Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 14 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
14
Dung lượng
32,15 KB
Nội dung
Giải phápnhằmnângcaohiệuquả đầu tưpháttriểntạiTậpđoàncôngnghiệptàuthủyViệtNam I. Mục tiêu và định hướng pháttriển ngành CNTT ViệtNam Trong Nghị quyết Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về chiến lược biển ViệtNam đến năm 2020 nêu rõ: “Nước ta phải trở thành quốc gia mạnh về biển, làm giàu từ biển, trên cơ sở phát huy mọi tiềm năng về biển, pháttriển toàn diện các ngành, nghề biển với cơ cấu phong phú, hiện đại, tạo ra tốc độ pháttriển nhanh, bền vững, hiệuquảcao với tầm nhìn dài hạn”. . “Trước mắt tập trung đầupháttriển du lịch biển, xây dựng cảng biển, pháttriểncôngnghiệp đóng tàu, xây dựng đội tàu mạnh, pháttriển những ngành dịch vụ mũi nhọn như vận tải biển, các khu kinh tế ven biển…”. Thực hiện Nghị quyết về chiến lược biển ViệtNam đến năm 2020, TậpđoàncôngnghiệptàuthủyViệtNam đặt mục tiêu pháttriển như sau: - Thực hiện thành công chiến lược xuất khẩu tàuthuỷ đến năm 2010 đạt xấp xỉ 1 tỷ USD và 3 triệu tấn tàu các loại cho các ngành vận tải biển, hàng hải, dầu khí, xi măng .sau 10 năm xuất khẩu được 1 tỷ USD/năm và đóng được 5 triệu tấn tàu. - Đóng mới được các tàu hàng có trọng tải tới 300.000T, các loại tàu khách đi biển, tàucông trình, giàn khoan biển, tàu dịch vụ dầu khí, tàu chở container, tàu đánh cá xa bờ, tàu chế biến hải sản, tàu cứu hộ, tàu bảo đảm hàng hải, các đoàntàu đẩy trên sông và ven biển, tàu lash, tàu tuần tra và tàu quân sự thông dụng. Sửa chữa đồng bộ vỏ, máy, điện, điện tử, điều khiển tự động cho tàu có trọng tải đến 400.000T… - Hoàn thành hợp đồng đóng 32 tàu vận tải biển và triển khai thực hiện tiếp hợp đồng đóng mới cho Tổng công ty hàng hải ViệtNam 64 tàu vận tải biển giaiđoạn 2008 – 2015 gồm: các tàu hàng khô từ 22.500 tấn đến 54.000 tấn, tàu container từ 1.800 đến 3.000 TEU, tàudầutừ 50.000 tấn đến 105.000 tấn. - Triển khai đóng mới pháttriển đội tàu của TậpđoànCôngnghiệptàuthuỷViệtNamgiaiđoạn 2008 – 2010 gồm: 18 tàu chở hàng từ 15.000 – 54.000 tấn, 04 tàu Lash mẹ 10.900 tấn, 500 sà lan Lash 200 tấn, 75 tàu đẩy 190 CV, 75 tàucông tác 380 CV, các tàu Container 1.000 – 1.700 TEU, tàu chở dầu sản phẩm 13.500T – 50.000T, 02 tàu chở dầu thô 104.000-115.000 tấn và tàu chở LPG 1.000m 3 – 10.000m 3 . - Triển khai chương trình đóng mới các tàu chở dầu 105.000T và kho nổi chứa dầu FSO5 cho Tậpđoàndầu khí Việt Nam, các tàu cho Tổng công ty Xi măng ViệtNam và các Công ty vận tải biển khác. - Triển khai thực hiện các hợp đồng đóng mới tàu xuất khẩu cho các chủ tàu: Nhật Bản, Đan Mạch, CHLB Đức, Hà Lan, Vương quốc Anh, Na Uy, Israel, Canada, Hy Lạp, Hàn Quốc…gồm các serie tàu có trọng tảitừ 3.000 tấn đến 175.000, tàudầu 13.500 tấn, 100.000 tấn, đến 320.000 tấn, tàu container 700 – 3.200 TEU, tàu chở ô tô 4.500 xe, 6.900 xe, tàu khách cao cấp đến 2.500-3.000 khách. Đồng thời chú trọng các mặt hàng xuất khẩu khác như: gia công các loại phụ kiện thép tàu thuỷ, sửa chữa tàu nước ngoài, xuất khẩu nông thuỷ sản và các sản phẩm bổ trợ khác đảm bảo tiến độ, chất lượng và uy tín. - Tăng tỷ lệ nội địa hoá của các sản phẩm lên trên 60%, pháttriểncôngnghiệp phụ trợ đủ năng lực sản xuất và chế tạo, lắp ráp được các thiết bị tàu thuỷ, vật liệu đóng tàu như sau: + Chế tạo được thép đóng tàu, thép cường độ cao, thép ống, thép hình và phôi thép tấm đóng tàu. + Lắp máy chính, máy phụ, máy phát điện tàuthuỷ và sản xuất thiết bị điện tàu thuỷ, vật liệu trang trí nội thất, xích neo, hộp số và chân vịt biến bước, nồi hơi, sơn tàu thuỷ, que hàn, thiết bị trên boong… + Sản xuất điện, xi măng, vật liệu xây dựng phục vụ cho các Khu côngnghiệptàu thuỷ. - Vận tải: Tiếp tục đầu tư, nângcaonăng lực và hiệuquả hoạt động của đội tàu vận tải viễn dương; vận tải khách; vận tải ven biển và vận tải sông cùng với các cơ sở dịch vụ hàng hải. Đầutư xây dựng kết cấu hạ tầng biển, một số cảng biển, cảng sông, cảng chuyên dụng cho tàu Lash và các tàu đặc dụng khác tại địa điểm thích hợp ở ba miền Bắc – Trung – Nam. - Nhà máy đóng tàu Than ViệtNam hiện nay đóng mới được tàu đến 15.000 DWT, đang tiến hành đầutư 01 đà tàu 50.000 DWT có thể đóng mới tàu đến 70.000 DWT. - Nhà máy liên hợp sửa chữa tàu biển Ba Son sẽ được di dời ra khu vực Thị Vải – Vũng Tàu có thể đóng mới được tàu đến 70.000 DWT, sửa chữa tàu đến 150.000 DWT. - Nhà máy đóng tàu STX Vina đã được cấp phép xây dựng tại Khu kinh tế Vân Phong, xã Ninh hải, huyện Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa với diện tích 345ha mặt đất và 270ha mặt biển, bao gồm: Giaiđoạn I: xây dựng 01 ụ khô 400.000dwt kích thước 530x130x13m, có năng lực đóng mới 12 tàu/năm (02 tàu VLCC 300.000dwt, 02 tàu container 8.500TEU ~ 108.000dwt, 04 tàu Capesize 170.000dwt, 04 tàu chở dầu thô 150.000dwt) tương đương 2.090.000dwt; Giaiđoạn II: xây dựng 02 đà trượt (kích thước 670x65m, 615x60m), có năng lực đóng mới 20 tàu/năm (06 tàudầu thô 105.000dwt, 06 tàu chở dầu sản phẩm 74.000dwt, 08 tàu chở container 3.500TEU ~ 42.000dwt) tương đương 1.470.000dwt. Tổng cộngnăng lực đóng tàu khi hoàn thành 02 giaiđoạn là 32 tàu/năm tương đương 3.560.000dwt, thu hút 5.000 lao động chính tại Nhà máy và 15.000 lao động thầu phụ. - Nhà máy 100% vốn nước ngoài của AKER-Nauy đã được cấp phép đầutư và đã đi vào hoạt động tại Vũng Tàu, chủ yếu tập trung vào các loại tàu dịch vụ dầu khí, các loại tàucao tốc. - Liên doanh đóng tàu với Australia đã được cấp phép đầutư và đi vào hoạt động tại khu vực Vũng Tàu, chủ yếu tập trung gia công phần vỏ, phần máy móc thiết bị và hoàn thiện tại Australia. Thêm vào đó, đang có một số liên doanh đang làm thủ tục xin cấp phép đầutư như Liên doanh Nhà máy đóng mới sửa chữa tàu biển với Singapore, Liên doanh Nhà máy đóng mới sửa chữa tàu biển với Nauy tại khu vực Sài gòn – Vũng Tàu… II. Một số giảiphápnhằmnângcaohiệuquả đầu tưpháttriểntậpđoàncôngnghiệptàuthủyViệtNam 1. Nhóm giảipháp về cơ chế quản lý - Đổi mới tổ chức và phương thức quản lý theo mô hình linh hoạt vào thị trường (đã được triển khai thực hiện trong giaiđoạn 2000-2005). Tậpđoàn CNTT Việtnam được Chính phủ giao soạn thảo Chiến lược pháttriển ngành CNTT Việt nam, lấy Tậpđoàn CNTT Việtnam làm nòng cốt. Tậpđoàn cũng đã xây dựng xong chiến lược xúc tiến xuất khẩu và đã thực hiện khá thành công trong thời gian qua. Chú trọng đào tạo các cán bộ làm công tác bán hàng và các bộ phận phụ trợ như Kỹ thuật-Dự án, Hậu cần-Vật tư, Quản lý. Bắt đầutừ khâu thiết kế xây dựng hồ sơ kỹ thuật chào hàng đồng thời với cơ cấu tài chính tín dụng cho dự án. Cho lựa và quy hoạch một tổ hợp "tam giác" làm sản phẩm xuất khẩu trọng điểm như mô hình sau: Mô hình trên sẽ tạo điều kiện cho việc chuyên môn hoá, phát huy tốt thế mạnh của các đỉnh "tam giác" và tiết kiệm hơn mô hình "tự sản tự tiêu" nếu để mỗi Nhà máy tự thự hiện công tác xúc tiến xuất khẩu. Đội ngũ Marketing-Bán hàng quốc tế tập trung tại văn phòng Tậpđoàn sẽ trở nên chuyên nghiệp hơn. - Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến xuất khẩu song song với đổi mới mô hình tổ chức quản lý. Cần tăng cường các biện pháp xúc tiến bán hàng đối với các sản phẩm trọng điểm đã xây dựng kể trên vào các thị trường mục tiêu thông qua lập kế hoạch hành động và kế hoạch ngân sách cho các hoạt động bán hàng thông qua các kênh trực tiếp và gián tiếp. Để hoạt động xúc tiến xuất khẩu hiệuquả hơn, trước tiên cần có ngân sách dành riêng cho các hoạt động này hàng năm không dưới 2% doanh số bán hàng kế hoạch. Xây dựng và ban hành Qui chế hoạt động Côngnghiệp phụ trợ tàuthủy tạo cơ sở pháp qui cho việc đổi mới và pháttriển hoạt động Côngnghiệp phụ trợ tàuthủy của toàn ngành. - Hoàn thiện cơ chế quản lí vốn đầu tư: Tình hình thực hiện vốn ĐTPT của VINASHIN cho thấy các nguồn vốn tập trung cho ngành CNTT ngày càng đa dạng, khối lượng vốn lại lớn, do đó nếu không có cơ chế quản lí vốn hợp lí sẽ dẫn đến tình trạng sử dụng vốn không hiệuquả và đầutư không theo qui hoạch của vùng, của ngành. Để quản lí vốn đầutư có hiệu qủa, tạo điều kiện thu hút vốn đầutưtừ nhiều nguồn khác nhau, Tậpđoàn cần có các giảipháp sau: + Xây dựng và hoàn thiện cơ chế quản lí vốn đầutư thống nhất giữa các Bộ, ngành, địa phương. Chú trọng nghiên cứu, làm rõ mục đích và tính chất các chương trình, dự án nhằm quản lí tập trung và thu gọn các dự án có cùng tính chất vào một đầu mối quản lí chặt chẽ vốn đầu tư. + Khắc phục tình trạng nhiều khâu trung gian, tránh phân tán, thất thoát và lãng phí vốn đầutư bằng cách dự án thuộc đơn vị nào thì giao hoàn toàn cho đơn vị đó quản lí, giám sát, phân bổ và sử dụng vốn đầu tư, Tậpđoàn chỉ định hướng và thẩm định. + Tăng cường công tác kiểm tra đối với các chương trình, dự án. Giám sát chặt chẽ quá trình thực hiện quyết toán vốn đầutư xây dựng cơ bản, nhất là các dự án trọng điểm quốc gia. Thanh tra kịp thời và xử lí nghiêm khắc những trường hợp vi phạm nguyên tắc tài chính, tham ô và làm lãng phí vốn đầu tư. 2. Nhóm giảipháp về con người Công tác đào tạo nguồn nhân lực cũng phải được chú trọng tiến hành ngay để đáp ứng nhu cầu trước mắt và nhu cầu lâu dài "quốc tế hoá" của ngành CNTT. Trước mắt tập trung đào tạo đội ngũ công nhan lành nghề, trong đó đặc biệt ưư tiến các ngành hàn, cơ khí, sơn, điện, ống. Tập trung đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý, đào tạo tiếng Anh và nghiệp vụ tiếp thị bán hàng, quản trị dự án với từng nội dung đặc thù cho ngành đóng tàu. Ưu tiên nhân lực và có chính sách ưu đãi cho cán bộ công nhân viên, từng bước tiêu chuẩn hoá việc chế tạo các trang thiết bị, thực hiện tốt công tác quản lý chất lượng, an toàn lao động, . Xây dựng các trường đào tạo nghiệp vụ và kỹ thuật Côngnghiệp phụ trợ tại miền Bắc và miền Nam để bổ sung nguồn lao động kỹ thuật và tái đào tạo lao động. Kết hợp với các liên doanh sản xuất máy và thiết bị tầuthủy lớn và các đối tác nước ngoài để đưa công nhân kỹ thuật đi đào tạo ở nước ngoài để nângcaonăng lực sản xuất. 3. Nhóm giảipháp về công nghệ Một trong các biện pháp không thể thiếu là cần tiến hành ngày đó là nângcao trình độ công nghệ chế tạo, nhanh chóng hoàn thiện các hạng mục đầutưnăng lực cho các Nhà máy để phục vụ cho các sản phẩm xuất khẩu gồm: • Nâng cấp dây chuyền sơ chế tôn vỏ, dây chuyền làm sạch và phun sơn tổng đoạntại các nhà máy quy hoạch xuất khẩu. • Bổ sung thiết bị nâng hạ như cần cẩu, xe triền và các máy móc gia công chính xác như máy hàn tự động, máy cắt tôn CNC tự động, máy cắt Plasma, các loại công cụ cầm tay chuyên dụng. • Nâng cấp, mở rộng triền, ụ để có năng lực đóng các sản phẩm cỡ trong điểm: Panamax 75.000DWT, Aframax 100.000DWT, Capesize 175.000DWT vào giaiđoạn 2005-2010; tàu VLCC 320.000DWT, tàu Containar cỡ 5.000TEU, tàu chở khách Ro-pax 2.000 khách giaiđoạn 2011-2015. • Xây dựng hoàn chỉnh và đưa vào sử dụng Trung tâm thử nghiệm mô hình tàuthuỷ Quốc gia. Đồng thời với việc đầutư trên cũng cần bổ sung các công tác sau để nângcao chất lượng sản phẩm, năng lực cạnh tranh bằng ứng dụng công nghệ tin học (CAD- CAM) vào thiết kế và thi công thông qua việc: • Mua và đưa vào sử dụng ngay các phần mềm hỗ trợ thiết kế tại cơ quan thiết kế và nhà máy đóng tàu để giảm thời gian, chi phí lập thiết kế kỹ thuật và thiết kế thi công. • Tổ chức khai thác tốt phần mềm quản lý sản xuất MARS hợp tác với hãng LOGIMATIC-Đan mạch. Tận dụng cơ sở vật chất hiện có, kết hợp với đầutư chiều sâu công nghệ thông qua các dự án, sản phẩm mục tiêu mà hoàn thiện chất lượng công nghệ và huy động, liên kết với các cơ sở sản xuất trong và ngoài nước, tham gia vào việc chế tạo từng bộ phận tiến tới chế tạo các cụm tổng thành máy và trang bị trên tàu. Ưu tiên Đầutư xây dựng mới những nhà máy trọng điểm có công nghệ tiên tiến và thiét bị hiện đại, đồng bộ và hoàn chỉnh để sản xuất ra ngay các loại vật tư, máy và thiết bị tầuthủy đạt tiêu chuẩn quốc tế có giá thành hợp lý để có sức cạnh tranh trên thị trường khu vực. Xây dựng Viện KHCN máy và thiết bị tầuthủy thuộc Viện KHCN tàuthủy để chuyên nghiên cứu thiết kế các sản phẩm phụ trợ và thực hiện hợp tác với nước ngoài trong các chương trình thiết kế sản phẩm phụ trợ tàuthủy 4. Nhóm giảipháp về thông tin Nhanh chóng đổi mới tiếp nhận công nghệ hiện đại đặc biệt đối với các nhà máy trọng điểm được xây dựng mới thông qua việc đẩy mạnh các chương trình hợp tác quốc tế, liên doanh, liên kết với các tổ chức có nền côngnghiệptàuthuỷphát triển. Trong đầutư vừa phải đảm bảo tính chuyên môn hoá cao, vừa phải chú trọng tính linh hoạt và yêu cầu phối hợp hoạt động giữa các nhà máy để phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn mạng lưới Mở rộng các hoạt động nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao công nghệ, hợp tác với các Viện, Trường trong nước và các cơ sở nghiên cứu ở nước ngoài. Thường xuyên tổ chức hội nghị, hội thảo và triển lãm tàuthủy đồng thời cử chuyên gia đi dự hội thảo nhằm học hỏi kinh nghiệm tại một số cường quốc đóng tàu trên thế giới. Xây dựng một đội ngũ chuyên gia giỏi có khả năng phân tích chính xác những biến động của thị trường, dự báo trước những thuận lợi cũng như khó khăn mà Tậpđoàn có thể gặp phải trong thời gian tới để lãnh đạo Tậpđoàn hoạch định phương hướng pháttriển đúng đắn, nhằm chủ động trong mọi tình huống, diễn biến phức tạp trong nước cũng như trên thế giới. III. Kiến nghị 1. Về phía Tậpđoàn - Thiết lập các hướng đi đúng đắn nhằmnângcao trình độ người lao động qua đào tạo, đào tạo lại và đặc biệt là nângcáocông tác tuyển dụng lao động. VINASHIN cần xây dựng quy chế tuyển dụng, tiêu chuẩn tuyển dụng, quy trình tuyển dụng, tuyển dụng đúng đối tượng, có chọn lọc chặt chẽ, đảm bảo công khai và có chất lượng đáp ứng nhu cầu công việc. Bên cạnh đó cần có chế độ trả lương hợp lí, công bằng và đảm bảo an sinh xã hội cho người lao động như bảo đảm về môi trường làm việc ít ô nhiễm, độc hại, đóng bảo hiểm lao động đầy đủ, khiến người lao động yên tân công tác. - Cần tổ chức nhiều hơn nữa các cuộc triển lãm tàu biển và đưa cán bộ đi dự triển lãm tại nước ngoài, đặc biệt là các nước có nền côngnghiệptàuthủyphát triển, để nắm bắt công nghệ tiên tiến và xu thế pháttriển của ngành côngnghiệptàuthủy trên thế giới. - Cần đầutư vốn nhiều hơn cho hoạt động nghiên cứu và triển khai, mạnh dạn áp dụng các công nghệ mới, chất liệu mới vào sản xuất, sản phẩm. - Đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án, tránh tình trạng khê đọng vốn đầu tư, gây thất thoát lãng phí vốn của Tập đoàn, tăng cường giám sát các dự án, đặc biệt là các dự án trọng điểm cấp quốc gia. 2. Về phía nhà nước 2.1. Nhóm các kiến nghị mang tính vi mô a. Các kiến nghị về chính sách thuế: • Đề nghị Chính phủ cho hưởng các cơ chế ưu đãi về thuế suất xuất khẩu sản phẩm tàuthuỷ và thuế suất nhập khẩu các loại trang thiết bị tàuthuỷ trong nuớc chưa sản xuất được, nhập khẩu cho công tác đóng mới tàu xuất khẩu bằng 0%. • Đề nghị Chính phủ cho miễn giảm thuế thu nhập doanh nghiệp đối với các sản phẩm tàuthuỷ xuất khẩu. Không thu thuế VAT đầu vào cho các loại vật tư thiết bị nhập khẩu để phục vụ sản xuất hàng xuất khẩu. b. Các kiến nghị về chính sách phi thuế: • Cho phép áp dụng cơ chế tín dụng tài trợ cho các dự án đóng tàu xuất khẩu từ Ngân hàng pháttriển và các Ngân hàng thương mại với lãi suất ưu đãi. • Cho áp dụng cơ chế bảo lãnh (Bảo lãnh vay, bảo lãnh đấu thầu, bảo lãnh thực hiện Hợp đồng) cho nhà máy đóng tàu không phải thế chấp, hoặc được thế chấp bằng chính các dự án xuất khẩu với mức phí ưu đãi. 2.2. Nhóm các kiến nghị mang tính vĩ mô Để tăng cường năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp cơ khí đóng tàu ngoài các biện pháp vi mô cần có một số biện pháp mang tính vĩ mô (Vốn-Thị trường-Một số biện pháp bảo hộ trong thương mại chuẩn bị cho hội nhập) như: Nhà nước cân đối ngân sách tập trung đầutưcông nghệ chuyên môn hoá cho một số đơn vị chủ lực của ngành côngnghiệptàu thuỷ, không đầutư đóng tàu dàn trải ra nhiều ngành khác. Trong các cam kết thực hiện AFTA, WTO . Việtnam cần phải đưa một lộ trình riêng cho cắt giảm thuế nhập khẩu nhóm các mặt hàng là phương tiện nổi. Sau khi một mặt hàng được giảm thuế thì hàng rào phi quan thuế cũng chỉ phải xoá bỏ trong 5 năm sau đó. Ngoài ra nên duy trì Danh mục các sản phẩm loại trừ (Không tham gia lộ trình cắt giảm thuế) đó là nhóm các sản phẩm có ảnh hưởng đến an ninh quốc phòng (Tàu thuyền tuần tra, cao tốc) + Đề nghị quy định Biểu thuế xuất nhập khẩu với thuế suất cho nhập khẩu vật tư trang thiết bị thuỷ phục vụ đóng mới và sửa chữa tàu là bằng 0% (trừ trường hợp các loại động cơ, thiết bị thuỷ trong nước đã sản xuất được) để thuận tiện trong thực thi, tránh các biểu hiện tiêu cực xin-cho. Đề nghị quy định mức thuế VAT bằng 0% áp dụng cho các máy móc, trang thiết bị mà trong nước chưa sản xuất được để phục vụ công tác xây dựng Nhà máy (tạo tài sản cố định của Doanh nghiệp). Việc giảm/bỏ thuế nhập khẩu các máy móc, vật tư thiết bị cho ngành đóng tàu và thuế VAT cho máy móc thiết bị nhập khẩu (tạo tài sản cố định cho các Nhà máy đóng tàu) sẽ giảm bớt khó khăn về vốn cho các Doanh nghiệp đóng tàu, và sẽ dẫn tới giảm giá đầu vào và tăng sức cạnh tranh của ngành côngnghiệptàuthuỷ lên rất cao + Những dự án được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo kế hoạch các dự án cần được đầutư của Tậpđoàn CNTT theo đề án pháttriển Tổng công ty côngnghiệptàuthuỷViệtnamgiaiđoạn 2001-2010 được công nhận ưu đãi đầutư và được miễn cấp giấy chứng nhận ưu đãi đầutư cho từng dự án. + Cho phép thực hiện chế độ Kho Ngoại quan ở các đơn vị CNTT tham gia đóng, sửa chữa tàu xuất khẩu để tiết kiệm thời gian và chi phí cho doanh nghiệp. + Được hưởng các ưu đãi về thuế VAT đối với các dự án đóng tàu cho các chủ tàu trong nước như đối với các dự án đóng tàu xuất khẩu (Hiện nay các chủ tàu trong nước vẫn phải chịu thêm 5% vào giá tàu). Điều này gây ra một số khó khăn cho các chủ tàu trong nước khi thu xếp nguồn vốn để đóng tàu. + Đề nghị Chính phủ, Bộ Giao thông vận tải, Bộ công thương có quy hoạch pháttriển ngành côngnghiệptàuthủyViệt Nam, ngành hàng hải ViệtNam và pháttriển các ngành côngnghiệp hỗ trợ như thép, động cơ…đến 2015 và tầm nhìn 2025. + Đề nghị Chính phủ, Bộ Khoa học công nghệ, Bộ Công thương, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Tài chính có cơ chế hỗ trợ hoạt động nghiên cứu khoa học công nghệ để pháttriển ngành côngnghiệptàuthủyViệt Nam, trong đó tappj trung vào các đề tài, các dự án trong điểm. + Đề nghị Chính phủ, Bộ Tài chính có cơ chế hỗ trợ chuyển giao công nghệ cho ngành đóng tàu. Hiện nay theo Thông tư 05/2005-TT/BTC ngày 11/01/2005 về việc áp dụng thuế suất đối với các nhà thầu nước ngoài có các hoạt động hỗ trợ kỹ thuật có thu nhập phát sinh tạiViệtNam thì mức thuế suất VAT và CIT đánh vào các nhà thầu là khoảng 10% tổng giá trị thực hiện, điều này sẽ tăng thêm chi phí cho các doanh nghiệp trong nước khi muốn được chuyển giao công nghệ từ nước ngoài. + Đề nghị Chính phủ có cơ chế hỗ trợ về tiền thuê đất, thuế thu nhập doanh nghiệp trong những nămđầu hoạt động của dự án Nhà máy đóng tàu, dự án côngnghiệp phụ trợ cho đóng tàu. + Xin được ghi kinh phí sự nghiệp cho các trường đào tạo nghề vì hiện nay nhu cầu lực lượng công nhân lành nghề, cán bộ quản lý, kỹ thuật của các doanh nghiệp đóng tàuViệtNam là rất lớn, tuy nhiên do các trường đào tạo hiện còn phải thu học phí cao do vậy sẽ rất khó khuyến khích các con em vùng sâu, vùng xa, nông thôn theo học, mà đây chính là lực lượng lao động dồi dào cần được đào tạo để cung ứng cho ngành côngnghiệptàu thuỷ, điều này gây ra những khó khăn không nhỏ cho các nhà máy đóng tàu trong điều kiện thiếu nhân lực. Tóm lại, để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ pháttriển ngành côngnghiệptàuthuỷViệtnam một cách bền vững, có trọng tâm, ngoài các biện pháp nỗ lực của bản thân các doanh nghiệp đóng tàu như đã kiến nghị ở trên, cũng cần có sự hỗ trợ của Nhà nước về tài chính và cơ chế chính sách. Bởi nền kinh tế ViệtNam là nền kinh tế thị trường có định hướng XHCN, trong đó quốc doanh chiếm vai trò chủ đạo. Ngành CôngnghiệpViệtNam nói chung và CNTT ViệtNam nói riêng hiện nay và trong thời gian dài sau này vẫn do doanh nghiệp quốc doanh chi phối. Để ngành CNTT Việtnam có thể thành công trong chiến lược pháttriển và đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm của mình và thực sự là "ngành côngnghiệp chiến lược lâu dài của Việt Nam" Chính phủ cần có các biện pháp hỗ trợ và đầutư ngay từgiaiđoạn này./. Kết luận Những năm gần đây, nhờ đường lối chỉ đạo đúng đắn của Đảng, sự hỗ trợ kịp thời về chủ trương chính sách, quyết định của Chính phủ , Bộ Côngnghiệp đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để VINASHIN vượt qua trở ngại, từng bước khẳng định mình và đến nay pháttriển rất mạnh mẽ. So với những năm mới thành lập và trước khi trở thành tập đoàn, VINASHIN đã có những thay đổi mạnh mẽ từnăng lực quản lý, điều hành cho đến trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của cán bộ công nhân viên đều có những bược tiến rõ rệt. Tuy vậy, trong quá trình thực hiện các dự án, Tậpđoàn vẫn còn những tồn tại như: tiến độ thực hiện các dự án còn chậm, việc huy động vốn đầutư chưa hiệuquả … Những tồn tại này có thể do nguyên nhân khách quan hoặc chủ quan nhưng đòi hỏi Ban lãnh đạo của VINASHIN phải có những giảipháp thích hợp nhằm khắc phục khó khăn hiện nay và nângcaohiệuquảđầu tư. [...]... hoạch - đầutư đã nhiệt tình hướng dẫn em thực hiện bài viết này Danh mục tài liệu tham khảo 1 Báo cáo kết quảcông tác hàng năm của TậpđoànCôngnghiệptàuthủyViệtNam 2 Đề án pháttriểnTậpđoànCôngnghiệptàuthủyViệtNam đến 2025 3 Quyết định số 69/1996/QĐ-TTg ngày 30/01/1996 về việc thành lập Tổng công ty CôngnghiệptàuthủyViệtNam 4 Quyết định số 1106/QĐ-TTg ngày 18/10/2005 của Thủ tư ng... chỉnh pháttriển Tổng Công ty CôngnghiệptàuthủyViệtNamgiaiđoan 2005 – 2010 và định hướng đến năm 2015 5 Quyết định số 103/2006/QĐ-TTg ngày 15/5/2006 của Thủ tư ng Chính phủ về việc phê duyệt đề án thí điểm hình thành TậpđoànCôngnghiệptàuthủyViệtNam 6 Quyết định số 104/2006/QĐ-TTg ngày 15/5/2006 của Thủ tư ng Chính phủ về việc thành lập Công ty Mẹ – TậpđoànCôngnghiệptàuthủyViệt Nam. .. (Cơ quan ngôn luận của Đoàn TNCS Hồ CHí Minh) vneconomy.vn ( Báo điện tử của Thời báo kinh tế Việt Nam) www.vinashin.com.vn (Website chính thức của Tậpđoàn CNTT Việt Nam) DANH MỤC CÁC TỪVIẾT TẮT VINASHIN : TậpđoàncôngnghiệptàuthủyViệtNam CNTT : Côngnghiệptàuthủy SXKD : Sản xuất kinh doanh CNH-HĐH : Côngnghiệp hóa - Hiện đại hóa KTXH : Kinh tế xã hội KH-CN : Khoa học công nghệ DWT : Tấn qui... mại thế giới LASH : Tàu sà lan TNHH : Trách nhiệm hữu hạn HP : Horse power - mã lực CNHH : Côngnghiệp hàng hải KCN : Khu côngnghiệp CCN : Cụm côngnghiệp BIDV : Ngân hàng đầu tư và pháttriểnViệtNam VCB : Ngân hàng ngoại thương ViệtNam VAT : Thuế giá trị gia tăng CIT : Thuế thu nhập doanh nghiệp AFTA : Khu vực mậu dịch tự do ASEAN Danh mục bảng, biểu, sơ đồ Sơ đồ tổ chức Tậpđoàn mẹ 8... 2007-2009 35 Bảng 17: Doanh thu và Doanh thu tăng thêm / Vốn đầutư thực hiện 37 Bảng 18: Lợi nhuận và Lợi nhuận tăng thêm / Vốn đầutư thực hiện 38 Bảng 19: Tình hình nộp Ngân sách của Tậpđoàngiaiđoạn 2007-2009 40 Bảng 20: Kết quả của đầutưpháttriển nguồn nhân lực 40 Biểu đồ thể hiện sự tăng trưởng thu nhập bình quân tại VINASHIN giaiđoạn 20072009 41 ... CÁC ĐƠN VỊ TRỰC THUỘC TẬPĐOÀN MẸ 9 Bảng1: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh giaiđoạn 2007-2009 10 Bảng2: Tốc độ tăng liên hoàn giá trị sản lượng và doanh thu giaiđoạn 2007-2009 11 Bảng 3: So sánh kế hoạch năm và tình hình thực hiện của Tậpđoàn 11 Bảng 4: Tổng mức vốn đầutư huy động của Vinashin giaiđoạn 2007-2009 15 Biểu đồ tổng mức vốn đầutưgiaiđoạn 2007-2009... Bảng 11: Nội dung ĐTPT NNL của Tậpđoàngiaiđoạn 2007-2009 28 Bảng 12: Nội dung ĐTPT NNL của VINASHIN giaiđoạn 2007-2009 .29 Bảng 13:Tình hình vốn ĐTPT các trường nghề của Tậpđoàn thời kỳ 2007-2009 32 Bảng 14: Nội dung ĐTPT các trường nghề của VINASHIN giaiđoạn 2007-2009 32 Bảng 15: Danh mục các trường nghề của VINASHIN được đầutưgiaiđoạn 2007-2009 ... theo nội dung đầutư 20 Biểu đồ thể hiện tỷ trọng vốn ĐTPT giaiđoạn 2007-2009 21 Bảng 8: Tổng vốn đầutư vào các khu vực trọng điểm giaiđoạn 2007-2009 22 Bảng 9: Tỷ trọng vốn ĐTPT cơ sở vật chất từng khu vực giaiđoạn 2007-2009 23 Biểu đồ thể hiện tỷ trọng vốn ĐTPT cơ sở vật chất từng khu vực giaiđoạn 2007-2009 23 Bảng 10:Tình hình vốn ĐTPT NNL của Tậpđoàn thời kỳ 2007-2009 . Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư phát triển tại Tập đoàn công nghiệp tàu thủy Việt Nam I. Mục tiêu và định hướng phát triển ngành CNTT Việt Nam. gòn – Vũng Tàu II. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư phát triển tập đoàn công nghiệp tàu thủy Việt Nam 1. Nhóm giải pháp về cơ chế quản lý -