Báo cáo tổng kết việc TH Chuẩn KTKN

5 335 0
Báo cáo tổng kết việc TH Chuẩn KTKN

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

PHÒNG GD&ĐT HƯƠNG KHÊ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG TH HƯƠNG BÌNH Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Hương Bình, ngày 14 tháng 11 năm 2010 BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN CHUẨN KTKN CÁC MÔN HỌC VÀ ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC Ở TIỂU HỌC I- VIỆC THỰC HIỆN CHUẨN KTKN CÁC MÔN HỌC Ở TIỂU HỌC. 1. Tổ chức dạy học theo chuẩn KTKN các môn học theo công văn số 624/BGDĐT-GDTH ngày 05/02/2009 về việc hướng dẫn thực hiện Chuẩn KTKN các môn học ở tiểu học: a) Công tác chỉ đạo, bồi dưỡng CBQL, giáo viên: * Công tác chỉ đạo: - Thường xuyên bám sát Chuẩn, thực hiện quản lý, chỉ đạo theo Chuẩn. - Kiểm tra, đánh giá giáo viên và học sinh phải bám vào Chuẩn và tình hình thực tế của địa phương, của lớp. - Động viên khích lệ giáo viên và học sinh thực hiện theo Chuẩn, không để tình trạng GV đối phó trong dạy học, làm cho các giờ học thực sự nhẹ nhàng, học sinh ham học, thích đến trường. * Công tác bồi dưỡng: - Cán bộ quản lí tham gia tập huấn về thực hiện chuẩn KTKN do phòng tổ chức tập huấn. - Chuyên môn nhà trường đã tổ chức tập huấn cấp trường cho toàn thể giáo viên. Đồng thời, triển khai các công văn, hướng dẫn, qui định của việc thực hiện chuẩn KTKN của ngành đến tận từng giáo viên. - Nhà trường cùng phối hợp với tổ trưởng chuyên môn thường xuyên kiểm tra việc thực hiện chuẩn qua giáo án, hồ sơ học sinh và các giờ dạy trên lớp của giáo viên. - Mỗi cán bộ quản lí, giáo viên đã mua đủ 1 bộ sách hướng dẫn thực hiện chuẩn KTKN các môn học. - Tổ chức trao đổi thảo luận việc thực hiện chuẩn KTKN trong dạy học thông qua nội dung các buổi sinh hoạt chuyên môn trong trường. b) Những thuận lợi, khó khăn trong việc thực hiện dạy học theo chuẩn KTKN: * Thuận lợi: - Chuẩn KTKN thể hiện được sự thống nhất trong chương trình giáodục, khắc phục được sự chênh lệch về trình độ giáo dục giữa các vùng miền, tạo điều kiện cho học sinh các vùng miền phát triển và đạt mục tiêu theo chuẩn là như nhau. - Là cơ sở cho giáo viên chủ động điều chỉnh nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức dạy học phù hợp tình hình thực tế của nhà trường, của địa phương, của trình độ học sinh. - Công tác ra đề kiểm tra, đánh giá kết quả giáo dục các môn học tiện lợi, dễ dàng hơn. - Lượng kiến thức được tinh giản, bài tập thực hành được chắt lọc, tránh được sự ôm đồm trong dạy học, giáo viên chủ động định hướng được trong quá trình lên lớp và xác định mục tiêu bài dạy. - Khắc phục được tình trạng quá tải trong dạy học, ổn định chất lượng dạy học ở tiểu học; học sinh chủ động và thích học hơn, đặc biệt là những học sinh yếu. * Khó khăn: - Một số giáo viên chưa mạnh dạn điều chỉnh điều chỉnh nội dung dạy học hoặc còn e dè theo chuẩn KTKN các môn học. - Việc điều chỉnh của giáo viên nhiều lúc còn mang tính hình thức và chưa thực sự mang lại hiệu quả. - Khi dạy học theo chuẩn