và James March lần lượt nhận giải thưởng Nobel trong những năm sau đó - họ cũng là những nhà nghiên cứu ở CIT đã cùng nhau chia sẻ niềm đam mê nghiên cứu về hành vi của tổ chức và vận hành của bộ não người. "Viên đá màu nhiệm" biến đổi những ý tưởng của họ lại chính là máy tính điện tử. (Viên đá màu nhiệm là một khái niệm cổ về một loại đá có thể biến mọi thứ thành vàng). Vào giữa những năm 1950, tran-si-to mới được đưa vào sử dụng khoảng một thập kỷ, phải đến năm 1965 IBM mới giới thiệu sản phẩm mang tính đột phá là bản mạch 360. Nhưng ở thời điểm giữa những năm 1950 đó, những nhà khoa học đã có thể biết trước những công nghệ mới sẽ cải thiện khả năng raquyếtđịnh của con người như thế nào. Nhóm hợp tác gồm những nhà khoa học đã nhắc đến và một số nhà khoa học khác tại CIT, với nghiên cứu của Marvin Minsky thuộc Viện công nghệ Massachusetts, và John McCarthy từ trường Stanford, đã tạo ra mô phỏng máy tính đầu tiên của quátrình nhận thức của con người - đây được coi là điểm sơ khai của trí thông minh nhân tạo (artificial intelligence- AI). AI được phát triển nhằm hai mục tiêu là hỗ trợ các nhà nghiên cứu trong quátrình tìm hiểu về cách mà bộ não raquyếtđịnh và để hỗ trợ cho quá trìnhraquyếtđịnh của con người thực làm việc trong các tổ chức có thực. Hệ thống raquyếtđịnh bắt đầu xuất hiện trong các công ty lớn vào giai đoạn cuối những năm 1960, hướng đến phục vụ mục tiêu thứ hai của AI như mô tả trên, đặc biết hướng đến hỗ trợ nhu cầu thực tiễn của những người làm ở vị trí quản lý. Ở vào giai đoạn mà kiến thức và kinh nghiệm với công nghệ máy tính vẫn còn rất hạn chế, những nhà quản lý đã sử dụng máy tính để điều phối hoạt động lập kế hoạch sản xuất các công cụ giặt ủi - Daniel Power, tổng biên tập website DSSResources.com đã nói về hệ thống này như vậy. Trong những thập kỷ tiếp theo, những nhà quản lý, trong nhiều ngành công nghiệp khác nhau, đều áp dụng công nghệ hỗ trợ ra các quyếtđịnh về đầu tư, giá cả, quảng cáo, hậu cần. Nhưng ngay cả khi những công nghệ này đang được phát triển liên tục và góp phần cải thiện nhiều cho các quyếtđịnh về vận hành, thì chúng vẫn được quan niệm "như những con ngựa kéo xe" hơn là những "con ngựa để lao và trận chiến đấu." Đến năm 1979, John Rockart xuất bản bài viết trên tạp chí kinh doanh Havard (Havard Business Review): "Giám đốc điều hành xác định nhu cầu của họ về dữ liệu", trong bài viết này tác giả đã đề xuất hệ thống phục vụ cho nhu cầu của những người lãnh đạo doanh nghiệp cần có khả năng cung cấp cho họ dữ liệu về những công việc họ cần phải hoàn thiện tốt để đảm bảo thành công cho toàn tổ chức Bài viết đã giúp hìnhthành "hệ thống thông tin điều hành" - hạt giống cho những công nghệ chuyên môn phục vụ cho việc ra các quyếtđịnh chiến lược của nhữngnhững lãnh đạo cấp cao. Vào cuối những năm 1980, tập đoàn tư vấn Gartner đã xây dựng khái niệm "business intelligence" - tạm dịch là hệ thống phân tích kinh doanh - để mô tả hệ thống có chức năng hỗ trợ những người có vai trò raquyếtđịnh nắm vững về tình trạng vận hành hiện tại của toàn tổ chức. Cùng vào thời điểm đó, rủi ro trở thành mối quan tâm và mỗi lo lớn với nhiều doanh nghiệp, điều này dẫn đến việc có nhiều doanh nghiệp tiếp cận và trang bị những hệ thống mô phỏng phức tạp nhằm đánh giá và dự báo những dấu hiệu xấu cũng như cơ hội. Vào những năm 1990, hệ thống raquyếtđịnh với sự hỗ trợ của máy tính đã có một mảng khách hàng hoàn toàn mới - đó chính là những người khách hàng. Internet, công cụ mà doanh nghiệp tưởng rằng sẽ giúp họ bán hàng tốt hơn, thì thực ra lại hỗ trợ cho những người khách hàng có khả năng lựa chọn và quyếtđịnh nên mua hàng từ đâu. Tháng 2/2005, công ty cung cấp dịch vụ tìm kiếm mua hàng Bizrate đã đưa ra báo cáo, trong đó thống kê 59% người tiêu dùng trực tuyến truy cập vào những website tổng hợp để so sánh giá và các chức năng từ nhiều nhà cung cấp khác nhau trước khi ra quyếtđịnh mua hàng; 87% số người sử dụng web để tăng tìm kiếm phần thưởng của những đơn vị bán lẻ trực tuyến, đơn vị bán buôn và những đơn vị bán lẻ truyền thống khác. Không giống như cách những giám đốc điều hành đưa ra các quyếtđịnh chiến lược, người tiêu dùng không phải đối mặt với vấn đề mà Herbert Simon gọi là "vô vàn phép tính" khi đánh giá những lựa chọn. Đồng thời, những khả năng mới của họ trong việc raquyếtđịnh tối ưu cũng đang góp phần tạo nên ảnh hưởng rất mạnh ngày nay của công nghệ với thành công hay thất bại của doanh nghiệp. . Những cỗ máy tư duy - Lược sử hình thành quá trình ra quyết định P. 4 Những chuyên gia công nghệ thông tin đều. lên hệ thống khái niệm và những dòng l p trình đầu tiên cho việc hình thành hệ thống ra quyết định với sự hỗ trợ của máy tính. Những cái tên như Herbert