Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 21 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
21
Dung lượng
38,2 KB
Nội dung
NHỮNGLÝLUẬNCƠBẢNVỀHOẠTĐỘNGCHOVAYTIÊUDÙNGNGÂNHÀNGTHƯƠNGMẠI 1.1 Khái quát vềngânhàngthươngmại 1.1.1 Khái niệm vềngânhàngthươngmại Sự ra đời của các ngânhàngthươngmại gắn liền với sự phát triển của quá trình sản xuất lưu thông hàng hóa và tiền tệ. Hoạtđộngban đầu của ngânhàng là hoạtđộng lưu giữ hộ, thanh toán chi trả hộ, sau đó là hoạtđộngchovay và các hoạtđộng khác. Ngânhàng là tổ chức trung gian tài chính quan trọng, thu hút tiết kiệm lớn nhất trong nền kinh tế. Hàng triệu cá nhân, hộ gia đình và các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế xã hội đều gửi tiền tại ngân hàng. Ngânhàngđóng vai trò là người thủ quỹ cho toàn xã hội. Đối với các doanh nghiệp, ngânhàngthường là tổ chức cung cấp tín dụng để phục vụ cho việc mua hàng hóa dự trữ hoặc xây nhà máy, mua sắm trang thiết bị. Khi doanh nghiệp và người tiêudùng phải thanh toán cho các khoản mua hàng hóa và dịch vụ, họ thường sử dụng séc, ủy nhiệm chi, thẻ tín dụng hay tài khoản điện tử… Và khi họ cần thông tin tài chính hay lập kế hoạch tài chính, họ thường đến ngânhàng để nhận được lời tư vấn. Các khoản tín dụng của ngânhàngcho chính phủ là nguồn tài chính quan trọng để đầu tư phát triển. Tóm lại, ngânhàng là một trong các tổ chức tài chính quan trọng nhất của nền kinh tế. Các ngânhàngcó thể được định nghĩa qua chức năng, các dịch vụ hoặc vai trò mà chúng thực hiện trong nền kinh tế. Vấn đề nảy sinh là các yếu tố trên không ngừng thay đổi. Một cách tiếp cận thận trọng là xem xét trên phương diện những loại hình dịch vụ mà ngânhàng cung cấp. Ngânhàng là các tổ chức tài chính cung cấp một danh mục các dịch vụ tài chính đa dạng nhất – đặc biệt là tín dụng, tiết kiệm và dịch vụ thanh toán – và thực hiện nhiều chức năng tài chính nhất so với bất kỳ một tổ chức kinh doanh nào trong nền kinh tế. Một số định nghĩa dựa trên các hoạtđộng chủ yếu. Ví dụ Luật các tổ chức tín dụng của nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam ghi : “Hoạt độngngânhàng là hoạtđộng kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngânhàng với nội dungthường xuyên là nhận tiền gửi và sử dụng số tiền này để cấp tín dụng và cung ứng các dịch vụ thanh toán”. 1.1.2 Các hoạtđộngcơbản của ngânhàngthươngmại 1.1.2.1 Hoạtđộng huy động vốn Ngânhàngcó thể huy động vốn từ các nguồn sau : ● Nguồn tiền gửi Đây là nguồn tài chính chủ yếu dùng để tài trợ cho các khoản vay, đầu tư của ngânhàng đảm bảo cho sự phát triển vững mạnh của ngân hàng. Tiền gửi là nguồn huy động quan trọng, chiếm một tỷ lệ khá lớn trong tổng nguồn vốn của ngân hàng. Để có được nguồn tiền lớn và chất lượng đòi hỏi các ngânhàng phải không ngừng đưa ra các sản phẩm mới, đa dạng nhằm thu hút khách hàng như: tiền gửi thanh toán, tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm và các nguồn khác. Muốn huy động được các nguồn này các ngânhàng phải bỏ ra chi phí, đó chính là lãi suất tiền gửi. Các ngânhàng cần phải có chiến lược cụ thể, cùng các chính sách về lãi suất hợp lý nhằm phù hợp với yêu cầu, mục đích của khách hàng. ● Nguồn tiền vay Các nguồn tiền vay bao gồm : vayNgânhàng nhà nước, vay