bài tiều luận môn kinh tế phát triển
Mục lục 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu: đề tài tập trung vào việc nghiên cứu hệ thống quản lý nợ hiện hành và phân tích thực trạng quản lý nợ nước ngoài ở các nước đang phát triển thông qua các chỉ số kinh tế và chỉ số nợ nước ngoài trên giác độ vĩ mô. Mục đích nghiên cứu: phạm vi nghiên cứu chủ yếu của đề tài tập trung vào công tác quản lý nợ nước ngoài, các biến số và các chính sách có ảnh hưởng đến tính bền vững của nợ nước ngoài giai đoạn thập niên 80 đến nay. 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đề tài đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: - Thu nhập thông tin từ các nguồn cung cấp khác nhau. - Thống kê, tổng hợp những thông tin thu thập được. - Phân tích những thông tin thu thập được. Từ đó đưa ra những kết luận cụ thể cho từng vấn đề ở mỗi thời kỳ. Trong đó, phương pháp chính là thống kê: mô tả và phân tích phù hợp mục tiêu nghiên cứu. 4. KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI Chuong 1: cơ sở lý luận về nợ nước ngoài Chương 2: thực trạng nợ nước ngoài của các nước đang phát triển Chương 3: một số giải pháp và kiến nghị khắc phục tình trạng nợ nước ngoài ở các nước đang phát triển và ở Việt Nam hiện nay. CHƯƠNG I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ NỢ NƯỚC NGOÀI 1.1. Khái niệm về nợ nước ngoài: Trong cuốn Thống kê nợ nước ngoài: Hướng dẫn tập hợp và sử dụng do nhóm công tác liên ngành của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) thì khái niệm nợ nước ngoài được hiểu như sau: “Tổng nợ nước ngoài tại bất kỳ thời điểm nào là số dư nợ của các công nợ thường xuyên thực tế, không phải công nợ bất thường, đòi hỏi bên nợ phải thanh toán gốc và/hoặc lãi tại một (số) thời điểm trong tương lai, do đối tượng cư trú tại một nền kinh tế nợ đối tượng không cư trú”. Tại Việt Nam, theo khoản 8 điều 2 quy chế vay và trả nợ nước ngoài (Ban hành kèm theo Nghị định số 134/2005/NĐ-CP ngày 1 tháng 11 năm 2005 của Chính phủ) thì: “Nợ nước ngoài của quốc gia là số dư của mọi nghĩa vụ hiện hành (không bao gồm nghĩa vụ nợ dự phòng) về trả nợ gốc và lãi tại một thời điểm của các khoản vay nước ngoài tại Việt Nam. Nợ nước ngoài của quốc gia bao gồm nợ nước ngoài của khu vực công và nợ nước ngoài của khu vực tư nhân”. Như vậy, theo cách hiểu này nợ nước ngoài là tất cả các khoản vay mượn của tất cả các pháp nhân Việt Nam đối với nước ngoài và không bao gồm nợ của các thể nhân (nợ của cá nhân và hộ gia đình). 1.2. Nguồn gốc hình thành nợ nước ngoài: • Đối với các nước cho vay (các nước phát triển): Có nguồn vốn tích tụ, tập trung lớn nhưng không sử dụng hết. • Đối với các nước đang phát triển: Luôn thiếu vốn trong nước, có nhu cầu vốn lớn để đẩy mạnh đầu tư sản xuất, nhằm tăng trưởng và phát triển kinh tế. Do vậy mà các nhóm nước hợp tác với nhau để thỏa mãn nhu cầu về vốn của hai bên, thông qua việc cho vay, thường là ODA 1.3. Phân loại nợ nước ngoài: Việc phân loại nợ nước ngoài có một vai trò quan trọng trong việc công tác theo dõi, đánh giá vàquản lý nợ có hiệu quả. 1.3.1: Phân loại theo chủ thể đi vay: Nợ công và nợ tư nhân • Nợ công: là các nghĩa vụ nợ của các khu vực công và bao gồm nợ của khu vực côngcùng với nợ của khu vực tư nhân được khu vực công bảo lãnh. • Nợ tư nhân: Loại nợ này bao gồm nợ nước ngoài của khu vực tư nhân không được khu vực công của nền kinh tếđó bảo lãnh theo hợp đồng. Về bản chất đây là các khoản nợ do khu vực tư nhân tự vay, tự trả. 1.3.2: Phân loại theo thời hạn vay Nợ ngắn hạn và nợ dài hạn. • Nợ ngắn hạn là loại nợ có thời gian đáo hạn từ một năm trở xuống. • Nợ dài hạn là những công nợ có thời gian đáo hạn gốc theo hợp đồng hoặc đã gia hạn kéo dài trênmột năm tính từ ngày ký kết vay nợ cho tới ngày đến hạn khoản thanh toán cuối cùng 1.3.3: Phân loại theo loại hình vay vay hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và vay thương mại • Vay hỗ trợ phát triển chính thức (ODA): Vay hỗ trợ phát triển chính thức là loại nợ cónhiều điều kiện ưu đãi, ưu đãi về lãi suất, về thời gian trả nợ và thời gian ân hạn. Lãi suất của vay hỗ trợ phát triển chính thức thấp hơn nhiều so với vay thương mại. Thời gian cho vay hỗ trợ phát triển chínhthức dài (có thể từ 10, 15 hay 20 năm) và thời gian ân hạn dài • Vay thương mại: Vay thương mại không có ưu đãi cả về lãi suất và thời gianân hạn, lãi suất vay thương mại là lãi suất thị trường tài chính quốc tế và thường thay đổi theo lãisuất thị trường 1.3.4: Phân loại nợ theo chủ thể cho vay : nợ đa phương và nợ song phương. • Nợ đa phương : đến chủ yếu từ các cơ quan của Liên hợp quốc, Ngân hàng Thế giới (WB), Quỹ Tiềntệ Quốc tế (IMF), các ngân hàng phát triển trong khu vực, các cơ quan đa phương như OPEC1 và liênchính phủ. • nợ song phương : đến từ Chính phủ một nước như các nước thuộc tổ chứcOECD2 và các nước khác hoặc đến từ một tổ chức quốc tế nhân danh 1.3.5: Phân loại các nước theo mức độ nợ nước ngoài: 1.4 .Các chỉ tiêu đánh giá nợ nước ngoài 1.4.1: Các chỉ tiêu đánh giá nợ nước ngoài Để đánh giá mức độ nợ của nước ngoài, các chỉ tiêu thường được các tổ chức quốc tế thường dùng là: • Khả năng hoàn trả nợ vay nước ngoài :Tổng nợ/Tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá dịch vụ: Chỉ tiêu này biểu diễn tỷ lệ nợ nước ngoài bao gồm nợ tư nhân, nợ được Chính phủ bảo lãnh trên thu nhập xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ. Ý tưởng sử dụng chỉ tiêu này là nhằm phản ánh nguồn thu xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ là phương tiện mà một quốc gia có thể sử dụng để trả nợ nước ngoài. Những khó khăn khi sử dụng chỉ tiêu này là: Nguồn thu xuất khẩu dễ biến động từ năm này sang năm khác, ngoài ra cũng có những phương án khác để nước con nợ có thể sử dụng để trả nợ nước ngoài mà không nhất thiết phải tăng xuất khẩu. • Tỷ lệ nợ nước ngoài so với thu nhập quốc gia Nợ/GNI: Đây là chỉ tiêu đánh giá khả năng trả nợ thông qua thu nhập quốc dân được tạo ra. Hay nói cách khác, nó phản ánh khả năng hấp thụ vốn vay nước ngoài. Thông thường các nước đang phát triển thường đánh giá cao giá trị đồng nội tệ hoặc sử dụng chế độ đa tỷ giá dẫn tới làm giảm tình trạng trầm trọng của nợ. Do vậy, tình trạng nợ có thể không được đánh giá đúng mức. • Tỷ lệ trả nợ : Tổng nợ phải trả hàng năm/Kim ngạch thu xuất khẩu: Còn gọi là tỷ lệ dịch vụ nợ (nợ gốc và lãi phải thanh toán so với giá trị xuất khẩu). Đây là một tiêu chí quan trọng, phản ánh quan hệ giữa nghĩa vụ nợ phải trả so với năng lực xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ của quốc gia đi vay. • Tỷ lệ trả lãi : Tổng lãi phải trả hàng năm/Kim ngạch thu xuất khẩu: Còn gọi là tỷ lệ dịch vụ lãi hay tỷ lệ giữa tổng lãi phải trả so với kim ngạch xuất khẩu. Một quốc gia phải thanh toán lãi với mức lãi suất được quy định trong cam kết cho vay, thông thường lãi này được trích từ thu nhập xuất khẩu. 1.4.2: Các chỉ tiêu đánh giá cơ cấu nợ nước ngoài Cơ cấu nợ hàm chứa những thông tin quan trọng về mức độ rủi ro của việc vay nợ. Thông thường rủi ro sẽ cao khi tỷ trọng nợ ngắn hạn, tỷ lệ nợ thương mại và tỷ lệ nợ song phương cao. Các chỉ tiêu đánh giá cơ cấu gồm: • Nợ ngắn hạn/Tổng nợ: Phản ánh tỷ trọng các khoản nợ cần thanh toán trong thời gian nhỏ hơn một năm trong tổng nợ. Tỷ lệ này càng cao, áp lực trả nợ càng lớn. • Nợ ưu đãi/Tổng nợ: Tỷ lệ này càng cao, gánh nặng nợ nước ngoài càng nhẹ. • Nợ đa phương/Tổng nợ: Các khoản nợ đa phương thường nhằm mục đích hỗ trợ, ít ưu cầu về lợi nhuận, do đó việc tăng cường nợ đa phuơng trong tổng nợ phản ánh tình hình nợ nước ngoài của một nước thay đổi theo chiều hướng tốt CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG NỢ NƯỚC NGOÀI Ở CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN 2.1. Thực trạng nợ nước ngoài ở các nước đang phát triển trên thế giới từ thập niên 1980 đến 2009: 2.1.1. Tình hình chung nợ nước ngoài ở các nước đang phát triển Nợ nước ngoài đang là nhân tố chính gây mất ổn định tại nhiều quốc gia đang phát triển hiện nay. Nó là nhân tố không thể thiếu đối với các nước đang trong giai đoạn phát triển kinh tế khi tiền tiết kiệm trong nước có ít, những thâm hụt tài khoản vãng lai cao, và sự cần thiết của nhập khẩu vốn để tăng nội lực quốc gia. Tình hình nợ nước ngoài ở các quốc gia đang phát triển được chia làm 2 giai đoạn từ trước và sau năm 2000. 2.1.1.1. Giai đoạn từ 1980 đến năm 2000 Quy mô cuộc khủng hoảng nợ của các nước chậm phát triển, 1970-1989 Chỉ tiêu 1970 1980 1981 1982 1983 1984 1985 1986 1987 1988 1989 Tổng số nợ (tỷ USD) 68,4 635,8 747,7 846,6 897,0 942,0 1.016,6 1.099,0 1.194,8 1.228,9 1.262,8 Tỷ số Nợ/Xuất khẩu 99,4 89,1 95,0 119,8 133,4 132,9 148,8 167,8 156,6 147,6 139,0 Tỷ lệ Trả nợ/Xuất khẩu 13,5 13,2 15,6 18,9 17,8 19,2 20,3 21,9 19,1 19,3 17,5 TỷlệNợ/GDP 13,3 24,4 27,9 31,3 33,2 34,1 36,6 38,1 38,4 36,2 34,5 Nguồn: [1] Micheal Todaro, Kinh tế học cho thế giới thứ ba Trong 10 năm, từ 1980 đến 1989, nợ nước ngoài của các nước đang phát triển tăng gần 99% (từ 635,8 tỷ USD đến 1.262,8 tỷ USD). Các chỉ tiêu tỷ lệ Nợ/ Xuất khẩu, tỷ lệ Trả nợ/ Xuất khẩu, và tỷ lệ Nợ/ GDP cũng tăng lên nhanh chóng qua các năm và đạt đỉnh điểm vào giữa những năm 1980. Trong đó, đa phần nợ tập trung vào 4 nước thuộc khu vực Châu Mỹ La tinh gồm Brazil (114,5 tỷ USD), Mê-hi-cô (105 tỷ USD), Ac-hen-ti-na (49,4 tỷ USD) và Ve-ne-zue-la (33,9 tỷ USD) trong tổng số nợ là 485 tỷ USD của 17 nước nợ nhiều nhất thế giới năm 1987 1 , 4 nước này chiếm 62,43% tổng số nợ. Cụ thể, những năm đầu thập kỷ 80, nợ nước ngoài của Brazil là 5 tỷ đô la, và đến năm 1989 thì nhảy vọt lên 121 tỷ. Cũng trong thời gian nói trên, các quốc gia khác là Mê-hi-cô, Ac-hen-ti-na, Ve-ne-zue- la, Chi-lê hoặc Co-lom-bi-a cũng bị tình trạng tương tự. í dụ, nợ nước ngoài của Mê-hi-cô tăng từ 7 tỷ đô-la đầu thập kỷ 70 đến 38 tỷ vào cuối thập kỷ và Vđến năm 1989 thì con số này là 106 tỷ, tương đương với 76% tổng thu nhập kinh tế quốc dân nước đó (Times, 1 Micheal Todaro, Kinh tế học cho thế giới thứ ba 08/01/1989), điều này có nghĩa là 80% thu nhập từ xuất khẩu của Mê-hi-cô cũng chỉ đủ để trả số tiền lãi hàng năm của món nợ này, chưa nói đến khoản gốc phải trả 2 . Đến năm 2000, tổng số nợ nước ngoài từ vay mới và từ lãi mẹ đẻ lãi con của các nước Mỹ La tinh đã lên đến 739 tỷ đô-la, tăng 650 tỷ so với 40 năm trước đó. Chỉ riêng số tiền các quốc gia con nợ này phải bỏ ra để trả lãi và khấu hao cơ bản của món nợ khổng lồ nói trên cũng đã tốn mất hơn một nửa ngân sách hàng năm. Mê-hi-cô là nước mắc nợ nhiều nhất, 161 tỷ đô-la, tăng 181% so với đầu thập kỷ 80, tiếp theo là Ac-hen-ti-na là 139 tỷ, tăng 127% so với năm 1991 3 . Tại khu vực Đông Nam Á, nhiều quốc gia cũng đang sống dở chết dở vì nợ nước ngoài. Bước sang những năm đầu tiên của Thiên niên kỷ thứ 3, nợ nước ngoài của Indonesia đã đạt con số 150 tỷ và nước này trở thành một trong bốn con nợ lớn nhất thế giới, sau Mê-hi-cô, Brazil và Ac-hen-ti-na. Năm 1999, Indonesia đã phải dùng đến hơn 50% thu nhập từ xuất khẩu để trả lãi và khấu hao nợ hàng năm. năm 1985, nếu như Chính phủ Philipine chỉ phải dành ra 22 tỷ pê-sô (khoảng 900 triệu USD theo thời giá) trong tổng số thu nhập 67 tỷ pê-sô để trả lãi và khấu hao tiền vay hàng năm thì đến năm 1999, con số này đã là 100 tỷ pê-sô (hơn 3 USD theo thời giá) trong tổng số thu nhập hàng năm 120 tỷ pê-sô. 2.1.1.2. Giai đoạn từ năm 2000 đến 2009 4 Các chỉ số nợ nước ngoài (gồm tỷ lệ Nợ/ Xuất khẩu, Nợ/ GNI và Trả nợ/ Xuất khẩu) được cải thiện đáng kể từ đầu thập kỷ đến năm 2008. Lợi nhuận từ xuất khẩu tăng nhanh chóng nhờ vào khối lượng xuất khẩu tăng và giá cả hàng hóa thương mại quốc tế tăng cao cho tới cuối năm 2008. Từ năm 2000 đến năm 2008, tỷ lệ nợ/ xuất khẩu giảm hơn một nửa, từ 124,8% xuống còn 58,4%, và tỷ lệ nợ/ GNI giảm từ 37,8% xuống 20,6%. Tuy nhiên, xu hướng này bất ngờ thay đổi vào năm 2009 khi tốc độ tăng trưởng giảm và thu nhập từ xuất 2 Alvin Y. So, Nợ nước ngoài: Số phận của những con nghiện không biết điểm dừng, 2010 3 Phạm Quang Hòa, Nợ nước ngoài: Nhiều “con nghiện” sống dở chết dở, 2010 4 World, Global Development Finance, 2011, page 10 khẩu giảm mạnh trong hầu hết các nước đang phát triển do sự ảnh hưởng của nền kinh tế toàn cầu và cuộc khủng hoảng tài chính thế giới lúc này. Tỷ lệ trả nợ/ xuất khẩu cũng bị ảnh hưởng tương tự, tăng từ 9,2% năm 2008 lên 11,3% năm 2009. Ít thấy có sự thay đổi trong tỷ lệ nợ/ GNI nhưng nó cũng tăng lên năm 2009. Các tỷ lệ nợ được cho bởi bảng số liệu bên dưới cũng trở nên xấu đi, tuy nhiên, sự tăng lên của các tỷ lệ này khác nhau giữa từng khu vực. Khu vực Đông Á và Thái Bình Dương và Trung Đông và Bắc Á có tỷ lệ nợ nước ngoài thấp nhất ở cả hai chỉ tiêu là Nợ/ GNI và Nợ/ Xuất khẩu. Năm 2009, các nhóm nước này trải qua một sự tăng nhẹ trong hai chỉ tiêu nợ. Ngược lại, Châu Âu và Trung Á là khu vực tăng tỷ lệ Nợ/ GNI cao nhất, từ 35,1% năm 2008 lên 44,7% năm 2009, gấp 3 lần tỷ lệ của khu vực Đông Á và Thái Bình Dương, và gấp 2 lần khu vực Mỹ La tinh và Caribean. Tỷ lệ Nợ/ Xuất khẩu của khu vực này cũng cao nhất với 131,8% năm 2009 (so với 91,6% năm 2008). Chỉ số nợ cho các nhóm nước (%), 2000-2009 Khu vực Tỷ lệ Nợ/ GNI Tỷ lệ Nợ/Xuất khẩu 2000 2008 2009 2000 2008 2009 Đông Á và Thái Bình Dương 29,6 12,9 13,2 78,1 30,9 39,0 Châu Âu và Trung Á 52,9 35,1 44,7 140,2 91,6 131,8 Mỹ La tinh và Caribbean 38,3 21,5 23,7 169,6 85,2 111,4 Trung Đông và Bắc Á 38,4 14,9 15,4 118,4 33,9 37,4 Nam Á 26,7 20,8 20,7 181,5 87,4 104,4 Hạ Saharan Châu Phi 66,0 21,4 22,9 185,2 49,0 66,5 Nguồn: World Bank Debtor Reporting System and IMF Trong giai đoạn 9 năm, 2000-2009, đã có một sự cải thiện đáng kể trong vấn đề xử lý nợ nước ngoài của các nước đang phát triển qua chỉ tiêu Trả nợ/ Xuất khẩu. Tỷ lệ này giảm hơn một nửa từ năm 2000 đến 2008, từ 20,9% xuống 9,2% đối với nhóm nước có thu nhập trung bình, và từ 12,2% xuống 4,9% đối với nhóm nước có thu nhập thấp. Như ta đã biết, năm 2009 có một sự giảm mạnh trong thu nhập từ xuất khẩu, làm giảm đáng kể tỷ lệ Nợ/ Xuất khẩu, và điều này tác động mạnh hơn đối với nhóm nước có thu nhập trung bình hơn là nhóm nước có thu nhập thấp. Thu nhập từ xuất khẩu giảm gần 20% trong năm 2009. Ngược lại, các nước có thu nhập thấp lại giảm không đáng kể (10% so với mức năm 2008) trong thu nhập từ xuất khẩu, và tỷ lệ Trả nợ/ xuất khẩu không bị ảnh hưởng khi có sự tăng nhẹ từ 4,9% lên 5,1% năm 2009. Bên cạnh đó, các nước có thu nhập thấp cũng hưởng lợi từ việc cấu trúc lại và sự giảm