Đề tài luận văn “Đo lường mức độ hòa hợp giữa chuẩn mực kế toán Việt Nam và chuẩn mực kế toán quốc tế về hợp đồng xây dựng” là do chính tác giả thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của
Trang 1ĐẶNG THỊ MAI TRANG
ĐO LƯỜNG MỨC ĐỘ HÒA HỢP GIỮA CHUẨN MỰC KẾ
TP H ồ Chí Minh- 2016
Trang 2Đề tài luận văn “Đo lường mức độ hòa hợp giữa chuẩn mực kế toán Việt Nam
và chuẩn mực kế toán quốc tế về hợp đồng xây dựng” là do chính tác giả thực hiện
dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS TS Trần Phước Các kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ các công trình nghiên
cứu nào trước đây
Tất cả những phần kế thừa, tham khảo cũng như tham chiếu đều được trích dẫn đầy đủ và ghi rõ nguồn cụ thể trong danh mục tài liệu tham khảo
Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về lời cam đoan của mình
Tác giả
ĐẶNG THỊ MAI TRANG
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ
PHẦN MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Mục tiêu nghiên cứu 3
2.1 Mục tiêu tổng quát 3
2.2 Mục tiêu cụ thể 3
3 Câu hỏi nghiên cứu 4
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4
4.1 Đối tượng nghiên cứu 4
4.2 Phạm vi nghiên cứu 4
5 Phương pháp nghiên cứu 5
6 Đóng góp của luận văn 6
7 Kết cấu của luận văn 6
CHƯƠNG I 7
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 7
CHƯƠNG 2 24
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ ĐO LƯỜNG MỨC ĐỘ HÒA HỢP GIỮA CHUẨN MỰC KẾ TOÁN VIỆT NAM VÀ CHUẨN MỰC KẾ TOÁN QUỐC TẾ VỀ HỢP ĐỒNG XÂY DỰNG 24
2.1 Tổng quan về hòa hợp kế toán quốc tế 24
2.1.1 Khái niệm hòa hợp kế toán quốc tế 24
2.1.2 Phân loại hòa hợp kế toán quốc tế 25
Trang 42.2 Giới thiệu về IASB và tiến trình phát triển hòa hợp kế toán quốc tế 28
2.2.1 Lược sử về IASC (1973- 2001) 28
2.2.2 Lược sử về IASB và tiến trình phát triển hòa hợp kế toán quốc tế (2001 đến nay) 30
2.3 Chuẩn mực kế toán quốc tế và Việt Nam về Hợp đồng xây dựng 33
2.3.1 Chuẩn mực kế toán quốc tế về Hợp đồng xây dựng 34
2.3.2 Chuẩn mực kế toán Việt Nam về Hợp đồng xây dựng 40
CHƯƠNG 3 43
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 43
3.1 Mô hình nghiên cứu lý thuyết 43
3.2 Mục tiêu, mô hình và giả thuyết nghiên cứu của luận văn 44
3.2.1 Mục tiêu nghiên cứu 44
3.2.2 Giả thuyết nghiên cứu 45
2.3.3 Xây dựng mô hình nghiên cứu của đề tài 47
3.3 Phương pháp đo lường và phân tích số liệu 48
CHƯƠNG 4 53
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN 53
4.1 Kết quả kiểm định 53
4.2 Kết luận về giả thuyết H1 và H2 57
4.3 Vận dụng kết quả nghiên cứu đối sánh với thực tế tại đơn vị xây dựng cụ thể 58 CHƯƠNG 5 70
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 70
5.1 Kết luận 70
5.1.1 Kết luận chung 70
5.1.2 Hạn chế của luận văn 72
Trang 5TÀI LIỆU THAM KHẢO 76
PHỤ LỤC 81
Trang 61 Các chữ viết tắt tiếng Việt
2 Các chữ viết tắt tiếng Anh
T ừ viết tắt T ừ gốc bằng tiếng Anh T ừ gốc theo nghĩa tiếng Việt
IAS International Accounting
Standard
Chuẩn mực kế toán quốc tế
IASB Financial Accounting Standards
Trang 7Bảng 1.1: Tổng hợp các nghiên cứu về hòa hợp kế toán 18
Hình 2.1: Phân loại về hòa hợp kế toán 27
Hình 2.2: Vị trí của nghiên cứu hòa hợp kế toán quốc tế 28
Hình 2.3: Mô hình năm bước để ghi nhận doanh thu theo IFRS 15 40
Sơ đồ 3.1: Tóm tắt mô hình nghiên cứu của Qu and Zhang (2010) 44
Sơ đồ 3.2: Mô hình nghiên cứu đề xuất của tác giả luận văn 47
Bảng 3.1: Mức độ xếp hạng gần gũi của nghiên cứu 47
Bảng 3.2: Các thành phần của chỉ số đo lường trong 2 giai đoạn 49
Bảng 4.1: Tần số xếp hạng gần gũi của cặp chuẩn mực về hợp đồng xây dựng 52
Bảng 4.2: Bảng chi tiết đánh giá xếp hạng gần gũi các khoản mục giai đoạn 1 53
Bảng 4.3: Bảng chi tiết đánh giá xếp hạng gần gũi các khoản mục giai đoạn 2 54
Bảng 4.4: Bảng tổng hợp mức độ chênh lệch các khoản mục qua 2 giai đoạn 55
Bảng 4.5: Các điều khoản cơ bản trong ký kết hợp đồng xây dựng 60 Hình 4.1: Biểu đồ tần số xếp hạng gần gũi cặp chuẩn mực về hợp đồng xây dựng 53
Trang 8PH ẦN MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Ngạn ngữ châu Phi có câu:
N ếu muốn đi thật nhanh thì hãy đi một mình
N ếu muốn đi thật xa thì hãy đi cùng nhau
Kinh tế thế giới cũng được ví von tương tự như vậy Đã qua lâu rồi giai đoạn đóng cửa bế quan, tự cung tự cấp; mỗi quốc gia bây giờ đều tự ý thức được rằng muốn giàu mạnh, muốn vững bền phải biết nương tựa vào nhau, tương trợ nhau mà phát triển Điều này khiến cho hội nhập kinh tế thế giới như là ―cơn lốc xoáy‖ ngày càng lan rộng ra khắp toàn cầu, ngày càng thu hút nhiều các quốc gia vào vòng xoáy hội nhập
Đó là xu thế tất yếu!
Hội nhập kinh tế thế giới mang lại cho mỗi nước cơ hội đầu tư và được nhận đầu
tư từ những nước khác Tuy nhiên chính sự khác biệt về văn hóa- xã hội, thể chế chính
trị, pháp luật,…đến từ các quốc gia khác nhau cũng mang đến không ít phiền toái khi không thể trực tiếp so sánh, đối chiếu những chỉ tiêu kinh tế của quốc gia này tại một quốc gia khác Thử thách này là một trong những yếu tố dẫn đến sự ra đời của các chuẩn mực kế toán quốc tế (IAS/ IFRS)
Chuẩn mực Báo cáo tài chính quốc tế (IFRS) ra đời như là ngôn ngữ tài chính chung được chấp nhận toàn cầu, giúp đảm bảo tính thống nhất của báo cáo tài chính (BCTC) áp dụng cho các tổ chức trên các khu vực pháp lý khác nhau, trong việc đo lường, công khai và minh bạch tài chính Việc lập báo cáo tài chính theo IFRS ngày càng nhận được sự ủng hộ của các quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới Theo thống
kê, có khoảng 131 nước và vùng lãnh thổ cho phép hoặc bắt buộc áp dụng IFRS khi lập báo cáo tài chính của các công ty niêm yết trong nước Ở châu Âu, 31 nước thành viên
và 5 vùng lãnh thổ đã áp dụng toàn bộ IFRS Ở Mỹ, thị trường nội địa vẫn nằm ngoài khuôn khổ của IFRS, tuy nhiên Ủy ban Chứng khoán và sàn giao dịch Mỹ (U.S
Trang 9Securities and Exchange Commission- SEC) đã xác nhận việc đưa IFRS vào các mô hình của Mỹ được coi là nhiệm vụ ưu tiên
Tại Việt Nam, chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS) bao gồm 26 chuẩn mực, được xây dựng dựa trên các chuẩn mực kế toán quốc tế (IAS) theo nguyên tắc phù hợp với đặc điểm nền kinh tế và tình hình các doanh nghiệp của riêng quốc gia Chính nguyên nhân này khiến cho chuẩn mực kế toán Việt Nam, dù được xây dựng dựa trên chuẩn
mực kế toán quốc tế vẫn mang nhiều điểm khác biệt hết sức trọng yếu Tuy nhiên, để thích nghi quá trình hội nhập kinh tế thế giới, Việt Nam đã nỗ lực hết mình để tiệm cận hơn với các chuẩn mực kế toán quốc tế Trong những năm gần đây, VAS đã có những thay đổi rất lớn, thậm chí chúng ta đã dùng một số IAS/IFRS áp dụng cho Việt Nam Điển hình như VAS 15- Chuẩn mực kế toán về Hợp đồng xây dựng
Xây dựng cơ bản là ngành kinh tế mũi nhọn thu hút sự quan tâm rất lớn từ các tổ
chức trong và ngoài nước Cùng với sự phát triển của đất nước, càng ngày càng có nhiều công ty, tập đoàn nước ngoài đầu tư hoạt động xây dựng vào Việt Nam, thực
hiện nhiều công trình trọng điểm với giá trị rất lớn Do đó, nếu có quá nhiều sự khác
biệt trong công tác kế toán, trình bày báo cáo tài chính sẽ gây ra những nhầm lẫn, khó khăn cho cả chủ đầu tư, nhà thầu cũng như các bên liên quan Mặt khác, do những tính
chất đặc thù ngành như: chi phí đầu tư chiếm tỷ trọng lớn trong ngân sách đơn vị, chu
kỳ sản xuất kinh doanh kéo dài, quy mô công trình thường lớn, áp dụng những kỹ thuật
phức tạp,…nên công tác kế toán trong đơn vị xây dựng cũng có những đặc thù riêng
của nó Để đáp ứng điều này, ngày 31/12/2002, trên cơ sở nghiên cứu, vận dụng IAS 11- Construction Contracts, kết hợp với điều kiện cụ thể tại Việt Nam; Bộ Tài chính đã ban hành VAS 15 làm ―quy định và hướng dẫn các nguyên tắc và phương pháp kế toán doanh thu và chi phí liên quan đến hợp đồng xây dựng, gồm: Nội dung doanh thu và chi phí của hợp đồng xây dựng; ghi nhận doanh thu, chi phí của hợp đồng xây dựng làm cơ sở ghi sổ kế toán và lập báo cáo tài chính.‖ (VAS 15, 01)
Trang 10Tuy nhiên, trong thực tế hiện nay, việc áp dụng VAS 15 trong các đơn vị xây
dựng cơ bản còn vấp phải nhiều vấn đề, hạch toán doanh thu và chi phí chưa thực sự nhất quán, chưa phản ánh kịp thời và chính xác thông tin cho các bên liên quan,…Vậy
có phải đang tồn tại một khoảng cách đáng kể giữa IAS 11và VAS 15 hay không? Mức
độ hài hòa giữa IAS và VAS về hợp đồng xây dựng là đang ở mức độ nào? Sự xuất
hiện của Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế số 15 (IFRS 15) liệu có làm thay đổi
mức độ hài hòa này hay không? Thay đổi theo chiều hướng nào?
