Yêu cầu của vấn đề Cổ phần hóa Doanh nghiệp nhà nước trong điều kiện

Một phần của tài liệu Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam lý luận và thực tiễn giai đoạn 1992 - 2011 (Trang 44 - 45)

mới

• Lấy lợi nhuận làm mục tiêu vì sự tăng trưởng của lợi nhuận là nguồn gốc của phát triển kinh tế đối với các doanh nghiệp. Trong một nền kinh tế thị trường đang trên đà hội nhập thì lợi nhuận đối với các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp cổ phần hóa phải ưu tiên hàng đầu. Hoạt động tốt đạt lợi nhuận cao doanh nghiệp sau cổ phần hóa mới có thể tồn tại và phát triển.

• Doanh nghiệp cần có những chiến lược kinh doanh phù hợp, công khai tài chính minh bạch để tạo niềm tin cho các nhà đầu tư cả trong và ngoài nước nhằm thu hút được nguồn vốn thông qua các tổ chức tín dụng, hệ thống ngân hàng và thị trường chứng khoán. Điều này giúp cho doanh nghiệp có thể huy động vốn cả về chiều rộng lẫn chiều sâu trong toàn xã hội để đầu tư mới công nghệ, phát triển doanh nghiệp, để mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh, đầu tư cho những dây chuyền sản xuất mới, công nghệ mới.

• Tạo điều kiện để người lao động trong doanh nghiệp có cổ phần và những người đã góp vốn được làm chủ thực sự; thay đổi phương thức quản lý tạo động lực thúc đẩy kinh doanh có hiệu quả, tăng tài sản Nhà nước, nâng cao thu nhập cho người lao động, góp phần tăng trưởng kinh tế đất nước.

• Tạo ra được những sản phẩm dịch vụ có chất lượng cao, có sức cạnh tranh lớn trên thị trường. Nâng cao sức cạnh tranh của các doanh nghiệp sau cổ phần hóa

không chỉ là tăng khả năng cạnh tranh, quyết định sự sống còn của bản thân doanh nghiệp mà nó còn nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế nói chung.

• Phát triển doanh nghiệp sau cổ phần hóa một cách toàn diện: hiệu quả kinh tế- xã hội và định hướng xã hội chủ nghĩa. Các doanh nghiệp sau cổ phần hóa cũng cần phải chú trọng đến lợi ích của người lao động như phải có chính sách tiền lương thích hợp, đóng bảo hiểm xã hội đầy đủ cho người lao động, phải có các giải pháp để đào tạo và sắp xếp lại lao động để không tạo ra một lượng lớn người thất nghiệp gây áp lực cho xã hội. Nhiều doanh nghiệp sau cổ phần hóa vẫn cần tới sự hỗ trợ từ phía nhà nước để hoạt động trong các lĩnh vực phục vụ cộng đồng như vận tải, môi trường, nước…

Trên đây là những yêu cầu của vấn đề cổ phần hóa trong điều kiện mới mang tính chung nhất đối với các hoạt động của các DNNN sau cổ phần hóa. Ở mỗi doanh nghiệp cổ phần hóa với những điều kiện cụ thể, sẽ có yêu cầu đổi mới phát triển phù hợp mang tính đặc trưng cho doanh nghiệp mình.

Một phần của tài liệu Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam lý luận và thực tiễn giai đoạn 1992 - 2011 (Trang 44 - 45)