nhiều giáo viên bỏ quên việc dạy học cho học sinh khá giỏi mà chỉ quan tâm đến chuẩn cho học sinh yếu kém. - Một số bài học trong SGK khi thực hiện theo chuẩn còn có bất cập vì có liên quan kiến thức một số bài học khác. c) Đánh giá sự phù hợp của Chuẩn KTKN của từng môn học đối với khả năng, điều kiện học tập, phát triển của học sinh: - Chuẩn KTKN các môn học ở tiểu học là phù hợp với khả năng của các đối tượng học sinh tiểu học (đặc biệt là học sinh đại trà). - Vì chuẩn KTKN các môn học ở tiểu học là yêu cầu cơ bản tối thiểu nên chương trình và SGK hiện nay chưa có định hướng riêng biệt cho đối tượng học sinh khá giỏi, hoặc có định hướng thì cũng chưa phù hợp. d) Đánh giá hoạt động dạy học theo chuẩn KTKN của giáo viên: - Giáo viên dạy học theo chuẩn KTKN vừa phải quan tâm đến học sinh yếu để học sinh yếu nắm được kiến thức cơ bản tối thiểu, vừa phải tạo cơ hội cho học sinh có điều kiện, có năng khiếu. Dạy học như vậy là hướng tới mọi đối tượng với mục tiêu riêng, yêu cầu riêng nên làm cho giờ học nhẹ nhàng, tự nhiên, hiệu quả đem lại niềm tin và hứng thú học tập cho học sinh. Vì vậy đòi hỏi người giáo viên phải có năng lực tổ chức, phân hoá đối tượng, xác định mục tiêu cho từng đối tượng. Ở mức đánh giá hiện nay để dạy học đạt yêu cầu của chuẩn KTKN như đã nêu trên thì giáo viên đang thực hiện chuẩn ở mức độ trung bình. - Cấu trúc của chương trình và SGK thì vẫn giữ nguyên, chuẩn KTKN là chỉ giảm bớt yêu cầu, lượng bài tập thực hành trùng lặp. Nên trong công tác bồi dưỡng học sinh khá giỏi giáo viên vẫn còn lúng túng và có khi chưa được chú trọng. 2. Triển khai dạy học môn Thủ công, Kĩ thuật ở tiểu học theo công văn số 7975/BGDDT-GDTH ngày 10/9/2009 về việc hướng dẫn dạy học môn Thủ công, Kĩ thuật ở tiểu học: a) Điều chỉnh nội dung dạy học: - Khối 1: Giảm thời lượng 1 tiết cho mỗi bài cắt dán (hình chữ nhật, hình vuông, xé dán hình tam giác) và tăng thời lượng 1 tiết cho mỗi bài (cắt dán hàng rào, cắt dán trang trí ngôi nhà, xé dán hình con gà); Chuyển bài “Cách sử dụng bút chì thước kẻ, kéo; kẻ đoạn thẳng cách đều lên các tuần đầu năm học. - Khối 4: Điều chỉnh bỏ bài “Thêu móc xích” để đưa vào luyện thêm ở các tiết luyện thêm cuối buổi học thứ 2 trong ngày. Thời lượng 2 tiết này được bổ sung vào bài “Cắt khâu sản phẩm tự chọn” 1 tiết và bài “Lắp ghép mô hình tự chọn” 1 tiết. - Khối 5: Thực hiện theo công văn số 8323/BGDDT-GDTH ngày 8/8/2007. b) Lý do điều chỉnh và hiệu quả của việc điều chỉnh: - Khối 1: Hỗ trợ thêm cho các em biết sử dụng bút, thước kẻ khi mới vào đầu cấp học; Ở những bài khó thời lượng dạy học được tăng tạo điều kiện cho học sinh hoàn thành bài tập, còn những bài dễ giảm bớt thời lượng giúp học sinh không bị nhàm chán và gây hứng thú học tập cho học sinh. - Khối 4: Tăng được thời lượng cho các tiết học lắp ghép, cắt khâu tự chọn, đồng thời giảm bớt nội dung quá khó đối với học sinh, tạo điều kiện cho học sinh hoàn thành bài thực hành trong nhiều tiết luyện. 