Để trả lời cho một loạt câu hỏi trên, tác giả đã lựa chọn đề tài “Đo lường mức độ hòa hợp giữa chuẩn mực kế toán Việt Nam và chuẩn mực kế toán quốc tế về hợp đồng xây dựng” làm nghiên cứu cho luận văn tốt nghiệp của mình
2 Mục tiêu nghiên cứu
2.1 M ục tiêu tổng quát
Mục tiêu nghiên cứu chủ yếu của luận văn là đo lường mức độ hòa hợp giữa chuẩn mực kế toán Việt Nam và chuẩn mực kế toán quốc tế về hợp đồng xây dựng Xem xét sự thay đổi mức độ hòa hợp này trước và sau khi có sự xuất hiện của IFRS 15
2.2 M ục tiêu cụ thể
- Phân tích nội dung cụ thể để so sánh chuẩn mực kế toán Việt Nam và quốc
tế về hợp đồng xây dựng (VAS 15/IAS 11 và VAS 15/IFRS 15) nhằm tìm ra
sự khác biệt
- Đo lường mức độ hòa hợp giữa chuẩn mực kế toán hợp đồng xây dựng giữa
Việt Nam và quốc tế
- Đề xuất một số hàm ý với kết quả nghiên cứu về đo lường mức độ hòa hợp
giữa chuẩn mực kế toán Việt Nam và chuẩn mực kế toán quốc tế về hợp đồng xây dựng
Trang 113 Câu hỏi nghiên cứu
Câu h ỏi 1: Mức độ hòa hợp giữa chuẩn mực kế toán Việt Nam và chuẩn mực kế
toán quốc tế về hợp đồng xây dựng đang ở mức độ nào?
Câu h ỏi 2: Mức độ hòa hợp giữa chuẩn mực kế toán Việt Nam và chuẩn mực kế
toán quốc tế về hợp đồng xây dựng thay đổi như thế nào sau khi IFRS 15 ra đời?
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Mức độ hòa hợp của chuẩn mực kế toán về hợp đồng xây dựng giữa Việt Nam và quốc tế
4.2 Ph ạm vi nghiên cứu
a/ Các văn bản pháp lý của Việt Nam
- Chuẩn mực kế toán số 15 (VAS 15): Hợp đồng xây dựng
- Thông tư 161/2007/TT-BTC: Hướng dẫn thực hiện 16 chuẩn mực kế toán ban hành theo Quyết định số 149/2001/QĐ-BTC ngày 31/12/2001, Quyết định số 165/2002/QĐ-BTC ngày 31/12/2002, Quyết định số 234/2003/QĐ-BTC ngày 30/12/2003 của Bộ trưởng Bộ Tài chính
b/ Chuẩn mực kế toán quốc tế
- IAS 11: Hợp đồng xây dựng/ Construction Contracts
- IFRS 15: Doanh thu từ hợp đồng với khách hàng/ Revenue from Contracts with Customers
c/ Ph ạm vi về không gian và thời gian
- Phạm vi không gian: Công ty CP Đầu tư xây dựng Hải Thạch
- Phạm vi thời gian: Số liệu kế toán thu thập từ năm 2015- 2016
Trang 125 Phương pháp nghiên cứu
Để trả lời được các câu hỏi nghiên cứu đã đặt ra, luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính kết hợp với phương pháp định lượng Trong đó sử dụng các công
cụ như phỏng vấn, điều tra, tình huống, phân tích, nội suy và thống kê mô tả để giải quyết vấn đề nghiên cứu Cụ thể:
Sử dụng lý thuyết về đo lường mức độ hài hòa để xây dựng một mô hình nghiên
cứu phù hợp để thực hiện tại Việt Nam Kết hợp với việc xin ý kiến của chuyên gia để thiết kế nên một thang đo lần lượt là 3, 2, 1, 0 về mức độ hòa hợp giữa chuẩn mực kế toán Việt Nam và chuẩn mực kế toán quốc tế cho hợp đồng xây dựng Thang đo như sau:
- Một giá trị rank = 3: CMKT Việt Nam về hợp đồng xây dựng hoàn toàn hòa h ợp với CMKT quốc tế
- Một giá trị rank = 2: CMKT Việt Nam về hợp đồng xây dựng khá hòa hợp
với CMKT quốc tế ngoại trừ một vài khác biệt nhỏ
- Một giá trị rank = 1: CMKT Việt Nam về hợp đồng xây dựng hòa hợp nhưng tồn tại một sự khác biệt lớn với CMKT quốc tế
- Một giá trị rank = 0: CMKT Việt Nam về hợp đồng xây dựng hoàn toàn không hòa h ợp với CMKT quốc tế
Sau khi xếp hạng tổng hợp các khoản mục, luận văn sẽ định lượng được mức độ hòa hợp chuẩn mực về đo lường Sau đó, trên cơ sở kết quả trên nghiên cứu sử dụng kiểm định chi bình phương đánh giá ý nghĩa của sự thay đổi mức độ hòa hợp sau khi IFRS 15 được ban hành
Từ thực tiễn, luận văn sử dụng phương pháp tình huống tại một đơn vị xây dựng
với số liệu cụ thể Dùng các lý thuyết để phân tích tình hình thực tế của đơn vị; sau đó đánh giá xem các lý thuyết có phù hợp với thực tiễn hay không, thực tiễn hoạt động
của đơn vị xây dựng tuân thủ VAS 15 khác biệt như thế nào so với IAS 11 Đồng thời
Trang 13đánh giá sự khác biệt của hoạt động kế toán xây dựng trước và sau khi IFRS 15 ra đời,
sự xuất hiện của IFRS 15 có làm gia tăng mức độ hài hòa giữa VAS 15 và IFRS 15 hay không
6 Đóng góp của luận văn
- Tổng hợp, đối chiếu các quy định của chuẩn mực kế toán Việt Nam và chuẩn
mực kế toán quốc tế về hợp đồng xây dựng
- Cung cấp bằng chứng thực tiễn về mức độ hài hòa giữa chuẩn mực kế toán
Việt Nam và chuẩn mực kế toán quốc tế về hợp đồng xây dựng
- Luận văn cũng đưa ra một số kiến nghị để cải thiện mức độ hòa hợp về hợp đồng xây dựng giữa chuẩn mực kế toán Việt Nam và chuẩn mực kế toán quốc tế
7 Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, tài liệu tham khảo và các tài liệu kèm theo thì luận văn nghiên cứu có nội dung gồm 05 chương như sau:
Chương 1: Tổng quan nghiên cứu
Chương 2: Cơ sở lý thuyết về đo lường mức độ hòa hợp giữa chuẩn mực kế toán
Việt Nam và chuẩn mực kế toán quốc tế về hợp đồng xây dựng
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu
Chương 4: Kết quả nghiên cứu và bàn luận
Chương 5: Kết luận và kiến nghị
Trang 14CHƯƠNG I
T ỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu về hòa hợp kế toán quốc tế (International Accounting Harmonization- IAH) là một đề tài lớn thu hút sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu trên toàn thế giới Trong những năm qua đã có một lượng lớn các nghiên cứu về IAH Từ năm 1965 đến năm 2007 có khoảng 200 bài nghiên cứu về IAH được công bố trên 24 tạp chí nghiên
cứu kế toán hàng đầu trên thế giới (Baker & Barbu, 2007) Tuy nhiên các nghiên cứu trước năm 1987 chủ yếu thực hiện bởi các tổ chức nghề nghiệp hay được khảo sát bởi các công ty kiểm toán lớn (Kees Camfferman, 2007) Hai phương diện được đưa ra khi
tiến hành các nghiên cứu về IAH là hòa hợp về chuẩn mực (de jure) và hòa hợp về thực
tế (de facto) Tuy vậy, các nhà nghiên cứu hầu như chỉ đo lường từng loại hòa hợp một cách riêng biệt, rất ít nghiên cứu được thực hiện để thể hiện mối quan hệ giữa cả hai
loại hòa hợp Một số nhà nghiên cứu cho rằng, đo lường mức độ hòa hợp chuẩn mực thì quan trọng hơn do mức độ ảnh hưởng ngày càng gia tăng của chuẩn mực kế toán đến thực hành kế toán (Rahman, Perera & Ganeshanandam, 1996; Garridoa, Leona & Zorio, 2002; Fontes, Rodrigues & Craig, 2005) Trong khi đó, (Emenyonu & Gray, 1992; Herrmann & Thomas, 1998; Archer, Pascale & McLeay, 1998; Canibano & Mora, 2000) lại cho rằng, bản chất của hòa hợp kế toán là làm tăng khả năng so sánh
của BCTC, do vậy nghiên cứu về thực tế nên được ưu tiên thực hiện hơn Garrido et al (2002) và Bayerlein et al (2012) đã tổng kết và đều cho rằng so với nghiên cứu hòa
hợp về thực hành kế toán thì số lượng nghiên cứu hòa hợp về chuẩn mực ít hơn Hầu hết các nghiên cứu trước đây hầu hết đều tập trung đo lường mức độ hòa hợp thực tế
Tiền đề của các nghiên cứu về mức độ hòa hợp thực tế sau này là nghiên cứu về hòa hợp tiêu chuẩn của Evans and Taylor (1982) Nghiên cứu này tập trung đánh giá mức độ ảnh hưởng của chuẩn mực kế toán do IASC (International Financial Reporting Standards) ban hành lên các báo cáo tài chính của các nước: Pháp, Nhật Bản, Anh, Mỹ
Trang 15và Tây Đức giai đoạn 1975- 1988 Kết quả cho thấy IASC có ảnh hưởng rất nhỏ lên
thực tế kế toán của các nước tham gia khảo sát
Đến năm 1988, Leo G Van der Tas được xem như là người tiên phong khai phá cho các nghiên cứu đo lường mức độ hòa hợp thực tế Nghiên cứu ―Measuring harmonization of Financial reporting Practice‖ của ông đề xuất sử dụng chỉ số Herfindahl (H) để đo lường hòa hợp trong một quốc gia, chỉ số I để đo lường hòa hợp
