1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

CÁC GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH TẠI NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG HÀ NAM

27 416 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 27
Dung lượng 40,03 KB

Nội dung

CÁC GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH TẠI NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG NAM 3.1. Định hướng hoạt động của NHCT Nam. 3.1.1. Định hướng của Đảng và Nhà nước về mục tiêu, chiến lược trung dài hạn với phát triển ngành ngân hàng. Việc cải cách hệ thống NHTM Nhà nước, đã và đang được Chính phủ, NHNN và các cơ quan quản lý hết sức quan tâm, tạo điều kiện để các ngân hàng cải cách với tốc độ nhanh, từng bước hội nhập quốc tế. Chương trình cơ cấu lại nợ, giải quyết nợ tồn đọng được khẩn trương phân loại và đánh giá chính xác khối lượng nợ tồn đọng để có biện pháp xử lý từng loại theo Quyết định số 194/CP của Chính phủ. Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng cộng sản Việt Nam đã đề ra chiến lược phát triển kinh tế- xã hội 10 năm (2001-2010) và phương hướng nhiệm vụ kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội 5 năm (2001-2005), mục tiêu chiến lược trung và dài hạn đối với ngành Ngân hàng là: - Thực thi chính sách tiền tệ, bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy sản xuất và tiêu dùng, kích thích đầu tư phát triển. Sử dụng linh hoạt, có hiệu quả các chính sách tiền tệ như: Tỷ giá, lãi suất, nghiệp vụ thị trường mở theo các nguyên tắc của thị trường. Hình thành môi trường minh bạch, lành mạnh và bình đẳng trong hoạt động tiền tệ ngân hàng, ứng dụng công nghệ thông tin, mở rộng nhanh các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt và thanh toán qua ngân hàng. Đa dạng hoá các hình thức huy động vốn, cho vay, cung ứng các dịch vụ và tiện ích ngân hàng thuận lợi và thông thoáng đến mọi doanh nghiệp và dân cư, đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn tín dụng cho sản xuất, kinh doanh và đời sống. Hình thành đồng bộ khuôn khổ pháp lý, áp dụng đầy đủ hơn các tiết chế và chuẩn mực quốc tế trong hoạt động tiền tệ ngân hàng. Giải quyết nợ tồn đọng đi đôi với tăng cường các định chế pháp lý, kinh tế và hành chính về nghĩa vụ trả nợ của người đi vay và bảo vệ quyền thu nợ hợp pháp của người cho vay. Cơ cấu lại hệ thống ngân hàng, phân biệt chức năng NHNN, NHTM Nhà nước, chức năng cho vay của Ngân hàng chính sách với chức năng kinh doanh tiền tệ của NHTM. Bảo đảm quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm của NHTM trong kinh doanh. - Xây dựng và thực hiện chính sách tiền tệ nhằm ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy sản xuất tiêu dùng, kích thích đầu tư phát triển, đảm bảo nền kinh tế tăng trưởng cao về bền vững. Phát triển thị trường vốn và tiền tệ với các hình thức đa dạng thích hợp, bao gồm hệ thống ngân hàng, thể chế tài chính phi ngân hàng, công ty bảo hiểm, các quỹ đầu tư và bảo lãnh đầu tư nhằm thu hút các nguồn vốn đầu tư trong xã hội, mở rộng nguồn vốn dài hạn và trung hạn. Giảm mạnh các hình thức bao cấp về vốn, tín dụng. Cải cách hệ thống NHTM, tách chức năng tín dụng chính sách ra khỏi chức năng kinh doanh của các NHTM Nhà nước, đặt các NHTM Nhà nước hoạt động trong môi trường cạnh tranh lành mạnh hoá toàn bộ hệ thống NHTM cổ phần và NHTM Nhà nước. Triển khai an toàn và từng bước mở rộng phạm vi hoạt động của thị trường chứng khoán. 