các tổ chức tín dụng khác, vay trên thị trường vốn… Nguồn tiền vaythường chiếm tỷ trọng thấp hơn nguồn tiền gửi. Các khoản đi vaycó thời hạn và quy mô xác định nên tạo thành nguồn tiền ổn định chongân hàng. ● Vốn chủ sở hữu Các ngânhàngcó thể huy động vốn bằng cách phát hành giấy tờ có giá như: cổ phiếu, trái phiếu, các chứng chỉ tiền gửi, chứng chỉ nợ. Hiện nay, việc huy động này trở thành phổ biến tại các ngânhàng nói riêng và cả các doanh nghiệp khác, giúp việc huy động vốn được nhanh chóng và thuận tiện hơn. ● Nguồn vốn khác Ngânhàng thực hiện các dịch vụ như: ủy thác cho vay, ủy thác đầu tư, ủy thác giải ngân và các dịch vụ khác. Ngoài ra còn có các hoạtđộng thanh toán không dùng tiền mặt, các khoản nợ khác. Nguồn vốn này không thường xuyên và chiếm tỷ lệ nhỏ trong tổng nguồn vốn của ngân hàng. 1.1.2.2 Hoạtđộng sử dụng vốn Quá trình huy động vốn là để sử dụng nhằm mục đích lợi nhuận của các ngân hàng. Việc sử dụng vốn là quá trình tạo nên các tài sản khác nhau của ngân hàng. Chovay và đầu tư là hai loại tài sản lớn, trong đó chovay chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng tài sản của một ngân hàng. Các loại tài sản của ngânhàng bao gồm: ● Ngân quỹ Ngân quỹ của một ngânhàng gồm có: tiền mặt tại két, tiền gửi tại ngânhàng nhà nước, tiền gửi tại các ngânhàng và các tổ chức tín dụng khác. Những khoản mục tài sản này không có khả năng sinh lời, và được dùng để đáp ứng yêu cầu chi trả cho khách hàng gửi tiền, yêu cầu thanh toán bù trừ, mua dịch vụ, yêu cầu dự trữ. ● Chovay Khoản mục chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng tài sản của một ngân hàng, thường chiếm 70% tổng tài sản của ngân hàng, mang lại chongânhàng nguồn thu đáng kể. Khoản mục chovay hình thành từ việc ngânhàngcho các khách hàngvay một khoản vốn và đổi lại khách hàng trao chongânhàng giấy nhận nợ và cam kết sẽ hoàn trả cả gốc và lãi trong một thời gian nhất định. Các khoản chovaycó thể được phân loại theo các tiêu thức khác nhau: Theo thời gian vay: có thể chia thành chovayngắn hạn, chovay trung hạn, chovay dài hạn. Theo tính chất đảm bảo của khoản vay: có thể chia thành chovaycó đảm bảo và chovay không có đảm bảo. Theo hạn mức cho vay: có thể chia thành chovay trong hạn mức và chovay ngoài hạn mức. Ngoài ra, còn có nhiều cách phân chia khác. Nhưng nói chung, dù phân chia như thế nào thì hoạtđộngchovay của ngânhàng cũng là hoạtđộng chứa đựng rất nhiều rủi ro. Việc tìm kiếm và lựa chọn khách hàngđóng vai trò quyết định và đòi hỏi tốn kém nhiều chi phí chongân hàng. ● Đầu tư Ngoài việc cho vay, thì hoạtđộng đầu tư của ngânhàng cũng đóng vai trò quan trọng, một mặt để phân tán rủi ro, mặt khác cũng mang lại chongânhàng nguồn thu nhập lớn. Hoạtđộng đầu tư có thể là: đầu tư tài chính, góp vốn vào các doanh nghiệp và trở thành thành viên, đầu tư vào các dự án… ● Các hoạtđộng sử dụng vốn khác Các hoạtđộng đó có thể là: hoạtđộng quảng cáo, khuếch trương sản phẩm, tài trợ không vì mục tiêu lợi nhuận… 1.1.2.3 Hoạtđộng trung gian Đó là các dịch vụ tài chính mà ngânhàng cung cấp cho khách hàng bao gồm: thanh toán không dùng tiền mặt (séc, L/C, ủy nhiệm chi, ủy nhiệm thu), chuyển tiền, bảo lãnh, quản lýngân quỹ, cung cấp các dịch vụ ủy thác và tư