nợ 2.2. Nguyên nhân các cuộc khủng hoảng nợ của các nước đang phát triển 5 Nguồn gốc của cuộc khủng hoảng những năm 1980 xuất phát từ thời kỳ 1974-1979 khi việc vay nợ quốc tế bùng nổ và được thúc đẩy bởi việc tăng vọt giá dầu của nhóm OPEC. Giai đoạn 1967-1973, các nước đang phát triển đóng vai trò lớn trong nền kinh tế khi tốc độ tăng trưởng trung bình của các nước này là 6,6%. Đặc biệt, các nước công nghiệp mới gồm Mê-hi-cô, Brazil, Ve-ne-zue-la và Ac-hen-ti-na có tốc độ tăng trưởng vượt xa mức trung bình của các nước đang phát triển. Để đáp ứng nhu cầu tăng trưởng của mình, nhiều nước đã bắt đầu nhập khẩu nhiều, nhất là các mặt hàng tư liệu sản xuất, dầu 5 Micheal Todaro, Kinh tế học cho thế giới thứ ba lửa và lương thực. Giá dầu tăng cao và cuộc khủng hoảng thế giới khiến tốc độ tăng trưởng của các nước công nghiệp mới này giảm mạnh. Để duy trì được tốc độ tăng trưởng, các nước đang phát triển tăng cường vay nợ. Nhu cầu vốn của các nước này tăng mạnh, trong khi nguồn vốn vay song phương có giới hạn, và nguồn vốn rẻ từ tổ chức IMF lại có nhiều điều kiện ràng buộc, khiến các nước này tìm đến các ngân hàng thương mại và các chủ nợ tư nhân khác nhằm tài trợ cán cân thanh toán quốc gia. Những ngân hàng thương mại lúc này nắm giữ phần lớn số dư của khối OPEC (đang kiếm được lượng tiền lớn từ việc tăng giá dầu thế giới) đã cạnh tranh nhau đưa ra các điều kiện ưu đãi và dễ dàng cho các nước công nghiệp mới và các nước có thu nhập trung bình đang trong tình trạng đói vốn. Do đó, số nợ nước ngoài của các nước đang phát triển này tăng lên nhanh chóng, từ 180 tỷ năm 1975 lên 406 tỷ năm 1987. Trong đó, nợ không được ưu đãi, và kỳ hạn nợ ngắn và lãi suất theo thị trường chiếm tỷ lệ cao, lên tới 40% trong tổng số nợ năm 1971, 68% năm 1975 và lên tới hơn 77% năm 1979. Tuy nhiên, sự gia tăng khối lượng nợ và lãi vay chưa là vấn đề đối với các nước đang phát triển giai đoạn này do giá dầu thực tế lúc này giảm do lạm phát, lãi suất thực tế thấp và thu nhập xuất khẩu tăng cho phép các nước này thu hẹp thâm hụt tài khoản vãng lai và duy trì tốc độ tăng trưởng nhất định. Đến năm 1979, giá dầu thế giới tăng đột ngột làm tăng chi phí cho việc nhập khẩu dầu lửa, lãi suất cũng tăng mạnh do chính sách kinh tế của các nước đã công nghiệp hóa và thu nhập từ xuất khẩu giảm do tăng trưởng chậm của các nước phát triển hơn. Thực trạng đó chưa phải là tất cả khi các nước này gánh một món nợ khổng lồ từ các năm trước cùng với lãi suất vay nợ cũ tăng theo thị trường trở thành một gánh nặng cho các nước đang phát triển này. Bên cạnh đó, việc chuyển một số vốn tư nhân lớn ra nước ngoài để đầu tư của cư dân các nước mắc nợ vì những lý do chính trị, kinh tế làm tình hình nợ các quốc gia này thêm khủng hoảng. 2.2. Những giải pháp mà các nước đang phát triển đã sử dụng trong việc xử lý nợ nước ngoài ở các nước đang phát triển trong thời kỳ này.