1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam lý luận và thực tiễn giai đoạn 1992 - 2011

52 653 4
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 52
Dung lượng 289,5 KB

Nội dung

Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam lý luận và thực tiễn giai đoạn 1992 - 2011

Trang 1

1.1.1 Doanh nghiệp nhà nước và yêu cầu đổi mới Doanh nghiệp nhà nước………7

1.1.2 Yêu cầu đổi mới Doanh nghiệp nhà nước……… 7

1.1.2.1 Phát triển kinh tế và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực khan hiếm………7

1.1.2.2 Phát triển kinh tế đòi hỏi xoá bỏ bao cấp đổi với Doanh nghiệp nhànước……… 8

1.1.2.3 Cạnh tranh với khu vực tư nhân……… 8

1.1.3 Cổ phần hoá Doanh nghiệp nhà nước ………9

1.1.3.1 Khái niệm về Cổ phần hoá Doanh nghiệp nhà nước……… 9

1.1.3.2 Cổ phần hoá là giải pháp cải cách doanh nghiệp tối ưu ở nước ta trong giaiđoạn hiện nay……… 9

1.2.Cơ sở lí luận và thực tiễn cổ phần hóa DNNN……… 11

1.2.1.Cơ sở lí luận của cổ phần hóa Doanh nghiệp nhà nước……….11

1.2.1.1.Cổ phần hóa Doanh nghiệp nhà nước theo quan điểm của C.Mác 11

1.2.1.2.Cổ phần hóa Doanh nghiệp nhà nước theo quan điểm của Đảng và Nhànước………14

1.2.2.Thực tiễn cổ phần hóa Doanh nghiệp nhà nước………16

1.3 Kinh nghiệm cổ phần hóa DNNN của một số nước trên thế giới……… 18

1.3.1.Cổ phần hóa DNNN ở Trung Quốc……….18

Trang 2

1.3.2.Cổ phần hóa DNNN ở một số nước khác……… 20

1.3.3 Một số điều rút ra từ cổ phần hóa ở một số nước trên thế giới……….21

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CỔ PHẦN HÓA DNNN Ở VIỆT NAMTRONG NHỮNG NĂM QUA……….23

2.1 Tiến trình cổ phần hóa DNNN ở Việt Nam……… 23

2.1.1 Giai đoạn 1 (6/1992-4/1996) CPH tự nguyện……… 24

2.1.2 Giai đoạn 2 (5/1996-5/1998) Mở rộng chương trình thí điểm……… 26

2.1.3 Giai đoạn 3(6/1998-5/2002) Tăng tốc chương trình CPH ……… 27

2.1.4 Giai đoạn 4 (6/2002-nay)……… 28

2.2 Đánh giá chung về quá trình cổ phần hóa DNNN ở Việt Nam ………….32

2.2.1 Những thành tựu………33

2.2.1.1 Những thành tựu mang tính định lượng……….33

2.2.1.2 Thành tựu của cổ phần hóa DNNN đối với hiệu quả sản xuất kinh doanhcủa doanh nghiệp cổ phần hóa và tác động của nó tới việc giải quyết công ăn việclàm cho người lao động ……….35

2.2.1.2.1 Về hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp sau khi tiến hành cổphần hóa ……… 35

Trang 3

2.2.2.3 Cơ chế chính sách cho doanh nghiệp sau cổ phần hóa chưa đầy đủ, việc

thực hiện chính sách đối với người lao động còn những bất cập ……… 41

2.2.2.4 Sự chỉ đạo của các cấp còn chưa chặt chẽ ………42

2.2.2.5 Công tác tuyên truyền, vận động cung cấp những kiến thức cần thiết vềquá trình cổ phần hóa vẫn còn bị xem nhẹ, nên chưa tạo ra được sự quan tâmhưởng ứng tích cực của xã hội ……… 42

2.2.2.6 Những hạn chế, trì trệ từ phía các doanh nghiệp ……… 43

CHƯƠNG 3: QUAN ĐIỂM VÀ MỘT SỐ BIỆN PHÁP GÓP PHẦN ĐẨYNHANH TIẾN TRÌNH CỔ PHẦN HÓA DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC.443.1 Bối cảnh mới ……… 44

3.2 Yêu cầu của vấn đề Cổ phần hóa Doanh nghiệp nhà nước trong điều kiệnmới ……….…45

3.3 Giải pháp đẩy nhanh tiến trình cổ phần hóa DNNN ……… 46

KẾT LUẬN ……… 51

TÀI LIỆU THAM KHẢO ……… 52

Trang 4

LỜI MỞ ĐẦU

Từ Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI năm 1986 đến nay, nước ta đã chuyểntừ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thànhphần vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướngXã hội chủ nghĩa Trong bước chuyển đổi này, các Doanh nghiệp nhà nước(DNNN) là một bộ phận trọng yếu của kinh tế Nhà nước đã bộc lộ nhiều bất cập,hoạt động kém hiệu quả, chưa thực sự tương xứng với vai trò chủ đạo của nó trongnền kinh tế nhiều thành phần, cụ thể như: công nghệ lạc hậu, tài sản manh mún, cơchế quản lý cứng nhắc, trình độ quản lý thấp kém, tinh thần người lao động sasút Nói chung phần lớn các doanh nghiệp Nhà nước đều lâm vào tình trạngkhủng hoảng, trì trệ, làm ăn cầm chừng

Nhận thức được điều đó, trong những năm qua Đảng và Nhà nước đã có cácchủ trương về đổi mới các DNNN nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của Khu vựckinh tế Nhà nước Hàng loạt các giải pháp đã được tiến hành, như: cổ phần hoámột bộ phận DNNN, sắp xếp lại các DNNN, bán khoán, cho thuê, hay giải thể cácdoanh nghiệp làm ăn không hiệu quả trong đó có giải pháp chuyển đổi một sốDNNN thành Công ty cổ phần (CTCP) hay Cổ phần hoá (CPH) các DNNN đượccoi là giải pháp hàng đầu, có khả năng mang lại lợi ích hài hoà cho Nhà nước cũngnhư cho nhiều bộ phận xã hội khác

Hơn nữa, theo kinh nghiệm của một số nước phát triển, việc CPH đã đem lạinhững lợi ích to lớn cho nền kinh tế - xã hội, bởi nó gắn liền trách nhiệm với lợiích của những chủ thể kinh tế, làm cho họ cần cù hơn, năng động, sáng tạo hơn, cótrách nhiệm hơn với công việc kinh doanh của mình Từ đó hiệu quả kinh tế - xãhội được nâng cao rõ rệt.

Đứng trước xu thế toàn cầu hoá diễn ra ngày càng mạnh mẽ như hiện nay,đòi hỏi Việt nam phải có những chuyển biến mạnh mẽ cả về kinh tế và chính trị,

Trang 5

như vậy sẽ chủ động trong vấn đề hội nhập và quan hệ quốc tế với các nước trongkhu vực và trên thế giới.

Chính vì vậy việc nghiên cứu về CPH trong thời điểm hiện nay tuy khôngphải là mới mẻ nhưng lại rất cần thiết Thông qua việc tìm hiều nội dung của chínhsách CPH và các vấn đề có liên quan, chúng ta sẽ có những đánh giá khách quanhơn về hiệu quả cũng như những khó khăn hạn chế của CPH, từ đó có thể đưa ramột số giải pháp nhằm tháo gỡ những hạn chế đó.

Với mong muốn đóng góp một phần công sức trong việc đẩy nhanh tiến độ

CPH DNNN ở nước ta, em đã chọn đề tài “Cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nướcở Việt Nam: lí luận và thực tiễn”

Nghiên cứu vấn đề cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước, niên luận của emđược chia làm 3 phần chính như sau:

Phần thứ nhất: Một số vấn đề lí luận và kinh nghiệm thực tiễn về cổ phầnhóa doanh nghiệp Nhà nước.