giữa các quốc gia và chỉ số Comparability (C) để đo lường sự hòa hợp về tính so sánh của các lựa chọn kế toán giữa các quốc gia Tác giả đã sử dụng báo cáo hàng năm từ năm 1978- 1984 của các quốc gia Anh, Mỹ và Hà Lan để đưa ra kết luận rằng khả năng
so sánh các lựa chọn kế toán giữa hai quốc gia là thấp và có sự gia tăng từ năm 1978 đến năm 1984 nhưng chưa đánh giá được tầm quan trọng của thay đổi chỉ số hòa hợp theo thời gian
Sau đó, năm 1995 Herrmann & Thomas công bố nghiên cứu ―Harmonization of Accounting Measurement Practices in the European Community‖ Nghiên cứu nhằm xác định mức độ hòa hợp kế toán tại châu Âu bằng cách đo lường mức độ hòa hợp thực
tế thông qua việc sử dụng báo cáo thường niên của 217 công ty lớn đến từ 08 quốc gia:
Bỉ, Đan Mạch, Pháp, Đức, Ireland, Hà Lan, Bồ Đào Nha và Anh giai đoạn 1992/93
Mức độ hòa hợp được kiểm định bằng chi bình phương, đo lường bằng chỉ số H và I
Kết quả cho thấy mức độ hòa hợp là thấp đối với kế toán lợi thế thương mại, định giá hàng tồn kho và tài sản cố định đồng thời chưa phân biệt hòa hợp trong và giữa các
quốc gia cũng như thay đổi quá trình hòa hợp
Để khắc phục vấn đề tồn tại trong nghiên cứu của Herrmann & Thomas, Archer
et al (1995) đã phát triển chỉ số C của Van der Tas bằng cách tách thành 2 chỉ số thành
phần để đo lường riêng mức độ hòa hợp quốc gia (Cw) và hòa hợp giữa các quốc gia (Cb) Nghiên cứu của Archer được thực hiện dựa trên báo cáo thường niên của 89 công
ty châu Âu có vốn nước ngoài giai đoạn 1986/87 và 1990/91 Các chính sách kế toán được phân tích chuyên sâu trong nghiên cứu này là phương pháp xử lý lợi thế thương
Trang 16mại và kế toán các khoản thuế hoãn lại Kết quả chỉ ra rằng, mức độ hòa hợp là thấp đối với cả hai khoản mục đồng thời có sự gia tăng nhẹ về mức độ hòa hợp giữa những năm 1986/87 và 1990/91
Nhược điểm tồn tại chung của các nghiên cứu này là chưa đánh giá được mức ý nghĩa của thay đổi hòa hợp qua thời gian cuối cùng được Canibano & Mora (2000), Aisbitt & Nobes (2001) giải quyết bởi kiểm định chi bình phương Kiểm định chi bình phương cũng được dùng trong bài nghiên cứu của Songlan Peng (2005) và Lasmin (2011)
Dữ liệu nghiên cứu được sử dụng để đo lường mức độ hòa hợp thực tế là thông tin kế toán được trình bày trên BCTC của công ty Tuy nhiên, bởi vì nghiên cứu về hòa hợp chuẩn mực và hòa hợp thực tế có sự khác nhau đáng kể nên các chỉ số được dùng trong nghiên cứu về hòa hợp thực tế được xem như không có giá trị để đánh giá hòa
hợp chuẩn mực Vì lý do đó, một số nhà nghiên cứu như: Adhikari and Tondkar (1992), Rahman et al (1996), Lainez et al (1996), Garrido et al (2002), Fontes et al (2005), Ding et al (2007), Qu and Zhang (2010) đã bắt đầu phát triển những phương pháp mới để đo lường sự tiến bộ trong hòa hợp về chuẩn mực, tập trung vào các yêu cầu của những quy định kế toán ở các quốc gia khác nhau Họ tiến hành nghiên cứu hòa hợp từ giai đoạn kế toán thử nghiệm cho đến giai đoạn phương pháp luận và cuối cùng đưa ra phương pháp nghiên cứu Theo đó, bất kỳ vấn đề kế toán của quốc gia nào cũng có thể được đánh giá trong khuôn khổ của các thiết kế nghiên cứu này Đây đều là
những nghiên cứu có ý nghĩa quan trọng và đóng góp đáng kể cho lĩnh vực này
Các nghiên cứu hòa hợp về chuẩn mực là nghiên cứu về các quy định kế toán, tuy nhiên mỗi nghiên cứu có trọng tâm riêng và được chia thành các dòng nghiên cứu khác nhau: (1) khám phá sự khác biệt quan trọng giữa chuẩn mực quốc gia và IAS/IFRS; (2) khám phá những thuận lợi và khó khăn khi hội tụ CMKT quốc gia với IAS/IFRS, (3) đánh giá ảnh hưởng của sự khác biệt giữa các chuẩn mực quốc gia với IAS/IFRS đến
chất lượng thông tin kế toán và (4) lượng hóa mức độ hài hòa về chuẩn mực của các
Trang 17quy định kế toán (Phạm Hoài Hương, 2012) Để phù hợp với mục tiêu nghiên cứu, bài
viết tập trung tổng kết dòng nghiên cứu thứ tư
Nair and Frank (1980) gần như là tác giả đầu tiên tiến hành nghiên cứu về hòa
hợp chuẩn mực Nghiên cứu chú trọng đánh giá mức độ tiêu chuẩn hóa chuẩn mực kế toán của các quốc gia khi có sự ra đời của IASC Nguồn dữ liệu của họ là Bảng khảo sát của Price Waterhouse & Co về các quy định kế toán của 37 quốc gia năm 1973 và
46 quốc gia năm 1975 Kết quả thể hiện rằng mức độ hòa hợp giữa các chuẩn mực kế toán có tăng lên cùng với sự hình thành của IASC
Năm 1984, McKinnon and Janell phân tích ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp ảnh hưởng của chuẩn mực kế toán do IASC ban hành Nghiên cứu được thực hiện dựa trên khảo sát của Price Waterhouse & Co về quy định kế toán tại 64 quốc gia năm 1979
Kết quả cho thấy IASC đã không thành công trong việc thay đổi các chuẩn mực hiện
tại hoặc ban hành các chuẩn mực mới
Doupnik and Taylor (1985) đã sử dụng bảng câu hỏi và bảng khảo sát của Price Waterhouse & Co về quy định kế toán của 16 nước Tây Âu năm 1979 để đánh giá
mức độ tuân thủ chuẩn mực kế toán qua thời gian Kết quả thu được chứng minh rằng
có sự gia tăng mức độ tuân thủ chuẩn mực của IASC tại 16 quốc gia này
Adhikari and Tondkar (1992) trong nghiên cứu của mình đã đưa ra mô hình công
bố xuyên quốc gia để xem xét mối quan hệ giữa các yếu tố môi trường và yêu cầu công
bố thông tin kế toán của 35 thị trường chứng khoán ở các nước khác nhau Năm yếu tố môi trường được lựa chọn là: mức độ phát triển kinh tế, loại hình kinh tế, quy mô của thị trường chứng khoán, hoạt động của thị trường và phân tán quyền sở hữu cổ phiếu
tại thị trường chứng khoán Kết quả tổng thể thu được từ mô hình hồi quy dữ liệu chéo
chỉ ra rằng các yếu tố môi trường có ảnh hưởng đến yêu cầu công bố thông tin kế toán của các sàn giao dịch mỗi quốc gia
Rahman et al (1996) trong nghiên cứu ―Measurement of formal harmonisation in accounting: An exploratory study‖ đã đo lường mức độ hòa hợp chuẩn mực giữa hai
Trang 18quốc gia là Úc và New Zealand Nguồn dữ liệu của họ là các yêu cầu về công bố và đo lường thông tin được quy định tại các CMKT, yêu cầu của Ủy ban chứng khoán và luật pháp mỗi nước Những yêu cầu về công bố và đo lường trong mỗi mục được xem là dữ
liệu rời rạc Các nguyên tắc kế toán được phân loại thành những mục: ―Bắt buộc‖,
―Cho phép‖, ―Không quy định‖ và ―Không cấm‖ Hệ số ―exact matches‖ được tính cho
mỗi quy định về công bố và đo lường, sử dụng khoảng cách Mahalanobis để đo lường khoảng cách của các mục Kết quả bài nghiên cứu cho thấy mức độ hòa hợp về yêu cầu
đo lường cao hơn mức độ hòa hợp về yêu cầu công bố thông tin Tuy nhiên có ý kiến cho rằng là khoảng cách Mahalanobis là tuyệt đối nên sẽ không giải thích thỏa đáng
mức độ hòa hợp, vì khoảng cách Mahalanobis chủ yếu được sử dụng để đo lường các biến liên tục trong khi đó các yêu cầu về công bố và đo lường được xem là dữ liệu rời
rạc (Fontes et al., 2005; Qu and Zhang, 2010) Mặc dù có những hạn chế về vấn đề đo lường nhưng nghiên cứu này đã cung cấp một cái nhìn mới về hòa hợp chuẩn mực Đưa ra một khía cạnh đánh giá khác với Rahman et al., Garrido et al (2002) đã
thực hiện nghiên cứu sự tiến bộ của CMKT theo chiều dọc, nghĩa là nghiên cứu theo
tiến trình thời gian Họ sử dụng khoảng cách Euclide để đánh giá tiến bộ của IASC qua
