Hướng dẫn trẻ MG vẽ

9 824 4
Hướng dẫn trẻ MG vẽ

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

SÁNG KIÊN KINH NGHIỆM HƯỚNG DẪN CHO TRẺ MẪU GIÁO LỚN TÍCH CỰC THAM GIA HỌC VẼ I. ĐẶT VẤN ĐỀ: 1. Tầm quan trọng của vấn đề nghiên cứu: Hoạt động tạo hình có một ý nghĩa lớn đối với sự phát triển toàn diện của trẻ. Trước hết, hoạt động này tạo điều kiện để trẻ phát triển khả năng tri giác đồ vật về hình dạng, cấu trúc, màu sắc… hình thành ở trẻ các thao tác tư duy, phát triển khả năng sáng tạo. Về đạo đức, hoạt động tạo hình giúp trẻ hình thành ở trẻ các đức tính tốt như yêu thích cái đẹp, mong muốn, tạo ra cái đẹp. Về thể chất, lao động giúp trẻ phát triển các khớp cổ tay, ngón tay, các cơ bàn tay . giúp trẻ ngày càng khéo léo linh hoạt. Về thẩm mỹ, giúp hình thành xúc cảm và thị hiếu thẩm mỹ khi trẻ tạo hình. Đặc biệt đối với trẻ từ 5-6 tuổi, giờ vẽ góp phần tích vào việc chuẩn bị các điều kiện và tâm thế để trẻ vào tiểu học được thuận lợi dễ dàng hơn. 2. Lý do chọn đề tài: Có thể nói hoạt động tạo hình của trẻ ở lứa tuổi 5 tuổi là một hoạt động mang tính sáng tạo. Trẻ mong muốn được tái hiện lại hiện thực khách quan theo cách nghĩ, cách làm, cách cảm nhận theo khả năng của mình. đó cũng là một hoạt động nghệ thuật của trẻ thơ. Nói đến nghệ thuật trước hết phải nói đến cảm xúc và hứng thú đối với đối tượng cần thể hiện. Nhưng đối với trẻ ở lứa tuổi này chưa tự mình xác định được mục đích và phương thức hành động. Trong giờ tạo hình, những thành tố này thường do giáo viên hướng dẫn. Tuy nhiên không phải lúc nào sự gợi ý và hướng dẫn của cô cũng cùng với sở thích của trẻ. Do đó khi hướng dẫn chúng tôi phải biết kết hợp với biện pháp kích thích hứng thú cho trẻ một cách linh hoạt. Như chúng ta đã biết trẻ tuân theo những kích thích nào đó có tính chất xúc cảm mạnh nhất và rõ rệt nhất thì trẻ rất hào hứng kiên trì và khẩn trương khi tạo ra những sự vật hiện tượng mang lại cho trẻ những cảm xúc mạnh. Ngược lại đối với những đối tượng mà trẻ không thích thì trẻ sẽ vẽ đại khái cho xong và cảm thấy hài lòng khi hình tượng miêu tả giống hiện thực. Hơn nữa tư duy của trẻ gắn liền với cảm xúc và ý muốn chủ quan, trẻ chỉ ghi nhớ những gì trẻ cảm thấy hứng thú và say mê thực hiện theo cảm xúc của mình. Xuất phát từ những đặt điểm trên chúng tôi cho rằng nhiệm vụ đầu tiên quan trọng nhất cần giải quyết trong hướng dẫn trẻ tạo hình không phải là dạy trẻ vẽ được ngay hoặc nặn được theo yêu cầu của cô mà phải tạo cho trẻ hứng thú thật sự đối với đối tượng tạo hình. 3. Giới hạn nghiên cứu đề tài: Phạm vi của sáng kiến này có thể áp dụng cho các độ tuổi mẫu giáo vì bản thân trẻ dù ở độ tuổi nào cũng cần có những sự động viên, khuyến khích và nhất là tạo cho trẻ sự say mê sáng tạo trong môn tạo hình thì trẻ sẽ tích cực tham gia. Tuy nhiên đối với từng đồ tuổi, chúng