1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

LÝ LUẬN CHUNG VỀ VIỆC PHÁT HÀNH TRÁI PHIẾU CHÍNH PHỦ CHO ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN

16 535 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 16
Dung lượng 29,93 KB

Nội dung

LUẬN CHUNG VỀ VIỆC PHÁT HÀNH TRÁI PHIẾU CHÍNH PHỦ CHO ĐẦU PHÁT TRIỂN. 1.1 - Giới thiệu chung về trái phiếu chính phủ. 1.1.1 Khái niệm trái phiếu Chính phủ. Trái phiếu là một loại tài sản tài chính phản ảnh nghĩa vụ của nhà phát hành đối với người nắm giữ trái phiếu. Nhà phát hành (người vay tiền) phải cam kết trả cho người nắm giữ trái phiếu (người cho vay) tương ứng số tiền đã vay và tiền lãi trong một thời hạn nhất định. Như vậy xét về bản chất, trái phiếu là một hình thức đặc biệt của tín dụng. Nó phản ảnh quan hệ vay mượn, sử dụng vốn lẫn nhau trên nguyên tắc hoàn trả. Bản thân chứng chỉ trái phiếu hoặc các sổ sách ghi chép trái phiếu thể hiện mối quan hệ vay mượn giữa hai chủ thể. Dù phát hành dưới hình thức nào thì trái phiếu cũng có các điều khoản phản ánh quan hệ vay nợ như: số tiền gốc, kỳ hạn, lãi suất, cách thức trả lãi – gốc, các điều khoản có liên quan như quyền mua lại, quyền chọn bán, thế chấp,… Trái phiếu của Chính phủ là một loại công cụ nợ đặc biệt mà người phát hànhChính phủ hoặc các cơ quan, tổ chức được Chính phủ chỉ định phát hànhChính phủ đứng ra bảo đảm thanh toán trong trường hợp thanh toán trong trường hợp tổ chức phát hành không bố trí đủ nguồn để trả nợ khi đến hạn. TPCP được sử dụng để bù đắp bội chi NSNN hoặc để đầu xây dựng các công trình, dự án mang tính cộng đồng hoặc để thực hiện các dự án trọng điểm quốc gia, các chương trình, mục tiêu của Chính phủ. Nguồn vốn thanh toán TPCP được bố trí từ NSNN hoặc nguồn thu do công trình mang lại. Có thể định nghĩa TPCP là một loại giấy tờ có giá, được quy định tại Quyết định số 141/2003/QĐ-BTC ngày 20/11/2003 của Bộ trưởng Bộ Tài chính do Chính phủ phát hành, có thời hạn, có mệnh giá, có lãi, xác nhận nghĩa vụ trả nợ của Chính phủ đối với người sở hữu trái phiếu. TPCP phát hành trực tiếp qua hệ hống KBNN gồm: trái phiếu kho bạc, trái phiếu công trình trung ương, trái phiếu đầu tư, trái phiếu ngoại tệ, công trái xây dựng tổ quốc. 1.1.2 Đặc điểm của trái phiếu Chính phủ. 1.1.2.1 Độ rủi ro thấp. Trái phiếu Chính phủ là một loại chứng khoán có độ rủi ro thấp nhất trong các loại chứng khoán nợ, bởi vì TPCP được NSNN bảo đảm thanh toán. Trong trường hợp NSNN không đảm bảo được nguồn để thanh toán gốc, lãi trái phiếu khi đến hạn thì Chính phủ có thể phát hành nợ đến hạn (bằng đồng tiền nội địa). Mặt khác, về mặt chính trị, khi Chính phủ này hết hạn cầm quyền thì Chính phủ mới có trách nhiệm tiếp nhận và thanh toán các khoản nợ của Chính phủ tiền nhiệm. Mặc dù được coi là có độ an toàn cao nhất trong các loại chứng khoán nợ nhưng TPCP vẫn tiềm ẩn những yếu tố rủi ro như rủi ro do biến động lãi suất, tỷ giá, rủi ro về khả năng thanh toán bằng ngoại tệ, rủi ro về khả năng chuyển trái phiếu thành tiền mặt. TPCP có nhiều loại khác nhau, tương ứng