cổ phần hóa còn chậm.
Trong nhiều năm qua kể từ khi chúng ta bắt đầu tiến hành cổ phần hóa DNNN thì tốc độ cổ phần hóa diễn ra khá chậm mà như một số nhà phân tích kinh tế đã nói là cổ phần hóa đang diễn ra với tốc độ “rùa bò”.
Năm 2007, cả nước chỉ thực hiện cổ phần hóa được 82 DNNN, đạt 21% kế hoạch Thủ tướng giao cho các bộ, ban ngành địa phương. Riêng ngành nông nghiệp, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn không thể hoàn thành kế hoạch Cổ phần hóa 17 tổng công ty lớn của Bộ và 329 DN trực thuộc do hầu hết các DN có lượng vốn ít, công nghệ kỹ thuật lạc hậu. Số vốn của 329 DN và 17 tổng công
ty nông nghiệp là 6.050 tỷ đồng, bình quân mỗi DN chỉ có... 17, 5 tỷ đồng, thậm chí có tới 15% DN có vốn dưới 1 tỷ đồng.
Tính đến tháng 19/8/2008 mới chỉ có khoảng 20% số doanh nghiệp nhà nước được cổ phần hóa. Số này tập trung chủ yếu ở các doanh nghiệp của các địa phương, DN của một số bộ, ngành ở trung ương. 80% còn lại hầu hết là DN tại các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước có số vốn lớn.
6 tháng đầu năm 2009, chỉ có 62 DN được sắp xếp lại theo các hình thức: chuyển thành công ty TNHH một thành viên (17), thành lập mới (1), cổ phần hóa (30), giao 3, bán (3), thuê, khoán (1), giải thể (1), chuyển cơ quan quản lý (1). Như vậy, tổng số DNNN cổ phần hóa tính đến tháng 6/2009 là 3.786 doanh nghiệp. Tình hình kinh tế khó khăn hiện nay đã khiến tốc độ cổ phần hóa các DNNN chậm lại, nhiều khả năng mục tiêu hoàn thành cổ phần hóa DNNN vào năm 2010 là không thực hiện được.
Việc thực hiện cổ phần hóa chưa được thực hiện đều khắp trong tất cả các lĩnh vực, chủ yếu là các doanh nghiệp thuộc các ngành công nghiệp, thương mại và xây dựng, do đó số doanh nghiệp được cổ phần hóa không cao và các Doanh nghiệp được cổ phần hóa chủ yếu là các Doanh nghiệp vừa và nhỏ. Mặt khác Nhà nước vẫn giữ lại một tỷ lệ đáng kể cổ phần của mình trong các Công ty cổ phần nên nhìn chung việc cổ phần hóa chưa tác động đáng kể đến cơ cấu vốn Nhà nước tại các doanh nghiệp, các Công ty cổ phần chủ yếu được hình thành trên cơ sở các DNNN có quy mô nhỏ được cổ phần hóa.
Một số DNNN sau khi cổ phần hóa chưa có chiến lược sản xuất kinh doanh có hiệu quả, chưa thực sự tích cực tuyên truyền kêu gọi sự đóng góp nguồn vốn ngoài xã hội vào hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, chưa thực hiện đổi mới công nghệ trang thiết bị kĩ thuật mà chỉ chú trọng vào tiết kiệm giảm giá thành để tăng lợi nhuận, chia cổ tức. Mới chỉ chú trọng đến lợi ích trước mắt mà chưa có
chiến lược phát triển lâu dài. Chính vì thế mà bên cạnh những doanh nghiệp sau khi cổ phần làn ăn có hiệu quả thì vẫn có những doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, kém hiệu quả. Vì thế mà đã có một số doanh nghiệp sau khi tiến hành cổ phần hóa đã biến mất trên thương trường. Mặc dù số lượng doanh nghiệp này không nhiều nhưng đây chính là những tín hiệu không tốt làm cản trở đến tiến trình cổ phần hóa, ảnh hưởng đến uy tín doanh nghiệp cổ phần hóa.