ta nên có những biện pháp tương ứng để thích hợp với tâm sinh lý của trẻ hầu có thể đạt được kết quả cao nhất trên trẻ. II. CƠ SỞ LÝ LUẬN: Theo tôi nghĩ tạo cảm xúc hứng thú cho trẻ thì cần được tiến hành đồng thời với việc tích luỹ có hệ thống những biểu tượng tạo hình. Nếu không có những biểu tượng chính xác rõ ràng và phong phú thì sẽ làm rào cản tính tích cực chủ động sáng tạo của trẻ, trẻ sẽ tạo hình một cách máy móc theo ý đồ của cô mà không thể hiện được nét độc đáo của riêng mình. Thực tế cho thấy nếu trẻ chỉ quan sát mẫu vào đầu giờ thì đương nhiên trẻ chỉ phản ánh được những thuật tính cơ bản trong cấu trúc của đối tượng tạo hình. Hơn nữa, thời gian của giờ học có hôm cô không thể cung cấp cùng một lúc nhiều biểu tượng tạo hình. Do vậy sản phẩm tạo hình của trẻ thường đơn điệu nghèo nàn về nội dung và rập khuông theo mẫu của cô. Vì vậy cần có những phương cách cụ thể giúp trẻ phát huy tính sáng tạo của mình, lúc đó mọi tố chất chất nghệ thuật trong con người trẻ sẽ được phát huy, và có thể trẻ làm không giống với mẫu của cô, nhưng sản phẩm đó chính là kết quả của những gì trẻ tiếp thu và sáng tạo. có như thế giáo dục mầm non mới đạt được mục đích của mình là giúp cho trẻ phát huy tính tự chủ, sáng tạo để tự rèn luyện nhân cách ngày càng hoàn thiện hơn. Vì thế tôi chọn đề tài này để giúp trẻ đạt được kết quả tốt hơn trong hoạt động tạo hình cũng như trong các hoạt động khác. III. CƠ SỞ THỰC TIỄN: Với sự phân công của Ban Giám hiệu nhà trường, năm học này tôi chủ lớp mẫu giáo lớn với số lượng là 24 học sinh, đa số các cháu là con em gia đình vùng nông thôn, cuộc sống còn vất vả và khó khăn, vì vậy sự quan tâm của các bậc phụ huynh đến việc học của trẻ còn hạn chế. Vào đầu năm học, sau khi khảo sát chất lượng trên trẻ, tôi không thực sự thỏa mãn với kết quả đạt được của trẻ về hoạt động tạo hình, kết quả rất thấp, trẻ không biết vẽ, không biết chọn màu, chưa biết thể hiện bức tranh nên trẻ không hứng thú lắm với hoạt động này, một số trẻ còn ngồi yên, không vẽ, không tô màu làm cho tiết học nhàm chán. Hoạt động tạo hình được đưa vào chương trình giáo dục trẻ mầm non như là một hình thức giúp cho trẻ cảm nhận về vẻ đẹp thiên nhiên, thể hiện qua đường nét vẽ với những đồ vật mẫu, tranh và trí tưởng tượng của trẻ sẽ tiếp nhận thông qua hoạt động tạo hình, trẻ được trãi nghiệm tự nhiên vô tư theo ý thích của trẻ. Nhưng làm thế nào để lôi cuốn trẻ vào hoạt động này? Làm thế nào để truyền thụ cho trẻ một cách có hiệu quả nhất? đó là nguyên nhân khiến tôi băn khoăn trăn trở rất nhiều. Tôi quyết tìm một giải pháp hữu hiệu nhất để đạt được mục đích của mình. Tôi sưu tầm sách báo liên quan tới hoạt động tạo hình, tranh nghệ thuật, tranh ảnh…để trẻ tìm thấy được cái hay, cái đẹp, khám phá ra những điều mới lạ, đầy hứng thú về hoạt động tạo