ba giai đoạn của quá trình thiết lập CMKT: (a) 1973- 1988, (b) 1989- 1995, (c) 1995
trở về sau Phân tích thực nghiệm của họ bao gồm 20 vấn đề của IAS đã được cải thiện trong thời gian tồn tại của IASC và các nguyên tắc kế toán trong CMKT được phân
loại theo nghiên cứu của Rahman et al (1996) Kết quả cho thấy IASC đã thực hiện được một tiến trình hòa hợp đáng kể thông qua các IAS được chỉnh sửa, bổ sung hoặc ban hành mới, do đó tính so sánh các thông tin tài chính được cải thiện Mặc dù nghiên
cứu này cho thấy sự tiến bộ trong nghiên cứu đo lường hài hòa chuẩn mực nhưng cũng còn một số tồn tại như khoảng cách Euclide là tuyệt đối nên chỉ cho thấy sự khác nhau của các mục được so sánh mà không thể hiện được sự tương đồng (Qu and Zhang, 2010)
Trang 19Nhận thấy được lỗ hổng còn tồn tại trong các nghiên cứu trước, Fontes, Rodrigues and Craig (2005) đã đề xuất sử dụng hệ số Jaccard (Jaccard’s coefficient) nhằm đo lường các đặc điểm giống nhau và hệ số tương quan Spearman (Spearman’s coefficient) kết hợp với khoảng cách Euclide để đánh giá sự tiến bộ của hòa hợp chuẩn
mực giữa hai bộ CMKT của Bồ Đào Nha (PAS) và IFRS từ năm 1977- 2003 Họ đã phân tích dựa vào 43 yêu cầu kế toán trong CMKT Bồ Đào Nha tương ứng với IFRS qua ba giai đoạn của hội tụ kế toán Kết quả chỉ ra rằng dùng hệ số Jaccard, hệ số Spearman là phù hợp hơn để đo lường mức độ hòa hợp chuẩn mực quốc gia với IAS so
với sử dụng phương pháp khoảng cách Euclide Phương pháp tiếp cận của Fontes et al
thể hiện bước tiến quan trọng trong lý thuyết về đo lường hòa hợp chuẩn mực, tuy nhiên chỉ thích hợp với các quy định kế toán có nhiều phương pháp thay thế
Nghiên cứu của Ding et al (2007) ―Differences between domestic accounting standards and IAS: Measurement, determinants and implications‖ phân tích về sự ảnh hưởng của những khác biệt giữa CMKT trong nước (Domestic Accounting Standars- DAS) và IAS bằng cách dùng chỉ số ―Absence‖ và ―Divergence‖ Chỉ số ―Absence‖ đo lường sự khác biệt các nguyên tắc kế toán không được quy định trong CMKT trong nước nhưng được quy định trong IAS Chỉ số ―Divergence‖ phản ánh sự khác biệt trong các nguyên tắc kế toán được quy định ở CMKT trong nước và IAS cho cùng một
sự kiện kế toán Ding và cộng sự đã xác định ra 111 khoản mục dựa trên các quy định
về ghi nhận, đo lường, công bố thông tin để tính toán chỉ số ―Absence‖ và chỉ số
―Divergence‖ tại 30 quốc gia năm 2001 Kết quả của bài nghiên cứu cho thấy chỉ số
―Absence‖ cao hơn ở các nước kém phát triển và chỉ số ―Divergence‖ cao hơn ở các nước có nền kinh tế phát triển
Bae et al (2008) trong nghiên cứu ―International GAAP Differences: The Impact
on Foreign Analysts‖ đã kiểm tra sự khác biệt về CMKT của 1.176 ―cặp mẫu‖ (country- pairs) các quốc gia khác nhau thông qua danh sách gồm 21 nguyên tắc kế toán quan trọng dựa trên một cuộc khảo sát các nguyên tắc kế toán được chấp nhận
Trang 20chung (GAAP) năm 2001 Hai phương pháp được phát triển để tiến hành nghiên cứu này như sau Thứ nhất, với mỗi mục IAS trong danh sách, một ―cặp mẫu‖ được gán giá trị ―0‖ nếu cả hai quốc gia đều phù hợp với IAS ―Cặp mẫu‖ được gán giá trị ―1‖ nếu
chỉ một quốc gia phù hợp với IAS Phương pháp thứ hai, mỗi mục IAS được gán giá trị
―1‖ nếu nguyên tắc kế toán quốc gia đó phù hợp với IAS và được gán giá trị ―0‖ nếu là không phù hợp Tuy nhiên, hai phương pháp này không cho thấy trường hợp cả hai
quốc gia trong cặp mẫu đều khác biệt so với IAS
Các nghiên cứu được đề cập ở trên chủ yếu tập trung vào hòa hợp tại châu Âu Ở khu vực châu Á nói chung và Đông Nam Á nói riêng, nhiều nhà nghiên cứu cũng đã hòa nhịp với tiến trình chung, tiến hành các nghiên cứu đo lường mức độ hòa hợp kế toán về cả thực tế và chuẩn mực Có thể kế đến như: Craig and Diga (1996), Saudagaran and Diga (1998; 2000), Haniffa and Cooke (2002), Yapa (2004), Peng and Smith (2010), Qu and Zhang (2010), Lasmin (2011), N Likitwongkajon (2012),…Trong đó nổi lên các nghiên cứu được thực hiện tại Trung Quốc và Indonesia- những quốc gia đang phát triển, tác giả sẽ tập trung vào các nghiên cứu này trong phần trình bày dưới đây
Nghiên cứu ―The harmonization of Chinese accounting standards with international accounting standards: an empirical evaluation‖ của Songlan Peng (2005)
đã đo lường mức độ hài hòa CMKT Trung Quốc giai đoạn từ năm 1990- 2002 Nghiên
cứu của Peng tập trung đánh giá liệu những nỗ lực của Trung Quốc trong việc hòa hợp
với IAS có thành công hay không Bốn câu hỏi và tám giả thiết nghiên cứu đã được xây dựng để đánh giá mức độ hòa hợp thời điểm và mức độ hòa hợp liệu có tăng lên tương ứng sau mỗi đợt ban hành GAAP Trung Quốc hay không Tác giả đã dùng GAAP Trung Quốc ban hành năm 1992, 1998 và 2001 so sánh với IAS để đánh giá mức độ hòa hợp Mẫu nghiên cứu là các báo cáo thường niên năm 1999 và 2002 của 79 công ty niêm yết phát hành cả cổ phiếu A và cổ phiếu B Nghiên cứu sử dụng các phương pháp đo lường khác nhau: cấp bậc xếp hạng gần gũi, chỉ số phù hợp
Trang 21(compliance index), chỉ số nhất quán (consistency index), chỉ số bảo thủ (conservatism index) Kết quả cho thấy rằng, việc cải cách các chính sách kế toán đã làm gia tăng mức độ hòa hợp giữa GAAP Trung Quốc và IAS Tuy nhiên, vẫn còn những khác biệt
lớn trong phương pháp đo lường tài chính quan trọng Kết quả nghiên cứu đồng thời cũng cung cấp các bằng chứng rõ ràng là hòa hợp về chuẩn mực kế toán có liên quan
mật thiết đến hòa hợp về thực tế như: cải thiện tính tuân thủ của các công ty niêm yết Trung Quốc với IAS, làm tăng khả năng so sánh của các lựa chọn kế toán tại các công
ty mà báo cáo thường niên được lập theo GAAP Trung Quốc và IAS, thu hẹp khoảng cách trong việc ghi nhận thu nhập thuần của GAAP Trung Quốc và IAS
Phát triển từ nghiên cứu của mình năm 2005, Peng and Smith (2010) đã đưa ra phương pháp tiếp cận khác để đo lường mức độ hòa hợp CMKT Trung Quốc giai đoạn
từ năm 1992- 2006 Những khoản mục đo lường chính là những đoạn chính (được in đậm) trong IFRS 2006, được phân loại theo thứ tự xếp hạng: ―hoàn toàn hòa hợp‖,
―hòa hợp căn bản‖ và ―không hòa hợp‖ Tuy nhiên, các tác giả chưa giải thích rõ như
thế nào là ―hòa hợp căn bản‖ và hạn chế khác là tác giả đánh giá mức độ hòa hợp của CMKT Trung Quốc bao gồm các khoản mục thể hiện ―hoàn toàn hòa hợp‖ và ―hòa hợp căn bản‖ trong khi tác giả phản ánh ở các mức độ hòa hợp khác nhau Kết quả cho thấy
mức độ hòa hợp CMKT Trung Quốc và IFRS có cải thiện trong giai đoạn 1992- 2006,
từ 20% năm 1992, 35% năm 1998, 49% năm 2001 tới 77 % năm 2006
Nghiên cứu gần đây của Qu and Zhang (2010) đã đưa ra một phương pháp mới để
đo lường mức độ hòa hợp giữa CMKT Trung Quốc và IAS/ IFRS: Phân tích gom cụm
mờ Phương pháp này đo lường mức độ hòa hợp một cách hợp lý hơn và cung cấp nhiều thông tin hơn, giải quyết đa dạng hơn về các khía cạnh của đo lường kế toán của các nghiên cứu về sự hội tụ chuẩn mực kế toán trước đó Mỗi chuẩn mực được phân tích thành các mục 6 (vấn đề) chính: các định nghĩa, phạm vi của chuẩn mực, ghi nhận, tiêu chuẩn đo lường, phương pháp đo lường, đo lường lại vào cuối kỳ Trên cơ cở đó,
so sánh CMKT Trung Quốc với IAS/IFRS theo từng mục: ―0‖- khác biệt hoàn toàn