3.1.2. Mục tiêu phát triển của NHCT Việt Nam trong giai đoạn tới. - Mục tiêu tổng quát: Xây dựng NHCT Việt Nam thành một ngân hàng chủ lực và hiện đại của Nhà nước, hoạt động kinh doanhhiệu quả, tài chính lành mạnh, kỹ thuật công nghệ cao, kinh doanh đa chức năng, chiếm thị phần lớn ở Việt Nam, xếp loại BB trên thị trường quốc tế. - Phương châm hành động: + Giai đoạn 2000-2005: “Phát triển - an toàn và hiệu quả”. + Giai đoạn sau 2005: “Hội nhập và phát triển vững chắc”. - Lĩnh vực đổi mới mang tính then chốt: + Đa dạng hoá vốn tự có. + Cơ cấu lại tổ chức màng lưới theo mô hình NHTM hiện đại, một bộ máy kinh doanh năng động có khả năng thích ứng với thị trường. + Tín dụng: Đổi mới cơ bản hoạt động kinh doanh tín dụng theo nguyên tắc thương mại và thị trường. Thực hiện các hình thức, dịch vụ tín dụng, đại lý hoa hồng và dịch vụ quản lý vốn đối với các chương trình tín dụng, phí thương mại cho Nhà nước và cho các tổ chức tài chính tín dụng và định chế tài chính khác. + Mở rộng nâng cao chất lượng, hiệu quả các sản phẩm dịch vụ truyền thống phát triển các sản phẩm dịch vụ mới. Từng bước nâng cao tỷ trọng dịch vụ chiếm tỷ lệ ngày càng tăng lên trong tổng thu nhập từ hoạt động kinh doanh. Đến năm 2010 tỷ lệ thu dịch vụ trên tổng thu nhập chiếm từ 25-30%. + Hiện đại hoá công nghệ tin học ngân hàng: Đến năm 2010 khoảng 70% khối lượng giao dịch và nghiệp vụ được ứng dụng kỹ thuật công nghệ hiện đại. + Đổi mới căn bản cơ chế tiền lương theo nguyên tắc tiền lương kinh doanh phải gắn với chất lượng hiệu quả lao động. - Phấn đấu đến năm 2010 đạt các thông số đánh giá về một NHTM “Mạnh”: + COOK (tỷ lệ vốn tự có trên tổng tài sản Có) đạt 8% + ROE (tỷ lệ lãi trên vốn) từ 13-15% + ROA (tỷ lệ lãi trên tài sản Có) gần 1% + Nợ quá hạn ở dưới mức 3% - Quy mô phát triển: Tốc độ tăng trưởng tài sản nợ, tài sản Có bình quân 15% năm (riêng từ năm 200-2005 tăng 20%), cơ cấu tài sản Có: Dư nợ cho vay nền kinh tế và dân cư chiếm 75-80% trong cơ cấu tổng tài sản Có, 20-25% còn lại là hoạt động trên thị trường tiền tệ-thị trường vốn. 3.1.3. Định hướng phát triển kinh tế của tỉnh Nam. - Mục tiêu tổng quát giai đoạn 2001-2010: Ra sức phát huy nội lực đi đôi với tranh thủ thu hút, khai thác tốt các nguồn lực bên ngoài để đầu tư phát triển, chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn. Tiếp tục đẩy mạnh phát triển sản xuất nông nghiệp toàn diện, vững chắc. Tận dụng mọi cơ hội khai thác thị trường Nội và hoà nhập vào quá trình phát triển của vùng đồng bằng sông Hồng, vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và cả nước. Phấn đấu tăng trưởng kinh tế với tốc độ nhanh, ổn định, vững chắc. Kết hợp hài hoà mục tiêu, yêu cầu phát triển kinh tế với phát triển văn hoá, xã hội, cải thiện và nâng cao mức sống của nhân dân. - Phương hướng mục tiêu 5 năm (2001-2005): Đẩy mạnh phát triển sản xuất nông nghiệp toàn diện, nâng cao chất lượng hiệu quả và đa dạng sản phẩm, đồng thời ưu tiên phát triển công nghiệp-xây dựng, xuất khẩu với tốc độ nhanh để thúc đẩy hình thành cơ cấu kinh tế hợp lý, hiệu quả. Tiếp tục sắp xếp và đổi mới, nâng cao chất lượng hiệu quả sản xuất kinh doanh của các DNNN. Củng cố, tăng cường công tác quản lý các Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp, phi nông nghiệp hoạt động hiệu quả theo Luật Hợp tác xã. Tăng cường cơ sở hạ tầng kinh tế- xã hội, tạo tiền đề cho