hình. Sau một thời gian tiếp cận, giao tiếp với phụ huynh, tôi nhận thấy trẻ ít quan tâm đến họat động tạo hình, không hứng thú trong học tập, đa phần là hoàn cảnh kinh tế gia đình khó khăn, bố mẹ bận lo việc làm ăn, một số phụ huynh ít chú trọng đến hoạt động tạo hình của trẻ mầm non. Ngoài ra, điều kiện cơ sở vật chất còn hạn chế cũng ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả học tập của trẻ, chưa có giá vẽ…. Qua 2 tháng theo dõi, tôi đã đánh giá được tình hình thực trạng hoạt động tạo hình như sau: Tổng số trẻ Tích cực tham gia vào tiết học, biết cầm bút vẽ, biết tô màu, biết thể hiện bố cục tranh Tỷ lệ Chưa tích cực tham gia vào tiết học, rụt rè, không biết vẽ, không biết tô màu, không biết thể hiện bố cục tranh Tỷ lệ 24 8 IV. BIỆN PHÁP THỰC HIỆN: 1. Đổi mới phương pháp giảng dạy: Như chúng ta đã biết hoạt động tạo hình có ý nghĩa rất lớn đối với sự phát triển toàn diện của trẻ. Trước hết hoạt động này tạo điều kiện để trẻ phát triển khả năng, tri giác đồ vật về hình dáng cấu trúc màu sắc, hình thành ở trẻ tư duy và phát triển khả năng sáng tạo. Thông qua hoạt động tạo hình giúp trẻ hình thành đức tính tốt như yêu cái đẹp mong muốn tạo ra cái đẹp về thể chất, lao động và giúp trẻ phát triển các khớp cổ tay, ngón tay, các cơ bàn tay giúp trẻ ngày càng khéo léo linh hoạt và hình thành ở trẻ cảm xúc và thị hiếu thẩm mỹ khi trẻ tạo hình. Đặc biệt đối với trẻ 5 tuổi giờ tạo hình góp phần tích cực vào việc chuẩn bị các điều kiện và tâm thể để trẻ vào học tiểu học được dễ dàng hơn. Để lôi cuốn toàn bộ trẻ tham gia tích cực vào hoạt dộng tạo hình thì chúng tôi tìm biện pháp gây hứng thú qua giờ học, gây hứng thú và hướng dẫn trẻ vẽ trong giờ học, gây hứng thú tham gia vẽ qua giờ chơi và hoạt động ngoài giờ . hướng dẫn trẻ vẽ ở mọi nơi mọi lúc. + Hình thức 1: hướng dẫn trẻ vẽ trong giờ học tạo hình Trước khi dạy kĩ năng mới chúng tôi đã chuẩn bị kỹ càng về dồ dùng để đảm bảo yêu cầu đẹp và hấp dẫn cho trẻ. Các loại bài vẽ màu, nặn màu và đề tài có màu sắc tươi sáng, màu có phù hợp với trình độ nhận thức của trẻ trong lớp. - Các bước chuẩn bị gồm: - Chuẩn bị kỹ về nội dung bài dạy theo đúng qui trình để dễ nhớ và tham gia tích cực như: màu, vật thật, mô hình gây hứng thú, các bài hát bài thơ có liên quan đến đề tài. - Bài dạy gồm 3 phần: + Tạo cảm xúc + Trẻ thực hiện + Nhận xét sản phẩm - Muốn tạo được cảm xúc và gây hứng thú và tập trung sự chú ý của trẻ cần chú ý đến cá thủ thuật kết hợp với đồ dùng để vào bài sao cho hấp dẫn. Đồ dùng đưa ra luôn gây sự bất ngờ, đúng lúc, đúng chỗ trẻ hào hứng và mạnh dạng nêu ý định sẽ thể hiện bài của mình như thế nào. - Trong bước dạy trẻ thực hiện chúng tôi dùng nhiều thủ thuật thi đua giữa bạn trai và bạn gái, tổ này và tổ kia. Như vậy trẻ sẽ hứng thú và hoạt động tích cực hơn. Ví dụ: Trong giờ " Nặn chùm quả" Đầu tiên chúng tôi cho trẻ tham quan vườn chùm quả: nho, nhãn, khế . được trao đổi cùng cô và các bạn về chùm quả đó, trẻ được xem quả vải, nhãn. Vỏ quả như thế nào? Hình dạng màu sắc, xanh hay chín? quả tròn quả dài, quả có mùi. Sau đó, chúng tôi hỏi trẻ muốn có nhiều cây xanh tốt, ra nhiều chùm quả ngon và ngọt thì các bác nông dân phải làm gì? Trẻ tự nói gieo hạt, cuốc đất, trồng cây. - Chơi trò chơi gieo hạt. Giống bác nông dân. + Gieo hạt - nảy mầm - 1 nụ - 2 nụ - 1 hoa - 2 hoa. Nhiều quả kết thành chùm Ồ ! Các con giỏi lắm cô tặng các con 1 quả chúng mình cùng xem nhé (chùm khế, nhãn, nho). * Nhận xét sản phẩm cũng là một khâu quan trọng. Tôi có nhiều hình thức nhận xét khác nhau, có bức tranh hỏi vì sao cháu thích tranh của bạn nào? Đẹp chỗ nào? nhưng cũng có thể hỏi bài này của bạn nào đây? Tên bức tranh con đặt là gì? Ai đặt tên khác . nhận xét xong cho triển lãm để mọi người cùng xem. Hình thức 2: khuyến khích trẻ vẽ trong giờ chơi và hoạt động ngoài giờ. - Trong lớp chúng tôi để một số giá vẽ bày ở góc và treo 1 số tranh đẹp của trẻ để hàng ngày trẻ được xem và những tranh này được thay đổi thường xuyên, trẻ được xem tranh của bạn vẽ đẹp thì rất thích và mong muốn đến giờ tạo hình nên rất nhiều trẻ được chơi ở góc tạo hình thích làm hoạ sĩ tí hon và nhà điêu khắc… Đồ dùng để trẻ tạo hình phải chuẩn bị đầy đủ có giấy, bút dạ, bút sáp . với hoạt động ngoài trời để hứng thú cô vẫn phải dùng lời nói khuyến khích, động viên khen ngợi trẻ kịp thời để kích thích sự hứng thú của trẻ. Hình thức 3: khuyến khích trẻ vẽ ở mọi lúc mọi nơi. Trong giờ đón trả trẻ trong lúc chờ bố mẹ chúng tôi chuẩn bị sẵn đồ dùng để trẻ được tạo hình theo ý thích, trẻ được hoạt động thoải mái không gò ép tôi chỉ hỏi trẻ vẽ gì? Tranh tên gì? . động viên trẻ cho trẻ mang sản phẩm về tặng bố mẹ anh chị. Từ đó kích thích trẻ hoạt động tích cực ham muốn được tạo ra sản phẩm? 2. Phối kết hợp với phụ huynh và nhà trường: biết được đặc điểm tình hình của lớp học, ngay cuộc họp phụ huynh đầu năm, tôi mạnh dạn đưa ra kế hoạch giảng dạy và chú trọng vào hoạt động tạo hình. Tôi trình bày kế hoạch trên được Ban Giám hiệu đồng ý và tôi phổ biến sâu rộng với phụ huynh về tầm quan trọng, mục đích yêu cầu của hoạt động tạo hình đối với trẻ mẫu giáo lớn. Để đảm bảo phục vụ tốt cho hoạt động này, tôi xin nguồn kinh phí từ nhà trường và từ Ban Phân hội để đóng giá vẽ, một số phụ liệu… phục vụ cho hoạt động tạo hình. Qua phụ huynh, tôi khuyến khích phụ huynh sưu tầm tranh ảnh nghệ thuật có nội dung phù hợp yêu cầu của hoạt động tạo hỉnh trong trường mầm non. Vào cuộc họp phụ huynh giữa năm, tôi chuẩn bị 1 tiết dạy thật chu đáo về hoạt động tạo hình cho phụ huynh dự, ví dụ như: vẽ những người thân yêu trong gia đình của bé. Qua tiết học, phụ huynh tỏ ra rất thích thú, trực