Gia tăng hệ số tín nhiệm quốc gia

Một phần của tài liệu thực trạng nợ nước ngoài của các nước đang phát triển (Trang 31 - 33)

Khi quyết định đầu tư hay cho vay, các nhà đầu thường đánh giá tương quan giữa rủi ro và thu nhập. Thông tin đáng tin cậy mà các nhà đầu tư thường tham khảo là hệ số tín nhiệm do các công ty quốc tế hàng đầu đánh giá.

3.3.2. Kiến nghị các biện pháp sử dụng vốn vay hiệu quả

3.3.2.1. Kiểm soát nợ nước ngoài

• Cần quan tâm đến khả năng chịu đựng nợ nước ngoài của Việt Nam, không nên chủ quan khi dựa vào ngưỡng an toàn cho nợ nước ngoài.

• Các cơ quan chức năng có liên quan cần phải phát triển nhân viên có năng lực nhằm gia tăng quản lý nợ và cá rủi ro quốc gia.

3.3.2.2. Các biện pháp nhằm sử dụng nợ nước ngoài có hiệu quả

• Xem xét một cách độc lập, khách quan và đánh giá cẩn trọng các phương án kinh doanh, năng lực và tiềm năng của các doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn, cần định giá được lợi nhuận ròng trong phương án này phải cao hơn lãi suất đi vay.

• Công bố công khai định kỳ (ngắn hạn) và thường xuyên các số liệu về tình hình sản xuất kinh doanh, tiến độ của các dự án tại các đơn vị được vay lại nguồn tiền phát hành này. • Nhằm phân chia rủi ro cho việc phân bổ các khoản vay vào các dự án đầu tư nên

phần vốn vay này vào các dự án đầu tư trong các lĩnh vực, ngành nghể khác nhau nhưng chủ yếu tập trung vào các ngành kinh tế đang là mũi nhọn.

• Có các biện pháp chế tài mạnh không chỉ dành riêng cho doanh nghiệp được vay lại nguồn vốn từ trái phiếu mà cả với các vị trí lãnh đạo liên quan từ khâu đề nghị, xét duyệt dự án, điều hành và thực hiện dự án.

3.3.2.3. Gia tăng dự trữ ngoại hối

Hiện mức dự trữ ngoại hối của Việt Nam ở mức rất thấp, chỉ đảm bảo được khoảng 1,4 tháng nhập khẩu. Do vậy Việt Nam cần đặc biệt quan tâm việc gia tăng dự trữ ngoại hối.

Để gia tăng dự trữ ngoại hối, cần có một số giải pháp cần thiết sau: • Cải thiện cán cân tài khoản vãng lai

• Gia tăng cán cân tài khoản vốn • Khuyến khích kiều hối chảy về nước

3.3.3. Kiến nghị các giải pháp làm giảm chi phí vay nợ

Chính sách tỷ giá hối đoái

• Trước hết VND cần phải được đưa về đúng giá trị của nó vì theo đánh giá của nhiều chuyên gia kinh tế trong và ngoài nước

• Thúc đẩy phát triển thị trường mở và mở rộng hoạt động của các nghiệp vụ thị trường tiền tệ như hoán đổi (Swap), kỳ hạn (Forward), quyền chọn (Option)…

• Thúc đẩy và hỗ trợ tăng trưởng xuất khẩu giúp cải thiện cán cân tài khoản vảng lai là nhân tố phát triển về lực cho nền kinh tế, cải thiện tỷ giá hối đoái.

• Xây dựng tỷ giá hối đoái dựa trên rổ tiền tệ hợp lý: trên mối quan hệ thương mại, đầu tư và vay nợ, tránh sự ảnh hưởng quá lớn, chỉ dựa vào USD như hiện nay.

3.3.4. Kiến nghị các biện pháp quản lý nợ vay nước ngoài

• Thành lập hội đồng tư vấn nợ. Tổ chức này có trách nhiệm giúp Thủ tướng Chính phủ về chính sách vay, trả nợ nước ngoài, về kế hoạch vay và trả nợ hàng năm.

• Thiết lập cơ quan chuyên trách trực thuộc Chính phủ về quản lý nợ nước ngoài. Hiện nay các cơ quan quản lý nợ nước ngoài như: Bộ Kế hoạch - Đầu tư, Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước đang từng bước hoàn chỉnh chương trình quản lý nợ nước ngoài hiện đại, tuân thủ pháp luật của Nhà nước.

• Đổi mới, hoàn thiện cơ chế chính sách quản lý nợ nước ngoài, gạt bỏ sự chồng chéo hoặc mâu thuẫn trong phân công, phân nhiệm.

• Cần tổ chức lại hệ thống thông tin về nợ nước ngoài. Hệ thống thông tin về nợ nước ngoài ở Việt Nam cho đến nay vẫn còn nghèo nàn, chưa đầy đủ và liên tục, chất lượng thông tin về nợ thiếu tin cậy.

• Cần có cơ chế giám sát mang tính thị trường đối với DNNN vay vốn từ nguồn vốn phát hành trái phiếu quốc tế của Chính phủ để đảm bảo khả năng trả nợ.

3.3.5. Các biện pháp hỗ trợ

3.3.5.1.Ổn định môi trường thể chế

Ổn định môi trường thể chế là điều kiện tiên quyết cho tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, việc thay đổi liên tục luật lệ và chính sách kinh tế đã gây trở ngại cho đầu tư dài hạn.

3.3.5.2.Cải thiện môi trường đầu tư

• Cải cách mạnh mẽ hành chính công, đặc biệt là các quy định về công chứng, thủ tục hành chính, thủ tục đầu tư; cải thiện tính minh bạch của luật lệ và chính sách đảm bảo tính nhất quán của văn bản luật ở mọi cấp, tăng cường xây dựng chính sách kinh tế dựa theo thị trường.

• Hợp lý hoá thuế thu nhập cá nhân

• Đầu tư hơn nữa vào cơ sở hạ tầng kỹ thuật để đầu tư ngoài quốc doanh diễn ra thuận lợi hơn. • Các doanh nghiệp phải được đối xử bình đẳng giữa các thành phần kinh tế, đặc biệt trong các

lĩnh vực đất đai, vay vốn ngân hàng, minh bạch về quyền và lợi.

• Đổi mới cơ chế, giảm bớt thủ tục hành chính phiền hà trong việc cấp giấy phép đăng ký kinh doanh, thủ tục xuất nhập khẩu, thủ tục về thuế.

• Có những kênh thông tin rõ ràng, chi tiết về các dự án đầu tư, chính sách đầu tư trong nước, mở rộng lĩnh vực đầu tư, đặc biệt tham gia vào lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ tầng.

Một phần của tài liệu thực trạng nợ nước ngoài của các nước đang phát triển (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(33 trang)
w