giai đoạn phát triển tiếp theo. Nâng cao năng lực khoa học, công nghệ, giáo dục-đào tạo, coi trọng phát huy nguồn lực con người. Tích cực giải quyết các vấn đề bức xúc như việc làm, xoá đói, giảm nghèo, cải thiện đời sống nhân dân. Đề ra các chỉ tiêu sau: + Tổng sản phẩm trong tỉnh (GDP) tăng bình quân 9%/năm. + Thu nhập bình quân đầu người đến 2005 đạt 4,5-5 triệu đồng/năm. +Chuyển dịch cơ cấu kinh tế đến 2005 có tỷ trọng: • Nông nghiệp: 32% • Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và xây dựng: 34% • Dịch vụ: 34% + Giá trị sản xuất nông nghiệp (bao gồm cả nông, lâm nghiệp, thuỷ sản) tăng bình quân 3,5%/năm. + Giá trị sản xuất công nghiệp- tiểu thủ công nghiệp tăng bình quân 13- 14%/năm. + Doanh số thương mại và dịch vụ tăng bình quân 12%/năm. + Giá trị kim ngạch xuất khẩu tăng bình quân trên 10%. + Tăng thu ngân sách trên địa bàn tỉnh bình quân trên 8%/năm (tương ứng 6-7% GDP) - Công tác Ngân hàng: Tiếp tục, mở rộng mạng lưới hoạt động ngân hàng xuống các vùng nông thôn, miền núi, đảm bảo đủ nguồn vốn cho đầu tư phát triển kinh tế - xã hội, phấn đấu huy động vốn tại chỗ tăng bình quân 8%/năm, tổng dư nợ tín dụng tăng bình quân 10-11%/năm. Tiếp tục chấn chỉnh hoạt động ngân hàng, quỹ tín dụng nhân dân đảm bảo an toàn hiệu quả. Đẩy mạnh hoạt động quỹ hỗ trợ phát triển để thúc đẩy đầu tư thông qua các hình thức: Cho vay đầu tư với lãi suất ưu đãi, hỗ trợ lãi suất sau đầu tư và bảo lãnh đầu tư. - Phát triển kinh tế nhiều thành phần: Phấn đấu đến năm 2002 cơ bản hoàn thành sắp xếp và đổi mới các DNNN. Khuyến khích các thành phần kinh tế cùng phát triển, mở rộng các loại hình kinh tế hợp tác xã, kinh tế trang trại, doanh nghiệp tư nhân theo Luật doanh nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi khuyến khích kinh tế hộ phát triển. Đa dạng loại hình hợp tác xã liên kết: Công nghiệp- Nông nghiệp- Thương mại dịch vụ- Vận tải; giữa doanh nghiệp và kinh tế hộ, giữa hợp tác xã và chủ trang trại. Tạo điều kiện hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và kinh tế tư nhân phát triển, có cơ chế khuyến khích về vốn, công nghệ, thị trường, tăng cường quản lý các doanh nghiệp, định hướng cho doanh nghiệp sản xuất kinh doanhhiệu quả cao. 3.1.4. Định hướng hoạt động của NHCT Nam. Xuất phát từ những nhận định và đòi hỏi của thực tế trên, định hướng hoạt động của NHCT Nam trong năm 3 năm (2002-2004) như sau: - Tiếp tục tăng trưởng các chỉ tiêu cơ bản hàng năm: + Tổng dư nợ hàng năm tăng: 20-25% + Nguồn vốn tăng hàng năm: 20-25% + Chênh lệch thu chi tăng 5% kế hoạch NHCT Việt Nam giao hàng năm. + Nợ quá hạn dưới 5%. - Nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng, đa dạng hoá các hình thức tín dụng, xác định thị trường công nghiệp, dịch vụ và thương mại, hộ sản xuất kinh doanh là thị trường và khách hàng truyền thống. Các hoạt động tín dụng phải lấy hiệu quả kinh tế xã hội làm gốc. Coi trọng việc đầu tư các dự án lớn, các dự án đồng tài trợ, lấy hiệu quả làm thước đo chính, cho vay thu hồi được đầy đủ cả gốc và lãi, tăng tỷ lệ cho vay có đảm bảo, giảm tỷ lệ cho vay tín chấp. - Củng cố và phát triển thị phần trên các địa bàn đang hoạt động. Chú trọng các dự án đầu tư lớn, tập trung khảo sát thị trường và khách hàng, tìm kiếm đầu tư kéo mô hình kinh tế mới tạo ra sản phẩm mới cho xã hội. Củng cố và mở thêm chi nhánh ngân hàng cấp III, các bàn giao dịch tiết kiệm các phòng giao dịch ở nơi