vấn, dịch vụ mô giới đầu tư chứng khoán, dịch vụ bảo hiểm, cung cấp các dịch vụ đại lý… Nhờ việc cung cấp các dịch vụ này mà ngânhàng sẽ có nguồn thu nhập từ phí dịch vụ. Xu thế, trong tương lai các ngânhàng sẽ chú trọng phát triển hơn nữa các dịch vụ này nhằm tăng khả năng cạnh tranh, góp phần đem lại lợi nhuận cao chongân hàng. 1.2 Hoạtđộngchovaytiêudùng của ngânhàngthươngmại 1.2.1 Khái niệm chovaytiêudùng Cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội thì thu nhập và mức sống của người dân trong xã hội cũng được cải thiện và ngày một tăng. Điều này góp phần thúc đẩy nhu cầu tiêudùng của họ cũng tăng theo, tỷ lệ thuận với thu nhập. Họ không chỉ dừng lại ở mức ăn đủ mặc đủ mà họ còn cần ăn ngon mặc đẹp. Tuy nhiên, nhu cầu của con người là vô hạn, ngoài nhu cầu ăn ngon, mặc đẹp họ còn có nhu cầu học hành, mua sắm những vật dụng đắt tiền phục vụ sinh hoạthàng ngày của họ. Không phải lúc nào thu nhập của họ cũng có thể đáp ứng được hết các nhu cầu này. Họ có thể đi vay để đáp ứng nhu cầu trước mắt và thực hiện trả nợ bằng số tiền mà họ có thể kiếm được trong tương lai. Nắm bắt được yêu cầu đó của xã hội, các ngânhàngthươngmại nhanh chóng triển khai cung cấp loại hình chovay mới – chovaytiêu dùng. Ta có thể hiểu : “Cho vaytiêudùng là hình thức cấp tín dụng, trong đó ngânhàng thỏa thuận để khách hàng là cá nhân hay hộ gia đình sử dụng một khoản tiền với mục đích tiêudùng theo nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi sau một thời gian nhất định.” 1.2.2 Đặc điểm của hoạtđộngchovaytiêudùngChovaytiêudùng nằm trong danh mục chovay của ngânhàng nên nhìn chung nó mang đầy đủ các đặc điểm của hoạtđộngchovay nói chung. Bên cạnh đó, chovaytiêudùng còn cónhững đặc điểm riêng như sau: - Quy mô các khoản vay nhỏ nhưng số lượng các khoản vay lớn Quy mô của các hợp đồngchovaytiêudùngthường nhỏ là do khi khách hàngcó nhu cầu mua sắm hàng hóa để tiêu dùng, họ thườngcó xu hướng tiết kiệm từ trước. Họ tìm đến ngânhàng để bù đắp phần thiếu hụt tạm thời mà thôi. Đồng thời cùng với sự phát triển của kinh tế xã hội, thu nhập của người dân cũng tăng lên, do đó, nhu cầu hưởng thụ của họ cũng tăng theo. Tuy nhiên, tại một thời điểm nhất định thì khoản thu nhập tích lũy của họ chưa thể đáp ứng khoản chi tiêu mà họ đang cần. Lúc này họ tìm đến ngânhàng để xin vay. Khách hàng đến ngânhàng xin vaytiêudùng nhằm thỏa mãn các nhu cầu hiện tại của họ, các khoản vay này có thể là vay để mua ô tô, mua nhà hoặc sửa chữa nhà…So với các khoản vay kinh doanh thì các khoản vaytiêudùngcó quy mô nhỏ hơn rất nhiều. Mặc dù vậy, số khách hàng đến vaytiêudùng lại rất nhiều vì đây là nhu cầu phổ biến, thường xuyên của mọi tầng lớp dân cư. - Các khoản chovaytiêudùngthườngcó chi phí lớn Chovaytiêudùng là một trong những khoản mục chovaycó chi phí cao nhất trong danh mục chovay của ngân hàng. Do các khoản chovaytiêudùngcó quy mô nhỏ song số lượng các khoản vay nhiều nên chi phí cho khoản vay như lập hồ sơ, thẩm định… Mặt khác, khách hàng đến vaytiêudùng tại ngânhàngthường là các cá nhân, thời gian vay không dài nên việc thu thập thông tin gặp nhiều khó khăn, khó đảm bảo tính chính xác. Vì vậy, việc ra quyết định cấp tín dụng cũng như thanh tra, kiểm tra, giám sát và thu