Trang 22(Complete difference), ―0.3‖- có hòa hợp nhưng tồn tại một vài khác biệt quan trọng (Substantial difference), ―0.7‖- căn bản giống nhau (Substantial match) và ―1‖- giống nhau hoàn toàn (Complete match) Hạn chế của họ là đã không định nghĩa rõ các khái niệm ―Substantial match‖ và ―Substantial difference‖ Kết quả của nghiên cứu cho thấy
CMKT Trung Quốc ban hành năm 2006 đã đạt được mục tiêu hội tụ đáng kể với IFRS
2005, mức độ hội tụ đạt xấp xỉ 75%
Lasmin (2011) đo lường mức độ hòa hợp giữa CMKT Indonesia (PSAK) và IFRS Để đo lường mức độ hòa hợp chuẩn mực, Lasmin sử dụng hệ số Jaccard, hệ số tương quan Spearman, khoảng cách Euclide và kiểm định chi bình phương với dữ liệu nghiên cứu là 43 phương pháp kế toán trong 18 IAS của IFRS năm 2007 và các tiêu chuẩn tương ứng trong PASK năm 2003 và 2007 Để đo lường mức độ hòa hợp về thực
tế, Lasmin sử dụng chỉ số H, chỉ số I và kiểm định chi bình phương để khảo sát BCTC của 100 công ty niêm yết tại Indonesia năm 2004 và năm 2008 Kết quả kiểm định chi bình phương cho thấy tần số quan sát của chuẩn mực kế toán của Indonesia năm 2003 khác rất nhiều so tần số quan sát của chuẩn mực kế toán của Indonesia năm 2007 Điều
đó cũng cho thấy những nỗ lực của Indonesia nhằm gia tăng mức độ hòa hợp giữa PSAK và IFRS đã thành công
Đối với riêng Việt Nam, vấn đề đo lường mức độ hòa hợp với chuẩn mực quốc tế cũng bắt đầu nhận được sự quan tâm đáng kể từ giới học thuật Nổi bật lên trong đó là nghiên cứu của Phạm Hoài Hương (2012), đo lường mức độ hòa hợp giữa VAS và IAS/IFRS thông qua các chỉ số hài hòa về mặt đo lường (M-DJCS), khai báo thông tin (D-DJCS) và tổng hợp (0-DJCS) Các chỉ số DJCS dao động từ 0% đến 100% 0% thể
hiện sự khác nhau hoàn toàn giữa VAS và IAS/IFRS trong khi 100% thể hiện sự giống nhau hoàn toàn giữa VAS và IAS/IFRS Tác giả đã phân tích mỗi chuẩn mực thành các mục (vấn đề) chính và so sánh VAS với IAS/IFRS theo từng mục Thang đánh giá từ 0 đến 1 được dùng để đánh giá mức độ giống nhau giữa VAS và IAS/IFRS theo từng
mục (sub- score) ―0‖ thể hiện sự khác nhau hoàn toàn, trong khi ―1‖ thể hiện sự giống
Trang 23nhau hoàn toàn Trong trường hợp phương pháp xử lý liên quan đến cùng một vấn đề
kế toán không hoàn toàn giống và cũng không hoàn toàn khác nhau giữa VAS và IAS/IFRS thì mức độ hòa hợp được đánh giá là một giá trị nằm trong khoảng (0;1) Để định lượng mức độ giống nhau cho từng mục một cách hợp lý, mỗi mục được phân tích thành các tiểu mục (nếu có thể), khi đó mức độ giống nhau của từng mục (sub- score) được tính bằng tỉ lệ các tiểu mục giống nhau giữa VAS và IAS/IFRS Kết quả nghiên
cứu cho thấy mức độ hòa hợp của VAS với IAS/IFRS liên quan đến 10 chuẩn mực được nghiên cứu biến động trong khoảng từ 14,3% đến 87,5%, mức bình quân là 68% Các chuẩn mực về doanh thu và chi phí có mức độ hòa hợp cao hơn các chuẩn mực về tài sản Cụ thể, các chuẩn mực ―Doanh thu và thu nhập khác‖ và ―Chi phí lãi vay‖ cùng
có mức độ hòa hợp cao nhất (87,5%), trong khi chuẩn mực ―Kế toán các khoản đầu tư vào công ty liên kết‖ có mức độ hòa hợp thấp (14,3%) Các chuẩn mực như ―Tài sản cố định vô hình‖, ―Thông tin tài chính về các khoản vốn góp liên doanh‖ và ―Ảnh hưởng
của việc thay đổi tỉ giá hối đoái‖ có mức độ hòa hợp thấp hơn mức trung bình Mức độ hòa hợp bình quân về đo lường (81,2%) cao hơn nhiều so với mức độ hòa hợp bình quân về khai báo thông tin (57%)
Trần Hồng Vân (2014) trên cơ sở bài nghiên cứu của tác giả Yu & Qu (2009) đã
sử dụng các hệ số: hệ số Jaccard có điều chỉnh (Modified Jaccard's Coefficient), chỉ số Absence, chỉ số Divergence, khoảng cách Average để đo lường mức độ hòa hợp giữa VAS và IAS/IFRS trong việc lập và trình bày BCTC hợp nhất Dữ liệu được sử dụng là các nguyên tắc kế toán lập và trình bày BCTC hợp nhất từ các văn bản pháp luật có liên quan tại Việt Nam và từ IAS/IFRS Kết luận rút ra là: không có bằng chứng để kết
luận rằng CMKT của Việt Nam về lập và trình bày BCTC hợp nhất có mức độ hòa hợp cao với các IAS được ban hành trước năm 2004 và có bằng chứng để kết luận rằng CMKT của Việt Nam về lập và trình bày BCTC hợp nhất có mức độ hòa hợp thấp so
với các IAS/IFRS được ban hành năm 2004
Trang 24Nguyễn Thị Thu Hiền (2015) đã sử dụng phương pháp phân tích nội dung (content analysis) đo lường mức độ hòa hợp các quy định của Việt Nam về công bố thông tin công cụ tài chính trước và sau khi ban hành thông tư 210/2009/TT-BTC Tổng số các yêu cầu công bố thông tin sẽ khảo sát cho giai đoạn 2 (sau năm 2009) là
69 khoản mục tương ứng với 15 nhóm; giai đoạn 1 (từ năm 2005 đến cuối năm 2009)
sẽ ít hơn 5 khoản mục Tác giả đã sử dụng kiểm định chi bình phương để đánh giá ý nghĩa của sử thay đổi mức độ hòa hợp sau khi thông tư 210/2009/TT-BTC được ban hành Kết quả cho thấy mức độ hòa hợp quy định công bố công cụ tài chính trên BCTC ngân hàng Việt Nam so với IFRS hiện nay chưa cao 68% Nghiên cứu cũng đưa ra bằng chứng có ý nghĩa thống kê ủng hộ quan điểm rằng thông tư 210/2009/TT-BTC đã góp phần cải thiện được mức hòa hợp quy định công bố công cụ tài chính tăng lên đáng
kể so với trước Bên cạnh đó cũng chính vì vậy giúp cho mức độ hòa hợp về công bố công cụ tài chính của ngân hàng cao hơn so với mức độ hòa hợp chung
Như vậy, bằng các phương pháp khác nhau: phương pháp phân tích gom cụm mờ, phương pháp phân tích nội dung, khoảng cách Euclide, khoảng cách Mahalanobis, hệ
số Jaccard, hệ số tương quan Spearman,…Các nghiên cứu trên thế giới cho thấy mức
độ hòa hợp khác nhau của các bộ CMKT quốc gia với CMKT quốc tế
Dưới đây là bảng tổng hợp các nghiên cứu về đo lường mức độ hòa hợp kế toán theo tiến trình thời gian (bao gồm cả hòa hợp về chuẩn mực và hòa hợp về thực tế)
Trang 25Bảng 1.1: Tổng hợp các nghiên cứu về hòa hợp kế toán
Tác gi ả
nghiên c ứu
M ục tiêu nghiên c ứu D ữ liệu nghiên cứu
Bảng khảo sát của Price Waterhouse & Co về các quy định kế toán của 37
quốc gia năm 1973 và 46
quốc gia năm 1975
Định tính
Mức độ hòa hợp giữa các chuẩn mực kế toán có tăng lên cùng với sự hình thành
1988
Định tính
IASC có ảnh hưởng rất nhỏ lên thực tế kế toán của các nước tham gia khảo sát
McKinnon
and Janell
(1984)
Hòa hợp chuẩn mực
Bảng khảo sát của Price Waterhouse & Co về quy định kế toán tại 64 quốc gia năm 1979
Bảng câu hỏi và bảng khảo sát của Price Waterhouse
& Co về quy định kế toán
của 16 nước Tây Âu năm
1979
Định tính
Có sự gia tăng mức độ tuân
thủ chuẩn mực của IASC tại
16 quốc gia này nhưng vẫn tồn tại nhiều khác biệt
Doupnik
(1987)
Hòa hợp chuẩn mực
Báo cáo thường niên của
46 quốc gia trong năm
183
Định tính
Có sự cải thiện mức độ hòa hợp với IAS từ năm 1975 đến 1983
Van der Tas
Chỉ số H, I,
C
Khả năng so sánh các lựa chọn kế toán giữa hai quốc gia là thấp và có sự gia tăng
từ năm 1978 đến năm 1984
Trang 2635 thị trường chứng khoán
ở các nước khác nhau Định tính
Các yếu tố môi trường có ảnh hưởng đến yêu cầu công bố thông tin kế toán của các sàn giao dịch mỗi quốc gia
Kiểm định
bằng chi bình phương, chỉ
số H và I
Mức độ hòa hợp là thấp đối
với kế toán lợi thế thương
mại, định giá hàng tồn kho
và tài sản cố định đồng thời chưa phân biệt hòa hợp trong
và giữa các quốc gia cũng như thay đổi quá trình hòa
Báo cáo thường niên của
89 công ty châu Âu có vốn nước ngoài giai đoạn 1986/87 và 1990/91