đông dân cư. - Tăng cường tiếp thị các hoạt động Marketing, phát triển và giữ vững khách hàng có tín nhiệm, quan hệ lâu dài với Ngân hàng. Hoạt động của ngân hàng phải thực sự có tính cạnh tranh, nâng cao tính cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường, cải tiến phong cách, lề lối phục vụ tạo thuận lợi tối đa cho khách hàng, đặc biệt là các dịch vụ có quan hệ giao dịch hoạt động khá, đã và đang có quan hệ tốt. - Mở rộng hoạt động đối với khách hàng thuộc các vùng nông nghiệp nông thôn, vùng nghề, làng nghề, các khu công nghiệp mới các hộ kinh doanh công thương nghiệp. Phát triển các dịch vụ kinh doanh mới đối với NHCT Nam như thanh toán quốc tế, tăng tỷ trọng cho vay tiêu dùng và các hoạt động dịch vụ khác. - Nguồn vốn kinh doanh của NHCT Nam xác định chủ yếu là nguồn vốn tự huy động trên địa bàn, theo các hình thức đa dạng từ dân cư và xã hội. Tái đầu tư quay vòng triệt để nguồn vốn cho vay tài trợ uỷ thác hiện đang quản lý, sẵn sàng giải ngân khi có nguồn vốn. Khơi tăng nguồn cho vay sinh viên, cho vay theo chỉ đạo Chính phủ, tín dụng Việt Đức, tín dụng ưu đãi tạo việc làm . và các tổ chức kinh tế xã hội trên địa bàn. - Mở rộng kinh doanh đa năng như kinh doanh hối đoái, chi trả kiểu hối, kinh doanh vàng bạc đá quý, dịch vụ thanh toán bằng thẻ, các dịch vụ thanh toán khác dịch vụ thu hộ, chi hộ tiền mặt cho khách hàng, dịch vụ trả lương cho công nhân, cán bộ đối với khách doanh nghiệp và tổ chức kinh tế- xã hội. - Coi trọng công tác kiểm tra kiểm soát nội bộ, khắc phục những tồn tại, thực hành tiết kiệm chống lãng phí, chống tệ tham nhũng, tệ phiền hà, ngăn chặn những hành vi lợi dụng tham ô. Tích cực đào tạo và đào tạo lại cán bộ cho phù hợp với đòi hỏi trong tình hình kinh doanh có nhiều biến đổi mới, nhằm nâng cao năng lực của toàn chi nhánh. - Từng bước hoàn thiện và hiện đại hoá công nghệ ngân hàng, tăng cường cơ sở vật chất - trụ sở giao dịch , phấn đấu trở thành một NHTM hàng đầu trên địa bàn. 3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại NHCT Nam. 3.2.1. Phát triển và đa dạng hoá nghiệp vụ cho vay. Cũng như các loại hình doanh nghiệp kinh doanh khác, mục tiêu hoạt động của Ngân hàng là luôn củng cố và mở rộng thị trường nhằm tiêu thụ sản phẩm của mình. Hoạt động cho vay của ngân hàng là hoạt động mang lại lợi nhuận chủ yếu. Mở rộng thị trường, đa dạng hoá các loại hình cho vay là một nguyên tắc quan trọng của việc quản lý ngân hàng, cho phép ngân hàng mở rộng quy mô tín dụng, thực hiện phân tán rủi ro, nâng cao chất lượng tín dụng. - Củng cố và phát triển thị trường, khách hàng truyền thống. Kinh tế công nghiệp, thương nghiệp, dịch vụ là thị trường và khách hàng truyền thống của hoạt động cho vay của NHCT Nam nói riêng và toàn bộ hệ thống nói chung. Ngay từ khi mới chia tách thành Ngân hàng 2 cấp đến nay, các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ thương mại, tiểu thương . là bạn đường của NHCT. Môi trường Công thương nghiệp có tiềm năng đầu tư tín dụng rất phong phú, tốc độ phát triển nhanh, song cũng tiềm ẩn những khó khăn và rủi ro khôn lường. Vấn đề đặt ra là củng cố thị trường như thế nào trong điều kiện các doanh nghiệp làm ăn chưa thực sự có hiệu quả, sản xuất ra sản phẩm hàng hoá không chiếm lĩnh được thị trường tiêu thụ, uy tín của sản phẩm còn rất hạn chế . + Đa dạng hoá các hình thức tín dụng: Ngoài việc đầu tư cho vay trực tiếp cho sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, ngân hàng nên mở rộng cho vay uỷ thác, cho vay đồng tài trợ với các NHTM hoặc các tổ chức tín dụng khác, các hoạt động phải lấy hiệu quả, an toàn làm gốc. + Thị trường của NHCT cho vay như các hộ kinh doanh thương nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, tư nhân cá thể, các doanh nghiệp tư nhân, DNNN, doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài . Đây là thị trường cạnh tranh rất sôi động giữa các NHTM trên địa bàn, bởi lẽ cho vay với các món có số tiền lớn, chi phí thấp. Muốn giữ vững và ổn định thị trường cho vay cần có một giải pháp cụ thể như: • Lựa chọn khách hàng chiến lược: Lựa chọn những doanh nghiệp hoạt động trong các ngành chủ lực của nền kinh tế, tập trung đầu tư cho các doanh nghiệp mạnh, các DNNN sau khi đã được sắp xếp lại, đồng thời chú trọng đầu tư các doanh nghiệp vừa và nhỏ của các thành phần kinh tế có đủ điều kiện vay vốn. Trong lĩnh vực tiêu dùng: Lựa chọn nhóm cán bộ công nhân viên hưởng lương Nhà nước và nhóm khách hàng có thu nhập cao. Tiến hành phân loại khách hàng, thu nhập thông tin của khách hàng (kể cả những khách hàng hiện tại và khách hàng tiềm năng), theo dõi quản lý chặt chẽ khách hàng để có thể đáp ứng những nhu cầu của khách hàng với khả năng tốt nhất. Việc phân loại khách hàng có thể theo một số tiêu thức như khả năng tạo ra lợi nhuận, theo khu vực địa lý, theo quy mô, theo mô hình hoạt động, sau đó tiến hành thu thập phân tích thông tin khách hàng tìm ra khách hàng tiềm năng, xác định những nhu cầu của khách hàng đồng thời ngăn chặn sự cạnh tranh, lôi kéo của các NHTM khác. • Thực hiện quy trình cho vay, bảo lãnh thống nhất toàn chi nhánh nhằm đơn giản hoá thủ tục nhưng vẫn đảm bảo chặt chẽ về cơ sở pháp lý, mềm dẻo trong giải quyết công việc để đạt chất lượng tín dụng. Tiền vay phải được đảm bảo bằng quan hệ thế chấp, tài sản thế chấp phải có tính lỏng cao. • Cho vay các doanh nghiệp liên doanh vốn đầu tư nước ngoài áp dụng quy chế bảo lãnh của chi nhánh ngân hàng nước ngoài có uy tín. + Thiết lập mối quan hệ chặt chẽ giữa ngân hàng với chính quyền địa phương từ tỉnh đến cơ sở làm chỗ dựa và tạo sự hỗ trợ vững chắc lâu dài cho việc quản lý vốn tín dụng, cũng như quản lý các khoản nợ tồn đọng và tài sản đảm bảo vốn vay trên địa bàn phường, xã vốn rất phức tạp. - Mở rộng đầu tư vốn phát triển nông nghiệp nông thôn và các hình thức tín dụng khác: Thị trường đầu tư cho vay nông nghiệp nông thôn, cho vay vùng nghề, làng nghề, cho vay hộ sản xuất nông nghiệp, đầu tư vốn cho mô hình sản xuất hàng hoá nông nghiệp lớn (mô hình kinh tế trang trại, VAC) là thị trường cho vay rất rộng và nhu cầu về vốn rất lớn, NHCT cần phải tiếp cận để mở rộng đầu tư vốn vừa đem lại lợi nhuận, vừa phân tán rủi ro trong kinh doanh. Các hình thức tín dụng khác như bảo lãnh, cho vay cầm cố, cho vay trả góp, tín dụng tiêu dùng, nghiệp vụ bán buôn đối với các tổ chức kinh tế và xã hội. Cần mở rộng phạm vi đối tượng cho vay, với các hình thức tín dụng trên, để đáp ứng nhu cầu xã hội, nhất là tín dụng cầm cố và tín dụng tiêu dùng. Kinh tế- xã hội trên địa bàn đang phát triển, lượng cán bộ công nhân viên tăng nhanh, có thu nhập ổn định, ngân hàng nên xác định đây là đối tượng đầu tư tiêu dùng có triển vọng lớn. - Nâng cao chất lượng tín dụng. Các giải pháp đưa ra nhằm giảm tỷ lệ nợ quá hạn, cụ thể: + Giải quyết nợ tồn đọng cũ: Đây là vấn đề bức xúc không chỉ riêng đối với NHCT Nam mà là của toàn hệ thống NHCT Việt Nam, các khoản nợ tồn đọng bao gồm nợ khoanh cần phải được Nhà nước xử lý dứt điểm, vừa tạo điều kiện cho NHTM trong việc quản lý khách hàng, vừa làm trong sạch bảng cân đối tài khoản + Quản lý chất lượng tín dụng đối với các khoản cho vay mới: Hạn chế tỷ lệ nợ quá hạn mới phát sinh, kiên quyết không để nợ cho vay mới trở thành nợ tồn đọng, tỷ lệ nợ quá hạn của các khoản đầu tư cho vay mới không vượt quá 3% tổng dư nợ. + Đổi mới cơ cấu đầu tư cho vay: Tăng tỷ lệ cho vay đối với thành phần kinh tế ngoài quốc doanh, tăng tỷ lệ vốn ngắn hạn để tăng tốc độ luân chuyển vốn. + Đa dạng hoá các hoạt động đầu tư vốn nhằm giảm thiểu rủi ro, tập trung đầu tư các dự án có hiệu quả kinh tế. + Đánh giá xếp loại khách hàng: Khách hàng đối với ngân hàng vừa là người cung cấp vốn cho hoạt động ngân hàng, vừa là người sử dụng vốn của ngân hàng thông qua hoạt động cho vay, thông qua đánh giá và xếp loại, nhất là đối với khách hàng vay vốn giúp cho ngân hàng tránh được rủi ro về đạo đức, tiết kiệm chi phí thẩm định cho vay đối với khách hàng vay vốn thường xuyên và có uy tín. + Ngoài việc tập trung phân tích, phân loại các doanh nghiệp thì thành phần kinh tế ngoài quốc doanh có số lượng khách hàng chiếm đa số trong tổng số khách hàng có nợ quá hạn. Chính vì vậy, việc xây dựng và thẩm định dự án đối với thành phần kinh tế này có vai trò quan trọng, bởi việc cho các đối tượng trên vay có tỷ lệ rủi ro cao, một phần là do việc tổ chức quản lý và sản xuất kinh doanh non kém, khó theo kịp những chuyển dịch cơ cấu kinh tế xã hội. Mặt khác, cho vay hộ sản xuất và việc thế chấp tài sản còn nhiều khó khăn cho nên tín dụng ngoài quốc doanh đang thực hiện theo kiểu vừa làm vừa điều chỉnh (nhất là với hộ nông dân). Do vậy, việc xây dựng và thẩm định các dự án phải thực hiện thật cụ thể cho từng dự án của hộ sản xuất kinh doanh và cá nhân vay vốn, lấy hiệu quả làm gốc không chỉ lấy tài sản thế chấp làm cơ sở quyết định vốn đầu tư. + Xây dựng hệ thống thông tin, tìm hiểu rõ hoạt động của khách hàng, kể cả khách hàng tư nhân vay vốn, để kịp thời xử lý thu hồi vốn trước khi khách hàng có vấn đề. [...]... ta Trên cơ sở vận dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu khoa học và phân tích đánh giá tổng kết thực tiễn, luận văn đã khái quát hoá các cơ sở lý thuyết cơ bản về hiệu quả hoạt động của NHTM Tổng kết những vấn đề tồn tại trong hoạt động kinh doanh của NHCT Nam và đề xuất một hệ thống giải pháp đồng bộ nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của NHCT Nam Các giải pháp được nêu ra trong luận văn đều... dự báo và nhậy bén với nhu cầu thị trường ngân hàng + Tích cực chủ động trong quan hệ với khách hàng (kể cả khách hàng hiện tại và khách hàng tiềm năng) Đây là bài học từ thực tế hoạt động của các chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam kể cả trong những giao dịch đơn giản nhất + Tạo môi trường kinh tế ngoài quốc doanh nhất là các hộ sản xuất kinh doanh, kinh tế nông nghiệp, nông thôn là môi trường... khách hàng, xác định thị trường mục tiêu, nâng cao chất lượng dịch vụ ngân hàng Để có hiệu quả ứng dụng marketing trong hoạt động ngân hàng, chi nhánh phải tập trung vào những nỗ lực sau: + Lý luận marketing phải thâm nhập vào tất cả các bộ phận từ quản lý tới giao dịch, tất cả các nhân viên ngân hàng, với phương châm