với mức độ rủi ro khác nhau. TPCP trực tiếp phát hành có độ rủi ro thấp nhất, trái phiếu chính quyền địa phương và trái phiếu của các cơ quan của Chính phủ phát hành có độ rủi ro cao hơn TPCP nhưng vẫn thấp hơn trái phiếu công ty. 1.1.2.2 Tính sinh lời thấp. Trái phiếu Chính phủ cũng có tính sinh lời như các loại chứng khoán nợ khác. Khi đầu vào TPCP người đầu sẽ được hưởng một mức lợi tức nhất định. Lợi tức của trái phiếu là vấn đề mà nhà đầu và các nhà kinh tế quan tâm nhất vì nó phản ánh chính xác lợi nhuận thu được khi đầu vào trái phiếu. Tỷ lệ lợi tức được xác định bằng cách lấy số tiền mà người sở hữu trái phiếu nhận được từ lãi suất được hưởng của trái phiếu, cộng với sự sai biệt về giá của trái phiếu đó, chia cho giá mua. So với lãi suất của trái phiếu công ty và trái phiếu ngân hàng, TPCP thường có lãi suất thấp hơn do độ rủi ro thấp hơn. Tuy nhiên lãi suất trên thị trường trái phiếu do cung cầu quyết định nên biến động theo thời gian. Do đó, nếu so sánh cùng thời điểm phát hành thì thị trường TPCP có mức lãi suất thấp hơn các loại trái phiếu khác (trừ trường hợp đặc biệt như chiến tranh, khủng hoảng, lạm phát, …Chính phủ cần huy động vốn cấp tốc để chi tiêu hoặc hút tiền để điều hoà lưu thông tiền tệ, kiềm chế lạm phát thì lãi suất rất cao). Nhưng nếu xét cả một quá trình thì lãi suất ở các thời điểm khác nhau của TPCP cũng biến động tuỳ theo diễn biến thị trường nên có thể tăng hay giảm. Vì vậy, so với thời kỳ trước và sau, không nhất thiết lãi suất TPCP luôn thấp hơn lãi suất của các loại trái phiếu khác. 1.1.3. Phân loại trái phiếu chính phủ. 1.1.3.1 Phân loại theo chủ thể phát hành. • Trái phiếu Chính phủ do Chính phủ (thường uỷ nhiệm cho Bộ Tài chính) phát hành với mục đích bù đắp bội chi ngân sách, tăng cường vốn đầu phát triểnChính phủ chịu trách nhiệm trích ngân sách hoàn trả gốc, lãi trái phiếu cho chủ sở hữu khi đến hạn. Đây là hình thức phổ biến nhất và thường chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng dư nợ từ chứng khoán nợ của các quốc gia. • Trái phiếu chính quyền địa phương, do chính quyền địa phương cấp bang trở xuống phát hành gồm chính quyền địa phương; chính quyền tỉnh, thành phố; chính quyền quận, huyện,…Theo luật pháp của Mỹ và một số nước phát triển như Anh, Nhật, Canada, Italia, chính quyền địa phương có ngân sách độc lập với ngân sách quốc gia, được hình thành từ nguồn thu thuế , phí, lệ phí và một phần trợ cấp từ ngân sách liên bang. Chính quyền địa phương được phép huy động vốn để tài trợ cho các dự án phát triển KTXH trên địa bàn và chịu trách nhiệm thanh toán khi đến hạn.Ở Việt Nam, theo luật NSNN chỉ chính quyền cấp tỉnh mới được phép phát hành trái phiếu chính quyền địa phương. • Trái phiếu do các cơ quan của Chính phủ phát hành và sử dụng nguồn vốn đó để thực hiện chương trình, dự án theo mục tiêu chỉ định của Chính phủ. Tổ chức phát hành loại trái phiếu này thông thường là các tổ chức tài chính, tín dụng Nhà nước. • Trái phiếu của các doanh nghiệp Nhà nước được Chính phủ chỉ định phát hành trái phiếu để đầu cho các dự án kinh tế trọng điểm quốc gia và được Chính phủ bảo đảm thanh toán. 1.1.3.2 Phân loại theo mục đích phát hành. • Trái phiếu kho bạc (trái phiếu bù đắp bội chi NSNN). Chính phủ phát hành trái phiếu nhằm mục đích huy động vốn để bù đắp thiếu hụt NSNN, bổ sung vốn cho đầu phát triển thuộc nhiệm vụ chi của ngân sách Trung ương theo chỉ tiêu đã được Quốc hội phê chuẩn. • Trái phiếu huy động vốn cho chương trình, mục tiêu Quốc gia. Bao gồm công trái xây dựng Tổ quốc, trái phiếu do các cơ quan của Chính phủ phát hành. Mục đích phát hành loại trái phiếu này là huy động vốn đầu xây dựng những công trình quan trọng Quốc gia và các công trình thiết yếu khác phục vụ sản xuất, đời sống, tạo cơ sở vật chất, kĩ thuật cho đất nước. • Trái phiếu huy động vốn cho chương trình, mục tiêu của chính quyền địa phương. Phát hành để đầu các dự án phát triển KTXH thuộc nhiệm vụ chi của chính quyền địa phương. • Trái phiếu huy động vốn cho các công trình của doanh nghiệp Nhà nước. Đây là loại trái phiếu mà doanh nghiệp Nhà nước được Chính phủ chỉ định phát hành và bảo lãnh thanh toán. Mục đích phát hành loại trái phiếu này là để đầu cho các dự án kinh tế trọng điểm Quốc gia, do doanh nghiệp Nhà nước quản lý. 1.1.3.3 Phân loại theo kỳ hạn. • Trái phiếu ngắn hạn (thường gọi là tín phiếu) có kỳ hạn dưới một năm. Tín phiếu thường được phát hành để bù đắp thiếu hụt tạm thời của NSNN và làm công cụ để điều hành chính sách tiền tệ của NHNN trung ương thông qua nghiệp vụ thị trường mở. Thông thường, tín phiếu ngắn hạn phát hành dưới hình thức chiết khấu, giao dịch theo lợi tức chiết khấu. • Trái phiếu dài hạn, có kỳ hạn trên 1 năm. Trái phiếu thường được phát hành để bù đắp bội chi NSNN, đáp ứng các nhu cầu chi ĐTPT. Thông thường, trái phiếu được phát hành theo hình thức trả lãi định kỳ hoặc cuối kỳ, giao dịch trên cơ sở lãi suất cộng dồn. Về nguyên tắc, lãi suất trái phiếu dài hạn phải lớn hơn lãi suất tín phiếu ngắn hạn. 1.1.3.4 Phân loại theo hình thức trả lãi. • Trái phiếu có lãi suất cố định. Lãi suất của trái phiếu không thay đổi và được xác định ngay tại thời điểm phát hành, có thể trả một lần khi đến hạn ( bullet bond), trả định kỳ (coupon bond) hoặc trả trước. • Trái phiếu có lãi suất thả nổi. Lãi suất của trái phiếu thay đổi tại từng thời điểm trả lãi, thường được tính theo lãi suất của thị trường liên ngân hang hoặc điều chỉnh theo tỷ lệ lạm phát. Trái phiếu chiết khấu (zero coupon). Trái phiếu được bán với giá thấp hơn mệnh giá và thanh toán bằng mệnh giá khi đến hạn. Số tiền chênh lêch giữa bán và mệnh giá chính là lãi của trái phiếu. 1.1.3.5 Phân loại theo mức độ bảo đảm thanh toán. • Trái phiếu Chính phủ. Do Chính phủ (uỷ nhiệm cho Bộ Tài chính) phát hành và chịu trách nhiệm bố trí nguồn thanh toán gốc, lãi trái phiếu cho chủ sở hữu từ NSNN. • Trái phiếu được Chính phủ bảo đảm. Do chính quyền địa phương, các cơ quan, tổ chức được Chính phủ chỉ định phát hành trái phiếu. Các tổ chức phát hành có trách nhiệm thanh toán gốc, lãi khi đến hạn. Trường hợp các tổ chức phát hành không bố trí đủ nguồn thanh toán gốc, lãi đúng hạn thì Chính phủ trích NSNN để thanh toán cho chử sở hữu. 1.1.3.6 Phân loại theo hình thức và tiêu thức quản lý. Theo hình thức biểu hiện có trái phiếu chứng chỉ vật chất và trái phiếu ghi sổ. Theo tiêu thức quản thì có trái phiếu vô danh và trái phiếu ghi danh. Trái phiếu vô danh không ghi tên chỉ sở hữu lên trái phiếu. Trái phiếu ghi danh có ghi tên, địa chỉ, số chứng minh nhân dân, … của nhà đầu trên trái phiếu cả trong sổ của nhà phát hành. Trong trái phiếu ghi danh có trái phiếu ghi danh đầy đủ và trái phiếu ghi danh không đầy đủ. Ngày nay bên cạnh hình thức chứng chỉ ghi danh thì hình thức trái phiếu ghi danh ghi sổ ngày càng phát triển vì tiết kiệm được chi phí in ấn và quản lý. 1.1.3.7 Phân loại theo địa bàn phát hành. • Trái phiếu trong nước: phát hành trong phạm vi một quốc gia. • Trái phiếu quốc tế: phát hành ra thị trường vốn quốc tế. 1.2 – Sự cần thiết phát hành trái phiếu Chính phủ cho đầu phát triển. 1.2.1 Đáp ứng nhu cầu vốn cho đầu phát triển kinh tế - xã hội. 1.2.1.1 Đáp ứng nhu cầu vốn phát triển kinh tế địa phương. Trong những năm gần đây, nhu cầu huy động vốn của chính quyền địa phương trở nên lớn hơn ở các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam, chủ yếu do hai xu hướng: • Xu hướng thứ nhất xuất phát từ việc phân cấp chính trị đang được triển khai ở một số nước đang phát triển. Ở những nước này, chính quyền Trung ương đã giao cho chính quyền địa phương trách nhiệm cung cấp các dịch vụ công cộng tại địa phương và phát triển cơ sở hạ tầng có liên quan. Điều này đòi hỏi phải có nguồn lực tài chính rất lớn. Việc cải cách này nhằm mục đích giảm các khoản thâm hụt tài chính lớn ở chính quyền Trung ương và địa phương bằng cách tăng hiệu quả phân bổ nguồn lực của chính quyền địa phương cho việc cung cấp dịch vụ công cộng. Các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có cơ hội gần gũi với cử tri của mình hơn, sẽ nhạy cảm hơn và có trách nhiệm hơn với các nhu cầu của người dân và nhờ vậy sẽ phân bổ hiệu quả hơn các nguồn lực cần thiết để cung cấp các dịch vụ nhằm đáp ứng các nhu cầu đó. Tại Việt Nam, việc phân cấp chính trị đang được triển khai trong những năm gần đây. Trong khuôn khổ công cuộc đổi mới bao gồm cải cách hành chính công năm 2001, Chính phủ đã ban hành Chương trình tổng thể về cải cách hành chính công giai đoạn 2001 -2010. Theo đó, các quy định cơ bản mới về phân cấp quản hành chính giữa Trung ương và địa phương và giữa các cấp khác nhau của chính quyền địa phương sẽ được phát triển và đưa vào thực hiện. Ngoài ra, cơ chế phân cấp quản tài chính và ngân sách cũng sẽ được đổi mới để đảm bảo tính thống nhất của hệ thống quản tài chính quốc gia và vai trò dẫn dắt của ngân sách Trung ương. Điều này sẽ thúc đẩy tính chủ động, sang tạo và trách nhiệm trong việc quản tài chính và ngân sách được phân bổ cho chính quyền địa phương, quyền ra quyết định về việc sử dụng ngân sách sẽ được giao cho Hội đồng Nhân dân các cấp. Các cải cách này sẽ tăng cường việc phân cấp, giao trách