mức độ hòa hợp giữa những năm 1986/87 và 1990/91
Rahman et
al (1996)
Hòa hợp chuẩn mực
Đo lường mức độ hòa hợp chuẩn mực giữa Úc và New Zealand
Khoảng cách
Mahalanobis
Mức độ hòa hợp về yêu cầu
đo lường cao hơn mức độ hòa hợp về yêu cầu công bố thông tin
Garrido et
al (2002)
Hòa hợp chuẩn mực
Chuẩn mực kế toán do IASB ban hành hoặc sửa đổi năm 1973
Khoảng cách Euclide
IASC đã thực hiện được một
tiến trình hòa hợp đáng kể thông qua các IAS được
chỉnh sửa, bổ sung hoặc ban hành mới, do đo tính so sánh
Trang 27các thông tin tài chính được
43 yêu cầu kế toán trong CMKT Bồ Đào Nha tương ứng với IFRS qua ba giai đoạn của hội tụ kế toán
Hệ số Jaccard, Spearman, khoảng cách Euclide
Dùng hệ số Jaccard và Spearman là phù hợp hơn để
đo lường mức độ hòa hợp chuẩn mực quốc gia với IAS
so với sử dụng phương pháp khoảng cách Euclide
Ding et al
(2007)
Hòa hợp chuẩn mực
111 khoản mục dựa trên các quy định về ghi nhận,
đo lường, công bố thông tin tại 30 quốc gia năm
2001
Chỉ số Absencev
và Divergence
Chỉ số Absence cao hơn ở các nước kém phát triển và
chỉ số Divergence cao hơn ở các nước có nền kinh tế phát triển
Bae et al
(2008)
Hòa hợp chuẩn mực
21 nguyên tắc kế toán quan trọng dựa trên một
cuộc khảo sát GAAP năm
2001
Gán giá trị cho 1.176
―cặp mẫu‖
Không cho thấy trường hợp
cả hai quốc gia trong cặp
mẫu đều khác biệt so với IAS
Songlan
Peng(2005)
Hòa hợp chuẩn mực
Bác báo cáo thường niên năm 1999 và 2002 của 79 công ty niêm yết phát hành
cả cổ phiếu A và cổ phiếu
B
Cấp bậc xếp
hạng gần gũi, chỉ số phù hợp, chỉ
số nhất quán, chỉ số
bảo thủ
Việc cải cách các chính sách
kế toán đã làm gia tăng mức
độ hòa hợp giữa GAAP Trung Quốc và IAS Tuy nhiên vẫn còn tồn tại những khác biệt lớn trong phương pháp đo lường tài chính quan
Những khoản mục đo lường chính là những đoạn chính (được in đậm) trong IFRS 2006
Thống kê
mô tả
Mức độ hòa hợp CMKT Trung Quốc và IFRS có cải thiện trong giai đoạn 1992-
2006, từ 20% năm 1992,
Trang 2833 CMKT trong bộ CMKT
mới của Trung Quốc
Phân tích gom cụm
mờ
CMKT Trung Quốc ban hành năm 2006 đã đạt được mục tiêu hội tụ đáng kể với IFRS
43 phương pháp kế toán trong 18 IAS của IFRS năm 2007 và các tiêu chuẩn tương ứng trong PASK năm 2003 và 2007
Chỉ số H, I
và kiểm định chi bình phương
Những nỗ lực của Indonesia nhằm gia tăng mức độ hòa hợp giữa PSAK và IFRS đã thành công
Ph ạm Hoài
Hương
(2012)
Hòa hợp chuẩn mực 10 CMKT Việt Nam
Chỉ số DJCS, D-DJCS và 0-DJCS
M-Mức độ hòa hợp của VAS
với IAS/IFRS liên quan đến
10 chuẩn mực được nghiên
cứu biến động trong khoảng
từ 14,3% đến 87,5%, mức bình quân là 68% Các chuẩn
mực về doanh thu và chi phí
có mức độ hòa hợp cao hơn các chuẩn mực về tài sản
Tr ần Hồng
Vân (2014)
Hòa hợp chuẩn mực
VAS và IAS/IFRS trong
việc lập và trình bày BCTC hợp nhất
Hệ số Jaccard có điều chỉnh,
chỉ số Absence, Divergence, khoảng cách Average
Không có bằng chứng để kết
luận rằng CMKT của Việt Nam về lập và trình bày BCTC hợp nhất có mức độ hòa hợp cao với các IAS được ban hành trước năm
2004
Trang 29Nguyễn Thị
Thu Hiền
(2015)
Hòa hợp chuẩn mực
Các quy định của Việt Nam về yêu cầu công bố thông tin về công cụ tài chính trên BCTC của ngân hàng qua 2 giai đoạn:
trước và sau khi ban hành Thông tư 210/2009/TT-BTC
Phân tích
nội dung và
kiểm định chi bình phương
Mức độ hòa hợp quy định công bố công cụ tài chính trên BCTC ngân hàng Việt Nam so với IFRS hiện nay chưa cao 68% và TT 210 góp phần cải thiện mức độ hòa hợp hơn so với trước đây
(Ngu ồn: Tác giả tự tổng hợp)
KHOẢNG TRỐNG NGHIÊN CỨU VÀ HƯỚNG NGHIÊN CỨU ĐỀ NGHỊ
Hầu hết các nghiên cứu trước đây đóng góp cho lý thuyết về hòa hợp tại một thời điểm trong khi tương đối ít các nghiên cứu đánh giá quá trình hòa hợp Trong hiểu biết của mình, tác giả chưa thấy nghiên cứu nào đánh giá mức độ hòa hợp về chuẩn mực
Hợp đồng xây dựng tại Việt Nam, mặc dù đây là các chuẩn mực quan trọng chi phối các doanh nghiệp trong lĩnh vực xây lắp- lĩnh vực đang ngày càng thể hiện được tầm quan trọng của mình Đây được xem là khoảng trống để tác giả thực hiện luận văn này Bên cạnh đó, các nghiên cứu trước đã sử dụng đánh giá ý nghĩa thay đổi giá trị chỉ số hòa hợp giữa các thời điểm bộc lộ mức độ khác biệt về phương pháp luận cũng như kết
luận còn tranh cãi Từ đó, trong nghiên cứu này tác giả chọn hướng nghiên cứu hòa
hợp chuẩn mực về đo lường tập trung vào hai mục tiêu:
Đo lường mức độ hòa hợp các quy định của Việt Nam về Hợp đồng xây dựng với IAS/IFRS trước và sau khi ban hành IFRS 15
Đánh giá ý nghĩa của sự thay đổi mức độ hòa hợp về chuẩn mực này
Trang 30K ết luận chương 1
Thông qua bảng tổng hợp, ta thấy được một cách tổng quan các phương pháp cũng như kết quả nghiên cứu được nhiều nhà nghiên cứu thực hiện trong suốt một thời gian rất dài về mức độ hòa hợp kế toán Trong đó nổi bật lên nghiên cứu của Qu and Zhang (2010) đề xuất phương pháp phân tích cụm mờ và nghiên cứu của Nguyễn Thị Thu Hiền (2015) sử dụng phương pháp phân tích nội dung để đo lường sự mức độ hòa
hợp của CMKT quốc gia và IAS/IFRS Kết hợp bảng tổng hợp và hai nghiên cứu trên, tác giả đã đưa ra hướng nghiên cứu đề nghị cho đề tài của mình
Trang 31CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ ĐO LƯỜNG MỨC ĐỘ HÒA HỢP GIỮA CHUẨN
M ỰC KẾ TOÁN VIỆT NAM VÀ CHUẨN MỰC KẾ TOÁN QUỐC TẾ VỀ HỢP
ĐỒNG XÂY DỰNG
2.1 Tổng quan về hòa hợp kế toán quốc tế
2.1.1 Khái niệm hòa hợp kế toán quốc tế
Tương tự như khi nghiên cứu các thuật ngữ khác, hòa hợp kế toán quốc tế đã được định nghĩa theo rất nhiều cách khác nhau trong các nghiên cứu trước đây Trong
luận văn này, tác giả phân biệt ba thuật ngữ được sử dụng phổ biến trong nghiên cứu
về hoà hợp:
- Hòa hợp: Harmonization/ harmonisation
- Tiêu chuẩn hóa: Standardization
- Hội tụ: Convergence
Van der Tas (1988, 1992) cho rằng hòa hợp là sự phối hợp điều chỉnh của hai hay nhiều đối tượng Mục đích của quá trình hòa hợp là tăng tính so sánh được của thông tin kế toán, bằng cách giảm thiểu khác biệt về thực hành kế toán giữa các quốc gia (Walton et al, 2003; Nobes và Parker, 2006) Còn theo Tay and Parker (1990) quá trình hòa hợp là sự chuyển hóa từ trạng thái đa dạng các phương pháp kế toán sang trạng thái hài hòa, điều này có nghĩa là chỉ một số ít các phương pháp kế toán được các doanh nghiệp lựa chọn để áp dụng thay vì sự đa dạng phương pháp kế toán như trước đây Đồng thời, nghiên cứu cũng phân biệt khái niệm ―hòa hợp‖ và ―tiêu chuẩn hóa‖ Theo đó, quá trình tiêu chuẩn hóa là sự chuyển hóa sang trạng thái thống nhất Như
vậy, ―tiêu chuẩn hóa‖ bao hàm cả sự ―hòa hợp‖ và sau đó là sự giảm thiểu các lựa chọn
về phương pháp kế toán
―Hội tụ‖ được hiểu là quá trình phát triển hướng đến một hệ thống CMKT toàn
cầu chất lượng cao Khái niệm ―hội tụ‖ được chính thức nhắc tới khi IASC được cải tổ
Trang 32để hình thành IASB năm 2001 Mục tiêu của IASB thay đổi đáng kể so với IASC, trong đó hướng đến việc hình thành một bộ chuẩn mực BCTC chất lượng cao toàn cầu phục vụ cho các nhà đầu tư trên thị trường vốn cũng như các bên liên quan trong việc đưa ra các quyết định kinh tế; đồng thời thúc đẩy quá trình hội tụ chuẩn mực kế toán
quốc gia và chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế (IASC Foundation, 2010) Thuật ngữ
―hội tụ‖ bắt đầu được sử dụng chính thức để thay thế cho thuật ngữ ―hòa hợp‖ trước đây
Herz and Petrone (2005) nhìn nhận hội tụ là quá trình mà tiền thân là ―hòa hợp‖
rồi ―quốc tế hóa‖ đến nay là ―hội tụ‖ Hội tụ kế toán quốc tế nhằm thiết lập chuẩn mực
chất lượng cao để cải thiện so sánh phạm vi quốc tế về thông tin tài chính, giảm chi phí cho người sử dụng, nhà đầu tư, kiểm toán nhằm phát triển thị trường vốn toàn cầu Qu and Zhang (2010) cho rằng hội tụ là hướng đến một điểm duy nhất để đạt sự thống nhất chung Việc phát triển chuẩn mực của IASB là sự chuyển đổi từ hòa hợp sang hội tụ
Hội tụ được xem là quá trình ―tiêu chuẩn hóa‖ chuẩn mực Hòa hợp và hội tụ không đối lập nhau, cả hai thuật ngữ này phản ánh quá trình phát triển của chuẩn mực kế toán
ở những mức độ khác nhau
2.1.2 Phân loại hòa hợp kế toán quốc tế
Hòa hợp kế toán bao gồm hòa hợp chuẩn mực (formal/ de jure) và hòa hợp thực
tế (material/ de facto) (Van der Tas, 1988, 1992; Canibano and Mora, 2000; Garrido et al., 2002)
- Hòa hợp về chuẩn mực: thể hiện sự hòa hợp thông qua các chuẩn mực và quy
định của các tổ chức lập quy Nó liên quan đến tính nhất quán của các quy định
và luật lệ kế toán
- Hòa hợp về thực tế: việc áp dụng các chính sách, quy định kế toán trong thực tế
tại các công ty
Trang 33Theo Van der Tas (1992), hòa hợp CMKT và hòa hợp thực tế kế toán cần được nghiên cứu dưới hai góc độ: hòa hợp về mặt công bố thông tin (disclosure harmonization) và hòa hợp về mặt đo lường (mearsurement harmonization), trong đó:
- Hòa hợp về mặt đo lường: là hòa hợp về phương pháp kế toán được lựa chọn
Mục tiêu của hòa hợp CMKT về đo lường là tránh hoặc loại bỏ các chuẩn
mực mâu thuẫn hoặc các khác biệt cơ bản
Mục tiêu của hòa hợp thực tế kế toán về đo lường là tăng khả năng có thể so sánh được của các BCTC
Để BCTC có thể so sánh được, các công ty phải chọn cùng một phương pháp kế toán cho các nội dung kinh tế có cùng bản chất Việc lựa chọn cùng một phương pháp
kế toán như vậy sẽ giới hạn được một trong các yếu tố làm các chỉ số của BCTC khác
biệt mà không xuất phát từ khác biệt về kết quả hoạt động
- Hòa hợp về mặt công bố thông tin: là hòa hợp về mức độ khai báo thông tin
(số lượng và chi tiết của các thông tin được trình bày trên BCTC)
Mục tiêu của hòa hợp CMKT về công bố thông tin là đạt được những tiêu chuẩn chung tối thiểu về mức độ khai báo thông tin
Mục tiêu của hòa hợp thực tế về công bố thông tin là các BCTC của các công ty cùng công bố một số các thông tin xác định ở cùng một mức độ chi
tiết xác định, mức độ khai báo thông tin này được xem như mức độ khai báo thông tin tối thiểu mà tất cả các BCTC phải đáp ứng được
Trang 34Hình 2.1: Phân loại về hòa hợp kế toán
(Ngu ồn: Tác giả tự tổng hợp)
2.1.3 Mối quan hệ giữa hòa hợp chuẩn mực và hòa hợp thực tế
Hòa hợp chuẩn mực và hòa hợp thực tế có mối quan hệ biện chứng với nhau Trên thực tế, quá trình hoà hợp chuẩn mực kế toán có thể ảnh hưởng đáng kể đến quá trình hòa hợp thực tế (Van der Tas, 1988; Rahman et al, 1996) Hài hòa trong chuẩn
mực là cơ sở để đạt được sự hài hòa trong thực tế và hài hòa trong thực tế sẽ không thể đạt được nếu thiếu sự hài hòa trong chuẩn mực (Qu and Zhang, 2010)
2.1.4 Vị trí của nghiên cứu hòa hợp kế toán quốc tế
Nguyên tắc kế toán có thể được chia ra thành các nhóm nguyên tắc bao gồm: kế toán tài chính, kế toán quản trị, kiểm toán, thuế và kế toán công Mỗi nhóm nguyên tắc
dựa trên những phương pháp nghiên cứu nhất định và chỉ phục vụ cho một số ít các báo cáo có liên quan Tuy nhiên, nghiên cứu kế toán quốc tế (International Accounting Research- IAR) có thể bao gồm bất kỳ nhóm nguyên tắc kế toán nào, cũng như cung
cấp một sự liên kết quốc tế (Prather- Kinsey & Rueschhoff, 2004)
Hòa hợp kế toán
Hòa h ợp về CMKT
Hòa hợp về đo lường
bố thông tin
Trang 35Trong nhiều năm, khi IAR được nhìn nhận như là nghiên cứu về nhóm nguyên
tắc kế toán, Falk (1994) đã chỉ ra rằng hầu hết IAR thiếu sự chặt chẽ và chưa đầy đủ các lý thuyết nền tảng Tuy nhiên một vài năm trở lại đây, đã có sự gia tăng về số lượng IAR, đồng thời cũng tăng là lên về sự chặt chẽ và mức độ lý thuyết sử dụng trong việc thực hiện IAR Trở thành một phần của IAR, nghiên cứu về mức độ hòa hợp
kế toán quốc tế đã góp phần làm gia tăng số lượng và tính chính xác của IAR Nghiên
cứu về hòa hợp kế toán quốc tế (IAH) được biểu diễn như là một tập con của IAR, trong tổng thể các nguyên tắc kế toán
Hình 2.2: V ị trí của nghiên cứu hòa hợp kế toán quốc tế
Sau thế chiến thứ hai, giai đoạn 1950- 1960 có sự gia tăng về hòa nhập kinh tế thế giới, chính điều này đã tạo áp lực lên nghề nghiệp kế toán về vấn đề giảm thiểu sự khác
biệt kế toán giữa các quốc gia Trước tình hình đó, AISG được thành lập nhằm mục đích tổng hợp thông tin, so sánh về về thực hành kế toán của 3 quốc gia: Hoa Kỳ,
Trang 36Vương quốc Anh và Canada Từ năm 1966 đến 1977, AISG đã phát hành 20 cuốn sách
nhỏ về kế toán và kiểm toán Mặc dù chưa đề cập hết tất cả các chủ đề kế toán và giải tán vào năm 1977, nhưng kết quả mà AISG mang lại có một ý nghĩa quan trọng trong
việc so sánh thực hành kế toán, tìm nguyên nhân của các khác biệt, hỗ trợ cho nghề nghiệp kế toán của các quốc gia, và quan trọng hơn giúp cho định hướng xây dựng của các chuẩn mực kế toán quốc tế về kế toán sau này
Năm 1973, ICAEW đã mời các tổ chức lập quy của 09 quốc gia để thành lập nên IASC: Vương quốc Anh, Hoa Kỳ, Pháp, Đức, Hà Lan, Canada, Nhật Bản, Mexico, Úc
với mục đích xây dựng và ban hành các chuẩn mực kế toán vì lợi ích công chúng được
chấp nhận và tuân thủ trên thế giới; cũng như hướng đến việc cải thiện và hòa hợp về các quy định liên quan đến việc lập và trình bày BCTC (IASC, 1998a)
IASC được thành lập trong bối cảnh nền kinh tế gia tăng sự di chuyển vốn giữa các quốc gia, Hoa Kỳ trở thành cường quốc kinh tế sau chiến tranh, cùng với sự phát triển của thị trường chung Châu Âu (European Economic Community- EEC) Vì vậy, không khó để nhận ra rằng sự khác biệt giữa các nền kinh tế đã ảnh hưởng đến khả năng so sánh của BCTC Mặc dù các quốc gia phát triển đều áp dụng hệ thống kế toán kép, nhưng thực hành kế toán tại mỗi quốc gia là hết sức khác nhau; xuất phát từ sự khác biệt về pháp luật, thuế, cơ chế quản lý,…IASC tin rằng, giảm thiểu khác biệt thông qua hòa hợp kế toán sẽ giúp ích cho các nhà đầu tư và khiến thương mại quốc tế
trở nên dễ dàng hơn, ít nhất là về mặt quản lý
Trong gần 30 năm tồn tại, IASC ban hành được Khuôn mẫu lý thuyết về việc lập
và trình bày BCTC và 41 chuẩn mực kế toán quốc tế, trong đó có 31 chuẩn mực có hiệu
lực đến cuối năm 2000 Các chuẩn mực này được sử dụng làm cơ sở xây dựng chuẩn
mực kế toán tại nhiều quốc gia cũng như được chấp nhận bởi nhiều cơ quan quản lý thị trường chứng khoán
Trang 372.2.2 Lược sử về IASB và tiến trình phát triển hòa hợp kế toán quốc tế (2001
hoạch tái cấu trúc và phê chuẩn theo định hướng của SEC Ngoài ra, Hội nghị cũng nhận định hệ thống chuẩn mực kế toán không chỉ hướng tới các quốc gia có thị trường
vốn lớn Cuối cùng, tại Hội nghị tháng 3/2000, tất cả các thành viên (143 tổ chức nghề nghiệp với 104 quốc gia) nhất trí phê chuẩn tái cấu trúc với hiến chương mới (New Constitution) Và đến năm 2001, Hội đồng Chuẩn mực kế toán quốc tế (IASB) được thành lập thay thế chức năng ban hành chuẩn mực của IASC Cũng trong năm này, Tổ
chức ủy ban chuẩn mực kế toán quốc tế (IASC Foundation) đã hình thành với chức năng giám sát hoạt động, cơ cấu và chiến lược cũng như tài trợ cho IASB Mục tiêu
hoạt động của IASB thay đổi đáng kể so với IASC, trong đó hướng đến việc hình thành
một bộ chuẩn mực báo cáo tài chính toàn cầu, chất lượng cao phục vụ cho các nhà đầu
tư trên thị trường vốn cũng như các bên có liên quan khác để đưa ra quyết định kinh tế; đồng thời thúc đẩy quá trình hội tụ chuẩn mực kế toán quốc gia với chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế (IASC Foundation, 2010) Chính từ đây, thuật ngữ ―hội tụ‖ bắt đầu được dùng chính thức để thay thế cho thuật ngữ ―hòa hợp‖ trước đó
IASB một mặt giữ lại các chuẩn mực kế toán quốc tế hiện hành, một mặt ban hành các chuẩn mực mới là chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế Các chuẩn mực kế toán quốc
tế hiện hành cũng được xem xét lại, chỉnh sửa và ban hành dưới tên chuẩn mực báo cáo
Trang 38tài chính quốc tế khi thích hợp Trong hơn mười năm qua, đã có 13 chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế được ban hành và nhiều chuẩn mực kế toán quốc tế được chỉnh sửa,
bổ sung Khuôn mẫu lý thuyết cho việc lập và trình bày báo cáo tài chính quốc tế (IFRS Framework) cũng được ban hành mới năm 2010 Thuật ngữ ―chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế‖ được sử dụng theo nghĩa rộng bao gồm tất cả các chuẩn mực do IASB ban hành
Một trong những cột mốc trong giai đoạn này là thỏa thuận Norwalk 2002 với Hội đồng Chuẩn mực kế toán tài chính Hoa Kỳ (FASB) về việc hai bên hợp tác phát triển các chuẩn mực kế toán chất lượng cao cho việc lập và trình bày báo cáo tài chính trong nước cũng như xuyên quốc gia Sau đó, hàng loạt dự án hội tụ giữa hai hệ thống chuẩn mực có ảnh hưởng lớn nhất thế giới này đã được tiến hành Đồng thời, chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế được chấp nhận ngày càng nhiều hơn tại các thị trường vốn trên thế
giới Từ năm 2005, tất cả các thị trường vốn thuộc Liên minh châu Âu (EU) phải áp dụng chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế cho việc lập BCTC Quy định tương tự tại thị trường Canada (2011), Hàn Quốc (2011), Nga (2012), Mexico (2012),…Hoa Kỳ đã cho phép các công ty nước ngoài niêm yết tại nước này sử dụng chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế mà không cần chỉnh hợp từ 01/01/2008 Bên cạnh đó, nhiều quốc gia hoặc thị trường vốn đã công bố kế hoạch hội tụ với chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế trong
những năm tới (IFRS, 2012c)
Tháng 02/2006, IASB và FASB cùng ký Bản ghi nhớ tái khẳng định mục tiêu cùng nhau xây dựng hệ thống CMKT chất lượng cao với kế hoạch cụ thể để tiến tới hội
tụ các chuẩn mực quan trọng Sau đó 2 năm, cũng là thời điểm diễn ra khủng hoảng tài chính toàn cầu, hai Hội đồng tiếp tục ký Bản ghi nhớ (2008) với dự kiến đạt mục tiêu
hội tụ vào năm 2011 Tháng 10/2008 khủng hoảng tài chính đã bắt đầu lan tỏa khắp nơi, giá thị trường các chứng khoán lao dốc, các ngân hàng bi quan về việc phải ghi
nhận lỗ chưa thực hiện theo IAS 39 (hiệu lực tháng 01/2008) Trong suốt thời gian
khủng hoảng, một trong các tranh luận nổi lên tập trung vào việc mâu thuẫn giữa mục
Trang 39tiêu của IFRS là thông tin minh bạch cho nhà đầu tư trên thị trường vốn với mục tiêu
an toàn của nhà điều hành ngành ngân hàng Thời điểm này, không chỉ IASB chịu áp lực từ các ngân hàng mà ngay cả FASB cũng chịu áp lực từ Hiệp hội ngân hàng của
quốc gia này Bên cạnh đó, IASB cũng chịu áp lực của G20 (các Bộ trưởng tài chính và điều hành ngân hàng) về vai trò IAS/IFRS trong việc bảo đảm ổn định tài chính
Trước bối cảnh đó, ngay trong năm 2009, hai Hội đồng công bố quyết tâm đẩy
mạnh tiến độ hoàn thành các dự án Năm 2009, IASB nâng số thành viên từ 14 lên 16
và Hội đồng giám sát bao gồm đại diện SEC, cơ quan dịch vụ tài chính của Nhật Bản, Liên minh Châu Âu, các thị trường mới nổi và Ủy Ban kỹ thuật của IOSCO Ngoài ra,
Ủy ban Basel tiếp tục tham gia với tư cách quan sát viên Cũng trong năm 2009, nhóm
Tư vấn khủng hoảng tài chính (FCAG) được thành lập nhằm làm sáng tỏ một vài khuyết điểm của IAS/IFRS và tư vấn cho IASB và FASB xây dựng các chuẩn mực trong bối cảnh khủng hoảng tài chính
Từ năm 2010 đến nay IASB và FASB thúc đẩy hoàn thiện dự án hội tụ Trước áp
lực của cuộc họp thượng đỉnh G20 tại Toronto vào tháng 06/2010, hai Hội đồng tích
cực hướng tới hoàn thiện dự án (i) Công cụ tài chính, (ii) Hợp đồng bảo hiểm, (iii) Cho thuê và (iv) Ghi nhận doanh thu Do quá phức tạp nên dự kiến ban đầu các dự án này hoàn tất vào tháng 06/2011 đã không thực hiện được
Năm 2011, hai Hội đồng tiếp tục rà soát lại các chiến lược, tranh luận các dự án
kỹ thuật của IASB và các dự án chung giữa hai bên Sau một cuộc điều tra, IASB nhận
thấy rằng cả hai bên cần phải làm việc nhiều hơn với Khuôn mẫu lý thuyết kế toán để
có thể cung cấp được một cơ sở thống nhất và mang tính thực tiễn cho quá trình xây
dựng IFRS Ngoài ra cũng cần phải cải thiện một số quy định để đáp ứng yêu cầu của người sử dụng và cần đẩy nhanh quá trình xây dựng chuẩn mực
Năm 2012, SEC báo cáo rằng IFRS tại Hoa Kỳ vẫn chưa được áp dụng cho các công ty niêm yết nhưng công bố ủng hộ hội tụ và Hệ thống CMKT toàn cầu
Trang 40Năm 2013, Ủy ban IFRS- Cơ quan giám sát IASB đã thành lập diễn đàn tư vấn CMKT nhằm mở rộng hợp tác của IASB với các bên Cho đến quý 4/2013, tương lai của dự án hội tụ vẫn chưa chắc chắn Cả hai Hội đồng vẫn đang cùng nhau phát triển các dự án chung cũng như các dự án riêng của mỗi bên Trong đó, các dự án lớn của IASB đang thực hiện bao gồm Công cụ tài chính, Thuê tài sản và ghi nhận doanh thu Tháng 05/2014, IASB cùng với FASB đã ban hành chuẩn mực ghi nhận doanh thu mới, IFRS 15- Doanh thu từ các hợp đồng giao dịch khách hàng (Revenue from Contracts with Customers) Những yêu cầu mới cho việc ghi nhận doanh thu cho thấy
việc cải thiện đáng kể cho chất lượng và tính nhất quán trong việc báo cáo doanh thu cũng như cải thiện khả năng so sánh trong BCTC của các công ty sử dụng IFRS và US GAAP Tháng 7/2014, IASB ban hành thêm IFRS 09- Công cụ tài chính (Financial Instruments) IASB cũng có được những tiến bộ đáng kể về Dự án Thuê tài sản IASB
và FASB hầu như đã đạt được thỏa thuận trên tất cả các khía cạnh của dự án này
Tóm lại, quá trình phát triển của chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế là một quá trình trải qua nhiều giai đoạn, cũng là quá trình chuyển đổi từ mục tiêu ―hòa hợp‖ sang
―hội tụ‖ với điểm mốc là năm 2001, khi IASC tái cơ cấu để thúc đẩy xa hơn quá trình hội tụ kế toán quốc tế
2.3 Chuẩn mực kế toán quốc tế và Việt Nam về Hợp đồng xây dựng
Theo quan điểm quốc tế, chuẩn mực kế toán là một tập hợp các nguyên tắc và quy định về việc lập và trình bày thông tin trên BCTC sao cho đảm báo tính minh bạch của các BCTC Mặt khác, khi hiểu nghĩa rộng hơn, chuẩn mực kế toán không chỉ đơn thuần
là các nguyên tắc, quy định kế toán mà còn gắn liền với yếu tố thể chế, bao gồm các tổ
chức lập quy cũng như quy trình xây dựng và ban hành chuẩn mực
Theo quan điểm của Việt Nam, ―Chuẩn mực kế toán gồm những quy định và phương pháp kế toán cơ bản để lập báo cáo tài chính‖ (Luật Kế toán, Khoản 1 Điều 7)