Phần thứ hai: Thực trạng cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước ở Việt Namtrong những năm qua.

Phần thứ ba: Quan điểm và một số biện pháp góp phần đẩy nhanh tiến trìnhCổ phần hóa Doanh nghiệp nhà

Trong khuôn khổ bài viết có hạn, nên không tránh khỏi sai sót Em rất mongnhận được sự chỉ bảo, hướng dẫn của các thầy cô giáo, để bài viết của em đượchoàn thiện hơn

Em xin chân thành cám ơn !

Trang 6

1.1.1 Doanh nghiệp nhà nước và yêu cầu đổi mới Doanh nghiệp nhà nước

Dưới góc độ chủ sở hữu, Doanh nghiệp được gọi là DNNN khi Nhà nước làchủ sở hữu Theo mô hình chủ nghĩa xã hội truyền thống, sở hữu Nhà nước (sở hữutoàn dân) được thiết lập ngoài ý nghĩa chính trị là xoá bỏ bóc lột, về mặt kinh tế nóđược dựa trên dự báo có hiệu quả cao hơn so với sở hữu tư nhân Trên nền tảng sởhữu toàn dân về tư liệu sản xuất, Nhà nước tổ chức nền kinh tế có kế hoạch, hiệuquả hơn nền kinh tế thị trường hỗn loạn, mất cân đối

Nhưng trên thực tế, nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung đã vận hành khôngtốt như mong đợi Cơ chế kinh tế này có nhiều khuyết tật và điều nan giải nhất làcác Doanh nghiệp nhà nước hoạt động kém hiệu quả

Ở Việt Nam, việc xoá bỏ quá vội vàng sở hữu tư nhân, thiết lập sở hữu Nhànước và tập thể dựa trên các biện pháp hành chính, đã đẩy nền kinh tế rơi vào tìnhtrạng khủng hoảng trầm trọng kéo dài Từ khi chuyển sang kinh tế thị trường, trongđiều kiện nền kinh tế tăng trưởng nhanh, bất chấp mọi nỗ lực đổi mới, hoạt độngcủa các DNNN có khá hơn nhưng hiệu quả vẫn rất thấp Bên cạnh đó việc sử dụngcác nguồn lực kém hiệu quả, khả năng cạnh tranh thấp đòi hỏi các DNNN phải cónhững đổi mới một cách căn bản Nếu không chúng sẽ thất bại trong cạnh tranh,trong điều kiện hội nhập hiện nay

1.1.2 Yêu cầu đổi mới Doanh nghiệp nhà nước.

1.1.2.1 Phát triển kinh tế và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực khan hiếm

DNNN nắm trong tay phần lớn những nguồn lực của nền kinh tế như tàinguyên thiên nhiên, vốn và nhân lực Tuy nhiên hầu hết các Doanh nghiệp lại sử

Trang 7

dụng lãng phí không hiệu quả các nguồn lực khan hiếm Điều này chỉ ra trướctương lai không sảng sủa của nền kinh tế Tốc độ tăng trưởng cao của nền kinh tếtrong những năm qua không có nghĩa là mọi việc của chúng ta đang tiến triển tốtđẹp Các tổ chức kinh tế thế giới đã cảnh báo không ít lần là tốc độ tăng trưởng caocủa chúng ta có một nguyên nhân quan trọng là nền kinh tế có điểm xuất phát thấp.

1.1.2.2 Phát triển kinh tế đòi hỏi xoá bỏ bao cấp đổi với Doanh nghiệp nhànước

Hiện nay mối quan hệ giữa Nhà nước và các DNNN hoàn toàn không rõràng Nhà nước không nắm rõ ở mỗi thời điểm tổng số doanh nghiệp của mình làbao nhiêu, chứ chưa nói đến các chỉ tiêu phức tạp như vốn nằm ở đâu, tăng giảmnhư thế nào, hiệu quả sử dụng ra sao? Để duy trì Doanh nghiệp kém hiệu quả, Nhànước đã sử dụng hàng loạt các biện pháp bao cấp trực tiếp và gián tiếp như: xoánợ, khoanh nợ, tăng vốn, ưu đãi tín dụng, tính chi phí không đầy đủ… và cuốicùng, không ai biết DNNN nuôi xã hội hay xã hội phải nuôi DNNN Không nênquên rằng DNNN là phương tiện chứ không phải mục đích Không thể lấy tiền củadân chúng để nuôi một vài Doanh nghiệp thua lỗ triền miên, nhưng đã được các cơquan chủ quản hà hơi tiếp sức hết đợt này đến đợt khác, với lý do cố vực dậy, lý dobảo vệ người lao động Nhưng tiền bao cấp cho doanh nghiệp chính là thuế mà dânchúng đóng góp, trong đó có không ít người còn sống trong cảnh đói nghèo Nhànước phải là của toàn dân chứ không phải của riêng các DNNN và Nhà nước cầnhành động vì lợi ích của toàn dân chứ không phải chỉ riêng lợi ích của những ngườitrong DNNN

1.1.2.3 Cạnh tranh với khu vực tư nhân.

Yêu cầu đổi mới còn xuất phát từ việc cạnh tranh với khu vực tư nhân đanghồi sinh nhanh chóng Mặt khác, trong quá trình hội nhập, DNNN không phải chỉcạnh tranh với các Doanh nghiệp tư nhân trong nước mà với cả các Doanh nghiệptư nhân rất mạnh của nước ngoài Cạnh tranh trong nước và quốc tế không chấp

Trang 8

nhận việc Nhà nước giữ độc quyền cho các Doanh nghiệp của mình Cạnh tranhbình đẳng đòi hỏi không chỉ xoá bỏ độc quyền mà cả bao cấp

Tóm lại, áp lực phát triển kinh tế thị trường đặt dấu chấm hỏi lớn đối vớitương lai của các Doanh nghiệp nhà nước nếu chúng không đổi mới

1.1.3 Cổ phần hoá Doanh nghiệp nhà nước

1.1.3.1 Khái niệm về Cổ phần hoá Doanh nghiệp nhà nước

Phải nói rằng nhân dân ta không còn xa lạ gì với khái niệm cổ phần Cụm từ“cổ phần” đã rất quen thuộc từ trên 40 năm nay, kể từ khi Đảng ta vận động nhândân lập hợp tác xã mua bán, hợp tác xã tín dụng, lập cửa hàng, xí nghiệp, công tyhợp danh

Vậy Cổ phần hóa DNNN là gì? “ Cổ phần hóa DNNN là đột phá vào sở hữunhà nước của Chủ nghĩa xã hội (CNXH) mô hình cũ, theo tư duy mới của Đảng tavề sở hữu Xã hội chủ nghĩa (XHCN) trong quá trình tìm tòi, thể nghiệm và cụ thểhóa con đường đi lên CNXH ở nước ta Vì thế, CPH DNNN thực sự là một nhiệmvụ chính trị quan trọng, rất nhạy cảm

1.1.3.2 Cổ phần hoá là giải pháp cải cách doanh nghiệp tối ưu ở nước ta trong giai đoạn hiện nay

Từ yêu cầu đòi hỏi phải đổi mới các DNNN, vấn đề cải cách DNNN từ lâulà mối quan tâm của Đảng và Nhà nước ta Đã có nhiều giải pháp cải cách đượcthực hiện Trong thời gian từ 1960 đến 1990, tức là trước thời điểm thực hiện CPH,Đảng và Nhà nước ta đã triển khai nhiều biện pháp nhằm cải tiến quản lý xí nghiệpquốc doanh (DNNN theo tên gọi lúc đó) Tuy nhiên thực tế cho thấy các giải phápcải cách DNNN được thực hiện trước năm 1990 ít mang lại hiệu quả Vai trò, hiệuquả của DNNN hầu như không được cải thiện Tình trạng kém hiệu quả, thua lỗ,tình trạng lãng phí tài sản vẫn là căn bệnh cố hữu của DNNN ở nước ta NhiềuDNNN đã trở thành bình phong cho những hoạt động kinh tế phi pháp, trốn thuế,lậu thuế, buôn lậu Có khá nhiều ý kiến khác nhau về những kết quả hạn chế của

Trang 9

các biện pháp cải cách DNNN đã thực hiện trước đây Tuy nhiên có thể nhận thấydễ dàng được thừa nhận khá rộng rãi là DNNN thực tế không có chủ nhân thực sự.Nhà nước cũng là thực thể trừu tượng Các cán bộ, công nhân trong DNNN ít quantâm đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp nhà nước nơi mình đanglàm việc Lý do đơn giản là họ vẫn có lương ngay cả khi DNNN đã bên bờ phá sản.Rõ ràng, vấn đề lợi ích, đặc biệt là lợic ích sở hữu trong DNNN chính là cội nguồncủa những căn bệnh mà chúng gặp phải

Cải cách DNNN có thể tiến hành bằng nhiều cách khác nhau như: bánDNNN, cho thuê DNNN, cải cách cơ chế quản lý DNNN… Cổ phần hoá DNNNchỉ là một trong những giải pháp sắp xếp, đổi mới, nâng cao hiệu quả DNNN Tuynhiên thực tiễn phát triển kinh tế - xã hội của nước ta trong thập kỷ vừa qua chothấy cổ phần hoá là giải pháp phù hợp với nền kinh tế nước ta trong giai đoạn pháttriển hiện nay

Cổ phần hoá DNNN ở Việt Nam bắt đầu được thực hiện thí điểm thí điểm từnăm 1990 Cơ sở pháp lý cho việc thực hiện chương trình này là Quyết định số143/HĐBT ngày 10-5-1990 của Hội đồng bộ trưởng và sau đó được thực hiện vớiquy mô rộng hơn Việc chuyển sang nền kinh tế thị trường được Đại hội Đảng lầnthứ VI (1986) khởi xướng đã tạo ra những điều kiện để cải cách triệt để hơnđối với Doanh nghiệp nhà nước, thông qua việc cổ phần hoá chúng Sở dĩ cổ phầnhoá được coi là giải pháp triệt để vì nó giải quyết được căn nguyên của những yếukém trong tổ chức quản lý và hoạt động của Doanh nghiệp nhà nước – đó là vấnđề sở hữu

Những giải pháp cải cách DNNN khác chỉ động chạm đến cơ chế quản lýtheo hướng tăng cường quyền tự chủ của của Doanh nghiệp nhà nước trong mộthoặc một số lĩnh vực cụ thể Cổ phần hoá Doanh nghiệp chấp nhận sự dung hoàcủa nhiều thành phần kinh tế khác nhau trong bản thân các thực thể kinh tế vĩ mômà trước hết là trong các doanh nghiệp Cổ phần hoá Doanh nghiệp nhà nước là

Trang 10

giải pháp làm thay đổi kết cấu sở hữu của chúng, điều mà trước đổi mới ít ai dámnghĩđến chứ chưa nói là triển khai nó

1.2 Cơ sở lí luận và thực tiễn cổ phần hóa DNNN

Quá trình cổ phần hóa DNNN có cả những thành công và những va vấp lệchlạc Những thành công chủ yếu là gặt hái được nhiều kinh nghiệm, làm sáng tỏthêm nhiều vấn đề không chỉ trong phạm vi cổ phần hóa mà cả trong những lĩnhvực hệ trọng hơn, như sản xuất đổi mới DNNN và cơ chế quản lý.

1.2.1 Cơ sở lí luận của cổ phần hóa Doanh nghiệp nhà nước

1.2.1.1 Cổ phần hóa Doanh nghiệp nhà nước theo quan điểm của C.Mác

Về thực chất hình thức Công ty cổ phần đầu tiên được C.Mác đánh giá vàkhái quát một cách khách quan và khoa học Sự ra đời của các Công ty cổ phần làmột bước tiến của lực lượng sản xuất.

- Các Công ty cổ phần đã biến những người sở hữu tư bản thành những người sởhữu thuần túy Một mặt chỉ giản đơn điều khiển và quản lý tư bản của người khác.Mặt khác là những nhà tư bản – tiền tệ thuần túy Quyền sở hữu tư bản hoàn toàntách rời chức năng của nhà tư bản trong quá trình tái sản xuất thực tế

- Làm cho quy mô sản xuất được tăng lên, mở rộng, một điều mà đối với cácdoanh nghiệp riêng lẻ rất khó thực hiện Xuất hiện những tiền đề thủ tiêu tư bảnvới tư cách là sở hữu tư nhân ở ngay trong những giới hạn của bản thân phươngthức sản xuất tư bản chủ nghĩa, thủ tiêu phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa ởngay trong lòng nó.

- Các Công ty cổ phần là điểm quá độ để biến tất cả những chức năng của quátrình tái sản xuất hiện còn gắn liền với quyền sở hữu tư bản đơn giản thành nhữngchức năng của những người sản xuất liên hợp, tức là thành những chức năng xãhội.

Bên cạnh những thành công đó thì C.Mác cũng phân tích những hạn chế(tiêu cực) của các Công ty cổ phần C.Mác chủ yếu phân tích những ảnh hưởng của

Trang 11

phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa, so sánh Công ty cổ phần tư bản chủ nghĩavới Công ty hợp tác của công nhân Dưới chủ nghĩa tư bản có thể hình thức sảnxuất mới này sẽ đưa đến việc thiết lập độc quyền và đưa đến sự can thiệp của Nhànước.

Như vậy sự xuất hiện của các Công ty cổ phần theo lí luận của C.Mác là kếtquả của sự phát triển của lực lượng sản xuất và là bước tiến từ sở hữu tư nhân lênsở hữu tập thể của các cổ đông.

Quá trình cổ phần hóa là một bộ phận DNNN ở nước ta có nhiều nét đặc thù,đó là cổ phần hóa một bộ phận doanh nghiệp thuộc sở hữu nhà nước, thuộc sở hữuxã hội, toàn dân Mục tiêu cơ bản của việc chuyển một bộ phận DNNN thành Côngty cố phần là nhằm hoàn thiện quan hệ sản xuất, phù hợp với tính chất trình độ củalực lượng sản xuất, nâng cao hiệu quả của DNNN Cụ thể là tìm một hình thứcquản lí vừa phát huy quyền làm chủ của người lao động vừa đảm bảo quản lí mộtcách có hiệu quả tài sản của doanh nghiệp Chúng ta đã đưa ra nhiều hình thứcCông ty cổ phần nhưng có thể gói gọn trong 2 nhóm chính:

- Nhóm các Công ty cổ phần trong đó nhà nước có tham gia cổ phần như: giữnguyên giá trị của doanh nghiệp kêu gọi, thêm vốn bằng cách phát hành thêm cổphiếu, bán một phần tài sản doanh nghiệp, cổ phần hóa một bộ phận doanh nghiệp.Tất cả các hình thức cổ phần hóa theo 3 dạng trên thì nhà nước hoặc là nắm giữ cổphiếu khống chế (51%) hoặc là không nắm giữ cổ phiếu khống chế.

- Loại hình cổ phần hóa theo thể thức nhà nước bán toàn bộ doanh nghiệp chongười lao động: nhằm rút vốn, đầu tư vào những ngành lĩnh vực quan trọng, thenchốt, địa bàn quan trọng, không nhất thiết phải giữ tỷ trọng lớn trong tất cả cácngành, lĩnh vực, sản phẩm của nền kinh tế.

Dù tồn tại dưới bất kỳ hình thức nào thì Công ty cổ phần là một loại hìnhdoanh nghiệp đa sở hữu Khi người lao động tham gia mua cổ phần của doanhnghiệp thì họ cũng đã gắn lợi ích của bản thân vào lợi ích của doanh nghiệp, tạo ra

Trang 12

sự giám sát tập thể đối với quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, tạo ra cơ chếphân phối hài hòa giữa doanh nghiệp, nhà nước và người lao động Nhờ đó màhiệu quả, sức cạnh tranh của doanh nghiệp có điều kiện được nâng lên.

Như vậy có thể nói quá trình cổ phần hóa một bộ phận của DNNN khôngphải là quá trình tư nhân hóa Bởi vì nhà nước chỉ nắm giữ những ngành, nhữnglĩnh vực cần thiết, vai trò chủ đạo của khu vực kinh tế nhà nước không được củngcố mà còn có thể bị yếu đi nếu cứ tiếp tục duy trì những doanh nghiệp hiệu quảthấp, năng lực cạnh tranh kém Việc bán toàn bộ tài sản chỉ được áp dụng đối vớicác doanh nghiệp mà nhà nước không cần nắm giữ, những lĩnh vực mà khu vực tưnhân hoàn toàn có thể làm tốt hơn DNNN Nhà nước sẽ lựa chọn hình thức bánphù hợp và nếu bán theo cách để cho người lao động có cổ phần ưu đãi hay cổphần không chia thì rõ ràng không thể nói đó là tư nhân hóa.

Cổ phần hóa cũng xuất phát từ yêu cầu đổi mới DNNN DNNN nắm trongtay những nguồn lực của nền kinh tế như tài nguyên thiên nhiên, vốn và nhân lực.Việc sử dụng lãng phí, không hieuj quả cao các nguồn lực khan hiếm là một trongnhững nhân tố làm chậm tiến trình phát triển nền kinh tế của nước ta Tốc độ tăngtrưởng cao của nền kinh tế nước ta trong những năm qua không có nghĩa là nềnkinh tế nước ta đang vận hành trơn tru, mà sự tăng trưởng cao đó như các tổ chứckinh tế thế giới đã cảnh báo là do chúng ta có xuất phát điểm thấp Hiện nay mốiquan hệ giữa nhà nước và các DNNN là không rõ ràng, để duy trì các doanhnghiệp làm ăn kém hiệu quả nhà nước đã sử dụng hàng loạt các biện pháp trực tiếpvà gián tiếp như: xóa nợ, khoanh nợ, tăng vốn, ưu đãi tín dụng… Và như vậyDNNN trở thành đối tượng “trợ cấp” của xã hội, và xã hội trở thành chỗ bấu víucho các DNNN làm ăn thua lỗ Theo Báo cáo tổng kiểm kê tài sản và xác định lạigiá trị tài sản của DNNN thì thực trạng như sau: “Tổng giá trị tài sản của DNNNtheo sổ sách là 517.654 tỷ đồng, theo giá kiểm kê xác định lại là 527.256 tỷ đồng;số nợ phải thu là 187.091 tỷ đồng chiếm 35% giá trị tài sản của doanh nghiệp, gấp

Trang 13

1,43 lần vốn kinh doanh; hàng hóa tồn kho là 45.688 tỷ đồng, trong đó hàng ứđọng, mất phẩm chất không dùng đến là 1.600 tỷ đồng; doanh nghiệp có một đồngvốn thì phải vay hoặc chiếm dụng 1,2 tỷ đồng cho kinh doanh, hệ số vốn vay vàvốn chiếm dụng so với vốn sở hữu là 1,8 lần; tổng số nợ phải trả là 353.410 tỷđồng, bằng 2,3 lần vốn nhà nước cấp, gấp 2 lần nợ phải thu trong đó nợ quá hạnphải trả là 10.171 tỷ đồng” [ theo báo cáo tổng kiểm kê tài sản và xác định lại tàisản DNNN tại thời điểm 0h ngày 01-01-2000] Và thời điểm kiểm kê đánh giá tiếptheo dự kiến sẽ là vào 0h ngày 01-01-2011.

Yêu cầu đổi mới DNNN còn phát sinh từ cạnh tranh với khu vực kinh tế tưnhân đang có những bước chuyển mình mạnh mẽ Mặt khác, trong quá trình hộinhập DNNN không chỉ cạnh tranh với các DNNN trong nước mà còn cả với cácdoanh nghiệp khác của nước ngoài Cạnh tranh trên thị trường không chấp nhận sựbảo hộ của nhà nước đối với các doanh nghiệp của mình mà cạnh tranh bình đẳngđòi hỏi nhà nước không chỉ xóa đọc quyền mà cả bao cấp Như vậy cổ phần hóa làmột giả pháp tốt cho nền kinh tế nước ta nói chung cũng như các DNNN nói riêng

1.2.1.2 Cổ phần hóa Doanh nghiệp nhà nước theo quan điểm của Đảng vàNhà nước.

Nói đến quan điểm về cổ phần hóa, trước hết ta phải khẳng định cổ phần hóakhông phải là tư nhân hóa Cổ phần hóa là một nội dung đa dạng hóa sở hữu, làquá trình chuyển đổi hình thức sở hữu của một chủ thể thành sở hữu của nhiều chủthể, trong đó Nhà nước là một chủ sở hữu Còn tư nhân hóa là chuyển sở hữu Nhànước thành sở hữu tư nhân, Nhà nước không tham gia là chủ sở hữu một phần vốnvà tài sản nào

Qua những phân tích, đánh giá tình hình hoạt động của các DNNN sản xuấtkém hiệu quả, ta thấy Cổ phần hóa là con đường tối ưu để các doanh nghiệp nàytồn tại và phát triển Việc đẩy mạnh Cổ phần hóa được Đảng và Nhà nước khẳngđịnh tại đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII (1996) là “Triển khai vững chắc và

Trang 14

tích cực cổ phần hóa DNNN để huy động thêm vốn tạo động lực thúc đẩy DNNNlàm ăn có hiệu quả, vốn huy động được dùng để đầu tư mở rộng sản xuất kinhdoanh” Cổ phần hóa là công cụ huy động vốn hiệu quả cao Thực chất của vấn đềcổ phần hóa là tối ưu hóa việc huy động khó khăn hoặc đang giảm sút như huyđộng vốn qua ngân hàng, đầu tư nước ngoài… quan điểm này cần được phổ biếnrộng rãi đến các chủ thể có khă năng mua cố phiếu.

