Vai trò kinh tế tân cổ điển trong nghiên cứu công nghiệp
Trang 1VAI TRÒ KINH TẾ TÂN CỔ ĐIỂN TRONG NGHIÊN CỨU CÔNG NGHIỆP
Nguyễn Minh
Chuyên viên kinh tế và vận trù học
Trang 2Kinh tế tân cổ điển (KTTCĐ) trong lý thuyết và nghiên cứu công nghiệp
Đây là một đóng góp nhỏ để giúp ta có một cái nhìn thực tế và phê phán trong cách học và áp dụng kinh tế phương tây Trong KTTCĐ, định luật cung cầu cầm chắc thị trường sẽ dọn sạch không kể mặt hàng gì Theo đúng cung cầu thì không thể có hiện tượng của khủng hoảng kinh tế 1929 Hàng bán không có người mua trong khi đó thất nghiệp nghiêm trọng Trong những năm 1930 trở đi, nghiên cứu lý thuyết kinh tế trong một thời kỳ phát triển mạnh Kinh tế trở nên một bộ môn rất phát triển và dùng nhiều toán vi tích Cùng lúc những cấu chúc của cung cầu bão hòa trở nên những vấn đề nghiên cứu nóng hổi Trong hai cách nhìn khác nhau, Keynes và Sraffa cùng đến cùng một kết luận là kinh tế thị trường không là một hệ thống hoàn toàn độc lập Sraffa giải quyết vấn đề trên căn bản lý thuyết theo truyền thống cổ điển Ricardo: quyết định về lương bổng
lao động và lãi xuất tư bản là những biến số ngoại sinh Keynes viết General Theory of
Employment, Interest and Money có tích cách thực tế hơn: dùng chính sách tiền tệ và tài
chính quốc gia để kích thích hay giảm tốc độ kinh tế tùy theo chu kỳ kinh tế, vì thị trường tự nó không giải quyết được Cả mấy chục năm nay, KTTCĐ đã bị coi là nhàm chán và thiếu thốn trên căn bản lý thuyết, nhưng gần như không bỏ được vì nó là căn bản triết lý của kinh tế thị trường (Thực ra, ngay ở đại học, thái độ của nhiều giáo sư là phải học KTTCĐ cho biết phương pháp suy luận để thấy giới hạn của nó)
Cùng lúc đó, phương pháp luận của KTTCĐ càng ngày càng thấm nhập các hoạt đông công nghiệp: nhất là trong tài chính và tiếp thị Các khái niệm kinh-tế có biến dạng trong bố cục nghiên cứu công nghiệp Trong lúc kinh tế VN hội nhập toàn cầu và càng ngày càng nhiều sinh viên học kinh tế, ta cũng nên biết công nghiệp dùng kinh tế trong nghiên cứu như thế nào
Tính cách duy lý của mọi lý thuyết kinh tế
• Mô hình rất trừu tượng, khó kiểm chứng dễ dàng: Lý thuyết được xây dựng bằng công nhận một số giả thiết, và phân tích những sự kiện còn lại Ngay trong giai đoạn trứng nước này, đẫ có những phản ảnh thành kiến
• Lý thuyết kinh tế dễ bị ảnh hưởng thành kiến vì nghiên cứu đo lường có giới hạn khonng như trong khoa học tự nhiên
• Trong tâm lý học hay sinh học, người nghiên cứu có thể dùng thí nghiệm để kiểm chứng kết luận, và thường những kết luận này cũng không có gì cao siêu lắm Trong khi đó trong kinh tế, có nhiều kết luận xâu xa dùng kết quả kinh tế lượng với dữ liệu lỏng lẻo Toán vi tích được dùng trong những điều kiện có tích cách lạm dụng vô bổ
KTTCĐ khác kinh tế cổ điển trong trọng tâm lý thuyết
• Những suy nghĩ về kinh tế cổ điển đều có tính cách phân tích chi thâu cân bằng giữa các hoạt động kinh tế, tiến về phía kế toán quốc gia sau này KTTCĐ để ý đến phạm trù thái độ ở từng đơn vị Càng khai triển, KTTCĐ càng tách rời với