tiếp được nhìn thấy con trẻ được học tập, thể hiện tài năng, sự khéo léo qua bức tranh. Từ đó tôi vận động phụ huynh hỗ trợ kinh phí sưu tầm tranh ảnh những nguyên vật liệu sẵn có ở địa phương để phục vụ cho hoạt động tạo hình. Đối với nhà trường, tôi lên kế hoạch nội dung theo từng chủ điểm, được Hiệu phó chuyên môn và tổ trưởng góp ý xây dựng giúp tôi thực hiện tốt trong kế hoạch năm. Qua những biện pháp áp dụng như trên, tôi thấy kết quả đạt được rất cao, trẻ biết thể hiện bức tranh, tự tin, vẽ có sáng tạo. trẻ hứng thú trong học tập đạt kết quả rất cao về hoạt động tạo hình. Kết quả cuối năm đạt được: Tổng số trẻ Tích cực tham gia vào tiết học, biết cầm bút vẽ, biết tô màu, biết thể hiện bố cục tranh Tỷ lệ Chưa tích cực tham gia vào tiết học, rụt rè, không biết vẽ, không biết tô màu, không biết thể hiện bố cục tranh Tỷ lệ 24 V. NHỮNG BÀI HỌC KINH NGHIỆM: Sau 1 năm áp dụng những biện pháp trên, tôi rút ra được những bài học kinh nghiệm sau:  Để tiết dạy sinh động đòi hỏi cô phải tốn nhiều công sức trong việc chuẩn bị đồ dùng tranh ảnh, vật thật, mô hình và hệ thống câu hỏi phù hợp sát với đề tài.  Quan hệ giữa cô và trẻ trong họạt động mang tính chất gia đình, cô là mẹ và các cháu là con.  Trong hoạt động diễn ra bằng những hình ảnh mới, hấp dẫn trẻ, kích thích sự sáng tạo của trẻ.  Luôn lấy trẻ làm trung tâm, trẻ được giao lưu, sáng tạo theo ý thích của trẻ, mở rộng sự hiểu biết về thế giới xung quanh, vẻ đẹp của thiên nhiên, đồ vật, trẻ yêu thích cái đẹp và tạo ra cái đẹp.  Làm tốt công tác tuyên truyền phối kết hợp chặc chẽ với phụ huynh để bồi dưỡng thêm năng khiếu, trí tuệ cho trẻ đồng thời phát hiện, khuyến khích trẻ có sự sáng tạo trong khi vẽ đồ vật, tạo bức tranh đẹp.  Hoạt động tạo hình là môn học trẻ rất ưa thích, tìm tòi, sáng tạo, vì vậy giáo viên cần phỉa luôn luôn chú ý đến vai trò hoạt động của trẻ, là trung tâm mà cần có đầu tư trong việc sử dung các phương pháp, biện pháp thủ thuật khuyến khích đồng thời phải biết sáng tạo ra những phương pháp, biện pháp thủ thuật để lôi cuốn trẻ. Biết áp dụng các bài soạn phù hợp với hoàn cảnh thực tiễn, tránh rập khuôn, máy móc, áp đặt trẻ.  Bản thân tôi luôn trao dồi học hỏi không ngừng từ các đồng nghiệp qua các buổi dự giờ, thao giảng, kiến tập để bản thân có thêm nhiều kinh nghiệm quí báu để làm tốt hơn nữa trong công tác giảng dạy, chăm sóc trẻ trong các năm học đến. KẾT LUẬN: - Gìơ học không còn nặng nề, nhàm chán, sáu rất thích thú tạo ra nhiều sản phẩm đẹp, có sáng tạo, nhiều tưởng tượng tạo sản phẩm giống thật. - Gìơ học thoả mái, lấy cháu làm trọng tâm. Tích hợp lồng ghép nhiều bộ môn dễ dàng gây hứng thú cho trẻ. Trên đây là một vài biện pháp nho nhỏ của bản thân tôi trong sáng kiến này chắc chắn không tranh khỏi sai sót. Rất mong các cấp lãnh đạo cũng như bạn đồng nghiệp chân thành góp ý bổ sung. VI. Vậy để làm giàu ý tưởng tạo hình tạo cảm xúc và hứng thú cho trẻ cô phải tạo mọi điều kiện thường xuyên tiếp xúc với đôí tượng tạo hình trong môI trường tự nhiên như được chăm sóc, vuốt ve âu yếm các con vật, nếm ngửi các loại hoa quả…hoặc sẽ được chơI với các vật sẽ được tạo hình từ đó trẻ được tri giác tranh ảnh hay các tác phẩm nghệ thuật để rằng luyện các giác quan và tăng cường thu nhận ấn tượng bên ngoài. 1. Về hình thức thứ nhất: Gây hứng thú trong giờ học vẽ. Trước khi dạy kĩ năng mới cơ sự chuẩn bị kỹ về đồ dùng để đảm bảo yêu cầu đẹp và hấp dẫn trẻ. Các bài vẽ mẫu và đề tài phải có màu sắc tươi sáng, tranh vẽ phải phù hợp với trình dộ nhận thức của trẻ trong lớp. Các bước chuẩn bị gồm: Chuẩn bị kỹ về nội dung bài dạy theo đúng quy trình để trẻ dễ nhớ và tham gia tích cực. Cụ thể như: tranh mẫu cô vẽ, vật thật, mô hình gây hứng thú . Bài dạy gồm có 3 phần: Tạo cảm xúc, trẻ vẽ và nhận xét sản phẩm. Muốn tạo cảm xúc gây hứng thú và tập trung sự chú ý của trẻ cần chú ý đến các thủ thuật kết hợp với đồ dùng để vào bải sao cho hấp dẫn. Đồ dùng giảng dạy đưa ra phải có yếu tố bất ngờ đúng lúc, đúng chỗ trẻ hào hứng và mạnh dạn nêu ý định sẽ thể hiện bài vẽ của mình như thế nào. Trong bước dạy trẻ vẽ, muốn trẻ hứng thú, cô giáo cần dùng nhiều thủ thuật như thi đua giữa bạn trai và bạn gái, tổ này với tổ kia . như vậy trẻ sẽ hứng thú và hoạt động tích cực. Nhận xét sản phẩm cũng là khâu quan trọng. Giáo viên cần có nhiều hình thức nhận xét khác nhau. Có bức tranh tôi hỏi vì sao cháu thích của bạn? Đẹp ở chỗ nào? Nhưng có tranh cho trẻ đặt tên tranh, có thể cho 1-2 cháu đặt tên tranh. Hoặc khi nhận xét cô có thể hỏi bài của ai đây nhỉ? Đặt tên tranh là gì? Ai đặt tên khác nào? . Sau khi nhận xét những tranh vẽ của trẻ, cô tuyên bố những bức tranh này sẽ được triển lãm để mọi người cùng xem. Sau mỗi bài được nhận xét tốt, trẻ thường thích thú giới thiệu để ba mẹ xem tranh của mình. 2. Hình thức thứ hai: Gây hứng thú trong giờ chơi tron lớp và hoạt động ngoài trời. Trong lớp rộng nên để một số giá vẽ bày trong lớp và trong một số tranh của các trẻ khá để hàng ngày trẻ được xem và những tranh này được thay đổi thường xuyên trẻ được xem tranh của các bạn khác, đẹp thì rất thích thì mong được v Cho nên trẻ rất nhiều trẻ thích được chơi ở nhóm tạo hình, thích làm các hoạ sĩ tí hon đứng vẽ ở giá. Đồ dùng để trẻ vẽ phải chuẩn bị đầy đủ để trẻ có điều kiện vẽ như giấy trắng, bút dạ, bút sáp, phấn bảng. Với hoạt động ngoài trời, để trẻ hứng thú, cô vẫn phải dùng thủ thuật lời nói động viên khen ngợi kịp thời để kích hứng thú của trẻ . 3. HÌnh thức thứ ba: Gây hứng thú cho trẻ mọi lúc mọi nơi. Gìơ đón trẻ trẻ trong lúc chờ bố mẹ đón về, giáo viên chuẩn bị đồ dùng để trẻ dược vẽ theo ý thích của trẻ. Để trẻ được hoạt động thoải mái cô không gò ép trẻ những lúc này, chỉ nên tới chỗ trẻ vẽ gợi hỏi trẻ vẽ gì? Vẽ như thế nào? Có thể gợi ý cho trẽ vẽ và động viên trẻ, cô sẽ cho mang tranh về tặng bố mẹ, anh chị từ đó mà kích thích ở trẻ hoạt động mẫu, từ đó tích luỹ cho trẻ những tri thức tạo hình nhất định. Ngoài ra còn chú ý hoạt động tạo hình của trẻ ở nhà để làm tốt được điều này thì cần trao đổi hướng dẫn phụ huynh mua đồ dùng cho trẻ như bút dạ bút sáp, giấy trắng để trẻ vẽ. Sau mỗi ngày học vẽ ở lớp cô khen ngợi để trẻ về nhà thích đươợ vẽ bằng cách nói với trẻ: Hôm nay con về nhà vẽ lại bức tranh vừa học ở lớp để bố mẹ, ông bà xem chắc ông bà, bố mẹ rất vui và khen con học giỏi và trao đổi với phụ huynh nếu trẻ thích vẽ phải tạo điều kiện cho trẻ được vẽ động viên kịp thời như vậy mới khơi dậy cho trẻ lòng đam mê tạo hình. Để áp dụng được phương pháp giáo viên cần chú mấy điểm như sau: Nắm chắc về bộ môn tạo hình nói chung và thể loại vẽ nói riêng, thường xuyên trao dồi nghệ thuật, thủ thuật phong cách lên lớp không chỉ áp dụng thủ thuật trong 1 thời gian dài trẻ sẽ nhàm chán, tận dụng mọi lúc mọi nơi trong mọi hoạt động để trẻ làm quen với sự vật hiện tượng xung quanh có đầy đủ những điều kiện cần thiết để trẻ hoạt động như giá vẽ giấy vẽ. Một yếu tố không kém phần quan trọng trong sự thành công này là phải có sự phối kết hợp cùng tham gia thực hiện cùng cha mẹ của trẻ ở gia đình II. BIỆN PHÁP THỰC HIỆN: (Kinh nghiệm thực tế) dạy trẻ tạo hình - * Tóm lại: Việc hướng dẫn trẻ 5 tuổi hoạt động tạo hình có rất nhiều phương pháp và biện pháp khác nhau. Nhưng đòi hỏi mỗi giáo viên chúng ta phải biết lựa chọn và sử dụng linh hoạt khéo kéo tuỳ thuộc vào khả năng của trẻ đồng thời tạo không khí giờ học nhẹ nhàng thoả mái. Khi trẻ cảm thấy hứng thú thật sự và giàu ý tưởng tạo hình thì trẻ sẽ tích cực hoạt động tập trung mọi sức lực của mình để thực hiện yêu cầu giờ học 1 cách chủ động sáng tạo. Khi có sự ham thích tính tích cực không chỉ thể hiện trong giờ học mà còn tiếp tục phát huy khả năng tạo hình trở nên tích thú đối với mọi trẻ. . và hướng dẫn trẻ vẽ trong giờ học, gây hứng thú tham gia vẽ qua giờ chơi và hoạt động ngoài giờ . hướng dẫn trẻ vẽ ở mọi nơi mọi lúc. + Hình thức 1: hướng. trẻ. Để trẻ được hoạt động thoải mái cô không gò ép trẻ những lúc này, chỉ nên tới chỗ trẻ vẽ gợi hỏi trẻ vẽ gì? Vẽ như thế nào? Có thể gợi ý cho trẽ vẽ

Ngày đăng: 18/10/2013, 10:11

Hình ảnh liên quan

tranh của bạn vẽ đẹp thì rất thích và mong muốn đến giờ tạo hình nên rất nhiều trẻ được chơi ở góc tạo hình thích làm hoạ sĩ tí hon và nhà điêu khắc… - Hướng dẫn trẻ MG vẽ

tranh.

của bạn vẽ đẹp thì rất thích và mong muốn đến giờ tạo hình nên rất nhiều trẻ được chơi ở góc tạo hình thích làm hoạ sĩ tí hon và nhà điêu khắc… Xem tại trang 5 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan