Định hướng pháttriểntrongthờigiantới và giảiphápkiếnnghị 3.1. Xu hướngpháttriển của hoạt động tìm kiếm thăm dò khai thác dầu khí trên thế giới 3.1.1. Những diễn biến lớn liên quan đến hoạt động thăm dò khai thác dầu khí Quốc tế hoá hoạt động thăm dò khai thác đầu khí đang lan rộng trên toàn thế giới đặc biệt là ở các nước đang pháttriển với ngày càng nhiều công ty dầu khí quốc gia vốn chỉ hoạt động trong phạm vi một nước tham gia vào thị trường thế giới. Hàng loạt các nước giàu tiềm năng dầu khí ở Trung Đông, Bắc Phi mở cửa cho đầu tư nước ngoài vào thăm dò khai thác dầu khí, trong đó có cả các nước như I-rắc, Li-Bi rất giàu tiềm năng dầu khí nhưng trước đây hoàn toàn đóng cửa đối với đầu tư nước ngoài. Với hoạt động thăm dò các khu vực khác trên thế giới đã trở nên bão hoà, Trung Đông và Bắc Phi là các khu vực được dự báo là sẽ tập trung nhiều hoạt động thăm dò khai thác trongthờigian tới. Ngoài ra, Nga và các nước thuộc Liên Xô cũ cũng đang trở thành nơi có sức thu hút đầu tư nước ngoài vào thăm dò khai thác nguồn tài nguyên dầu khí khổng lồ của họ. Công nghiệp dầu khí được cơ cấu lại với việc sáp nhập giữa các công ty dầu quốc tế thành những tập đoàn dầu khí siêu lớn. Đồng thời, ngày càng nhiều các công ty dầu khí quốc gia hoà nhập vào thị trường kinh doanh quốc tế và trên thực tế trở thành các công ty dầu quốc tế có sức cạnh tranh đáng kể. Các công ty dầu quốc tế thực hiện chiến lược “chi phí thấp” nhằm đối phó với những biến động lớn về giá dầu bằng cách xác định khu vực đầu tư trọng điểm chi phí thấp, đông fthời áp dụng tư duy tổ chức điều hành kinh doanh mới. Khoa học công nghệ ngày càng pháttriển cho phát hiện thêm những trữ lượng mới và đưa các mỏ ở vùng nước sâu, mỏ cận biên trở thành những đối tượng khai thác có hiệu quả kinh tế. Việc sở hữu và áp dụng công nghệ tiên tiến đã thực sự trở thành lợi thế cạnh tranh của các công ty dầu khí quốc tế. Với sản lượng khai thác chiếm hơn 40% tổng sản lượng khai thác dầu thô của toàn thế giới, tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ OPEC vẫn tỏ ra có ảnh hưởng chi phối đến mức cung dầu thô trên thế giới. Trongthờigian qua, cuộc tranh đua năng lượng giữa các cường quốc đang pháttriển bùng nổ như Trung Quốc, Ấn Độ cùng với xu hướng cắt giảm sản lượng của OPEC đã giữ giá dầu ở mức cao kỷ lục khoảng 100USD/thùng. Với mức giá như hiện nay, các công ty dầu khí chắc chắn sẽ được khuyến khích để gia tăng đầu tư thăm dò dầu khí. 3.1.2. Điều chỉnh chiến lược của các công ty dầu khí Các công ty dầu khí quốc gia Các công ty dầu khí quốc gia với nhiều động cơ mục đích khác nhau có xu hướngtriển khai hoạt động ra ngoài phạm vi biên giới quốc gia để tham gia vào thị trường thăm dò khai thác quốc tế như một công ty dầu khí quốc tế. Các công ty dầu quốc gia được coi là đã và đang triển khai quốc tế hoá thành công gồm CNPC, Petrobras, Petronas, Statoil đã có hoạt động ở nhiều nước trên thế giới. Các công ty mới cũng triển khai hoạt động quốc tế như CNOOC, PTT, Pertamina, Petrovietnam… cũng đã có những cố gắng tích cực để có chỗ đứng trên thị trưòng thế giới. Để tiếp cận nguồn tài chính và nâng cao hiệu quả hoạt động, nhiều công ty dầu khí quốc gia đã tiến hành tư nhân hoá như CNPC, CNOOC, PTT… nhưng Nhà nước vẫn nắm giữ quyền kiểm soát qua việc sở hữu đa số cổ phần. Với vị trí là công ty dầu khí quốc gia và có lợi ích tương đối gần gũi, các công ty dầu khí quốc gia có xu hướng thiết lập thành các liên minh giữa họ nhằm tăng cường sức cạnh tranh trên thị trường. Sự liên kết giữa các công ty này tỏ ra có hiệu quả để thâm nhập và mở rộng hoạt động sang thị trường của nhau và thị trường quốc tế. Với sự điều chỉnh chiến lược như vậy, các công ty dầu khí quốc gia đã tham gia với vai trò ngày càng lớn hơn vào thăm dò khai thác dầu khí thế giới. Các công ty dầu khí quốc tế Trước những thách thức to lớn của thị trường, các công ty dầu khí khổng lồ đã tiến hành sáp nhập nhằm thực hiện hiệu quả hơn chiến lược “chi phí thấp” và tăng cường sức mạnh tài chính, kỹ thuật công nghệ, do đó tăng cường sức mạnh trên thị trường. Sự điều chỉnh chiến lược mới nhất của các công ty dầu khí quốc tế lớn là thiết lập các liên minh với các nước giàu tiềm năng dầu khí và chi phí khai thác thấp. Nhờ vậy, các công ty dầu khí quốc tế lớn tiếp cận các cơ hội đầu tư khổng lồ và có khả năng cạnh tranh lớn ở những khu vực khai thác then chốt. 3.2. Dự báo nhu cầu năng lượng trong nước thờigiantới 3.2.1. Dự báo nhu cầu năng lượng trong nước Dầu mỏ và khí đốt có ảnh hưởng rất lớn đối với hoạt động kinh tế, xã hội, chính trị toàn cầu. Dầu khí là nguồn năng lượng không thể thiếu và có tỷ trọng lớn trong toàn bộ tiêu thụ năng lượng trên thế giới. Theo thống kê và dự báo của Văn phòng Dữ liệu Năng lượng của Hoa kỳ EIA thì nhu cầu tiêu dùng dầu mỏ của thế giới tăng dần từ 66 triệu thùng/ngày năm 1990, lên 70 triệu thùng/ngày năm 1995, 77 triệu thùng/ngày năm 2000 và 84 triệu thùng/ngày năm 2005. Hình 7. Nhu cầu dầu thô thế giới N guồn:Phòng Dự án mới-PVEP Đối với khí đốt, tổng tiêu dùng trên thế giới tăng từ 5,7 tỷ m3/ngày năm 1990 lên 6,1 tỷ m3/ngày năm 1995, 6,9 tỷ m3/ngày năm 2000 và 8,1 tỷ m3/ngày năm 2005. Hình 8. Nhu cầu khí thế giới Nguồn: Phòng Dự án mới-PVEP Trong bối cảnh nhu cầu sử dụng năng lượng ngày càng tăng và chưa thể có nguồn năng lượng mới nào có thể thay thế ngay được trong những năm tới, vai trò của dầu khí đối với nền kinh tế toàn cầu càng trở nên quan trọng, và theo đó, vị thế của các Công ty dầu khí cũng ngày càng được khẳng định. Ở Việt Nam, theo dự báo của Bộ Công nghiệp, tốc độ tăng nhu cầu năng lượng thương mại từ nay đến năm 2020 khoảng 8,3% hàng năm. Dầu thô và khí đốt đóng vai trò quan trọngtrong cơ cấu năng lượng quốc gia, đặc biệt là trong việc cung cấp nguyên liệu đầu vào cho các nhà máy lọc dầu và các nhà máy điện - đạm đang được khẩn trượng xây dựng. Sau khi các nhà máy lọc dầu số 1, 2 và 3 lần lượt đi vào hoạt động trong các giai đoạn 2007-2010, 2011-2015 và 2016-2020, nhu cầu dầu thô cung cấp cho lọc hóa dầu tăng mạnh, lần lượt trên 10 triệu tấn, trên 35 triệu tấn và trên 70 triệu tấn tương ứng với mỗi giai đoạn trên. Trong tổng nhu cầu này, dự kiến dầu thô từ các mỏ trong nước sẽ đóng vai trò chủ đạo cho đến hết 2020, sau đó tỷ trọng dầu thô nhập khẩu cho các nhà máy lọc dầu tăng cao. Nhu cầu đối với khí đốt sẽ vào khoảng 8 -10 tỷ m3 vào năm 2010, 10 -15 tỷ m3 vào năm 2020 và dự báo 20 -24 tỷ m3 vào năm 2025. . Định hướng phát triển trong thời gian tới và giải pháp kiến nghị 3.1. Xu hướng phát triển của hoạt động tìm kiếm thăm. hoà, Trung Đông và Bắc Phi là các khu vực được dự báo là sẽ tập trung nhiều hoạt động thăm dò khai thác trong thời gian tới. Ngoài ra, Nga và các nước thuộc