3. Thực hiện đánh giá, xếp loại học sinh tiểu học theo Thông tư 32/2009/BGDDT-GDTH ngày 27/10/2010: - Cách đánh giá nhẹ nhàng, phù hợp với học sinh tiểu học, không nặng nề về điểm số. - Đánh giá bằng điểm, bằng nhận xét lấy kết quả cuối kì, cuối năm quyết định cho cả kì hoặc cả năm học làm cho học sinh không ngừng phấn đấu. - Các bài kiểm tra bất thường được kiểm tra lại, điều này tránh được cho cacchs đánh giá chủ quan. - Các môn học đánh giá bằng nhận xét chưa được đánh giá vào cuối kì vì vậy cần có bài kiểm tra kiến thức trong học kì đó (không gây áp lực cho học sinh) để tạo động lực phấn đấu cho học sinh đã đạt và kể cả chưa đạt. - Bài kiểm tra môn Địa lí và Lịch sử đánh giá chưa phù hợp, vì lấy thang điểm 10 của cả phần Lịch sử và phần Địa lí trong bài kiểm tra rồi tính trung bình cộng lấy điểm chung cho môn Lịch sử và Địa lí, nên nếu một trong hai phần (lịch sử hoặc địa lý) bị điểm o mà phần kia được điểm 10 thì bài kiểm tra đó vẫn đạt điểm trung bình. 4. Triển khai hoạt động cam kết, bàn giao chất lượng học sinh theo công văn số 7312/BGD ngày 21/8/2009 và công văn số 4919/BGDDT-GDTH ngày 17/8/2010 về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2009–2010, năm học 2010– 2011: - Việc thực hiện cam kết, bàn giao chất lượng từng lớp của các khối 2, 3, 4, 5 cho giáo viên chủ nhiệm được nhà trường triển khai thường xuyên đầu mỗi năm học (sau khi tổ chức thi khảo sát chất lượng đầu năm học và phân luồng các đối tượng học sinh). - Việc thực hiện bàn giao chất lượng đầu năm nhằm gắn trách nhiệm và tạo động lực cho giáo viên hoàn thành nhiệm vụ và là cơ sở để giáo viên tự điều chỉnh nội dung, phương pháp dạy học. - Thực hiện bàn giao cho cả 3 đối tượng học sinh (khá giỏi, trung bình và yếu kém) của từng lớp, trong bảng bàn giao chất lượng học sinh có chỉ tiêu cụ thể theo các định kì (cuối kì 1, cuối năm) để nhà trường tiện đánh giá, xếp loại giáo viên theo các định kì được chính xác. - Vào cuối năm học tổ chức bàn giao chất lượng học sinh lớp 5 hoàn thành CTTH cho trường THCS thật nghiêm túc, khách quan, đảm bảo qui chế. II- VIỆC THỰC HIỆN ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC Ở TIỂU HỌC TỪ NĂM HỌC 2007 - 2008 ĐÊN NAY: 1.Công tác chỉ đạo, tổ chức thực hiện: - Nhà trường đã quán triệt và chỉ đạo cán bộ giáo viên thực hiện đầy đủ, tốt các công văn hướng dẫn, các chương trình bồi dưỡng của các chu kì từ Bộ, Sở và phòng giáo dục. - Phân công, giao nhiệm vụ cụ thể từ tổ chuyên môn đến từng giáo viên hàng năm chuẩn bị và triển khai các chuyên đề về đổi mới PPDH của các môn học. Tổ chức triển khai, dạy thể hiện các chuyên đề theo hình thức tập trung toàn trường, triển khai theo tổ chuyên môn. - Chỉ đạo các tổ chuyên môn trao đổi thảo luận, mổ xẻ các vấn đề liên quan sau khi triển khai chuyên đề cũng như sau khi dự giờ để rút kinh nghiệm cho bản thân, nhằm tự bồi dưỡng thêm về chuyên môn nghiệp vụ. - Lên kế hoạch chỉ đạo việc đổi mới PPDH trong suốt cả năm học. - BGH và TTCM thường xuyên dự giờ thăm lớp giáo viên, tập trung chú ý về việc đổi mới PPDH. 2. Công tác chỉ đạo, tập huấn, bồi dưỡng CBQL, giáo viên về đổi mới PPDH: - BGH tham gia đầy đủ các lớp tập huấn của sở, phòng về đổi mới PPDH và triển khai đầy đủ kịp thời cho toàn thể giáo viên trong nhà trường. - BGH thường xuyên tự học tự bồi dưỡng kiến thức, kĩ năng quản lí, cập nhật thông tin ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ cho công tác quản lí và chỉ đạo. - Giáo viên tham gia triển khai các chuyên đề về đổi mới PPDH và dạy các tiết thao giảng, góp ý, đóng góp xây dựng sau dự giờ tự nâng cao nghiệp vụ. - Giáo viên thường xuyên nghiên cứu kĩ bài dạy trên lớp, chú ý việc đổi mới PP, hình thức dạy học trong các giờ học. - BGH và GV học tập và bồi dưỡng chuyên môn theo chuyên đề BDTX chu kỳ III. 3. Việc sử dụng tài liệu bồi dưỡng và thiết bị dạy học về đổi mới PPDH: - Trong đổi mới PPDH việc sử dụng tài liệu và thiết bị dạy học là hết sức cần thiết, tiết dạy có thành công hay không, có mang lại hiệu quả cao hay không, là nhờ vào quá trình sử dụng TBHD linh hoạt của giáo viên. - Giáo viên được thực hiện theo các văn bản hướng dẫn các cấp về việc sử dụng các tài liệu, TBDH kịp thời. Sử dụng tối đa các thiết bị được cấp phát, tự mua sắm thêm, tự làm của giáo viên vào quá trình dạy học. - BGH thường xuyên có kế hoạch kiểm tra, theo dõi việc sử dụng TBDH của giáo viên trên lớp. Đồng thời quán triệt và xử lý nghiêm việc giáo viên lên lớp dạy mà không chuẩn bị TBDH hoặc có mà không sử dụng. 4. Đánh giá về hiệu quả đổi mới PPDH: * Thuận lợi: - Sở, phòng đã chỉ đạo nhà trường triển khai kịp thời việc đổi mới PPDH xuyên suốt trong cả từng năm học. - Giáo viên hưởng ứng nhiệt tình và tiếp cận nhanh việc đổi mới PPDH và đã chú trọng trong quá trình dạy học. * Khó khăn: - Trình độ giáo viên chưa đồng đều, một số giáo viên ngại đổi mới chưa thật sự mạnh dạn trong vấn đề này. - TBDH chưa được phong phú và việc sử dụng TBDH của giáo viên chưa khai thác triệt để. - Học sinh nông thôn nên ngôn ngữ giao tiếp và khả năng diễn đạt có phần còn hạn chế có ảnh hưởng không nhỏ đến công tác đổi mới. * Kết quả: - Giáo viên đổi mới được cách dạy, học sinh đổi mới cách học. Học sinh chủ động tiếp thu, lĩnh hội kiến thức bài học theo khả năng của mình dưới sự hướng dẫn của giáo viên. - Hiệu quả dạy học, chất lượng giáo dục không ngừng được nâng cao. III- KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT: - Xây dựng nội dung, chương trình SGK cụ thể hơn, gọn rõ hơn cho việc dạy học học khá giỏi. - Ra đề, xây dựng thang điểm bài kiểm tra định kì môn Lịch sử và Địa lý phù hợp hơn. - Tiếp tục mở các lớp tập huấn, hội thảo về đổi mới PPDH cho giáo viên trong toàn huyện thông qua các buổi chuyên đề. P.Hiệu trưởng: Trần Thị Hường . trong trường. b) Những thuận lợi, khó khăn trong việc th c hiện dạy học theo chuẩn KTKN: * Thuận lợi: - Chuẩn KTKN th hiện được sự th ng nhất trong chương. I- VIỆC TH C HIỆN CHUẨN KTKN CÁC MÔN HỌC Ở TIỂU HỌC. 1. Tổ chức dạy học theo chuẩn KTKN các môn học theo công văn số 624/BGDĐT-GDTH ngày 05/02/2009 về việc

Ngày đăng: 18/10/2013, 12:11

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan