Theo Mô hình 5 lực lượng cạnh tranh của Michel Porter, các lực lượng cạnh tranh của dịch vụ ngân hàng cho các doanh nghiệp tại ABBANK Hà Nội giai đoạn 2006 – 2009 bao gồm: sức ép từ phía khách hàng, đối thủ cạnh tranh trực tiếp, đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn, sản phẩm thay thế.
Sức ép từ phía hách hàng: Giai đoạn từ năm 2006 – 2009, cùng với sự phát
triển của nền kinh tế Việt Nam, số lượng doanh nghiệp cũng ngày càng tăng. Đây sẽ là cơ hội để có thể phát triển hoạt động, nâng cao năng lực cạnh tranh trong cung cấp dịch vụ cho các doanh nghiệp. Tuy nhiên, nhưng các doanh nghiệp cũng yêu cầu đáp ứng ngày càng cao, do đó đòi hỏi chi nhánh cung cấp những dịch vụ có chất lượng tốt hơn, giá cả cạnh tranh hơn,…
Bảng 1.3: Tổng số doanh nghiệp cả nước, Hà Nội giai đoạn 2006 – 2009 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009
Cả nước 131.318 155.771 160.152 187.096
Hà Nội 21.739 24.823 24.913 26.514
(Nguồn: Tổng cục Thống kê) Đối thủ cạnh tranh trực tiếp: Tính đến hết năm 2009, Việt Nam có 3 ngân
hàng thương mại Nhà nước, 6 ngân hàng liên doanh, 39 ngân hàng TMCP, 47 chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Ngoài ra trên địa bàn Hà Nội hiện nay, có tới hơn 80 trụ sở chính, chi nhánh của các ngân hàng. Đây chính là các đối thủ cạnh tranh trực tiếp của ABBANK Hà Nội. Các ngân hàng đều nỗ lực trong điều kiện cạnh tranh như hiện nay và đang có những bước phát triển đáng kể, lớn mạnh do đó ảnh hưởng bất lợi tới năng lực cạnh tranh trong cung cấp dịch vụ ngân hàng cho các doanh nghiệp, đặc biệt là so với đối thủ cạnh tranh. Ngân hàng An
Bình hiện là ngân hàng có vốn điều lệ lớn thứ 8 trong số 39 ngân hàng TMCP. Các ngân hàng đứng đầu đều có trụ sở chính hoặc chi nhánh ở Hà Nội, và đều là những cơ sở hoạt động rất phát triển. Ngoài ra, hiện nay có một số ngân hàng mới thành lập như Ngân hàng Liên Việt (LienvietBank), Ngân hàng Tiên Phong (Tienphongbank), Ngân hàng Bảo Việt (BaoVietBank), …và chi nhánh của một số ngân hàng nước ngoài như Mizuko Corporate( Nhật Bản), Standard Chartered (Anh),…
Bảng 1.4: Danh sách các ngân hàng TMCP có vốn điều lệ lớn nhất Việt Nam (tính đến hết năm 2009)
Đơn vị tính: Tỷ VND
STT Tên Ngân hàng Vốn điều lệ
1 Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam 12.100
2 Ngân hàng Công thương Việt Nam 11.252
3 Ngân hàng Xuất nhập khẩu 8.800
4 Ngân hàng Á Châu 7.814
5 Ngân hàng Sài Gòn thương tín 6.700
6 Ngân hàng Kỹ thương Việt Nam 5.400
7 Ngân hàng Quân đội 5.300
8 Ngân hàng An Bình 3.482
9 Ngân hàng Liên Việt 3.300
(Nguồn: Hiệp hội ngân hàng Việt Nam) Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn: Ngoài những đối thủ cạnh tranh trực tiếp như ở
trên, ABBANK Hà Nội cũng còn mối đe dọa từ các đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn. Đó là các công ty tài chính thuộc các tập đoàn, các doanh nghiệp và các ngân hàng nước ngoài sắp bước vào kinh doanh dịch vụ ngân hàng. Theo “Báo cáo phân tích tài chính ngành ngân hàng” của Công ty Cổ phần Chứng khoán Bảo
Việt, chỉ trong năm 2007có tới hơn 30 hồ sơ và đề nghị thành lập ngân hàng mới
từ các doanh nghiệp lớn trong nước như Tập đoàn Bưu chính viễn thông, Tập đoàn dầu khí, Tập đoàn dệt may, Tổng công ty sông Đà, Tổng công ty Thép,… Ngoài ra, cũng trong năm 2007 có 5 hồ sơ xin thành lập chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam. Năm 2008 có 53 hồ sơ xin thành lập ngân hàng trong đó 23 hồ sơ của các tổ chức trong nước. Những đối thủ cạnh tranh này có tiềm lực tài chính rất mạnh và sự chuẩn bị kỹ lưỡng trước khi tham gia vào hoạt động ngân hàng cũng như cung ứng dịch vụ ngân hàng cho các doanh nghiệp nên có những ưu thế nhất định. Đây thực sự là ảnh hưởng bất lợi tới năng lực cạnh tranh trong cung cấp dịch vụ ngân hàng cho các doanh nghiệp tại ABBANK Hà Nội trong thời gian sắp tới.
Sản phẩm thay thế: Chứng khoán chính là một sản phẩm thay thế bởi ngoài
chứng khoán. Thị trường chứng khoán Việt Nam ra đời khi Trung tâm giao dịch chứng khoán TP Hồ chí Minh ra đời vào ngày 20/07/2000. Sau đó là Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (SGDCK Hà Nội) được thành lập theo Quyết định số 01/2009/QĐ-Ttg ngày 2/1/2009 của Thủ tướng Chính phủ trên cơ sở chuyển đổi, tổ chức lại Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Hà Nội. Giai đoạn 2006 – 2009 thị trường chứng khoán Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng tăng trưởng rất mạnh đặc biệt là năm 2006, 2007. Sức ép từ sản phẩm thay thế này là rất lớn. Tuy nhiên, trong giai đoạn 2006 – 2009 và trong một tương lai gần, dịch vụ ngân hàng dành cho các doanh nghiệp khác như bảo lãnh, thanh toán quốc tế, …không có sản phẩm thay thế. Các doanh nghiệp cần ngân hàng trong vai trò trung gian để thực hiện các hoạt động kinh doanh như xuất nhập khẩu, đấu thầu,…Đây là yếu tố ảnh hưởng thuận lợi tới năng lực cạnh tranh trong cung cấp dịch vụ ngân hàng cho các doanh nghiệp tại ABBANK Hà Nội.
Tóm lại, chương 1 đã giúp ta tìm hiểu về ngân hàng TMCP An Bình và các nhân tố ảnh hưởng cũng như ảnh hưởng của chúng ( thuận lợi hay bất lợi) tới năng lực cạnh tranh trong cung cấp dịch vụ ngân hàng cho các doanh nghiệp tại chi nhánh ABBank Hà Nội giai đoạn 2006 – 2009. Từ đó có thể đánh giá năng lực cạnh tranh trong cung cấp dịch vụ dành cho khách hàng doanh nghiệp tại chương 2.