Trang 3kinh tế vĩ mô trong đó kế toán quốc gia và các định nghĩa tuyến tính (linear tautologies) vẫn đóng một vai trò chủ yếu
• KTTCĐ mang khái niệm vi tính vào phân tích kinh tế, nghiên cứu về thái độ tiêu thụ cũng như sản xuất Lần đầu tiên toán học được áp dụng vào phân tích kinh tế có qui mô Nếu chỉ phải giải quyết vấn đề vi mô, KTTCĐ có thể giúp đặt và giải quyết vấn đề
• Nhân quả đơn giản, một chiều trong khi hệ thống kinh tế có tính cách động và các biến số có tính nhân quả đa phương (tableau économique, input/output
analyis,…)
• Tính cách biện chứng của môi trường kinh tế “Ceteris paribus” (“giả thử những sự kiện khác không thay đổi”): trong lúc ta nghiên cứu những biến số ta để ý đến, những biến số này có thể thay đổi, còn những sự kiện có thể tạm thời coi như trong trạng thái tĩnh Cách giả quyết vấn đề như vậy chỉ hiện hữu trong trí tưởng tượng duy lý
• Tất cả giá cả trong xã hội, tùy thuộc chính vào giá/mức lời trên tư bản và lương bổng / giá lao động
• Giá trị và giá cả nằm trong một vòng nhân quả luẩn quẩn Thí dụ tùy theo cách đặt vấn đề, giá mua bán nhà cao vì nhà có thể cho thuê cao; hay có lúc khác, tiền thuê cao vì nhà đắt Mức lời trên tư bản và lương bổng là nhữnh biến số độc lập “ngẫu nhiên, trời cho”cho giản tiện
Nghiên cứu KTTCĐ trong bão hòa mới nghe thì to, nhưng thực sự trong phạm vi rất nhỏ KTTCĐ khẳng định con người bẩm sinh tham lam Yếu điểm chính là KTTCĐ nhìn kinh tế trong trạng thái tĩnh Khi phải đối diện với các vấn đề trong trạng thái động, cách giải quyết có tính cách gượng gạo, “cố gắng”
• Tham lam chặn tham lam, kết quả là tham lam chỉ có mực độ: phúc lợi xã hội được tối ưu
• Trong vi mô, mỗi đơn vị cạnh tranh phải hết sức tham lam • Trong vĩ mô, phải bảo vệ quyền được tham lam
• Không tham là thua
• Đê nghiên cứu, phải tạo ra đơn vị tham lam ích kỷ (gia đình / họusehold trong tiêu thụ; công ty / firm trong sản xuất)
• Những gì xảy trong phạm vi gia đình hay công ty nằm ngoài phạm trù phân tích kinh tế
• Ảnh hưởng liên kết giữa các đơn vị gần như không được để ý đến Mạnh ai nấy lo (Đây không phải là một chỉ trích đạo đức lẩm cẩm, vì trong lịch sử phát triền, sự liên kết là yếu tố nâng đỡ phát triển, giúp tích lũy tư bản Càng tin ở nhau, xã hội càng phát triển)
• Khi phải nghiên cứu liên lạc quốc tế, đơn vị kinh tế nhảy ngay từ gia-đình đến trình độ quốc gia Coi như trong một quốc gia, mỗi người là một quốc gia “con” giống nhau để đơn giản hóa vấn đề
• Tình trạng lý tưởng là kinh tế hoàn toàn tự do cạnh tranh, cung cầu bão hòa
Trang 4Trong lý thuyết tối ưu hóa thặng dư tiêu thụ, KTTCĐ đặt ra một một lý tưởng thị trường cạnh tranh tiến tới một bão hòa, tối ưu hóa quyền lợi của phe sản xuất lẫn phe tiêu thụ Trong đó ta giả thử tự nhiên trời sinh ra bác sĩ, kỹ sư, nhà nông,vv… trao đổi sản phẩm và dịch vụ để tối ưu hóa lợi nhuận và quyền lợi của mình Không khác gì giải toán vi tính với nhiều điều kiện chặt chẽ để đạt được tối ưu toàn thể
Nghiên cứu kinh tế trong công thương nghiệp như thế nào?
Trong một nền kinh tế tự do cạnh tranh lý tưởng, lợi tức tối thiểu và thỏa dụng tiêu thụ tối đa Tuy nghiên trong một nền kinh tế như vậy, không có đủ khích lệ lợi tức cho tư nhân kinh doanh Trong nghiên cứu kinh tế công nghiệp, nỗ lực chính trong kinh doanh là làm sao khỏi rơi vào thiên đường cạnh tranh của KTTCĐ
Kinh tế tài chính dùng nhiều khái niệm trong vi kinh tế của KTTCĐ và bổ sung bằng cách nhấn mạnh vai trò của tính bất trắc (uncertainty) và dự tính có lý (rational expectation) Trong tối ưu hóa, ta đặt thêm đối tượng trong tính bất trắc để bảo vệ “hạnh phúc cá nhân” Hạnh phúc xã hội nếu tốt hơn thì may, nếu không thì kệ Hiện nay, theo đuổi loại kinh tế này tất nhiên là ra tiền nhất Có nhiều chuyên gia trong và ngoài nước đa để ý đến khía cạnh vĩ mô nà nên tác giả cảm thấy không cân thiết phải đi xâu vào vấn đề này
Trong hoàn cảnh phát triển hiện nay, còn một lãnh vực nghiên cứu chưa được đả động đến nhiều là dùng các khái niệm KTTCĐ trong khả thi, nghiên cứu thị trường và tiếp thị Ở phương Tây, thường bộ môn này mạnh nhất trong các hãng sản xuất đồ tiêu dùng hàng ngày và dược phẩm vì nghiên cứu tiếp thị rất quan trọng Những sản phẩm như dược phẩm, nước ngọt, súp đóng hộp, đồ ngũ cốc ăn sang, vv… thành công nhờ nghiên cứu thị trường cẩn thận Một khi mặt hàng đã thành công thì nhu cầu ổn định, ít thay đổi Chu kỳ kỹ thuật cũng dài, rất dễ sản xuất đai qui mô Công ty và mặt hàng mới khó có thể cạnh tranh
Trên căn bản lý thuyết và phương pháp, KTTCĐ có rất nhiều vấn đề Vấn đề chính của KTTCĐ là cố đơn giản hóa vấn đề để giải quyết bao quát KTTCĐ gần như không để ý đến vấn đề quyền lực trong phân tích hậu quả Nếu có đả động đến thì cũng coi như phụ chú trong học thuyết Trong khi đó, Michael Porter đặt nặng vấn đề áp đảo trong thị trường, mặc dù ông ta không trắng trợn như vậy Trong chương trình MBA ở Mỹ, Michael Porter có ảnh hưởng nhiều hơn cả các nhà kinh-tế lỗi lạc (Gần đây, The Economist đã đổ lỗi kiểu tranh thủ đủ mọi bề này là nguyên do lũng đoạn tài chính khổng lồ như Enron, Worldcom,vv…)
Nghiên cứu kinh tế công nghiệp giúp công ty không rơi vào cảnh bão
hòa cạnh tranh toàn diện (perfect competition), tiêu biểu là phương pháp
phân tích cạnh tranh của Michael Porter nôm na là kiếm mọi cách chia để trị, theo đuổi chính sách củng cố tính cách độc quyền của sản phẩm
Trang 5•
• Nâng cao tính cách độc đáo của mặt hàng (product differentiation)
• Tăng nghiên cứu tiếp thị và chi phí quảng cáo để tăng ấn tượng về chất lượng sản phẩm trong thị trường
• Phải làm mặt hàng của mình có nhãn hiệu nổit tiếng, tránh cảnh thành hàng tạp • Tạo hàng rào chặn tư bản muốn nhảy vào sản xuất mặt hàng cạnh tranh với sản
Phe bán cho người tiêu thụ Phe cung
cấp nguyên vật liệu
Tư bản muốn nhảy vào cạnh
tranh
Hàng thay thếCạnh tranh trong cùng sản xuất
Tăngsức mặc cả
Tăngsức mặc cả
Giảm nguy cơ sản phẩm bị thay thế Giảm
nguy cơ xâm nhập
Năm động lực cạnh tranh ảnh hưởng đến lãi trong công nghiệp
( Michael Porter)
Trang 6• Nuôi dưỡng cạnh tranh trong hoạt động cung cấp nguyên liệu cho quá trình sản
xuất để đẩy giá thành xuống
KTTCĐ đẫ đóng góp nhiều trong cách nhìn về đo lường các biến số và thông số kinh tế, cũng như đã phổ biến rộng rãi toán vi tích để định các phương trình phi tuyến, phù hợp với dáng điệu tiêu thụ và sản xuất Xin nhắc lại là vấn đề là khi các phương trình này được tổng hợp bừa bãi trong các chuỗi phân tích đưa đến các kết luận tối ưu Sử dụng các phương trình này trong dạng đơn giản cũng đưa đến nhiều kết quả vận trù có giá trị thực tiễn trong nghiên cứu nhu cầu, thái độ tiêu thụ, vv…
“Khi vứt nước tắm em bé, đừng vứt luôn em bé” (châm ngôn Anh Mỹ)
Tóm lại:
• Không đẩy quá xa quá trình suy diễn và kết luận toán học của KTTCĐ, nhất là các giải pháp tối ưu Nên biết nhưng không nên tin Tối ưu hóa đòi nhiều điều kiện vi tính không thực tế
• KTTCĐ đáng giá nhất trong khaí niệm về những biến số và thông số vận trù trong phân tích công nghiệp
• Đinh nghĩa về thông số và biến số rất quan trọng Nên dùng những khái niệm về biến số và thông số để dễ phân tích hoạt đông thương mại hay công nghiệp • Kinh tế lượng (econometrics) là một dụng cụ để nghiên cứu kết quả (promotion
response analysis), phân tích thị trường, vv… Nó mượn nhiều về khái niệm của vi-KTTCĐ, nhưng không để ý đến những điều kiện vi tính tối ưu và bão hòa toàn diện
• Trong hồi qui, nếu số liệu tốt thì thông số thường dễ có giá trị hơn; trong khi biến số có ý nghĩa chưa chắc có chất lượng số liệu tốt
• Phải cẩn thận với giá trị thông số tìm từ kết quả kinh tế lượng Dữ liệu kinh tế không có chất lượng cao có kiểm soát rõ rang như trong trong khoa học tự nhiên, vì thế quá trình xây mô hình cũng có ít nhiều tính chất duy lý Thông thường người nghiên cứu có một khái niệm về khoảng biến thiên của một thông số Nếu kết quả đo lườmg số liệu nằm trong khoảng biến thiên thì có thể chấp nhận, nếu không phải xét lại các phương pháp ước lượng, hay thay đổi thành phần của mô hình
Thí Dụ: Sử dụng phương trình Cobb Douglas trong nghiên cứu công nghiệp
Chỉ thấy dùng trong dạng nghiên cứu nhu cầu Theo phương trình nguyên thủy: Q = K Yα Pβ (α và β là độ co giãn nhu cầu theo lợi tức và giá)
Cobb Douglas đòi hỏi nhiều điều kiện hắc búa Khó kiểm chứng nhất là α+ β=1 (để bảo vệ tính thuần nhất: nhu cầu không bị ảnh hưởng nếu lương và giá thay đổi cùng
Trang 7độ một điều kiện rất trừu tượng) Trong thực tế, nhu cầu phẩm vật và lạm phát thay đổi không theo qui luật đơn giản như vậy
Giá trị độ co giãn theo áp dụng thực tế:
• β phải theo giấu âm và thường năm trong khoảng [-1,0] Ngoài ra có thể có các biến số công nghiệp khác: mùa thay đổi, số tiệm, chi tiêu quảng cáo tiếp thị, vv… Nếu giá tri tuyệt đối của β thấp (ít co cãn theo giá), hàng bán theo nhãn hiệu, có thị hiếu cao và ít bị cạnh tranh Giá tri tuyệt đối của β cao có nghĩa là hàng dễ bị cạnh tranh và tạp hóa
• α nếu lớn hơn 1, nhu cầu sản phẩm tăng nhanh hơn kinh tế Như thế là chu kỳ sản phẩm của mặt hàng chưa trưởng thành, còn nhiều triển vọng tăng trưởng Có lý do để chi phí nhiều trong tiếp thị và không đòi hỏi lãi cao Ngược lại nếu thong số co giãn α nhỏ hơn 1, mặt hàng sẽ tăng yếu hơn phát triển kinh tế Chính sách đòi hỏi gia tăng hiệu suất sản xuất để giữ lãi Chi phí tiếp thị cần cân nhắc hơn Phương trình trên có thể có thêm các biến số công nghiệp khác: số và phân loại các cửa hàng (siêu thị, tiệm tạp hóa…), số nhân viên bán hàng, vv
Hằng số K gần như không ai để ý trong lý thuyết, trở nên một thông số uyển chuyển để phân biệt mùa, địa phận, thay đổi đột ngột vô tình hay chiến lược (Trong hồi qui, K được bổ sung bắng các biến số lưỡng phân (1 nếu đúng hoàn cảnh; 0 nếu không)