nợ gây tốn kém nhiều chi phí của ngân hàng. Một nguyên nhân khác khiến chi phí của các khoản vaytiêudùng cao là vì hoạtđộngchovaytiêudùng ở nước ta mới phát triển gần đây, nhiều người còn chưa biết đến. Do đó, ngânhàng phải tiến hành các chương trình quảng cáo giới thiệu sản phẩm, hoạtđộng này góp phần làm cho chi phí các khoản chovaytiêudùng tăng thêm. - Các khoản chovaytiêudùngthườngcó độ rủi ro cao Hoạtđộngchovaytiêudùng của ngânhàng chịu nhiều ảnh hưởng từ các yếu tố khách quan cũng như chủ quan nên chovaytiêudùng là hoạtđộng chứa đựng nhiều rủi ro. Các yếu tố khách quan như thiên tai, dịch bệnh, mất mùa, thất nghiệp, chu kỳ kinh tế. Khi thiên tai, dịch bệnh, mất mùa xảy ra thì nguồn thu nhập của các cá nhân và hộ gia đình bị ảnh hưởng, dẫn đến việc trả nợ gặp nhiều khó khăn. Khi nền kinh tế hưng thịnh nhu cầu tiêudùng tăng lên nhưng khi nền kinh tế suy thoái thì người dân lại hạn chế chi tiêu, tăng cường tích lũy. Ngoài các yếu tố khách quan, chovaytiêudùng còn chịu ảnh hưởng của các nhân tố chủ quan từ chính khách hàng. Chất lượng các thông tin tín dụng mà khách hàng cung cấp rất khó xác định. Nguồn trả nợ có khả năng thay đổi nhanh chóng khi người vay thay đổi nơi làm việc, thay đổi vị trí công việc, hoặc có sự thay đổi về sức khỏe. Một số khách hàng còn cố tình chây ì trong việc trả nợ khi đến hạn, dẫn tới tỷ lệ nợ quá hạn tăng lên. - Khách hàngvaytiêudùng kém nhạy cảm với lãi suất Vềcơ bản, đối tượng của chovaytiêudùng là các cá nhân, hộ gia đình. Họ vay tiền nhằm đáp ứng nhu cầu chi tiêu, mua sắm hiện tại nên họ thường chỉ quan tâm đến số tiền hàng tháng hoặc hàng quý họ phải trả chongânhàng hơn là lãi suất mà ngânhàng áp dụng. - Lãi suất chovaytiêudùngthường cao hơn lãi suất chovaythươngmại Lãi suất là giá cả của quyền được sử dụng vốn vay của ngânhàng trong một thời gian nhất định, là chi phí của dịch vụ tài chính. Lãi suất phụ thuộc vào độ rủi ro của khoản vay, rủi ro càng lớn thì lãi suất càng cao. Chovaytiêudùng là hoạtđộng rủi ro nhất trong danh mục chovay của ngân hàng, do đó lãi suất chovaytiêudùng cao hơn lãi suất chovaythươngmại thông thường. - Lợi nhuận từ hoạtđộngchovaytiêudùng lớn Các khoản chovaytiêudùng nhằm đáp ứng nhu cầu chi tiêu mang tính cấp bách của khách hàng, họ muốn sở hữu hay sử dụng dịch vụ ngay trong hiện tại. Hơn nữa thời hạn của khoản vay này không dài nên khách hàng chấp nhận mức lãi suất cao. Đồng thời số lượng các món vaytiêudùng lớn nên lợi nhuận từ hoạtđộngchovaytiêudùng là rất lớn. 1.2.3 Phân loại chovaytiêudùng ● Căn cứ theo thời hạn chovayChovaytiêudùng gồm có : - Chovayngắn hạn : là những khoản vaycó thời hạn dưới 1 năm. - Chovay trung hạn : là những khoản vaycó thời hạn từ 1 năm đến 5 năm. - Chovay dài hạn : là những khoản vaycó thời hạn trên 5 năm. ● Căn cứ theo mục đích vayCó thể phân chia thành 2 loại: - Chovaytiêudùng cư trú: là các khoản chovay nhằm phục vụ nhu cầu xây dựng, mua sắm hoặc cải tạo nhà ở của cá nhân, hộ gia đình. - Chovaytiêudùng phi cư trú: là các khoản chovay phục vụ nhu cầu cải thiện đời sống như mua sắm phương tiện, đồ dùng gia đình, chi phí học tập, giải trí, du lịch. ● Căn cứ theo phương thức hoàn trả Phân loại theo phương thức hoàn trả chovaytiêudùngcó thể chia thành: - Chovaytiêudùng phi trả góp: theo phương thức này tiền vay được khách hàng thanh toán chongânhàng chỉ một lần khi đến hạn. Các khoản chovaytiêudùng phi trả góp thường chỉ được cấp cho các khoản vaycó giá trị nhỏ và thời gian không dài. - Chovaytiêudùng tuần hoàn: đây là các khoản vaytiêudùng trong đó ngânhàngcho phép khách hàng sử dụng thẻ tín dụng hoặc phát hành loại séc được phép thấu chi dựa trên tài khoản vãng lai. Theo phương thức này, trong thời gian cho vay, căn cứ vào nhu cầu chi tiêu và thu nhập kiếm được từng kỳ mà khách hàng được ngânhàngcho phép thực hiện việc vay và trả nợ nhiều kỳ một cách tuần hoàn, theo một hạn mức tín dụng. Nếu chi vượt quá hạn mức đó, ngânhàng ngừng cung cấp dịch vụ cho khách hàng. - Chovaytiêudùng trả góp: phương thức này chiếm tỷ lệ lớn trong tổng chovaytiêudùng của ngân hàng. Theo phương thức này, người đi vay trả nợ chongânhàng nhiều lần, theo những kỳ hạn nhất định trong thời hạn vay. Phương thức này được áp dụngchonhững khoản vaycó giá trị lớn hoặc thu nhập định kỳ của người đi vay không đủ khả năng thanh toán hết một lần số nợ vay. ● Căn cứ theo nguồn gốc khoản nợ Căn cứ theo nguồn gốc khoản nợ chovaytiêudùng được chia thành: - Chovaytiêudùng gián tiếp : là hình thức chovay trong đó ngânhàng mua các khoản nợ phát sinh chonhững công ty đã bán chịu hàng hóa dịch vụ cho khách hàng. Ưu điểm của phương thức này là cả người tiêu dùng, ngânhàng và công ty bán lẻ đều có lợi. Ngânhàng thì dễ dàng tăng thêm doanh số và giảm được chi phí cho vay. Các công ty bán lẻ thì tăng số lượng hàng hóa tiêu thụ, tăng doanh thu. Ngoài ra, nếu ngânhàngcó quan hệ tốt với công ty bán lẻ thì việc chovay gián tiếp sẽ an toàn hơn chovay trực tiếp, giúp ngânhàngcó thể mở rộng mối quan hệ với khách hàng và tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạtđộng khác. Tuy vậy, phương thức này còn có nhiều hạn chế. Do ngânhàng không trực tiếp tiếp xúc với khách hàng nên việc kiểm tra thông tin về khách hàng gặp khó khăn, dẫn đến các khả năng có thể bị lừa đảo, giả mạo, thiếu kiểm soát của ngân hàng. Kỹ thuật và quy trình nghiệp vụ chovaytiêudùng gián tiếp có tính phức tạp cao. - Chovaytiêudùng trực tiếp: là hình thức chovay mà ngânhàng trực tiếp: là hình thức chovay mà ngânhàng trực tiếp tiếp xúc với khách hàng cũng như trực tiếp thu nợ từ ngân hàng. Vì ngânhàng tiếp xúc trực tiếp với khách hàng, các cán bộ tín dụngcó thể tiếp nhận các thông tin về khách hàng một cách chính xác và đầy đủ hơn. Họ có thể đưa ra các quyết định cócơ sở hơn so với các công ty bán lẻ. Ngânhàng luôn có xu hướng tạo ra các khoản vaycó chất lượng tốt trong khi các công ty bán lẻ thì muốn bán được nhiều hàng hóa. Hình thức chovaytiêudùng trực tiếp linh hoạt hơn hình thức chovaytiêudùng gián tiếp. Vì ngânhàngcó thể xử lý tốt hơn các vấn đề phát sinh và có thể mang lại quyền lợi cho cả ngânhàng và khách hàng của họ. 1.2.4 Vai trò của chovaytiêudùng ● Vai trò của chovaytiêudùng đối với người tiêudùng Nền kinh tế ngày càng phát triển, nhu cầu tiêudùng của con người ngày càng phong phú, đa dạng. Họ mong muốn được hưởng thụ các tiện ích, các sản phẩm nhằm nâng cao đời sống vật chất tinh thần của mình. Tuy nhiên, không phải lúc nào khả năng tài chính nói chung và thu nhập nói riêng của họ cũng cho phép họ đáp ứng các nhu cầu đó tại thời điểm hiện tại. Vì vậy, con người thường chỉ được hưởng thụ khi về già. Tuy nhiên lúc này thì cảm nhận về sự hưởng thụ có xu hướng giảm. Ngânhàng với hoạtđộngchovaytiêudùng đã giúp họ được hưởng các dịch vụ, tiện ích đó một cách nhanh chóng trước khi họ đủ tiền bởi thay vì trả một khoản tiền lớn tại thời điểm mua sản phẩm, dịch vụ, họ chỉ phải trả dần trong một khoảng thời gian xác định tùy thuộc vào đặc điểm nguồn thu nhập của họ. Mặt khác, không phải cá nhân, hộ gia đình nào cũng có đủ tích lũy dự phòng cho các khoản chi tiêu mang tính đột xuất, cấp bách như y tế, giáo dục… Như vậy, ngânhàng đã giúp người tiêudùng kết hợp nhu cầu chi tiêu hiện tại và khả năng thanh toán trong tương lai. Điều này rất phù hợp với những cá nhân, hộ gia đình có thu nhập trung bình, chiếm tỷ trọng lớn trong xã hội. Ngoài ra chovaytiêudùng còn kích thích người tiêudùng lao động để có thể thanh toán nhanh chóng các khoản nợ chongân hàng, trở thành người sở hữu thực sự đối với hàng hóa dịch vụ đó. Có thể nói các cá nhân, hộ gia đình là những người được hưởng lợi nhiều nhất từ chovaytiêu dùng. Mặt khác nếu người tiêudùng quá lạm dụngvaytiêudùng thì cũng có thể mang lại những kết quả tiêu cực. Họ có thể chi vượt quá số tiền cho phép, khả năng tích lũy và tiết kiệm trong tương lai giảm, có thể mất khả năng chi trả và gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống, và điều này cũng có thể làm thu nhập của ngânhàng giảm sút. ● Vai trò của chovaytiêudùng đối với nhà sản xuất Hoạtđộngchovaytiêudùng không chỉ mang lại lợi ích cho người tiêudùng mà còn mang lại lợi ích cho cả nhà sản xuất. Các nhà sản xuất đều mong muốn tiêu thụ được nhiều sản phẩm, thu hồi vốn nhanh chóng và tối đa hóa lợi nhuận. Tuy nhiên không phải lúc nào khách hàng của họ cũng có đủ khả năng thanh toán được ngay, nhất là các sản phẩm có giá trị lớn như: nhà cửa, ô tô… Với sự xuất hiện của chovaytiêu dùng, khách hàngcó thể dễ dàng, nhanh chóng, thanh toán cho nhà sản xuất. Nhờ đó nhà sản xuất có thể tiêu thụ sản phẩm nhanh chóng, tăng vòng quay vốn, mở rộng sản xuất kinh doanh cũng như mở rộng thị phần, từ đó tăng lợi nhuận. Như vậychovaytiêudùng đã gián tiếp thúc đẩy sản xuất, quá trình luân chuyển hàng hóa, đồng thời đặt ra yêu cầu cho nhà sản xuất phải đổi mới, cải tiến công nghệ, mẫu mã, chủng loại sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường. ● Vai trò của chovaytiêudùng đối với ngânhàngthươngmại Trong bảng tổng kết tài sản của ngânhàngthương mại, khoản mục chovay chiếm tỷ trọng lớn nhất, đem lại thu nhập chủ yếu chongânhàng nhờ sự chênh lệch giữa lãi suất huy động và lãi suất cho vay. Đối với hoạtđộngchovaytiêu dùng, do số lượng các món vay nhiều, lãi suất chovay lớn nên lợi nhuận mà ngânhàng thu được từ hoạtđộng này rất đáng kể. Mặt khác, đối tượng chovaytiêudùng là các cá nhân, hộ gia đình, so với số lượng doanh nghiệp thì gấp nhiều lần. Vì thế các ngânhàng không cólý do gì để bỏ qua thị trường đầy tiềm năng này. Hoạtđộngchovaytiêudùng là hoạtđộngcó chí phí lớn, rủi ro cao, tuy nhiên khi phát triển mở rộng hoạtđộng này thì các ngânhàngcó thể mở rộng mối quan hệ với khách hàng, tạo thói quen tiếp cận với các dịch vụ tiện ích của ngân hàng, cho khách hàng. Từ đó làm tăng khả năng huy động vốn, đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ, phân tán rủi ro, góp phần tăng thu nhập cũng như khả năng cạnh tranh chongân hàng. ● Vai trò của chovaytiêudùng đối với nền kinh tế Vai trò của chovaytiêudùng đối với nền kinh tế là không thể phủ nhận. Ngânhàng thực hiện chovaytiêudùngcó thể giúp người tiêudùng thỏa mãn những nhu cầu chi tiêu hiện tại với khả năng thanh toán trong tương lai. Khi chovaytiêudùng được mở rộng và phát triển, người dân sẽ có thêm nhiều cơ hội tiếp cận, sử dụng các sản phẩm, dịch vụ mà với khả năng thanh toán hiện tại họ không thể có. Nhờ vậy kích thích người dân tiêu dùng, nâng cao chất lượng cuộc sống, tạo điều kiện cho con người phát triển toàn diện. Khi cuộc sống của con người được nâng cao sẽ thúc đẩy họ hăng say lao động, tạo ra nhiều của cải cho xã hội, góp phần làm cho xã hội ngày càng phát triển. Đây chính là đòn bẩy kích thích nền sản xuất phát triển, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tăng khả năng đầu tư xây dựng, phát triển xã hội, xóa đói giảm nghèo… Hơn nữa chovaytiêudùng còn là nhân tố quan trọng góp phần loại bỏ tình trạng “tín dụng đen” chovay nặng lãi, giải quyết tốt các mối quan hệ khác trong xã hội. 1.3 Mở rộng chovaytiêudùng của NHTM 1.3.1 Khái niệm mở rộng chovaytiêudùng Mở rộng chovaytiêudùng là gia tăng về dư nợ , gia tăng về doanh số, tạo ra sự tăng trưởng về mặt quy mô, số lượng sản phẩm chovaytiêu dùng. Các chỉ tiêu phán ánh sự mở rộng chovaytiêudùng của NHTM Nhận thấy việc mở rộng tín dụngtiêudùng là vô cùng quan trọng nên hầu hết các NHTM đã đưa ra các chỉ tiêu đánh giá phản ánh hiệu quả hoạtđộng của khoản chovay nói chung và chovaytiêudùng nói riêng. Vì vậy mở rộng chovaytiêudùngcó thể được xem xét thông qua các chỉ tiêu sau: a) Chỉ tiêu phản ánh sự tăng trưởng doanh số chovaytiêudùng Doanh số chovaytiêudùng là cộng dồn các khoản chovay trong một kỳ kế toán ( có thể là một tháng, một quý, một năm), đó là tổng số tiền ngânhàngcho khách hàngvay trong một kỳ. Đây là con số mang tính thời kỳ nên nó phản ánh một cách khái quát nhất về [...]... thể biết được xu hướng mở rộng chovaytiêudùng của ngânhàng đó c) Số lượng sản phẩm chovaytiêudùng Số lượng sản phẩm chovaytiêudùng là yếu tố đánh giá đầu tiên về mức độ phát triển các hoạtđộng dịch vụ của ngânhàng Số lượng các sản phẩm chovaytiêudùng càng nhiều, càng đa dạng, phong phú thì ngânhàng sẽ thu hút được nhiều khách hàng đến giao dịch với ngânhàng Trong môi trường mang tính... năm (t-1) - Chỉ tiêu phản ánh sự tăng trưởng về tỷ trọng Chỉ tiêu này được tính bằng tỷ lệ % giữa tổng dư nợ chovaytiêudùng với tổng dư nợ chovay chung của toàn ngânhàng Công thức tính : = Tỷ trọng dư nợ CVTD Tổng dư nợ chovaytiêudùng x 100% Tổng dư nợ chovay Ý nghĩa : chỉ tiêu này cho chúng ta biết dư nợ chovaytiêudùng chiếm tỷ lệ bao nhiêu trong tổng dư nợ chovay của ngânhàng Qua đó có... doanh số của chovaytiêudùng chiếm tỷ trọng bao nhiêu trong tổng doanh số chovay của ngânhàng b) Chỉ tiêu phản ánh sự tăng trưởng dư nợ chovaytiêudùng Dư nợ chovaytiêudùng phản ánh số tiền khách hàng đang nợ ngânhàng tại một thời điểm nhất định được xác định dựa trên số tiền đang chovay cuối kỳ trên bảng cân đối kế toán Chỉ tiêu này mang tính thời điểm, phản ánh khả năng của ngânhàng trong... không, mang lại cho họ những lợi ích gì khi sở hữu Trong hoạt độngchovaytiêudùng cũng vậy, điều khách hàng đến vay vốn quan tâm nhất là sản phẩm chovaytiêudùng mà họ mua mang lại cho họ những lợi ích gì, có gì khác khi họ vay ở các ngânhàng khác Hơn nữa mỗi một khách hàng lại cónhững yêu cầu và sở thích khách nhau, vì thế một ngânhàngcó danh mục sản phẩm chovay đa dạng thì khách hàng sẽ có nhiều... chovaytiêudùng và mở rộng chovaytiêudùng Chương 1 đã giúp chúng ta có một cái nhìn tổng quát về khái niệm, bản chất, đặc điểm cũng như những lợi ích mà chovaytiêudùng mang lại Từ đó cho thấy mở rộng chovaytiêudùng là một xu hướng tất yếu khách quan, mặc dù có rủi ro và chi phí cao nhưngchovaytiêudùng mang lại những lợi ích to lớn chongân hàng, người tiêudùng cũng như góp phần thúc... khứ của người vay Một khoản vaycó thể được đánh giá là tốt nhưng nếu người vay sử dụng chúng một cách trái mục đích, không có thiện chí trong việc trả nợ chongânhàng sẽ dẫn đến những tổn thất chongânhàng - Khả năng tài chính của khách hàng Đây là nhân tố quan trọng ảnh hưởng tới hoạtđộng của ngânhàng nói chung và hoạt độngchovaytiêudùng nói riêng Hầu hết, các khoản chovaytiêudùng đều quy... đến số lượt khách hàng đến giao dịch với ngânhàng Số lượt khách hàng giao dịch tăng dẫn đến doanh số chovaytiêudùng tăng, qua đó thể hiện hoạt độngchovaytiêudùng của ngânhàng đang được mở rộng, đồng thời thể hiện sự tin tưởng của khách hàng đối với ngânhàng 1.3.2 Các nhân tố ảnh hưởng tới sự mở rộng chovaytiêudùng của NHTM 1.3.2.1 Nhân tố chủ quan Có nhận định cho rằng : Động lực chủ yếu... rộng hoạt độngchovaytiêudùng của từng ngânhàngthươngmại xuất phát từ chính nội lực của ngânhàng quyết định Mỗi ngânhàng đều xác định cho mình một định hướng phát triển cụ thể trên cơ sở phát huy thế mạnh, khả năng của bản thân ngânhàngđồng thời quan tâm để khắc phục những điểm yếu của mình ● Chính sách chăm sóc khách hàng Yếu tố góp phần không nhỏ tới thành công của việc mở rộng chovay tiêu. .. lựa chọn cho mình những sản phầm phù hợp nhất Nhờ đó, ngânhàng đáp ứng được nhiều nhu cầu của khách hàng hơn, thu hút được nhiều đối tượng khách hàng hơn Hơn thế nữa, một danh mục sản phẩm chovaytiêudùng mang lại nhiều lợi ích và thuận tiện cho khách hàng sẽ khuyến khích khách hàngvay nhiều hơn từ đó tăng doanh số chovaytiêudùng Ngược lại, ngânhàng nào có ít sản phẩm chovaytiêu dùng, sản... chung và hoạt độngchovaytiêudùng nói riêng Các ngânhàng phải quan tâm đến các văn bản pháp luật như: Luật doanh nghiệp, Luật thuế, Luật dân sự, Luật đất đai… để thường xuyên nắm bắt những thay đổi giúp cho sự điều chỉnh các hoạtđộng được kịp thời hơn ● Khách hàngvay vốn Khách hàng của ngânhàng bao gồm những cá nhân, tổ chức có nhu cầu về các sản phẩm, dịch vụ của ngânhàng Các khách hàng khác . NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1 Khái quát về ngân hàng thương mại 1.1.1 Khái niệm về ngân hàng thương mại. của hoạt động cho vay tiêu dùng Cho vay tiêu dùng nằm trong danh mục cho vay của ngân hàng nên nhìn chung nó mang đầy đủ các đặc điểm của hoạt động cho vay