Đứng trên góc độ người lao động thì Cổ phần hóa chính là một cơ hội đểvươn lên làm chủ sản xuất Động lực này thúc đẩy người lao động làm việc hăngsay hơn, năng suất hơn và chất lượng cao hơn Do đó, Cổ phần hóa phải tạo điềukiện cho người lao động thực sự làm chủ doanh nghiệp, có như vậy thì mới pháttriển được sản xuất

Quan điểm của Đảng và Nhà nước chỉ rõ: “Cổ phần hóa một số DNNNkhông phải là tư nhân hóa nền kinh tế mà là quá trình giảm bớt sở hữu Nhà nướctrong các DNNN và đa dạng hóa sở hữu Nó tạo cơ sở cho việc đổi mới các quanhệ tổ chức quản lý và phân phối sản phẩm, thúc đẩy quá trình tích tụ và tập trungvốn nhằm hiện đại hóa nền kinh tế, tạo động lực phát triển trong doanh nghiệp,nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh” Đảng và Nhà nước cũng khẳng định “Cổphần hóa DNNN không có nghĩa là làm suy yếu khu vực kinh tế Nhà nước, mà làmột trong các giải pháp quan trọng để tháo gỡ những vướng mắc, khó khăn trongsản xuất kinh doanh của các DNNN hiện nay nhằm phát huy vai trò chủ đạo thựcsự của chúng trong nền kinh tế thị trường”

Như vậy, Cổ phần hóa DNNN được Đảng và Nhà nước khẳng định và chỉ rõnhư là giải pháp mang tính chất bước ngoặt để DNNN tồn tại và phát triển trong xuhướng xã hội hóa, hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế.

1.2.2 Thực tiễn cổ phần hóa Doanh nghiệp nhà nước.

DNNN có mặt ở hầu hết các nước trên thế giới, kể cả những nước TBCN.Sự tồn tại của DNNN ở các nước TBCN là một tất yếu khách quan Khi mà những

Trang 15

cuộc khủng hoảng liên tục của CNTB vào những năm đầu của thế kỉ XIX đã chứngminh sự sụp đổ của học thuyết “bàn tay vô hình” Sự can thiệp của Nhà nước vàohoạt động của nền kinh tế là rất cần thiết để duy trì sự phát triển cân đối của nềnkinh tế quốc dân Tuy nhiên sự phát triển của DNNN ở nhiều nươc đều vấp phảitình trạng chung là hiệu quả thấp, tham nhũng, lãng phí… Vì thế cải cách DNNNlà một điều tất yếu; Có nhiều cách thức để cái cách DNNN nhưng tư nhân hóa làbiện pháp được sử dụng rộng rãi nhất và đem lại nhiều kết quả khă quan nhất Tưnhân hóa được tiến hành mạnh mẽ ở các nước có nền kinh tế phát triển mạnh nhưHàn Quốc, Singapo, Nam Phi,…cũng như các nước đang phát triển và các nướcphát triển và nó đang trở thành một xu thế mang tính chất roàn cầu Là một nướcxã hội chủ nghĩa, có điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội cũng gần giống với ViệtNam Trung Quốc cũng tiến hành cải cách DNNN và thực tiễn cái cách DNNN ởTrung Quốc đã để lại cho chúng ta nhiều kinh nghiệm quý báu Cái cách DNNN ởTrung Quốc được thực hiện khá rộng rãi và thành công, thực sự là một kinhnghiệm cho việc cải cách DNNN mà không cần phải tư nhân hóa hàng loạt Cảicách DNNN bắt đầu từ năm 1984 Cổ phần hóa DNNN trong giai đoạn này thực sựtrở thành chiến lược của Trung Quốc trong việc hiện đại hóa và phát triển kinh tế,đã thể hiện rõ rệt hiệu quả của khu vực kinh tế công cũng như nâng cao hiệu quảhoạt động của DNNN

Phải nói rằng cụm từ “cổ phần” đã rất quen thuộc hơn nhiều năm nay, kể từkhi Đảng ta đã lập hợp tác xã mua bán, hợp tác tín dụng, lập cửa hàng xí nghiệpcông tư hợp doanh và đã được phát triển rộng khắp Trước sức ép đẩy nhanh việccổ phần hóa, một số địa phương và DNNN đã tìm mọi cách để đạt được chỉ tiêu kếhoạch Nếu chọn đơn vị kém hấp dẫn để cổ phần hóa thì cổ phần hóa thường rất bếtắc vì xuất phát từ tâm lí chủ quan của mọi người là ai cũng muốn bảo toàn lợi íchcủa mình, không ai muốn rủi ro vì thế không ai muốn bỏ ra để mua cổ phần Bởivậy để có thể suôn sẻ việc chọn đơn vị nào đang làm ăn được, đang có triển vọng

Trang 16

được coi là một giải pháp hữu hiệu dễ được cán bộ công nhân viên và người ngoàidoanh nghiệp chấp nhận việc mua cổ phần Nếu chỉ là DNNN thuần túy thì cơ chếtài chính rất ngặt nghèo, dù làm ăn có hiệu quả, lãi lớn thì tiền lương vẫn bị khốngchế, không được tăng lên tương ứng Sự xuất hiện của công ty cổ phần đã phần nàokhắc phục được những hạn chế đó Nhưng qua thực tế thì rõ ràng không phải cổphần hóa là một phép màu làm cho các công ty cổ phần bỗng nhiên phát đạt, bởi vìnếu không có sự “hỗ trợ” của các DNNN thì các công ty đó mất rất nhiều hợp đồngkinh tế, mất việc làm và có thể dẫn đến sa sút ngay Điều này càng chứng tỏ cổphần hóa làm sáng tỏ nhu cầu và nội dung đổi mới DNNN, đó là phải đồng bộ cảvề sắp xếp cải tiến hoạt động của doanh nghiệp cà cơ chế chính sách đối với nó đểđảm bảo động lực phát triển, nhân tố khích thích sự hăng hái sáng tạo, nâng caohiệu quả kinh doanh.

Các công ty thành viên hoặc bộ phận trong DNNN sau khi cổ phần hóa vềnguyên tắc coi như đã tách khỏi doanh nghiệp mẹ Nhưng xét về thực chất thì côngty cổ phần mới vẫn gắn chặt với công ty mẹ và thông thường không muốn rời bỏquan hệ mật thiết trong hệ thống của tổng công ty đa sở hữu với thành phần kinh tếnhà nước giữ vai trò chủ đạo, vai trò chủ đạo ở đây bắt nguồn từ khả năng chi phốibằng sức mạnh kinh tế, từ lợi ích mà thành phần kinh tế chủ đạo dẫn dắt và manglại cho các thành phần kinh tế khác Trong thực tế đã bắt đầu xuất hiện công ty đasở hữu kiểu này ở một vài DNNN có quy mô lớn nhưng mô hình này chưa đượcthể chế hóa và nhân rộng Khi mô hình này được phát triển thì sẽ ẩn chứa khả nănghình thành các công ty đầu tư hoặc kinh doanh tài sản của Nhà nước, qua đó quyềnsở hữu tài sản của doanh nghiệp sẽ chuyển thành quyền sở hữu giá trị dưới hìnhthức phổ biến là cổ phiếu

Trong nền kinh tế thị trường các công ty cổ phần, các công ty TNHH, côngty tư nhân… đầu tư mua chứng khoán của nhau, đan xen xâm nhập nhau tạo nênnhững hình thái doanh nghiệp đa sở hữu, tách quyền sở hữu với quyền kinh doanh

Trang 17

nhưng lại gắn kết các thành viên trong xã hội ở hiệu quả sản xuất kinh doanh củadoanh nghiệp Có thể nói đây là xu hướng tích cực, ngày cành phổ biến làm chocác thành viên tong nền kinh tế có thể hợp sức nhau lại tạo nên một động lực mớicho tiến trình phát triển kinh tế của đất nước

1.3 Kinh nghệm cổ phần hóa DNNN của một số nước trên thế giới

1.3.1 Cổ phần hóa DNNN ở Trung Quốc

Trung Quốc bắt đầu thí điểm CPH từ những năm 1984, họ đã gặt hái đượcnhững kinh nghiệm đáng chú ý Từ ngày 22-25/8/1993 tại Hàng Châu chính phủ tổchức hội nghị thảo luận về ba năm thực hiện cổ phần hóa.

Chỉ tính 5 tỉnh của thành phố - Thẩm Dương, Thượng Hải, Bắc Kinh, QuảngChâu, Thiềm Tây đã có trên 1500 xí nghiệp quốc doanh cổ phần hóa với số vốn lêntới hàng chục tỷ nhân dân tệ Ngày 25/7/1984 thành lập công ty cổ phần của cảnước với số vốn cổ phần bên ngoài công ty lên tới 5318000 nhân dân tệ chiếm73,6% tổng giá trị của doanh nghiệp

Các công ty cổ phần của Trung Quốc được hình thành chủ yếu theo 3 cách:Bán cổ phiếu cho công nhân viên chức trong nội bộ doanh nghiệp; Phát hành cổphiếu công khai ra xã hội; Công ty cổ phần hình thành bằng cách nắm giữ cổ phiếugiữa các doanh nghiệp…

Từ năm 1993 đến nay, kết quả đạt được trong giai đoạn thí điểm cổ phầnhóa cho thấy, doanh nghiệp hoạt động theo các quy luật kinh tế cơ bản là cách điđúng đắn và hợp quy luật, Trung Quốc đã thực hiện cổ phần hóa DNNN một cáchsâu rộng bằng cách xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật, hệ thống các vănbản pháp quy liên quan đến sự vận hành của doanh nghiệp.

Năm 1997, Hội nghị Trung ương 4 khóa XV của Đảng CS Trung Quốc đãđưa ra những luận điểm mới về cải cách thể chế kinh tế, đồng thời đề cập đến mộtsố vấn đề như: Quyền tài sản doanh nghiệp, quản lý điều hành doanh nghiệp, cổphần hoá… Đối với các doanh nghiệp bắt đầu tiến hành cổ phần hóa, Chính phủ

Trang 18

Trung Quốc thực hiện một số biện pháp hữu hiệu như: Khuyến khích sáp nhập tàisản, quy phạm hóa việc phá sản, thực hiện chuyển nợ thành cổ phần, trợ giúp cácDN cải tạo kỹ thuật, mở rộng quy hoạch vốn, giải quyết vấn đề thất nghiệp chongười lao động Đối với các doanh nghiệp đã cổ phần hóa, Chính phủ đã tạo điềukiện cho hưởng một số ưu đãi như: Thuế suất, thuế thu nhập doanh nghiệp, đặcbiệt được giảm thuế trong những năm đầu hoạt động Đối với những doanh nghiệpsau khi cổ phần hóa mà đạt thành tích cao trong sản xuất-kinh doanh, thì sẽ đượctạo điều kiện thuận lợi tham gia vào thị trường chứng khoán, được hưởng ưu đãi vềtài chính như dành 10% cổ phần doanh nghiệp để thưởng bằng cổ phiếu cho cáccán bộ lãnh đạo và công nhân viên chức của doanh nghiệp v.v…

Tính đến năm 2000, Trung Quốc có hơn 9.200 DNNN chuyển thành Công tycổ phần với tổng số vốn trên 600 tỷ NDT Nhiều Công ty cổ phần đã tham gia thịtrường chứng khoán Thượng Hải, Thẩm Quyến, một số công ty đã niêm yết trênthị trường chứng khoán nước ngoài… Sau khi cổ phần hóa, quyền tài sản trong cácDN sẽ được chia thành 3 cấp: Quyền sở hữu cuối cùng (Nhà nước), quyền sở hữupháp nhân (DN) và quyền quản lý kinh doanh (Tổng giám đốc).

Cũng đến cuối năm 2000, Trung Quốc đã có hơn 4.300 Công ty hữu hạnđăng ký hoạt động theo Luật DN với tổng số vốn cổ phần đạt hơn 360 tỷ NDT,trong đó 150 tỷ NDT là vốn huy động từ xã hội, 35 tỷ NDT là giá trị cổ phần pháthành trong nội bộ doanh nghiệp, 80 tỷ NDT là vốn đầu tư trực tiếp của nướcngoài…

Có thể nói, mục đích căn bản của việc thực hiện chế độ cổ phần ở TrungQuốc là thay đổi chế độ sở hữu tài sản mà ở đó trước đây, Nhà nước luôn giữ vaitrò độc quyền, để hình thành nên kết cấu đa dạng về quyền sở hữu tài sản trong nộibộ doanh nghiệp, tối ưu hóa kết cấu quản trị doanh nghiệp Đây là lợi ích căn bảnvà lâu dài nhất của việc cổ phần hóa các DNNN ở Trung Quốc Thành quả nổi bậtnhất là đến Hội nghị TW 3 khóa XVI Đảng Cộng sản Trung Quốc (năm 2004), chế

Trang 19

độ cổ phần đã được thực hiện rộng rãi “là hình thức thực hiện chủ yếu của chế độcông hữu”.

Dù còn nhiều khác biệt song các bước tiến hành cổ phần hóa các DNNN ởhầu hết các nước thuộc khu vực này đều có những nét tương đồng:

Lập kế hoạch cổ phần hóa bao gồm: Đánh giá thực trạng và tiềm năng củadoanh nghiệp, đề xuất loại hình mà doanh nghiệp thích hợp.

Xem xét các khía cạnh luật pháp những văn bản luật nào liên quan trực tiếpđến loại hình hoạt động của doanh nghiệp Các hợp đồng mà xí nghiệp đã đăng kýthực hiện chúng đến đâu vấn đề tổ chức và quản lý sản xuất cả trước và sau khi cổphần hóa Các quan hệ công việc, đặc biệt là các vấn đề liên quan tới hợp đồngcông việc Các vấn đề về vốn, kể cả vốn cố định và lưu động, những khoản tíndụng nguồn vốn và khả năng, năng lực sản xuất của doanh nghiệp và các vấn đềliên quan.

Vấn đề cuối cùng là về thuế và vấn đề tài chính càn xử lý doanh nghiệp đãgiải quyết đến đâu và còn những vướng mắc gì.

1.3.3 Một số điều rút ra từ cổ phần hóa DNNN ở một số nước trên thế giới.

Trang 20

Sự phát triển ồ ạt DNNN và không xác định được quy mô hợp lý của khuvực này là một gánh nặng cho kế hoạch đầu tư ở nhiều nước Điều này vượt quásức chịu đựng của nhiều nền kinh tế Bởi vậy cổ phần hóa DNNN là điều khôngthể tránh khỏi.

Để tiến hành cổ phần hóa có hiệu quả ở các nước hầu hết người ta lập các ủyban cơ quan chuyên trách quốc gia, cơ quan đó phải gồm những người được giaothực quyền.

Hình thức cổ phần hóa rất phong phú Cách làm nhiều nước rất mềm dẻo dễchấp nhận trong điều kiện có nhiều giới còn e ngại hoặc chống đối Những bài họckinh nghiệm có thể rút ra từ việc nghiên cứu cổ phần hóa ở các nước trên thế giớilà:

Cổ phần hóa phải được nghiên cứu toàn diện Nó không phải là mục đích tựthân mà là một bộ phận trong một chương trình cải cách rộng lớn hơn Nhằm thúcđẩy bố trí tốt hơn các nguồn lực, khuyến khích cạnh tranh tạo môi trường thuận lợicho phát triển kinh tế, phát triển thị trường vốn

Việc nghiên cứu thiếu thận trọng các phương án lựa chọn trước khi hànhđộng có thể dẫn đến những sai sót tốn kém nhiều, chương trình bán xí nghiệp mớichỉ chú trọng đến hiệu quả thu hồi trước mắt nhưng lại chưa quan tâm tìm cách bảođảm tài chính lâu dài.

Trong trường hợp thị trường vốn chưa phát triển thậm chí còn yếu kém thìviệc cổ phần hóa cần phải thận trọng và phải cụ thể hóa trong chủ trương bán mộtphần tài sản, điều kiện tài chính là tiên quyết, nếu không trong tình trạng nền kinhtế sẽ bất thường Nhiều nước đã thu hẹp thị trường tài sản của mình bằng cách giớihạn hoặc loại trừ sự tham gia của người nước ngoài, xây dựng một chiến lược cổphần hóa và phân loại xí nghiệp quốc doanh.

Cũng nên tham khảo cách mà các nước mà mới đây là Trung Quốc thực hiệnvới các doanh nghiệp tầm cỡ Chính phủ các nước này thuê một công ty định giá.

Trang 21

Việc định giá được xác định trên cơ sở giá thị trường của doanh nghiệp (maketcap), chứ không phải giá thị trường của tài sản cố định Mức giá này sẽ dao độngtrong mức giá trần và sàn, nhà đầu tư được đăng ký mua tự do trong khoảng giánhất định Sau đó, Chính phủ sẽ đưa ra cơ cấu của cổ đông doanh nghiệp, chútrọng tới nhà đầu tư nhỏ lẻ và cán bộ công nhân viên Áp dụng giá trần và sàn sẽtránh được việc đấu giá nhiều lần do nhà đầu tư bỏ cuộc gây nên, kéo dài cổ phầnhóa doanh nghiệp

Việc cổ phần hóa yêu cầu phải có các cán bộ có trình độ quản lý một chươngtrình cổ phần hóa là công việc phức tạp trong khi các quan chức Chính phủ chưa cóđầy đủ các năng lực cần thiết Mặt khác Nhà nước thường ở thế yếu trong thươnglượng các xí nghiệp không hấp dẫn, lại thiếu thông tin, thiếu kinh nghiệm trongviệc bán tài sản Trong những trường hợp như vậy thường thấy là tài sản bị đánhgiá thấp hơn giá trị thực tế của nó Cuối cùng điều cần phải có là sự công khai vàlòng tin tưởng của quần chúng đối với chương trình cổ phần hóa

Trang 22

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CỔ PHẦN HÓA Ở VIỆT NAM TRONGNHỮNG NĂM QUA

2.1 Tiến trình cổ phần hóa DNNN ở Việt Nam

Cổ phần hóa là một phần quan trọng trong cải cách hệ thống DNNN củanhiều quốc gia trên thế giới kể từ đầu thập niên 80 của thế kỉ XX ở Việt Nam, Cổphần hóa DNNN là một quá trình tìm tòi thử nghiệm và từng bước tháo gỡ khókhăn trong quá trình triển khai Trong quá trình đó Đảng ta không ngừng đổi mớitư duy, từng bước chỉ đạo đúng đắn Cổ phần hóa góp phần sắp xếp, củng cố, pháttriển và nâng cao hiệu quả của hệ thống DNNN trong nền kinh tế thị trường địnhhướng xã hội chủ nghĩa Trong thời gian từ 1960 đến 1990 tức là trước thời điểmthực hiện cổ phần hóa, Đảng và Nhà nước ta đã triển khai nhiều biện pháp nhằmcải tiến quản lý xí nghiệp quốc doanh Trong thời kỳ đổi mới ý tưởng về cổ phầnhóa DNNN đã được hình thành khá sớm Từ hội nghị Trung ương 3 (khóa VI) vềđổi mới cơ chế quản lý đã nêu: “ Nếu không đủ điều kiện để củng cố và không cầnthiết duy trì hình thức quốc doanh thì chuyển sang hình thức sở hữu khác (kể cảcho tập thể, tư nhân thuê), hoặc giải thể, trước hết là những xí nghiệp sản xuất hàngtiêu dùng không thuộc loại thiết yếu, xí nghiệp dịch vụ trang bị kỹ thuật thấp, bịthua lỗ thường xuyên Những biện pháp cải cách tương đối có giá trị đột phá quiđịnh trong quyết định số 21/HĐBT ngày 14-11-1987 của hội đồng bộ trưởng Nếutính về số lượng các văn bản đượn ban hành thì vấn đề đổi mới DNNN chiếm vịtrí hàng đầu trong hệ thống chính sách và pháp luật ở nước ta Quyết định21/HĐBT đã đề cập tới việc tiến hành thí điểm cổ phần hóa DNNN và giao cho bộtài chính chủ trì Nhưng do điều kiện thị trường chưa phát triển tồn tại quá lâutrong cơ chế cũ nên từ Trung ương đến cơ sở chưa hiểu hết vấn đè phức tạp này dođó chưa thống nhất về quan điểm Ở giai đoạn này thì cổ phần hóa là một vấn đềmới đối với thực tiễn quản lí DNNN ở nước ta Đầu năm 1990 trên cơ sở đánh giákết quả sau 5 năm đổi mới, Hội đồng bộ trưởng đã ban hành quyết định số

Trang 23

143/HĐBT ngày 10/5/1990 về chủ trương nghiên cứu làm thử xí nghiệp quốcdoanh sang công ty cổ phần Tuy vậy đến năm 1992 cả nước chưa cổ phần hóađược doanh nghiệp nào Một trong những nguyên nhân của tình trạnh này là quyếtđịnh 143/HĐBT của Hội đồng bộ trưởng đặt ra quá nhiều mục tiêu không rõ ràngdễ gây hiểu nhầm đối với các doanh nghiệp và người lao động Đến đại hội XIIĐảng ta lại chủ trương thực hiện quan điểm: “ khẩn trương sắp xếp lại và đổi mớiquản lí kinh tế quốc doanh Cho thuê, chuyển hình thức sở hữu hoặc giải thể các cơsở thua lỗ kéo dài và không có khả năng vươn lên” Đại hội chỉ rõ: “đối với nhữngcơ sở không cần giữ hình thức quốc doanh cần chuyển hình thức kinh doanh, hìnhthức sở hữu hoặc giải thể, đồng thời giải quyết việc làm và đời sống cho người laođộng Khuynh hướng coi nhẹ kinh tế quốc doanh, muốn tư nhân hóa tràn lan, chorằng chuyển sang cơ chế thị trường phải tư hữu hóa tất cả các tư liệu sản xuất là sailầm Tuy nhiên nếu duy trì và phát triển kinh tế quốc doanh một cách tràn lan, kéodài cơ chế bao cấp cũng không đúng” Cổ phần hóa DNNN có thể chia thành 4 giaiđoạn chính:

1 Giai đoạn 1 (6/1992-4/1996) CPH tự nguyện

2 Giai đoạn 2 (5/1996-5/1998) Mở rộng chương trình thí điểm3 Giai đoạn 3(6/1998-5/2002) Tăng tốc chương trình CPH 4 Giai đoạn 4 (6/2002-nay)

2.1.1 Giai đoạn thứ nhất (6/1992-4/1996): Nhằm thể chế hóa Nghị quyết Đại hội

XII của Đảng, Hội đồng bộ trưởng đã ra quyết định số 202/QĐ-HĐBT chỉ đạo tiếptục triển khai tiếp tục triển khai tiếp tục tiến hành cổ phần hóa DNNN bằng việcchuyển thí điểm một số DNNN thành công ty cổ phần Đây được coi là một mốctrong tiến trình cổ phần hóa DNNN ở nước ta, đánh dấu tiến trình cổ phần hóađang được xúc tiến và đang trong giai đoạn thí điểm Để thực hiện Nghị quyết nàytheo chỉ thị số 84/TTg ngày 4/3/1993 của Thủ tướng Chính phủ đã chọn 7 doanhnghiệp, đồng thời cũng giao cho các bộ, các tỉnh các thành phố trực thuộc Trung

Trang 24

ương chọn 1 đến 2 doanh nghiệp để tiến hành thí điểm cổ phần hóa Triển khaithực hiện theo tinh thần chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ các bộ, ngành, địaphương đã thông báo đến từng doanh nghiệp để các doanh nghiệp tự nguyện tiếnhành thí điểm chuyển doanh nghiệp mình thành công ty cổ phần Cuối năm 1993đã có 30 doanh nghiệp đăng ký thực hiện thí điểm cổ phần hóa nhưng vì nhiều lýdo mà cả 7 doanh nghiệp đã được Chính phủ chọn và nhiều doanh nghiệp khác xinrút lui hoặc không tiếp tục làm thử Điều này đã đặt chúng ta trước khó khăn lớn vàđể giải quyết những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thí điểm cổ phần hóaĐảng ta đã chủ trương: “để thu hút thêm các nguồn vốn, tạo động lực, ngăn chặntiêu cực, thúc đẩy DNNN làm ăn có hiệu quả cần thực hiện các hình thức cổ phầnhóa có mức độ phù hợp với tính chất và lĩnh vực sản xuất kinh doanh; Trong đóNhà nước chiếm tỷ lệ cổ phần chi phối” Hội Nghị giữa nhiệm kì khóa XII Đảng tađã đặt ra yêu cầu: áp dụng từng bước vững chắc việc bán một tỷ lệ cổ phần chocông nhân viên chức làm việc tại doanh nghiệp; Thí điểm việc bán một phần cổphần, cổ phiếu của một số DNNN cho một số tổ chức và cá nhân ngoài doanhnghiệp; Trên cơ sở cổ phần hóa tổ chức Hội đồng quản trị gồm đại diện cho sở hữunhà nước, sở hữu công nhân và các chủ sở hữu khác… Mặc dù có sự chỉ đạo sítsao của Đảng với quan điểm rõ ràng nhưng kết quả thu được không cao, tới tháng4/1996 chỉ có 5 doanh nghiệp chuyển thành công ty cổ phần trong đó 2 trong tổngsố 64 tỉnh thành và 3 trong số 7 bộ có doanh nghiệp cổ phần hóa Cả 5 doanhnghiệp này đều là những doanh nghiệp nhỏ, sản xuất hàng hóa và dịch vụ trongnhững lĩnh vực không quan trọng Những thông tin cụ thể về 5 Doanh nghiệp đượctrình bày cụ thể hơn trong bảng dưới đây (trang bên)

Trang 25

Bảng: 5 DNNN được Cổ phần hóa đầu tiên STT Tên doanh nghiệp Cơ quan chủ

quản trướcđây

Vốn điều lệ(tr.đồng)

Tỷ lệ vốnNhà nước(%)

Công ty cơ điệnlạnh

1/10/1994 1.600 30

3

Nhà máy giàyHiệp An

Bộ công

nghiệp nhẹ 1/10/1994 3.784 30 4

Xí nghiệp thức ănchăn nuôi

NN&PTNN 1/7/1995 3.540 30 5

Xí nghiệp chế biếnhàng xuất khẩu

UBND tỉnh

Long An 1/7/1995 7.912 30

(Nguồn: Ban đổi mới và phát triển doanh nghiệp TW)

Nhận xét: Có thể nói giai đoạn thí điểm Cổ phần hóa DNNN đã không đạtđược những kết quả như mong đợi, tốc độ Cổ phần hóa quá chậm và còn quá nhiềunhững vướng mắc khó khăn cần được tháo gỡ và rút kinh nghiệm.

2.1.2 Giai đoạn 2 (5/1996-5/1998): Đây là giai đoạn vừa làm vừa rút kinh nghiệm

để tạo hành lang pháp lí cho các doanh nghiệp khi cổ phần hóa, hay nói cách khácđây là giai đoạn mở rộng cổ phần hóa Với kinh nghiệm sau 4 năm tiến hành thíđiểm cổ phần hóa và trước nhu cầu về vốn của các DNNN, ngày 7/5/1996 Chínhphủ đã chủ trương mở rộng cổ phần hóa bằng Nghị định 28/CP với những quy địnhrõ ràng, đầy đủ và cụ thể hơn về việc chuyển một số DNNN thành Công ty cổphần Kết quả sau hơn 2 năm thực hiện tính đến tháng 6/1998 cả nước đã tiến hànhCổ phần hóa được 25 DNNN thuộc 2 bộ, 11 địa phương và 2 Tổng công ty 91 tiến

Trang 26

hành CPH thành công với tổng số vốn điều lệ tại thời điểm CPH là 243,042 tỷđồng Trong đó có 6 doanh nghiệp trên 10 tỷ đồng (chiếm 20,8%)

Nhìn chung, việc triển khai thực hiện Nghị định 28/CP vẫn còn khá nhiềuvướng mắc bất cập như phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp, chế độ ưu đãicho doanh nghiệp và người lao động sau cổ phần hóa…đây chính là những rào cảnbước đầu làm chậm tiến trình cổ phần hóa, tuy nhiên nếu nhìn nhận một cáchkhách quan thì cổ phần hóa trong giai đoạn này cũng đã đạt được những kết quảkhả quan.

2.1.3 Giai đoạn 3 (6/1998-5/2002): Trên cơ sở những kết quả bước đầu của giai

đoạn mở rộng cổ phần hóa, Đảng ta đã chủ trương đẩy mạnh tốc độ Cổ phần hóaDNNN Hội nghị Trung ương 4 khóa XIII đã yêu cầu: Đối với các doanh nghiệpmà Nhà nước không cần nắm giữ 100% vốn, cần lập kế hoạch cổ phần hóa tạođộng lực thúc đẩy doanh nghiệp phát triển, làm ăn có hiệu quả, phát huy tốt nguồnlực hiện có Tiến hành thí điểm bán cổ phần cho người nước ngoài, khuyến khíchnông dân tham gia sản xuất nguyên liệu cung ứng cho các nhà máy, xí nghiệp,tham gia mua cổ phần ở các doanh nghiệp đặc biệt là các doanh nghiệp chế biếnnông sản… Từ thực tiễn kinh nghiệm ngày 4/4/1997 Bộ Chính trị ra thông báo số63TB/TW “ý kiến của Bộ Chính trị về tiếp tục triển khai tích cực và vững chắc cổphần DNNN” Nhằm thực hiện quan điểm của Đảng ngày 29/6/1998 Chính phủ đãban hành Nghị định số 44/1998/NĐ-CP thay thế cho các văn bản về cổ phần hóatrước đó, cùng với chỉ thị 20/CT-TTg ngày 21/4/1998 của Thủ tướng Chính phủ vềđẩy mạnh sắp xếp và đổi mới DNNN Nghị định này đã là một bước tiến lớn trongviệc đẩy nhanh tốc độ cổ phần hóa, hạn chế bớt được những bất cập trong các vănbản chỉ đạo thực hiện trước đó Nghị định này đã bước đầu cho những kết quả khảquan, đến 6 tháng cuối năm 1998 đã có 90 DNNN được cổ phần hóa gấp 3 lần kếtquả của những năm trước đó, đặc biệt năm 1999 cả nước cổ phần hóa được hơn240 doanh nghiệp Đạt được những thành công này một phần là nhờ ở sự chỉ đạo,

Ngày đăng: 30/10/2012, 14:16

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng: 5 DNNN được Cổ phần hóa đầu tiên  STT Tên doanh nghiệp Cơ quan chủ  - Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam lý luận và thực tiễn giai đoạn 1992 - 2011
ng 5 DNNN được Cổ phần hóa đầu tiên STT Tên doanh nghiệp Cơ quan chủ (Trang 25)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w