nhiệm cung cấp các dịch vụ công cộng tại chỗ cho chính quyền địa phương. • Xu hướng thứ hai xuất phát từ việc đô thị hoá nhanh đang diễn ra ở hầu hết các nước đang phát triển với sức ép lớn hơn đối với chính quyền địa phương trong việc nâng cấp và xây dựng cơ sở hạ tầng mới nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về các dịch vụ công cộng đô thị bao gồm đường xá, hệ thống cấp nước, truyền tải và phân phối điện, xử chất thải, … Việc đô thị hoá cũng diễn ra rất nhanh ở Việt Nam. Sự đô thị hoá ở các thành phố lớn càng nhanh, càng đòi hỏi nhiều dịch vụ đô thị và cơ sở hạ tầng mới. Sự đô thị hoá là một quá trình làm thu hẹp quỹ đất trong nhiều lĩnh vực của cuộc sống đô thị như việc xây dựng nhà ở, việc lắp các công trình dịch vụ đô thị, việc phát triển các hệ thống giao thông, … Thực tế, thành phố Hồ Chí Minh có tốc độ đô thị hoá nhanh nhất trong cả nước cũng là địa phương có khối lượng trái phiếu đô thị phát hành lớn nhất cả nước. Với sự phát triển mạnh mẽ của hai xu hướng trên, ngân sách của các địa phương thường không đủ để đáp ứng nhu cầu đó. Nhu cầu về tài chính cho phát triển cơ sở hạ tầng đại phương đang gia tăng nhanh hơn so với khả năng đáp ứng của ngân sách chính quyền địa phương. Để thực hiện chiến lược công nghiệp hoá – hiện đại hoá đặc biệt là chuyển dịch cơ cấu kinh tế, công nghiệp hoá nông nghiệp nông thôn thì các địa phương cần phải chủ động khai thác các nguồn tài chính khác cho ĐTPT. Phát hành trái phiếu chính quyền địa phương là một trong những giải pháp hữu hiệu. Theo tính toán của Bộ Tài chính thì trong giai đoạn 2006 – 2010 nhu cầu huy động vốn bằng trái phiếu chính quyền địa phương sẽ khoảng 20.000 tỷ đồng. 1.2.1.2 Đáp ứng nhu cầu vốn tài trợ cho các chương trình, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội đặc biệt của Chính phủ. Tài trợ cho chương trình mục tiêu của Chính phủ là một trong những hoạt động quan trọng của các nước đang phát triển. Việc tài trợ của Chính phủ thông qua đảm bảo cho các trái phiếu do cơ quan của Chính phủ là một chính sách hữu hiệu và là xu hướng chung của nhiều quốc gia. Chính phủ không tham dự trực tiếp vào việc huy động và tài trợ vốn cho từng dự án theo kiểu bao cấp mà chỉ bảo đảm khả năng thanh toán trong trường hợp tổ chức phát hành không thanh toán được nợ và có thể hỗ trợ một phần lãi suất dưới hình thức tín dụng đầu của Nhà nước. Chính sách này đặt ra cho các tổ chức tài chính nghĩa vụ và trách nhiệm theo cơ chế thị trường, sau đó là sự đảm bảo từ phía Chính phủ, dưới giác độ là người bảo trợ. Thực tế ở Việt Nam, Chính phủ đã thành lập Quỹ Hỗ trợ phát triển với chức năng thực hiện chính sách tín dụng đầu tư, tín dụng xuất khẩu của Nhà nước và Ngân hàng Chính sách xã hội với chức năng hỗ trợ xoá đói, giảm nghèo, giải quyết việc làm và ổn định xã hội. Bản chất của các hoạt động tín dụng của Quỹ Hỗ trợ phát triển và Ngân hàng Chính sách xã hội là tín dụng Nhà nước. Hoạt động tín dụng Nhà nước thường gắn chặt với các mục tiêu khuyến khích phát triển sản xuất, kinh doanh một ngành, lĩnh vực nhất định, xây dựng cơ sở hạ tầng, các chương trình văn hoá, xã hội theo định hướng, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia trong từng giai đoạn. Theo kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2006 - 2010, dự kiến nguồn vốn tín dụng đầu phát triển của Nhà nước trong giai đoạn này khoảng 160 - 170 nghìn tỷ đồng, tăng 50% so với giai đoạn 2001 - 2005. Dự kiến giai đoạn 2006 - 2010, Quỹ sẽ huy động khoảng 37.000 tỷ đồng thông qua phát hành trái phiếu. Cùng với sự phát triển kinh tế thì vấn đề xoá đói, giảm nghèo luôn là thách thức to lớn đối với các nước đang phát triển. Bên cạnh đó, việc dôi dư lao động trong quá trình đô thị hoá ở nông thôn và chủ trương triển khai kênh tín dụng ưu đãi tại các vùng có điều kiện kinh tế khó khăn đã nảy sinh thách thức lớn về vốn để đáp ứng các nhu cầu tín dụng của các đối tượng thụ hưởng. Trong điều kiện ngân sách nhà nước còn hạn hẹp, Ngân hàng Chính sách xã hội phải tính đến giải pháp huy động vốn trong và ngoài nước, trong đó huy động vốn trực tiếp từ thị trường tài chính thông qua phát hành trái phiếu được là giải pháp rất quan trọng và hữu hiệu. 1.2.1.3 Đáp ứng nhu cầu vốn đầu các dự án kinh tế trọng điểm quốc gia của các doanh nghiệp Nhà nước. Với các quốc gia đang phát triển, nhu cầu vốn đầu cho các dự án kinh tế trọng điểm là rất lớn. Trong điều kiện ngân sách còn hạn hẹp, để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế đất nước, các doanh nghiệp Nhà nước đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc tham gia đầu vào các dự án nói trên. Không thể dựa hoàn toàn từ nguồn vốn ngân hàng vì đặc điểm vốn ngân hàng ngắn hạn là chủ yếu, trong khi các dự án đầu cần vốn dài hạn; mặt khác việc dựa quá nhiều vào khu vực ngân hàng có thể dẫn đến rủi ro cho thị trường và cho nền kinh tế. Chính vì vậy, các doanh nghiệp cần tiếp cận kênh huy động vốn trực tiếp từ thị trường tài chính trong nước và quốc tế . Đối với Việt Nam, để đáp ứng mục tiêu tăng trưởng kinh tế bình quân 8%/năm, trong giai đoạn 2006 - 2010, tổng nhu cầu vốn đầu toàn xã hội khoảng 2.700.000 tỷ đồng. Mức huy động vốn đầu qua thị trường vốn chiếm khoảng 22 - 23%, khoảng 600.000 tỷ đồng, trong đó, khu vực doanh nghiệp cần khoảng 29%, tương ứng với 174.000 tỷ đồng. Đây là một lượng vốn rất lớn, đòi hỏi các doanh nghiệp cần đa dạng hoá hình thức huy động vốn và việc phát hành trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh là một kênh huy động vốn quan trọng trong điều kiện hiện nay, giúp cho doanh nghiệp thuận lợi trong việc huy động vốn với chi phí thấp. Đối với các dự án có nhu cầu huy động vốn bằng ngoại tệ với khối lượng lớn (như dự án của các ngành điện lực, dầu khí, đóng tàu, .) thì cần thiết phải huy động vốn từ thị trường vốn quốc tế. Thông qua phát hành trái phiếu ra thị trường vốn quốc tế, các nhà đầu nước ngoài có điều kiện hiểu biết hơn về tình hình chính trị, kinh tế, xã hội, môi trường đầu và các chính sách khuyến khích đầu của Việt Nam. Qua đó, từng bước khẳng định vị thế Việt Nam trên trường quốc tế, mở rộng cơ hội làm ăn với các nhà đầu trên thế giới. 1.2.2 Thúc đẩy sự phát triển của thị trường vốn. Sự có mặt của trái phiếu chính quyền địa phương và trái phiếu do cơ quan Chính phủ phát hành, trái phiếu doanh nghiệp được Chính phủ bảo lãnh sẽ làm phong phú thêm hoạt động của thị trường vốn, thị trường chứng khoán, nhất là trong giai đoạn đầu thị trường mới hoạt động như Việt Nam hiện nay. Các nhà đầu có thêm danh mục chứng khoán để lựa chọn, các tổ chức tài chính trung gian phát huy được vai trò của mình trong việc cung cấp các dịch vụ tài chính. Việc phát hành trái phiếu đảm bảo bằng hợp đồng thế chấp tài sản là một trong những nghiệp vụ chứng khoán hoá được sử dụng có hiệu quả. Nghiệp vụ này cho phép chuyển những khoản vay theo hợp đồng thành chứng khoán có khả năng chuyển nhượng, từ đó tạo điều kiện thúc đẩy sự luân chuyển và điều hoà vốn trong nền kinh tế. Các trái phiếu được Chính phủ bảo đảm có thể sử dụng làm căn cứ xác định giá của các công cụ nợ khác trên thị trường (trừ trái phiếu Chính phủ). Trái phiếu chính quyền địa phương và trái phiếu do các cơ quan của Chính phủ phát hành có độ an toàn khá cao, bởi được đảm bảo bằng nguồn thu thuế của chính quyền địa phương, đảm bảo bằng hợp đồng vay thế chấp, được Chính phủ đảm bảo, được bảo hiểm bởi các công ty bảo hiểm có uy tín. Vì vậy, vào những thời điểm không phát hành trái phiếu Chính phủ, các nhà đầu có thể dựa vào giá [...]... phương, các cơ quan Chính phủ, các doanh nghiệp Nhà nước phát hành trái phiếu Chính phủ để đầu phát triển theo những mục tiêu đã định 1.3 – Trình tự, thủ tục phát hành trái phiếu Chính phủ Căn cứ vào Quyết định số 66/2004/QĐ-BTC ngày 11/8/2004 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc hướng dẫn về trình tự, thủ tục phát hành trái phiếu Chính phủ, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh và trái phiếu Chính quyền địa... dẫn về trình tự lập kế hoạch, xây dựng phương án phát hành, quyết định phát hành, điều hành lãi suất và các vấn đề liên quan đến tổ chức phát hành trái phiếu Chính phủ, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh và trái phiếu Chính quyền địa phương (gọi chungtrái phiếu) 1.3.1 Phát hành tín phiếu kho bạc, trái phiếu kho bạc, trái phiếu công trình Trung ương và trái phiếu ngoại tệ Kho bạc Nhà nước tổ chức triển. .. thực hiện việc phát hành trái phiếu theo nhu cầu và tiến độ chi của ngân sách nhà nước Việc phát hành trái phiếu theo phương thức bán lẻ qua hệ thống Kho bạc Nhà nước do Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định cho từng đợt phát hành 1.3.2 Phát hành trái phiếu đầu Quỹ Hỗ trợ phát triển, các tổ chức tài chính, tín dụng được chủ động tổ chức phát hành trái phiếu đầu để huy động vốn đáp ứng nhu cầu về vốn... 1.3.3 Phát hành trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh Khi có nhu cầu phát hành trái phiếu, doanh nghiệp gửi đến Bộ Tài chính các tài liệu sau: Đơn đề nghị phát hành trái phiếu kèm theo phương án phát hành thuyết minh rõ về tổng mức vốn dự kiến huy động; thời hạn, lãi suất; kế hoạch trả nợ vốn vay khi đến hạn; nguồn trả nợ; biện pháp tổ chức phát hành, thanh toán trái phiếu Văn bản về việc cho phép doanh... Khi có nhu cầu phát hành trái phiếu, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh gửi Bộ Tài chính các tài liệu sau: Văn bản đề nghị phát hành trái phiếu, trong đó có nêu rõ về tổng mức vốn dự kiến huy động; thời hạn, lãi suất; thời gian dự kiến phát hành; biện pháp tổ chức phát hành, thanh toán trái phiếu Nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh thông qua việc phát hành trái phiếu kèm theo phương án phát hành Các tài... phát triển Chính quyền địa phương cấp nào được phép phát hành trái phiếu và cơ quan Chính phủ, doanh nghiệp Nhà nước nào được phát hành trái phiếu sẽ tuỳ thuộc vào chính sách của mỗi nước và mức độ phát triển của thị trường tài chính của các nước Tuy nhiên, trong xu hướng hiện nay, các nước cần từng bước thực hiện tự do hoá hoạt động huy động vốn trên thị trường, trong đó có việc cho phép các cấp chính. .. các nhà đầu chuyên nghiệp và các nhà đầu có tổ chức, đa số mua trái phiếu để nhằm mục đích thứ hai Tuy nhiên các nhà đầu chỉ bán lại trái phiếu đã mua khi thu được lợi từ hoạt động này, tức là số tiền lợi nhuận thu được do đầu vào các loại hình đầu khác lớn hơn số tiền lãi từ việc giữ trái phiếu Nếu nền kinh tế tăng trưởng nhanh và bền vững sẽ có nhiều cơ hội cho các nhà đầu tìm kiếm... được phép phát hành trái phiếu để huy động vốn cho dự án; Dự án đầu được cấp có thẩm quyền phê duyệt; Giấy đề nghị Bộ Tài chính thực hiện bảo lãnh thanh toán; Các tài liệu khác có liên quan Trong thời hạn 30 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp pháp, hợp lệ, Bộ Tài chính có ý kiến thoả thuận bằng văn bản để doanh nghiệp thực hiện phát hành trái phiếu 1.3.4 Phát hành trái phiếu Chính quyền... hiện việc phát hành tín phiếu kho bạc, trái phiếu kho bạc, trái phiếu công trình Trung ương và trái phiếu bằng ngoại tệ để đáp ứng nhu cầu chi của ngân sách nhà nước và các dự án, công trình quan trọng thuộc phạm vi cân đối của Ngân sách Trung ương Căn cứ tổng mức vốn phát hành trái phiếu trong năm và kế hoạch phát hành đã được Bộ trưởng Bộ Tài chính phê duyệt, Kho bạc Nhà nước chủ động tổ chức triển. .. sức cấp bách Nhiều Chính phủ không muốn phát hành tiền để bù đắp thâm hụt ngân sách, đồng thời thi hành chính sách tín dụng thận trọng để kiếm soát lạm phát nên việc phát hành các loại trái phiếu cho NSNN và cho ĐTPT là hết sức cần thiết và có ý nghĩa quan trọng 1.4.2 Tốc độ phát triển kinh tế Với một nền kinh tế tăng trưởng cao và ỏn định, thu nhập và tiết kiệm trong nền kinh tế nói chung và các tầng . LÝ LUẬN CHUNG VỀ VIỆC PHÁT HÀNH TRÁI PHIẾU CHÍNH PHỦ CHO ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN. 1.1 - Giới thiệu chung về trái phiếu chính phủ. 1.1.1 Khái niệm trái phiếu. đó có việc cho phép các cấp chính quyền địa phương, các cơ quan Chính phủ, các doanh nghiệp Nhà nước phát hành trái phiếu Chính phủ để đầu tư phát triển

Ngày đăng: 18/10/2013, 21:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w