Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 13 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
13
Dung lượng
200,5 KB
Nội dung
PHÒNG GD-ĐT HOÀI NHƠN TRƯỜNG TH SỐ 1 TAM QUAN NAM Môn: Khoa học Lớp: 5 Bài: SỰ CHUYỂN THỂ CỦA CHẤT Phương pháp: Học theogóc I.Mục tiêu: Sau bài học, HS biết: - Phân biệt 3 thể của chất - Nêu điều kiện để một số chất có thể chuyển từ thể này sang thể khác - Kể được một số chất ở thể rắn, thể lỏng, thể khí. - Kể tên một số chất có thể chuyển từ thể này sang thể khác II.Đồ dùng: - Hình trang 73 sách giáo khoa - Nước đá, bếp cồn, cốc thuỷ tinh, khay đá tủ lạnh, chai lọ… - Phiếu học tập, giấy A4, A0 III.Phương pháp: - Học theogóc - Thực hành thí nghiệm. - Hợp tác theo nhóm nhỏ NỘI DUNG 1.HS tìm hiểu và phân biệt được 3 thể của chất Tìm được VD về chất rắn, chất lỏng, chất khí 2.Nhận biết đặc điểm của chất lỏng, chất rắn, chất khí Tìm hiểu về sự chuyển thể của chất *Mục tiêu và cách thực hiện nhiệm vụ theogóc (thời gian khoảng 20 phút) *Hướng dẫn HS báo cáo kết quả - Nêu mục tiêu và nhiệm vụ của từng góc - Yêu cầu học sinh lựa chọn góc mà mình cảm thấy phù hợp với năng lực và sở trường của mình. - Hướng dẫn học sinh về các góc đã lựa chọn. - Giáo viên quan sát hoạt động của các góc, hướng dẫn, hỗ trợ khi học sinh gặp khó khăn. - Yêu cầu mỗi nhóm dán kết quả ở góc tương ứng, kết quả ở góc được thực hiện cuối cùng được điền vào giấy A0 rồi gắn lên bảng. - Đại diện từng nhóm báo cáo kết quả trên bảng, các nhóm khác theo dõi để nhận xét và bổ sung. - Giáo viên chốt lại kiến thức. 1.Mục tiêu: -Qua việc nghiên cứu SGK, HS biết được chất nào là chất rắn, chất lỏng, chất khí; kể tên một số chất lỏng, chất rắn, chất khí trong đời sống -Đặc điểm của chất rắn, chất lỏng, chất khí 2.Nhiệm vụ: -HS đọc và nghiên cứu SGK trang 72-73 3.Thảo luận nhóm hoàn thành phiếu học tập số 1 1.Mục tiêu: -Thông qua việc quan sát các hình ảnh, HS chỉ và phân biệt chất lỏng, chất rắn, chất khí. -Nhận biết được đặc điểm của chất lỏng, chất rắn, chất khí. 2.Hình ảnh quan sát hoặc vật thật: -Chai đựng nước mắm, chai rượu. -Viên gạch, đá cuội -Ly nước sôi (bốc hơi) 3.HS thảo luận nhóm hoàn thành phiếu học tập số 2 1.Mục tiêu: -Thông qua các thí nghiệm thực hành, HS nhận biết đặc điểm của chất rắn, chất lỏng, chất khí; phân biệt và nhận biết 3 chất này; nêu được đặc điểm của mỗi loại. Hiểu được khi nhiệt độ thay đổi các chất có thể chuyển từ thể này sang thể khác. 2.Nhiệm vụ: -Thực hành thí nghiệm theo sự hướng dẫn trong phiếu, rút kết luận và ghi kết quả vào phiếu học tập số 3. PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1 1.Xếp các chất sau đây thành 3 nhóm: thể rắn, thể lỏng, thể khí -cát trắng, ôxi, đường ăn, nhôm, xăng, nước đá,muối, dầu ăn, nitơ, hơi nước, nước. 2.Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng: a/ Chất rắn có đặc điểm gì? A.Không có hình dạng nhất định B.Có hình dạng nhất định C.Có hình dạng của vật chứa nó b/Chất lỏng có đặc điểm gì? A.Không có hình dạng nhất định, không nhìn thấy B.Có hình dạng nhất định, nhìn thấy C.Không có hình dạng nhất định, nhìn thấy được, có hình dạng của vật chứa nó. PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1(tt) c/Chất khí (ôxi- nitơ) có đặc điểm gì? A.Không có hình dạng cố định, không nhìn thấy, chiếm toàn bộ vật chứa nó B.Có hình dạng nhất định, nhìn thấy C. Có hình dạng nhất định, không nhìn thấy. 3.Kể tên một số chất lỏng, rắn, khí mà em biết …………………………………………………………………… ………………………………………………………………… PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2 1.Quan sát hình vẽ và vật thật để hoàn thành bài tập sau: a/Chất rắn là: …………………………………. b/Chất lỏng là:………………………………… c/Chất khí là:………………………………… 2,Điền từ ngữ thích hợp vào chỗ chấm: a/Chất rắn… .hình dạng nhất định. b/Chất lỏng….hình dạng nhất định, chiếm toàn bộ vật chứa nó,… được c/Chất khí….được, chiếm toàn bộ vật chứa nó, không có hình dạng nhất định (Các từ cần điền:nhìn thấy, không có, có, không nhìn thấy) [...]... ………… ………… Tổ chức cho HS báo cáo kết quả: -Yêu cầu mỗi nhóm dán kết quả ở góc tương ứng, kết quả của nhóm dán vào giấy A0 gắn lên bảng -Gọi đại diện từng nhóm báo cáo kết quả của nhóm mình.Nhóm khác theo dõi , nhận xét, bổ sung -GV chốt lại ý đúng -GV nhận xét giờ học, giao nhiệm vụ về nhà cho HS . lọ… - Phiếu học tập, giấy A4, A0 III.Phương pháp: - Học theo góc - Thực hành thí nghiệm. - Hợp tác theo nhóm nhỏ NỘI DUNG 1.HS tìm hiểu và phân biệt được. QUAN NAM Môn: Khoa học Lớp: 5 Bài: SỰ CHUYỂN THỂ CỦA CHẤT Phương pháp: Học theo góc I.Mục tiêu: Sau bài học, HS biết: - Phân biệt 3 thể của chất - Nêu