Trong kỹ thuật hồi qui, dữ liệu có thể có cả phạm trù thời gian lẫn không gian, cũng như các tiêu chuẩn tập hợp chùm khác (nam, nữ, tuổi, trình độ giáo dục, điều kiện kinh tế…)
Biểu đồ cơ hội
Biểu đồ cơ hội (rất thông dụng trong nghiên cứu công nghiệp) xét tương quan giữa mức lãi và độ tăng trưởng Biểu đồ này có thể vẽ theo mặt hàng, cửa hàng, khu vực, vv… là một dụng cụ phân tích được công nghiệp yêu chuộng và hoàn toàn tùy thuộc vào dữ liệu Dù suất tăng hàng bán có thể dùng theo độ co giãn lợi tức, vẫn chưa thấy có nghiên cứu nghiêm chỉnh dùng kinh tế lượng
Trang 8% Suất tăng mặt hàng bán % Lãi suất
Phương thức chiến lược Phương thức
gặt hái
Phương thức củng cố
Phương thức rút lui
Trung bình
Trung bình
Trang 9Kết luận
Ngoài khoảng phí phạm trí tuệ là đã bỏ bao nỗ lực để chứng minh những điều kiện tối ưu trong khi không có đủ dữ liệu lẫn điều kiện, đóng góp chính của KTTCĐ là giới thiệu cách đặt vấn đề để nghiên cứu thái độ và phản ứng với những khái niệm về thông số và biến số rất thuận lợi như dụng cụ vận trù để giúp giải quyết vấn đề trong kinh tế, cũng như các vấn đề xã hội liên hệ Tuy nhiên trong nghiên cứu kinh tế thực nghiệm, nhất là trong công nhiệp, gần như không bao giờ có đủ hay có đúng dữ liệu, kinh nghiệm lẫn định kiến trở thành những yếu tố ảnh hưởng kết quả nghiên cứu Lấy thí dụ trong nghiên cứu độ co giãn của nhu cầu theo giá cả, tùy theo dạng mô hình và những vấn đề thông thường chuỗi số kinh tế (tính đồng tuyến giữa các biến số; tính tự tương quan ngẫu nhiên của số dư), ta có thể có những giá trị co giãn rất khác nhau Chu kỳ sản phẩm có thể cho độ co giãn những giá trị lạ lùng, âm dương lủng củng
Ngay ở Mỹ, nghiên cứu kinh tế trong công nghiệp cũng không chỉnh lắm Trong giai đoạn “Dot Com”, với sự phổ thông hóa của máy tính cá nhân, ai cũng có thể vẽ đồ thị, tính toán độ tăng trưởng, cộng trừ nhân chia nhiều bảng số,vv… không còn nhiều nghiên cứu về phương pháp và cách thức đo lường Trong kinh tế tài chính, nghiên cứu chiến thuật rất mạnh về đo lường nhưng gần như không để ý gì đến lý thuyết (theo kinh nghiệm ngẫu nhiên hoàn toàn) Rất nhiều nghiên cứu công nghiệp ở Mỹ được điều khiển bởi các chuyên viên có bằng MBA Họ thường có chiều hướng theo chủ nghĩa kinh nghiệm và có một cách nhìn đơn giản về toán tính đo lường
Nói tóm lại, KTTCĐ giúp cách đặt vấn đề để đo lường và giải quyết nhiều vấn đề
không phải trong phạm vi kinh tế thuần túy mà thôi (S D Levitt and S J Dubner),
nhưng không nên tin quá cách giải quyết cao siêu dùng nhiều giả thiết về thái độ con người Một khi ta có một cái nhìn biện chứng về quan niệm tối ưu thì nó không còn quan trọng lắm Hơn nữa, tối ưu hóa là một vấn đề xã hội ngoài kinh tế
Trang 10Tài liệu tham khảo
• Vivian Walsh and Harvey Gram, Classical and Neoclassical Theories of Equilibrium, Oxford University Press, 1980
• G L S Shackle, Years of High Theory, Cambridge University Press, London,New
York, 1982
• John M Keynes, General Theory of Employment, Interest and Money, Harcourt
Press, 1936
• Piero Sraffa, Production of Commodities by Means of Commodities, Cambridge at
the University Press, 1972
• J S Cramer, Empirical econometrics, North-Holland Pub Co., Amsterdam,