tất cả cùng hợp sức để đáp ứng tốt nhất những mong đợi của khách hàng Các cán bộ quản... chính ngân hàng thực hiện bằng công nghệ quản lý , thanh toán qua hệ thống vi tính- điện toán theo chuẩn mực quốc tế, đặc biệt là các chứng từ của ngân hàng điện tử, chữ ký điện tử + Cần quy định rõ bằng pháp luật đối với các chứng từ, hoá đơn thanh toán dịch vụ ngân hàng do NHNN quản lý và ban hành mẫu biểu thống nhất, không dùng hoá đơn mua bán hàng hoá thông thường do Bộ tài chính phát hành như các doanh. .. làm được việc đó NHCT Nam cần chú trọng các giải pháp cụ thể sau: + Tuyên truyền quảng cáo cho các dịch vụ thanh toán của ngân hàng Thực tế cho thấy với mặt bằng dân trí thấp và thói quen thanh toán của người dân, hầu như họ am hiểu rất ít về hoạt động thanh toán của ngân hàng Như vậy, việc làm cho khách hàng hiểu, tin tưởng để tham gia vào dịch vụ ngân hàng, trước hết ngân hàng bắt đầu marketing...+ Nâng cao vai trò, chất lượng của công tác thanh tra, kiểm tra, kịp thời phát hiện những biểu hiện tiêu cực trong hoạt động tín dụng - Ứng dụng Marketing vào hoạt động ngân hàng Trong 12 năm đổi mới, hoạt động trong cơ chế thị trường, bên cạnh sự có mặt của các chi nhánh ngân hàng nước ngoài, ngân hàng cổ phần, các NHTM Nhà nước đã tích cực cải tạo hình ảnh của ngân hàng đối với khách hàng Tuy... cực Ngân hàng cần tách bạch việc hưởng lương theo thâm niên và chức vụ với lương do hiệu quả kinh doanh đem lại, người làm ra hiệu quả kinh doamh cao dù có ít thâm niên vẫn phải được hưởng lương cao hơn người không đem lại hiệu quả kinh doanh Có như vậy mới tạo động lực cho người lao động tự rèn luyện, tự vươn lên, không công thức, không ỷ lại, người lao động mới nhanh chóng nâng cao chất lượng công. .. người dân có tính thực tế cao Martketing trong hoạt động ngân hàng ngoài quảng cáo, tuyên truyền, phải chú trọng đến chất lượng của các giao dịch đối với người dân, chính người dân khi tin tưởng trong quan hệ giao dịch với ngân hàng lại là những tuyên truyền viên cho ngân hàng hiệu quả cao nhất trong cộng đồng và môi trường của họ Hoạt động ngân hàng phải coi marketing vừa là công cụ phòng ngừa rủi... kết tài sản bằng cách công ty mua bán nợ của Chính phủ mua lại số nợ có vấn đề của NHCT Việt Nam KẾT LUẬN Đổi mới và cơ cấu lại tổ chức, cơ chế hoạt động của NHTM Việt Nam là một chủ chương lớn của Đảng và Nhà nước ta đang chỉ đạo toàn ngành Ngân hàng đang triển khai thực hiện Đề tài luận văn Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của NHCT Nam được chọn nghiên cứu để góp phần giải quyết một trong... xử lý nợ và ảnh hưởng kết quả kinh doanh trong nhiều năm 3.3.2 Đối với NHNN - Hiện đại hoá công nghệ ngân hàng, hoàn thiện kỹ thuật công nghệ và cơ chế quản lý các trung tâm thanh toán bù trừ của NHNN + NHNN cần đi trước trong việc thực hiện hiện đại hoá công nghệ ngân hàng, tập trung đầu tiên vào công tác thanh toán không dùng tiền mặt, nâng cao chất lượng các phương tiện và công cụ thanh toán để mọi . CÁC GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH TẠI NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG HÀ NAM 3.1. Định hướng hoạt động của NHCT Hà Nam. 3.1.1. Định. sở giao dịch , phấn đấu trở thành một NHTM hàng đầu trên địa bàn. 3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại NHCT Hà Nam. 3.2.1. Phát triển và đa

Ngày đăng: 19/10/2013, 12:20

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w