GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG TMCP AN BÌNH CHI NHÁNH HÀ NỘI VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI NĂNG LỰC CẠNH TRANH TRONG CUNG CẤP DỊCH VỤ NGÂN HÀNG CHO CÁC DOANH NGHIỆP

30 2.3K 13
GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG TMCP AN BÌNH CHI NHÁNH HÀ NỘI VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI NĂNG LỰC CẠNH TRANH TRONG CUNG CẤP DỊCH VỤ NGÂN HÀNG CHO CÁC DOANH NGHIỆP

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trang 1

GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG TMCP AN BÌNH CHINHÁNH HÀ NỘI VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI NĂNG LỰCCẠNH TRANH TRONG CUNG CẤP DỊCH VỤ NGÂN HÀNG CHO CÁC

DOANH NGHIỆP

Mục tiêu của chương 1 là tìm hiểu về ngân hàng TMCP An Bình, chinhánh Hà Nội và các nhân tố ảnh hưởng tới năng lực cạnh tranh trong cungcấp dịch vụ ngân hàng cho các doanh nghiệp tại chi nhánh ABBank Hà Nộigiai đoạn 2006 – 2009 Để thực hiện mục tiêu trên, chương 1 sẽ tiếp cận theotrình tự sau: (1.1) Giới thiệu tổng quan về ngân hàng TMCP An Bình – Chinhánh Hà Nội (1.2) Phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới năng lực cạnh tranhdịch vụ ngân hàng cho khách hàng doanh nghiệp tại chi nhánh ABBANK HàNội giai đoạn 2006 – 2009

Các nội dung chi tiết sẽ được trình bày trong chương 1 như sau:

1.1.GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG TMCP AN BÌNH –

Ngân hàng TMCP An Bình được Ngân hàng Nhà nước cấp phép hoạt động Ngân hàng số 0031/NH – GP ngày 15 tháng 04 năm 1993, có hiệu lực ngày 18 tháng 09 năm 1997 trong thời hạn 20 năm Ngân hàng TMCP An Bình hoạt động ban đầu với số vốn điều lệ 1 tỷ và trụ sở đặt tại 138 Hùng Vương, thị trấn An Lạc, huyện Bình Chánh, TP Hồ Chí Minh

Từ lúc thành lập cho đến cuối năm 2001, hoạt động kinh doanh của ABBANK rất nhỏ, doanh thu cũng như lợi nhuận không đáng kể Ðể đáp ứng được nhu cầu của khách hàng trong nền kinh tế ngày càng phát triển cũng như

Trang 2

với mong muốn ABBANK ngày càng phát triển, tháng 3 năm 2002, ABBANK tiến hành cải cách mạnh mẽ về cơ cấu và nhân sự với mục tiêu phục vụ doanh nghiệp và chuyển đổi từ Ngân hàng cổ phần nông thôn thành Ngân hàng cổ phần đô thị Đây có thể coi là một bước ngoặt đối với sự phát triển của ABBANK.

Sau hơn 17 năm hình thành và phát triển, ngân hàng đã dần khẳng định tên tuổi, là một trong 10 ngân hàng TMCP có vốn điều lệ lớn nhất VN hiện nay Tính đến tháng 12/2009, vốn điều lệ của ABBANK đạt 3482 tỷ đồng, tổng tài sản đạt trên 26.576 tỷ đồng Hiện nay, ABBANK đã trở thành cái tên thân thuộc với gần 10.000 khách hàng doanh nghiệp và trên 100.000 khách hàng cá nhân tại 29 tỉnh thành trên cả nước thông qua mạng lưới 90 chi nhánh/ phòng giao dịch, trụ sở chính đặt tại số 170 Hai Bà Trưng, Phường Đa Kao, Quận 1, TP Hồ Chí Minh Ngày 22/7/2008, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đã kí quyết định số 1631/QĐ-NHNN chấp thuận sửa đổi thời gian hoạt động của ABBANK là 99 năm.

ABBANK có một tầm nhìn chiến lược rõ ràng, đó là hướng đến trở thành một ngân hàng thương mại hàng đầu Việt Nam; hoạt động theo mô hình ngân hàng thương mại trọng tâm bán lẻ theo những thông lệ quốc tế tốt nhất với công nghệ hiện đại, đủ năng lực cạnh tranh với các ngân hàng trong nước và quốc tế hoạt động tại Việt Nam.

Với tôn chỉ hoạt động: phục vụ khách hàng với sản phẩm, dịch vụ an toàn, hiệu quả và linh hoạt; tăng trưởng lợi ích cho cổ đông; hướng đến sự phát triển toàn diện, bền vững của ngân hàng; đầu tư vào yếu tố con người làm nền tảng cho sự phát triển lâu dài; ABBANK đã và đang tạo được lòng tin đối với đối tác, khách hàng và các nhà đầu tư.

1.1.1.1.2 Quá trình phát triển:

 Năm 2002: Để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng, ABBANK tiến hành cải cách mạnh mẽ về cơ cấu và nhân sự để tập trung vào chuyên ngành kinh doanh ngân hàng thương mại.

Trang 3

 Năm 2004: ABBANK tăng vốn điều lệ lên 70,04 tỷ đồng.

 Năm 2005: Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) trở thành cổ đông chiến lược của ABBANK Các cổ đông lớn khác gồm: Tổng công ty tài chính Dầu Khí (PVFC), Tổng công ty Xuất Nhập Khẩu Hà Nội (GELEXIMCO).

 Năm 2006: vốn điều lệ tăng từ 165 tỷ đồng vào đầu năm lên 1.131 tỷ đồng vào cuối năm.

 Năm 2007: ABBANK ký kết hợp tác chiến lược với Agribank và các công ty thành viên của EVN như: PC1, PC2, PC3…ABBANK trở thành thành viên của mạng thanh toán PAYNET Đồng thời, vốn điều lệ của ABBANK tăng lên 2.300 tỷ đồng.

 Năm 2008: ABBANK triển khai thành công phần mềm ngân hàng lõi (core banking) vào hoạt động trên toàn hệ thống Maybank chính thức trở thành cổ đông chiến lược nước ngoài của ABBANK với tỷ lệ sở hữu là 15% ABBANK tăng vốn điều lệ lên 2.705 tỷ đồng

 Năm 2009: ABBANK công bố hợp tác với Prudential VN và ngân hàng Deutsche bank Tháng 7/2009, ABBANK chính thức tăng vốn điều lệ lên 2850 tỷ đồng Tháng 9/2009, ABBANK chính thức khai trương Hội sở mới tại 170 Hai Bà Trưng, P.Đa Kao, Q.1 và triển khai giao dịch ngoài giờ tại Sở giao dịch Tháng 12/2009, ABBANK chính thức tăng vốn điều lệ lên 3482 tỷ đồng với mạng lưới gồm 90 chi nhánh/ phòng giao dịch tại 29 tỉnh thành.

1.1.1.1.3 Giải thưởng:

Với hơn 17 năm hoạt động, Ngân hàng TMCP An Bình đã đạt được một số giải thưởng tiêu biểu sau:

 Doanh nghiệp Thương mại dịch vụ tiêu biểu 2009-Top Trade Services 2009 do Bộ công thương trao tặng.

 Thương hiệu vàng 2009 do Hiệp hội chống hàng giả và bảo vệ thương hiệu VN phối hợp với Bộ Công Thương trao tặng.

Trang 4

 Ngân hàng thanh toán quốc tế xuất sắc 2007 và 2008: do Wachoviabank –ngân hàng lớn của Mỹ trao tặng

 Nhãn hiệu nổi tiếng quốc gia 2008 và 2009: Hội sở hữu trí tuệ Việt Nam trao tặng

 Cúp vàng Nhà bán lẻ hàng đầu VN 2008: Hiệp hội các Nhà bán lẻ VN trao tặng.

 Thương hiệu nổi tiếng VN 2008: do VCCI và công ty Nielsen trao tặng  Giải thưởng Quả Cầu Vàng – the Best Banker cho ngân hàng phát triển

nhanh các sản phẩm dịch vụ công nghệ cao: Ban tổ chức hội chợ tài chính- ngân hàng- bảo hiểm Banking Expo 2007 trao tặng

 “Nhà phát hành trái phiếu công ty bản tệ tốt nhất Châu Á”: Tạp chí Asia Money bình chọn.

1.1.1.2 Chi nhánh Hà Nội

1.1.1.2.1 Lịch sử hình thành

Với mục tiêu phát triển toàn diện, ổn định, cùng với yêu cầu mở rộng mạng lưới hoạt động, tháng 2 năm 2006, chi nhánh ABBANK Hà Nội đã được thành lập và ABBANK Hà Nội là chi nhánh cấp 1 của ngân hàng Hiện nay, trụ sở ABBANK Hà Nội đặt tại tầng 1 và 4 tòa nhà 101 Láng Hạ với 357 cán bộ công nhân viên và 17 phòng giao dịch trên toàn Hà Nội

1.1.1.2.2 Quá trình phát triển

 Năm 2006, khai trương phòng giao dịch Đinh Tiên Hoàng tại số 69 Đinh Tiên Hoàng, 126 Lò Đúc và số 288Trần Khát Chân.

 Năm 2007, ABBANK Hà Nội khai trương một loạt các phòng giao dịch mới đó là các phòng giao dịch tại số 453 Nguyễn Văn Cừ; số 141 Tôn Đức Thắng; 109 Trần Đăng Ninh; 188 Quán Thánh, 30 Lê Trọng Tấn, số 1 Trần Phú - Hà Đông, 48-50 Phố Huế.

 Năm 2008, một năm kinh tế khó khăn, ABBANK Hà Nội chỉ mở thêm 3 phòng giao dịch nữa là phòng giao dịch số 279A Đội Cấn, số 02 Hàng Nón và PGD Đông Anh.

Trang 5

 Năm 2009, sự cố gắng nỗ lực của ngân hàng và chi nhánh cũng như sự phục hồi của nền kinh tế thế giới, ABBANK Hà Nội khai trương thêm một số phòng giao dịch nữa tại số 33 Đào Tấn; phòng giao dịch Đại Kim – A5, khu c8khu đô thị Đại Kim và sô 42 Hồ Tùng Mậu.

1.1.2 Cơ cấu tổ chức và bộ máy quản trị của Ngân hàng TMCP An Bình –chi nhánh Hà Nội.

1.1.2.1 Ngân hàng TMCP An Bình

1.1.2.1.1 Cơ cấu tổ chức

Hiện nay, cơ cấu tổ chức của ABBANK bao gồm: Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị (HĐQT), Ban Kiểm soát, Ban Điều hành, Ban Thư ký, Phòng Kiểm toán nội bộ, 15 sở giao dịch & chi nhánh, 12 khối chức năng và 11 Trung tâm, phòng ban.

 Hội đồng quản trị

Sinh năm 1959

Cử nhân kinh tế - Đại học kinh tế Quốc dân Kỹ sư - Học viện kỹ thuật Quân sự

Ông Tiền là một trong các doanh nhân thành công và có uy tín nhất tại Việt nam Ông Tiền đã được Nhà nước và Chính phủ tặng thưởng nhiều huy chương cho các đóng góp vào sự phát triển kinh tế của đất nước.

+ Huân chương lao động hạng III + Huy chương Vì thế hệ trẻ.

Trang 6

+ Bằng khen của Thủ tướng chính phủ + Bằng khen của UBND thành phố Hà Nội + Giải thưởng Sao đỏ.

Ngoài cương vị là chủ tịch Hội đồng Quản trị của ABBANK, hiện nay ông Vũ Văn Tiền đồng thời cũng giữ các cương vị lãnh đạo cao cấp sau:

+ Chủ tịch Hội đồng Quản trị kiêm Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu tổng hợp Hà Nội.

+ Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty Cổ phần Chứng khoán An Bình + Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty Cổ phần Xi măng Thăng Long + Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty Cổ phần An Hoà

 Phó Chủ tịch thường trực HĐQT: Ông Nguyễn Hùng Mạnh Sinh năm 1956

Cao học kinh tế - Đại học Ohio (Mỹ) Cử nhân - Đại học Ngoại ngữ Hà Nội

Ông Mạnh đã có nhiều năm kinh nghiệm hoạt động trong các ngành dầu khí và thương mại trước khi tham gia ngành tài chính ngân hàng của Việt Nam vào giữa những năm 1990 Ông Mạnh tham gia vào việc điều hành ABBANK vào năm 2001 và là một trong các thành viên chủ chốt đã đưa ABBANK đến thành công như ngày hôm nay

 Phó Chủ tịch HĐQT: Ông Đào Văn Hưng Sinh năm 1955.

Thạc sĩ Kinh tế - Đại học Bách khoa Hà Nội

Ông Hưng đã có hơn 30 năm công tác trong ngành điện và đã nắm giữ nhiều cương vị chủ chốt của Tập đoàn Điện lực Hiện nay ông Hưng là Chủ tịch của Tập đoàn Điện lực EVN

 Thành viên HĐQT: Ông Dương Quang Thành Sinh năm 1962

Tiến sĩ Kinh tế - Đại học Bách khoa Hà Nội.

Trang 7

Thạc sĩ Học viện Công nghệ Châu Á (AIT), Bangkok, Thái Lan Ông Thành đã có hơn 20 năm công tác trong ngành điện và giữ các vị trí chủ chốt trong Tập đoàn Điện lực Việt Nam Hiện nay ông Thành là Phó Tổng Giám đốc của Tập đoàn Điện lực EVN.

 TVHĐQT: Ông Abdul Farid bin Alias Sinh năm 1968

Thạc sỹ Quản trị kinh doanh ngành Tài chính Đại học Denver, Hoa Kỳ Cử nhân Khoa học chuyên ngành Kế toán, Đại học Pennsylvania, Hoa Kỳ Đại diện phần vốn góp của Maybank tại ABBANK.

 Ban điều hành

 Tổng Giám đốc: Ông Nguyễn Hùng Mạnh

Sinh năm 1956

Cao học kinh tế - Đại học Ohio (Mỹ) Cử nhân - Đại học Ngoại ngữ Hà Nội

Ông Mạnh đã có nhiều năm kinh nghiệm hoạt động trong các ngành dầu khí và thương mại trước khi tham gia ngành tài chính ngân hàng của Việt Nam vào giữa những năm 1990 Ông Mạnh tham gia vào việc điều hành ABBANK vào năm 2001 và là một trong các thành viên chủ chốt đã đưa ABBANK đến thành công như ngày hôm nay.

 Phó Tổng Giám đốc, Tín dụng và Quản lý Rủi ro: Bà Trần Thanh Hoa Sinh năm 1963.

Thạc sĩ Kinh tế - Tài chính Ngân Hàng

Trang 8

Bà Hoa đã có hơn 20 năm kinh nghiệm làm việc trong ngành tài chính ngân hàng với ngân hàng Vietcombank.

 Phó Tổng Giám đốc, Kế toán và Kiểm soát nội bộ: Ông Nguyễn Công Cảnh Sinh năm 1958

Cử nhân Đại học Kinh tế

Ông Cảnh đã có hơn 20 năm kinh nghiệm làm việc trong ngành tài chính ngân hàng với ngân hàng Nông nghiệp.

 Phó Tổng Giám đốc, tham mưu cho Chủ tịch Hội đồng quản trị: Ông Nguyễn Trung Kiên.

Sinh năm 1973

Cử nhân Kinh tế (Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội) Cử nhân Ngoại ngữ (Đại học Mở Hà Nội)

Cử nhân Luật (Viện Đại học Mở Hà Nội)

Thạc sỹ Quản lý chính sách công (Đại học Quốc gia Singapore)

Ông Kiên đã có nhiều năm kinh nghiệm hoạt động trong ngành tài chính ngân hàng của Việt Nam, trong đó có 11 năm làm việc tại ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

 Phó Tổng Giám đốc, Phát triển khách hàng của Tập đoàn Điện lực Việt Nam, chỉ đạo trực tiếp Phòng phát triển mạng lưới khu vực Miền Bắc và Miền Trung, quản lý hành chính khu vực Miền Bắc: Bà Nguyễn Thị NgọcMai Sinh năm 1974

Kỹ sư Kinh tế năng lượng Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Thạc sỹ Kinh tế Năng lượng, Học Viện Công nghệ Châu Á Tiến sỹ kinh tế, Đại học Kwansei Gakuin, Nhật bản

Bà Mai đã có 12 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực tài chính doanh nghiệp, tài chính dự án thuộc tập đoàn điện lực EVN.

 Phó Tổng Giám đốc, Khối Khách hàng doanh nghiệp: Ông Phạm Quốc Thanh

Sinh năm 1970

Trang 9

Cử nhân Đại học Ngân hàng Cử nhân Đại học Ngoại ngữ

Cử nhân học viện tài chính quốc tế IFS School of Finance,Anh

Ông Thanh đã có hơn 15 năm kinh nghiệm làm việc trong ngành tài chính ngân hàng, trong đó có 10 năm làm việc tại ngân hàng HSBC.

 Phó Tổng Giám Đốc phụ trách hoạt động kinh doanh và phát triển mạng lưới phía Bắc: Ông Đặng Quang Minh

Sinh năm 1972

Cử nhân Đại Học Tài Chính

Ông Minh đã có 16 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực tài chính và ngân hàng.

 Giám đốc vận hành nghiệp vụ: Ông Tong Hon Keong Cử nhân Kinh tế, Đại Học Malaysia.

Ông Tong có 33 năm kinh nghiệm làm việc ở ngân hàng lớn nhất Malaysia, và đã từng công tác ở nhiều bộ phận khác nhau, 20 năm nắm giữ các vị trí quan trọng trong Ban Điều hành, và là thành viên của Ban Điều Hành Là thành viên của Hội Đồng Quản Trị Maybank Group và MEPS từ năm 1997.

 Ban kiểm soát

 Trưởng ban kiểm soát: Ông Hoàng Kim Thuận

Sinh năm 1958

Cử nhân Đại học Tài Chính Kế toán Hà Nội

Các chứng chỉ Quản lý Kinh tế cao cấp, Thị trường chứng khoán và đổi mới Doanh nghiệp.

Trang 10

Hiện nay ông Thuận cũng đang giữ các chức vụ sau: + Phó Tổng Giám đốc công ty cổ phần xây dựng 14 + Chủ tịch HĐQT công ty cổ phân bê tông Rạch Chiếc  Thành viên: Ông Đào Mạnh Kháng

Sinh năm 1969

Cao học Quản trị Kinh doanh -Đại học thương mại

Ông Đào Mạnh Kháng hiện cũng đang giữ các chức vụ sau: + Phó Tổng giám đốc Công ty xuất nhập khẩu tổng hợp Hà Nội + Giám đốc Công ty Cổ phần Thương mại Hồng Hà

 Thành viên: Ông Võ Hồng Lĩnh Sinh năm 1968

Cử nhân kinh tế - Đại học Bách khoa Đà Nẵng.

Ông Võ Hồng Lĩnh đã từng giữ các vị chí quan trọng trong Tập đoàn Điện lực

Cựu cố vấn điều hành Maybank

Nghiên cứu sinh Viện kế toán Anh Quốc và Xứ Wales

Thành viên Viện kế toán Malaysia và Hiệp hội Kế toán công Malaysia  Thành viên: Bà Huỳnh Thị Chiêu Loan

Sinh năm 1975

Cử nhân Kinh tế ngành Kế toán kiểm toán Đại học Tài chính Kế toán TPHCM Cử nhân Kinh tế ngành Quản trị Kinh doanh Đại học Thương mại Hà Nội  Thành viên: Bà Nguyễn Thị Hạnh Tâm

Sinh năm 1972

Cử nhân Tín dụng và Kế toán Ngân hàng – Học viện Ngân hàng, Chứng chỉ Kế toán trưởng.

Trang 11

1.1.2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ chủ yếu của một số chức danh, bộ phận chínhtrong ngân hàng.

 Đại hội đồng c ổ đông

Đại hội đồng cổ đông là tập hợp gồm tất cả những tổ chức, cá nhân có cổ phần tại ABBANK Đây là cơ quan quyền lực cao nhất của ngân hàng, và từ đây bầu ra hội đồng quản trị ngân hàng.

 Hội đồng quản trị

Hội đồng quản trị ngân hàng ABBANK có những chức năng, nhiệm vụ như sau:

 Quyết định chiến lược, kế hoạch phát triển trung hạn và kế hoạch kinh doanh hằng năm của ngân hàng;

 Quyết định giải pháp phát triển thị trường, tiếp thị và công nghệ;

 Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, ký hợp đồng, chấm dứt hợp đồng đối với Tổng giám đốc và người quản lý quan trọng khác; quyết định mức lương và lợi ích khác của những người quản lý đó; cử người đại diện theo uỷ quyền thực hiện quyền sở hữu cổ phần hoặc phần vốn góp ở công ty hay tổ chức khác, quyết định mức thù lao và lợi ích khác của những người đó;  Giám sát, chỉ đạo Tổng giám đốc và người quản lý khác trong điều hành

công việc kinh doanh của ngân hàng;

 Quyết định cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý nội bộ ngân hàng, quyết định lập chi nhánh, phòng giao dịch và việc góp vốn, mua cổ phần của doanh nghiệp hay tổ chức khác;

 Duyệt chương trình, nội dung tài liệu phục vụ họp Đại hội đồng cổ đông, triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông hoặc lấy ý kiến để Đại hội đồng cổ đông thông qua quyết định;

 Trình báo cáo quyết toán tài chính hằng năm lên Đại hội đồng cổ đông; kiến nghị mức cổ tức được trả; quyết định thời hạn và thủ tục trả cổ tức hoặc xử lý lỗ phát sinh trong quá trình kinh doanh;

Ban điều hành

Trang 12

Ban điều hành ngân hàng có những chức năng, nhiệm vụ như sau:

Chỉ đạo toàn diện công tác đầu tư phát triển, các hoạt động tài chính của ngân hàng.

Quyết định tất cả những vấn đề thuộc thẩm quyền về quản lý hoạt động hàng ngày của ngân hàng, hoặc những nội dung theo ủy quyền của ĐHĐCĐ và HĐQT ngân hàng.

Quyết định tuyển dụng, điều động, khen thưởng, kỷ luật, mức lương, trợ cấp, lợi ích và các điều khoản khác liên quan đến hợp đồng lao động của cán bộ công nhân viên trong ngân hàng.

Các thành viên trong Ban điều hành căn cứ theo nhiệm vụ, quyền hạn của mình được phân công, chỉ đạo điều hành các phòng chức năng hoàn thành nhiệm vụ công tác theo phân cấp.

 Ban kiểm soát

Ban kiểm soát ngân hàng có những chức năng, nhiệm vụ như sau:

Kiểm soát toàn bộ hệ thống tài chính và việc thực hiện các quy chế của ngân hàng: Kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp, tính trung thực và mức độ cẩn trọng trong quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh, trong tổ chức công tác kế toán, thống kê và lập báo cáo tài chính.Thẩm định báo cáo tình hình kinh doanh, báo cáo tài chính theo các định kỳ của ngân hàng, báo cáo đánh giá công tác quản lý của Hội đồng quản trị lên Đại hội đồng cổ đông tại cuộc họp thường niên

Kiểm tra bất thường: Khi có yêu cầu của cổ đông hoặc nhóm cổ đông, Ban Kiểm soát thực hiện kiểm tra, sau đó Ban kiểm soát phải báo cáo giải trình về những vấn đề được yêu cầu kiểm tra đến Hội đồng quản trị và cổ đông và nhóm cổ đông có yêu cầu

Can thiệp vào hoạt động ngân hàng khi cần: Kiến nghị Hội đồng quản trị hoặc Đại Hội đồng Cổ đông các biện pháp sửa đổi, bổ sung, cải tiến cơ cấu tổ chức quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh của ngân hàng

Trang 13

Khi phát hiện có thành viên Hội đồng quản trị hoặc Đại hội đồng Cổ đông, Tổng Giám đốc vi phạm nghĩa vụ của người quản lý ngân hàng phải thông báo ngay bằng văn bản với Hội đồng quản trị, yêu cầu người có hành vi vi phạm chấm dứt hành vi vi phạm và có giải pháp khắc phục hậu quả

1.1.2.2 Chi nhánh Hà Nội

1.1.2.2.1 Cơ cấu tổ chức.

Hiện nay cơ cấu tổ chức của chi nhánh ABBANK Hà Nội bao gồm một giám đốc, hai phó giám đốc, 6 phòng chức năng và 17 phòng giao dịch ABBANK Hà Nội được thành lập năm 2006, khi mà ABBANK đã có những định hướng phát triển rõ ràng, do đó cơ cấu tổ chức có sự phân công rõ ràng, phân tách trách nhiệm giữa các giám đốc, phó giám đốc, các phòng ban chức năng

Nhìn vào hình 1.1 dưới đây ta có thể thấy được điều đó

 Phó giám đốc – Phụ trách Tín dụng

Phó giám đốc có nhiệm vụ thay mặt giám đốc để điều hành các hoạt động của chi nhánh khi giám đốc đi vắng hoặc khi được ủy quyền của giám đốc chi nhánh.

Phó giám đốc – phụ trách tín dụng chịu trách nhiệm trước giám đốc chi nhánh về nhiệm vụ được phân công sau đây: trực tiếp chỉ đạo phòng Tín dụng

 Phó giám đốc – Phụ trách Khách hàng doanh nghiệp

Phó giám đốc có nhiệm vụ thay mặt giám đốc để điều hành các hoạt động của chi nhánh khi giám đốc đi vắng hoặc khi được ủy quyền của giám đốc chi nhánh.

Trang 14

PGD Trần Đăng NinhPGD

Đinh Tiên Hoàng

PGD Phố HuếPGD Đào TấnPGD Quán ThánhPGD Tôn Đức ThắngPGD Lê Trọng TấnPGD Hà Đông

(Nguồn: Phòng Nhân sự - ABBANK Hà Nội)

Hình1.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức ABBANK Hà Nội

Phó giám đốc – phụ trách Khách hàng doanh nghiệp chịu trách nhiệm trước giám đốc chi nhánh về nhiệm vụ được phân công sau đây: trực tiếp chỉ đạo phòng Khách hàng doanh nghiệp

 Phòng Quan hệ Khách hàng doanh nghiệp

Đây là phòng sẽ tìm kiếm, lập quan hệ với các khách hàng doanh nghiệp.

Trang 15

Năm 2009, ABBANK thực hiện Quy trình Thanh toán quốc tế một cửa, do đó phòng Quan hệ Khách hàng doanh nghiệp là trung gian giữa khách hàng doanh nghiệp và Trung Tâm thanh toán quốc tế Phòng Quan hệ khách hàng doanh nghiệp sẽ là đầu mối nhận và trả tài liệu, chứng từ, giấy tờ và các yêu cầu của khách hàng doanh nghiệp Sau khi đã thực hiện hoàn thành các thủ tục, chuyển sang phòng Tín dụng để thực hiện lưu trữ, cắt nợ,…

 Phòng Khách hàng cá nhân

Phòng Quan hệ khách hàng cá nhân là trung gian kết nối giữa những người tiêu dùng cá nhân hoặc đầu tư cá nhân với chi nhánh Phòng có chức năng tìm kiếm, thu hút, giữ liên lạc với các khách hàng cá nhân đến với chi nhánh.

 Phòng Kế toán

Phòng Kế toán chịu trách nhiệm theo dõi, thông báo tỷ giá hối đoái cho các phòng Quan hệ Khách hàng doanh nghiệp và Phòng Quan hệ khách hàng cá nhân Ngoài ra, phụ trách mua bán ngoại tệ cho các doanh nghiệp khi phòng Quan hệ khách hàng doanh nghiệp thông báo Nhiệm vụ quan trọng, căn bản nhất đó là theo dõi, cập nhật những hoạt động tài chính như các khoản thu, chi của chi nhánh và tập hợp lại thành báo cáo tài chính của chi nhánh

 Phòng Tín dụng

Phòng tín dụng chịu trách nhiệm phối hợp cùng Phòng Quan hệ khách hàng

doanh nghiệp và Trung tâm Thanh toán quốc tế hoàn thành hồ sơ, công việc của khách hàng doanh nghiệp Phòng Tín dụng sẽ lưu hồ sơ và phụ trách việc cắt nợ, giải ngân cho các khách hàng doanh nghiệp.

 Phòng Quản lý tín dụng

Phòng Quản lý tín dụng ( hay còn gọi là Phòng Quản lý rủi ro) phối hợp cùng với phòng Quan hệ Khách hàng doanh nghiệp trong việc xác định, tái định giá tài sản đảm bảo của các doanh nghiệp trước khi cho vay Và Phòng Quản lý tín dụng còn có chức năng nữa đó là chịu trách nhiệm phát hiện, kiểm tra, kiểm soát các khoản nợ xấu, khoản nợ khó đòi của các khách hàng doanh nghiệp.

 Phòng Nhân sự

Ngày đăng: 18/10/2013, 20:20

Hình ảnh liên quan

Nhìn vào hình 1.1 dưới đây ta có thể thấy được điều đó - GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG TMCP AN BÌNH CHI NHÁNH HÀ NỘI VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI NĂNG LỰC CẠNH TRANH TRONG CUNG CẤP DỊCH VỤ NGÂN HÀNG CHO CÁC DOANH NGHIỆP

h.

ìn vào hình 1.1 dưới đây ta có thể thấy được điều đó Xem tại trang 13 của tài liệu.
Bảng 1.4: Danh sách các ngân hàng TMCP có vốn điều lệ lớn nhất Việt Nam (tính đến hết năm 2009) - GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG TMCP AN BÌNH CHI NHÁNH HÀ NỘI VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI NĂNG LỰC CẠNH TRANH TRONG CUNG CẤP DỊCH VỤ NGÂN HÀNG CHO CÁC DOANH NGHIỆP

Bảng 1.4.

Danh sách các ngân hàng TMCP có vốn điều lệ lớn nhất Việt Nam (tính đến hết năm 2009) Xem tại trang 28 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan