Giải pháp đẩy nhanh tiến trình cổ phần hóa DNNN

Một phần của tài liệu Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam lý luận và thực tiễn giai đoạn 1992 - 2011 (Trang 45 - 52)

Quá trình cổ phần hoá DNNN chắc chắn sẽ tiếp tục diễn ra mạnh mẽ và sâu sắc trong năm 2006. Tuy nhiên tốc độ sẽ không thể như kỳ vọng của Chính Phủ cũng như công chúng đầu tư. Luật Doanh ngiệp nhà nước mới được Quốc hội thông qua vào tháng 11-2005 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/07/2006 đặt ra thời hạn hoàn tất chuyển đổi thống nhất đối với các DNNN là 4 năm. Đây quả là một thách thức, bởi lẽ 15 năm mới đi được 1/10 chặng đường, vậy thì làm thế nào để có thể chạy nốt 9 phần chặng đường còn lại trong 4 năm. Để có thể thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa quá trình cổ phần hoá DNNN và hoàn tất quá trình này vào năm 2010, theo dự kiến có rất nhiều công việc phải làm.

Trước hết Chính phủ cần tiếp tục hoàn thiện các cơ chế chính sách cho cổ phần hoá cũng như chỉđạo đẩy mạnh hơn, quyết liệt hơn nữa đối với các Tổng

công ty, các công ty nhà nước lớn. Bên cạnh đó về phía các DNNN cũng cần phải quán triệt nhận thức, nỗ lực quyết tâm trong việc vạch ra và thực thi lộ trình cổ phần hoá. Lãnh đạo các DNNN cũng như các Bộ, ngành chủ quản cần đứng trên quan điểm phát triển để nhận thức rằng cổ phần hoá là con đường tất yếu để có thể tồn tại trong bối cảnh hội nhập đang đến gần. Những đặc quyền, đặc lợi cá nhân hay cục bộ cần phải được từ bỏ. Tuy nhiên bên cạnh đó cũng cần phải lưu ý làm nhanh không có nghĩa là làm ẩu, tránh cổ phần hình thức hoặc “bán rẻ” tài sản Nhà nước.

Cùng với việc khẩn trương đổi mói một số cơ chế chính sách nhất là cơ chế tài chính có liên quan đến cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước. Chính phủ đã và đang triển khai các biện pháp sau đây:

Vể tổ chức chỉ đạo, về quyết định phê duyệt danh sách các doanh nghiệp cổ phần hoá, về tập trung chỉ đạo các doanh nghiệp trong diện. Đồng thời hướng dẫn cổ phần hoá các Bộ, các địa phương khác nhằm triển khai đồng đều trong cả nước, về việc nghiên cứu chuẩn bịđề án thành lập Quỹ hỗ trợ sắp xếp DNNN mà trọng tâm là hỗ trợ sắp xếp việc làm bằng các nguồn vốn trích từ vốn bán cổ phần, hỗ trợ ngân sách và huy động vốn của nước ngoài, cụ thể:

Một là, tạo ra sân chơi bình đẳng giữa DNNN và công ty cổ phần về những điều

kiện hoạt động kinh doanh. Do đó để thúc đẩy tiến trình cổ phần hoá DNNN cần phải tạo ra sự bình đẳng giữa các khu vực kinh tế, giữa đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài. Đồng thời cần xoá bỏ chế độ bao cấp cho khu vực kinh tế quốc doanh.

Hai là, lựa chọn Doanh nghiệp nhà nước và loại hình công ty cổ phần. Cổ phần

hoá là chuyển sở hữu Nhà nước vào tay cổ đông thuộc các thành phần kinh tế. Quá trình này đụng chạm đến vấn đề mấu chốt trong kinh tế đó là sở hữu. Từ đó dặt ra hai vấn đề:

- Tổ chức công ty cổ phần như thế nào để phát huy được ưu thế của hình thức này, đồng thời nâng cao hiệu quả sản xuất.

Việc lựa chọn DNNN để cổ phần hoá phụ thuộc vào quan niệm về vai trò của DNNN trong sự phát triển kinh tế xã hội của mỗi quốc gia. Quan niệm bắt nguồn từ mục tiêu kinh tế, chính trị được lựa chọn trình độ phát triển của nền kinh tế, truyền thống và hoàn cảnh lịch sử của mỗi quốc gia khi tiến hành cổ phần hoá. Như vậy, chuyển Doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần không phải là mục đích tự thân, mà xuất phát từ mục tiêu kinh tế, chính trị, xã hội do Nhà nước lựa chọn giải pháp chuyển doanh nghiệp sang công ty cổ phần trong giai đoạn hiện nay để có thể thực hiện ở một số doanh nghiệp mà trước hết là vì mục tiêu lợi nhuận.

Với mục tiêu cổ phần hoá hiện nay, cần chủ trương cổ phần hoá DNNN theo hướng chuyển nhượng một phần quyền sở hữu Nhà nước sang các thành phần kinh tế khác. Trường hợp Nhà nước ít cần can thiệp đến có thể chuyển sang công ty cổ phần mà trong đó vốn Nhà nước ít hoặc thậm chí không tham gia.

Ba là, Nhà nước cần có các chính sách hỗ trợ về tài chính như miễn thuế lợi tức,

thuế thu nhập trong thời gian đầu của các doanh nghiệp cổ phần để kích thích các thành phần kinh tế khác tham gia mua cổ phiếu. Trường hợp những doanh nghiệp không đủ điều kiện hưởng ưu đãi theo quy định của Luật khuyến khích đầu tư trong nước thì được giảm 50% thuế lợi tức (Thuế thu nhập doanh nghiệp) trong hai năm liên tiếp từ sau khi chuyển sang hoạt động theo Luật công ty. Để duy trì và phát triển quỹ phúc lợi dưới dạng hiện vật, các chương trình văn hoá, câu lạc bộ, nhà điều dưỡng để đảm bảo phúc lợi cho người lao động trong công ty cổ phần. những tài sản này thuộc sở hữu tập thể người lao động do công ty cổ phần quản lý với sự tham gia của tổ chức Công đoàn.

Thực tế tiến hành cổ phần hoá Doanh nghiệp nhà nước cho thấy những ưu tiên trên là hợp lý, là phù hợp với thực tiến của công tác cổ phần hoá và được sự đồng tình ủng hộ của các doanh nghiệp.

Bốn là, Nhà nước cần có sự giúp đỡ đối với các cán bộ công nhân viên có đủ khả

năng mua cổ phần ở các doanh nghiệp tiến hành cổ phần hoá, như cho vay tín dụng với lãi suất thấp, thời hạn dài. Tương tự như Nhà nước cho nông dân vay vốn để sản xuất. Đây là một kinh nghiệm tốt mà nhiều nước trên thế giới đã thực hiện trong quá trình cổ phần hoá các doanh nghiệp.

Năm là, định giá cổ phiếu và mức độ bán cổ phần, cổ phiếu. Chế độ tài chính

thống nhất ghi mẫu in ấn và cung cấp tờ cổ phiếu chậm nhất trong vọng 30 ngày kể từ khi kết thúc thời hạn phát hành của doanh nghiệp cổ phần hoá. Các cơ quan tài chính phổ biến hướng dẫn các công ty cổ phần thực hiện.

Sáu là, đào tạo bồi dưỡng đội ngũ có trình độ chuyên môn giỏi về cổ phần hoá.

Kinh nghiệm cho thấy muốn kinh tế phát triển năng động có hiệu quả trước hết phải có chiến lược con người, xây dựng một đội ngũ các nhà kinh doanh nhất là đối với công ty cổ phần mới hình thành, giám đốc điều hành giỏi là hết sức cần thiết.

Để thực hiện điều này cần phải:

- Đồng thời với việc thực hiện chủ trương cổ phần hoá DNNN cần có chương trình bồi dưỡng kiến thức quản lý công ty cổ phần cho tất cả các cán bộ quản lý doanh nghiệp nằm trong diện cổ phần hoá.

- Mở các lớp bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng quản lý các công ty cổ phần hoá cho tất cả các cán bộ quản lý các doanh nghiệp đã cổ phần hoá. Về kinh phí cho các lớp bồi dưỡng này cần có sự hỗ trợ nhất định của Nhà nước. đây là vấn đề đặc biệt quan trọng.

Bảy là, có biện pháp tuyên truyền, giải thích cho người lao động nhận thức đúng

Thực tiễn cho thấy rằng việc làm cho người lao động thấy rõ được lợi ích khi doanh nghiệp cổ phần hoá là rất quan trọng. Người lao động sẽ tự giác đồng tâm cùng Nhà nước thực hiện tốt chủ trương cổ phần hoá. Nhưng quan trọng hơn nhiều là làm cho người lao động hiểu được vị trí của họ trong doanh nghiệp cổ phần, một môi trường mới. Người lao động cần nhận thức được vai trò làm chủ của họ đối với doanh nghiệp, mức độ làm chủ đến đâu, những gì họ được phép làm… tránh tình trạng người lao động lạm dụng quyền làm chủ quá mức tạo nên sự không ổn định trong hoạt động của doanh nghiệp sau cổ phần hoá.

Thứ tám, vấn đề trước mắt là cần kiện toàn tổ chức Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước để thực hiện chức năng đại diện chủ sở hữu phần vốn Nhà nước của các doanh nghiệp sau cổ phần hoá;Ngoài ra, Chính phủ cần có định hướng chính sách hỗ trợ cho người lao động dôi dư khi tổ chức sắp xếp, cổ phần hóa các doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước sau ngày 1/7/2010 (khi Nghị định số 110/2007/NĐ-CP ngày 26/6/2007 về chính sách đổi với người lao động dôi dư do sắp xếp lại công ty Nhà nước hết hiệu lực thi hành); các Bộ, ngành, địa phương, tập đoàn, tổng công ty khẩn trương chuyển đổi các doanh nghiệp thành viên, công ty Nhà nước độc lập sang hoạt động theo Luật Doanh nghiệp đảm bảo xong trước ngày 1/7/2010; nghiên cứu trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ công bố danh mục phân loại doanh nghiệp Nhà nước giữ 100% vốn (Quyết định thay thế Quyết định số 38/2007/QĐ-TTg ngày 20/3/2007 về ban hành tiêu chí, danh mục phân loại doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước) để các Bộ, địa phương, tập đoàn, tổng công ty xây dựng lộ trình sắp xếp, cổ phần hoá doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước giai đoạn 2010 - 2015, định hướng đến 2020.

Trong quá trình đổi mới cơ chế kinh tế ở nước ta, yêu cầu đổi mới toàn diện khu vực kinh tế quốc doanh có vai trò quyết định và rất bức xúc. Cổ phần hoá là một trong những giải pháp quan trọng để thực sự khắc phục tình trạng kém hiệu quả của các DNNN, thu hút vốn, cải tiến quản lý nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh và hiệu quả của các doanh nghiệp trong nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần. Thực chất cổ phần hoá nhằm mục tiêu chuyển hình thức sở hữu nhà nước sang hình thức sở hữu tập thể, các cổđông theo hướng đa dạng hoá xử lý, vừa đảm bảo yêu cầu đòi hỏi của một nền kinh tế nhiều thành phần, vừa đảm bảo doanh nghiệp nhà nước có thủ thực sự.

Cổ phần hoá là một công việc hết sức mới mẻ và khó khăn. Bởi vậy một trong những nhiệm vụ quan trọng được đặt ra trong quá trình cổ phần hoá là phải tìm ra được những thành công và thất bại để tìm ra những kinh nghiệm cần thiết nhằm tiến tới xây dựng và hoàn thiện cơ chế cổ phần hoá phù hợp với đất nước.

Những giải pháp, kiến nghị được nêu ra trong đề án sẽ phần nào tháo gỡ những vướng mắc còn tồn tại trong quá trình cổ phần hoá. Hy vọng rằng với quyết tâm cao của Đảng và nhà nước, niềm tin của nhân dân cùng với việc thực hiện đồng bộ những giải pháp và kiến nghị nêu trên, chương trình cổ phần hoá sẽ gặt hái được những thành công và góp phần quan trọng vào sự phát triển nhanh, mạnh bền vững của nền kinh tế đem lại sự phồn vinh cho đất nước.

1. Cổ phần hóa DNNN – những vấn đề lí luận và thực tiễn của PGS.TS Lê Hồng Hạnh.

2. Những vấn đề đặt ra từ thực tiễn cổ phần hóa DNNN của PGS-TS Hồ Trọng Viên.

3. Cổ phần hóa DNNN mấy vấn đề lí luận và thực tiễn của Nguyễn Minh Thông, phó trưởng ban thường trực ban chỉđạo đổi mới và phát triển doanh nghiệp. 4. Báo cáo của Ban đổi mới và phát triển doanh nghiệp thành phố về công tác cổ

phần hóa DNNN.

5. Báo cáo tổng kết của Ủy ban nhân Thành phố Hà Nội về công tác sắp xếp, cổ phần hóa DNNN của Thành phố Hà Nội.

6. Thông báo của Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội về việc triển khai kế hoạch sắp xếp, cổ phần hóa DNNN thuộc Thành phố.

7. Nghị định số 109/2007/NĐ-CP về chuyển doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước thành công ty cổ phần và các thông tư hướng dẫn.

8. Nghị định số 110/2007/NĐ-CP về xử lý lao động dôi dư.

9. Quyết định số 94/2005/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt phương án sắp xếp, đổi mới công ty nhà nước thuộc Ủy ban nhân dân Thành phố.

10.Quyết định 479/QĐ-TTg phê duyệt Kế hoạch sắp xếp, đổi mới công ty Nhà nước thuộc Ủy ban nhân Thành phố Hà Nội giai đoạn 2007-2010.

8. Nghiên cứu kinh tế số 333, tháng 2/2006. 11. Kinh tế và dự báo số 6/2007

12. Tạp chí tài chính số 1/2008

14. Quyết định số 143/HĐBT ngày 10/5/1990 15. Báo Đảng cộng sản Việt Nam

16. Luật Doanh ngiệp và luật DNNN 17. Tạp chí nghiên cứu kinh tế - số 36

http://www.bsc.com.vn/News/2010/7/7/101690.aspx http://www.mof.gov.vn/Default.aspx?tabid=612&ItemID=69220 http://vi.wikipedia.org/wiki/C%C3%B4ng_ty_c%E1%BB%95_ph%E1%BA %A7nhttp://tintuc.xalo.vn/00510771272/co_phan_hoa_doanh_nghiep_nha_nuoc_v ao_nam_2010_kho_hoan_thanh_muc_tieu.html http://www.tapchicongnghiep.vn/News/PrintView.aspx?ID=14899 …….

Một phần của tài liệu Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam lý luận và thực tiễn giai đoạn 1992 - 2011 (Trang 45 - 52)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(52 trang)
w