TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM ------ TRẦN QUANG NGỌC NGHIÊN CỨU SINH TRƯỞNG VÀ TÌNH HÌNH SÂU BỆNH HẠI MỘT SỐ LOÀI THỰC VẬT THUỘC HỌ ĐẬU FABACEAE TRỒNG TẠI MÔ HÌNH VƯỜN THỰC VẬT KHOA LÂM NG
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM - -
TRẦN QUANG NGỌC
NGHIÊN CỨU SINH TRƯỞNG VÀ TÌNH HÌNH SÂU BỆNH HẠI
MỘT SỐ LOÀI THỰC VẬT THUỘC HỌ ĐẬU (FABACEAE) TRỒNG
TẠI MÔ HÌNH VƯỜN THỰC VẬT KHOA LÂM NGHIỆP TRƯỜNG
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÁI NGUYÊN
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Thái Nguyên, năm 2019
Trang 2TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM - -
TRẦN QUANG NGỌC
NGHIÊN CỨU SINH TRƯỞNG VÀ TÌNH HÌNH SÂU BỆNH HẠI
MỘT SỐ LOÀI THỰC VẬT THUỘC HỌ ĐẬU (FABACEAE) TRỒNG
TẠI MÔ HÌNH VƯỜN THỰC VẬT KHOA LÂM NGHIỆP TRƯỜNG
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÁI NGUYÊN
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan khóa luận tốt nghiệp: “Nghiên cứu sinh trưởng và tình
hình sâu bệnh hại một số loài thực vật thuộc họ Đậu (Fabaceae) trồng tại mô
hình vườn thực vật Khoa Lâm nghiệp Trường Đại học Nông Lâm Thái
Nguyên” là công trình nghiên cứu khoa học của bản thân tôi , công trình được
thực hiện dưới sự hướng dẫn của TS Lê Sỹ Hồng Những phần sử dụng tài liệu tham khảo trong khóa luận đã được nêu rõ trong phần tài liệu tham khảo Các
số liệu và kết quả nghiên cứu là quá trình điều tra trên thực địa hoàn toàn trung thực, chưa công bố trên các tài liệu, nếu có gì sai tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm
Thái Nguyên, ngày 31 tháng 05 năm 2019
để sửa chữa sai sót sau khi Hội đồng chấm yêu cầu
(Ký, họ và tên)
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sự tri ân sâu sắc đối với các thầy
cô giáo Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, đặc biệt là các thầy cô trong Khoa Lâm nghiệp của trường đã tạo điều kiện, quan tâm giúp đỡ cho tôi trong quá trình thực hiện đề tài khóa luận
Tôi xin bày tỏ biết ơn sâu sắc tới TS Lê Sỹ Hồng là người đã trực tiếp hướng dẫn thực hiện và giúp đỡ tôi hoàn thành đề tài khóa luận này
Tôi cũng gửi lời cảm ơn tới gia đình,bạn bè và các bạn sinh viên lớp Lâm nghiệp 47 đã luôn động viên, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và thời gian tôi thực hiện khóa luận tốt nghiệp này
Trong quá trình thực tập, cũng như trong quá trình làm bài báo cáo thực tập khó tránh khỏi sai sót, rất mong quý thầy, cô bỏ qua Đồng thời vì kiến thức chuyên môn còn hạn chế và bản thân còn thiếu nhiều kinh nghiệm thực tiễn nên nội dung của báo cáo không tránh khỏi những thiếu sót, tôi rất mong nhận sự góp ý, chỉ bảo thêm của quý thầy cô để báo cáo này được hoàn thiện hơn Tôi xin chân thành cảm ơn
Xin trân trọng cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày 31 tháng 05 năm 2019
Sinh viên
Trần Quang Ngọc
Trang 5DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 4.1 Sinh trưởng về đường kính gốc của cây Vàng Anh 31
Bảng 4.2 Sinh trưởng về đường kính gốc của cây Cẩm lai 32
Bảng 4.3 Sinh trưởng về đường kính gốc của cây Giáng hương 32
Bảng 4.4 Sinh trưởng về đường kính gốc của cây Sưa đỏ 33
Bảng 4.5 Sinh trưởng về đường kính gốc của cây Lim xanh 33
Bảng 4.6 Sinh trưởng về đường kính gốc của cây Lim xẹt 34
Bảng 4.7 Sinh trưởng về chiều cao (Hvn) của cây Vàng anh 35
Bảng 4.8 Sinh trưởng về chiều cao (Hvn) của cây Cẩm lai 36
Bảng 4.9.Sinh trưởng về chiều cao (Hvn) của cây Giáng hương 36
Bảng 4.10 Sinh trưởng về chiều cao (Hvn) của cây Sưa đỏ 37
Bảng 4.11 Sinh trưởng về chiều cao (Hvn) của cây Lim xanh 37
Bảng 4.12 Sinh trưởng về chiều cao (Hvn) của cây Lim xẹt 38
Bảng 4.13 Sinh trưởng về đường kính tán lá cây Vàng anh 39
Bảng 4.14 Sinh trưởng về đường kính tán lá cây Cẩm lai 40
Bảng 4.15 Sinh trưởng về đường kính tán lá cây Giáng hương 40
Bảng 4.16 Sinh trưởng về đường kính tán lá cây Sưa đỏ 41
Bảng 4.17 Sinh trưởng về đường kính tán lá cây Lim xanh 41
Bảng 4.18 Sinh trưởng về đường kính tán lá cây Lim xẹt 42
Bảng 4.19 Sinh trưởng lá của cây Vàng anh 44
Bảng 4.20 Sinh trưởng lá của cây Cẩm lai 45
Bảng 4.21 Sinh trưởng lá của cây Giáng hương 47
Bảng 4.22 Sinh trưởng lá của cây Sưa đỏ 49
Bảng 4.23 Sinh trưởng lá của cây Lim xanh 51
Bảng 4.24 Sinh trưởng lá của cây Lim xẹt 53
Bảng 4.25: Tình hình sâu bệnh hại 55
Trang 6DANH MỤC CÁC HÌNH VÀ BIỂU ĐỒ
Hình 2.1 Cây Vàng anh trong vườn thực vật 18
Hình 2.2 Cây Cẩm lai trong vườn thực vật 19
Hình 2.3 Cây Giáng hương trong vườn thực vật 20
Hình 2.4 Cây Sưa đỏ trong vườn thực vật 22
Hình 2.5 Cây Lim xanh trong vườn thực vật 23
Hình 2.6 Cây Lim xẹt trong vườn thực vật 25
Hình 4.1 Ảnh cây được trồng theo hàng trong mô hình vườn thực vật 31
Biểu đồ 4.1: Kết quả đường kính của 6 loài cây bản địa 34
Biểu đồ 4.2: Kết quả về chiều cao của 6 loài cây bản địa 38
Biểu đồ 4.3: Kết quả về đường kính tán lá của 6 loài cây bản địa 43
Trang 8MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
DANH MỤC CÁC BẢNG iii
DANH MỤC CÁC HÌNH VÀ BIỂU ĐỒ iv
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT v
MỤC LỤC vi
PHẦN I: MỞ ĐẦU 1
1.1 Đặt vấn đề 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu 2
1.3 Ý nghĩa của đề tài 2
1.3.1 Ý nghĩa học tập và nghiên cứu khoa học 2
1.3.2 Ý nghĩa trong thực tiễn sản xuất 3
PHẦN II: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 4
2.1 Một số nét chung 4
2.2 Tình hình nghiên cứu trên thế giới 4
2.2.1 Nghiên cứu về xây dựng các vườn thực vật 4
2.2.2 Nghiên cứu về kỹ thuật trồng các loài cây bản địa 9
2.3 Tình hình nghiên cứu tại Việt Nam 10
2.3.1 Những nghiên cứu về xây dựng vườn thực vật 10
2.3.2 Nghiên cứu về trồng cây bản địa 12
2.4 Khái quát một số đặc điểm tự nhiên khu vực nghiên cứu 16
2.5 Khái quát một số đặc điểm của 6 loài cây bản địa được chọn để nghiên cứu 17
2.5.1 Vàng anh (Saraca dives) 17
2.5.2 Cẩm lai (Dalbergia oliveri) 18
2.5.3 Giáng hương (Pterocarpus macrocarpus) 20
2.5.4 Sưa đỏ (Dalbergia tonkinensis) 21
Trang 92.5.5 Lim xanh (Erythrophleum fordii) 22
2.5.6 Lim xẹt (Peltophorum pterocarpum) 24
2.6 Sơ lược về mô hình trồng cây bản địa 26
PHẦN III: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 27
3.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 27
3.2 Địa điểm và thời gian tiến hành 27
3.3 Nội dung nghiên cứu 27
3.4 Phương pháp nghiên cứu 28
3.4.1 Phương pháp luận 28
3.4.2 Phương pháp nghiên cứu 29
PHẦN IV KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 31
4.1 Phân lô cây trồng trong mô hình vườn thực vật 31
4.2 Đánh giá sinh trưởng của 6 loài cây bản địa 31
4.2.1 Sinh trưởng đường kính gốc của 6 loài cây bản địa 31
4.2.2 Đặc điểm sinh trưởng chiều cao của 6 loài cây bản địa 35
4.2.3 Đặc điểm sinh trưởng về đường kính tán lá của 6 loài cây bản địa trong họ Đậu 39
4.2.5 Đặc điểm sinh trưởng lá của 6 loài cây bản địa trong họ Đậu 43
4.2.4 Theo dõi sâu bệnh hại 54
4.3 Đề xuất một số giải pháp phát triển mô hình vườn thực vật 56
4.3.1 Biện pháp dải lớp nilon không màu trắng xung quanh gốc cây 56
4.3.2 Biện pháp xây dựng thêm hàng rào bảo vệ vườn thực vật 56
PHẦN V KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KIẾN NGHỊ 58
5.1 Kết luận 58
5.2 Tồn tại 59
5.3 Kiến nghị 60
TÀI LIỆU THAM KHẢO 61
Trang 10PHẦN I
MỞ ĐẦU 1.1 Đặt vấn đề
Mô hình vườn thực vật tại Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên được lên kế hoạch và xây dựng vào tháng 03/2017 đến tháng 03/2018 Hiện tại đề tài đã được nghiệm thu và đang được sử dụng với những mục đích ban đầu đặt ra là bảo tồn các nguồn gen quý hiếm của các loài cây bản địa đang có mức độ nguy cấp cao và bên cạnh đó tạo nơi học tập và nghiên cứu cho sinh viên Khoa Lâm nghiệp Trường Đại học Nông Lâm Thái nguyên
Kết thúc ở giai đoạn đầu của việc xây dựng thành công 406 cây thuộc 25 loài cây bản địa khác nhau trong đó có các họ như: họ Thông tre
(Podocarpaceae), họ Mộc lan (Magnoliaceae), họ Đậu (Fabaceae), họ Xoan (Meliaceae), họ Long não (Lauraceae) hay họ quả hai cánh (Dipterocarpaceae)
[8] Họ Đậu hay còn gọi họ Cánh bướm (danh pháp khoa học: Fabaceae, đồng nghĩa: Leguminosae,[8] Papilionaceae[8]) là một họ thực vật trong bộ Đậu Đây là
họ thực vật có hoa lớn thứ ba, sau họ Phong lan và họ Cúc, với khoảng 730 chi và 19.400 loài Các loài đa dạng tập trung nhiều trong các phân họ Trinh nữ (Mimosoideae) và phân họ Đậu (Faboideae), và chúng chiếm khoảng 9,4% trong tổng số loài thực vật hai lá mầm thật sự
Các loài cây họ Đậu (Fabaceae) được đánh giá là họ có số lượng loài
đang có mức độ nguy cấp cao nhiều nhất trong mô hình vườn thực, các loài
cây họ Đậu (Fabaceae) có quan hệ mật thiết với nhiều loài vi khuẩn tại các
nốt sần trên rễ của chúng Các loại vi khuẩn này được biết đến như là vi
khuẩn nốt rễ (Rhizobium), Rhizobium là một chi vi khuẩn Gram âm sống trong đất có vai trò cố định đạm Rhizobium hình thành một nhóm vi khuẩn
cộng sinh cố định đạm sống trong rễ của các cây họ Đậu và Parasponia.Vi khuẩn này xâm chiếm tế bào rễ của cây tạo thành các nốt rễ; ở đây chúng biến đổi nitơ trong khí quyển thành ammoniac và sau đó cung cấp các hợp chất
Trang 11nitơ hữu cơ như glutamin hoặc ureide cho cây Còn cây thì cung cấp các hợp chất hữu cơ cho vi khuẩn từ quá trình quang hợp.Các loài cây họ đậu cung cấp nơi ở và dinh dưỡng, còn vi khuẩn nốt rễ, trong vai trò của nhà cung cấp nitrat có ích, tạo ra một quan hệ cộng sinh Mối quan hệ này không chỉ giúp tạo đạm cho cây họ đậu sử dụng mà còn cho cả các cây khác xung quanh, do đó
có tác dụng cải tạo đất Các loài cây thân gỗ họ Đậu (Fabaceae) có giá trị rất cao
và thường khai thác thân cây và rễ nhằm mục đích làm đồ mỹ nghệ và đồ gia
dụng cao cấp Vì giá trị của các loài cây họ Đậu (Fabaceae) đem lại cao nên việc
khai thác của con người rất mạnh, đồng thời đẩy các loài thân gỗ họ Đậu
(Fabaceae) đến mức nguy cấp tuyệt chủng cao vì vậy việc thực hiện đề tài
“Nghiên cứu sinh trưởng và tình hình sâu bệnh hại một số loài thực vật thuộc họ Đậu (Fabaceae) trồng tại mô hình vườn thực vật Khoa Lâm nghiệp trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên ” nhằm đánh giá mức độ sinh trưởng của các loài cây
họ Đậu (Fabaceae) nhân rộng mô hình chuyển vị các loài cây họ Đậu (Fabaceae)
trong mô hình vườn thực vật Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
- Đánh giá được tình hình sinh trưởng của 6 loài cây họ Đậu
(Fabaceae) trồng trong mô hình vườn thực vật tại Trường Đại học Nông Lâm
Thái Nguyên
- Đánh giá tình hình sâu bệnh hại của của 6 loài cây họ Đậu (Fabaceae)
trồng trong mô hình vườn thực vật tại Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên
- Đề xuất được một số biện pháp nhằm tăng cường khả năng sinh
trưởng của 6 loài cây họ Đậu (Fabaceae) trong mô hình vườn thực vật tại
Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên
1.3 Ý nghĩa của đề tài
1.3.1 Ý nghĩa học tập và nghiên cứu khoa học
- Củng cố kiến thức đã học, hệ thống lại kiến thức trên lớp, bổ sung kiến thức chuyên môn và vận dụng vào thực tế sản xuất
Trang 12- Việc nghiên cứu đề tài là cơ sở để đề xuất các biện pháp kỹ thuật lâm sinh phù hợp để phát triển mô hình vườn thực vật tại Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên
1.3.2 Ý nghĩa trong thực tiễn sản xuất
- Qua những đánh giá cụ thể về sinh trưởng chúng ta có thể tìm ra được các giải pháp cụ thể nhằm hạn chế ảnh hưởng tiêu cực đến ngành Lâm nghiệp
và phát triển các loài cây bản địa
- Làm cơ sở tài liệu cho những đề tài và nghiên cứu có liên quan
Trang 13PHẦN II TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 2.1 Một số nét chung
Điều tra sinh trưởng cây rừng nói chung và điều tra sinh trưởng các loài cây bản địa nói riêng là nội dung quan trọng, cần thiết trong khôi phục rừng
và xây dựng các vườn thực vật nhằm lựa chọn các loài cây phù hợp cho từng khu vực để đưa các loài cây này vào công tác trồng rừng và làm giàu nguồn tài nguyên thực vật, do vậy việc xây dựng mô hình vườn thực vật từ lâu đã được nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu
Vườn thực vật là: là một nơi trồng cây cối, được chăm sóc tốt thường được trồng từng nhóm theo loại Người ta cũng trồng ở đây các cây từ các nước khác, các vùng khí hậu khác nhau Các vườn thực vật thường được quản
lý bởi các Trường Đại học, dùng nó làm cơ sở nghiên cứu khoa học
Các vườn thực vật loài cây bản địa hiện đang được chú trọng và xây dựng nhiều trên thế giới, cũng như Việt Nam không phải ngoại lệ, điều đó chứng minh con người ngày càng quan tâm đến thiên nhiên, quan tâm đến sự hài hòa của cuộc sống Mô hình vườn thực vật tại Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên là một ví dụ điển hình cho vườn thực vật bảo tồn các loài cây bản địa, đồng thời lồng ghép giúp sinh viên có nơi học tập và nghiên cứu 2.2 Tình hình nghiên cứu trên thế giới
2.2.1 Nghiên cứu về xây dựng các vườn thực vật
Nhận thấy sự nguy cấp của sự đa dạng các loài thực vật trên thế giới, cùng với đó là trách nhiệm phải bảo tồn những loài cây quý hiếm đang có nguy cơ tuyệt chủng cao đồng thời có thể kết hợp tham quan giải trí và lồng ghép giáo dục về thiên nhiên thay đổi nhận thức và là cơ sở cho con người học tập, nghiên cứu, thư giãn nên trên thế giới con người đã xây dựng các vườn thực vật chuyển vị để góp phần bảo vệ nguồn gen của các loài thực vật Hiện nay có khoảng 1800 vườn bách thảo tại 150 nước thuộc phần lớn tại các
Trang 14vùng có khí hậu ôn hòa Trong đó có 400 vườn ở Châu Âu, 200 ở Bắc Mỹ,
150 ở Nga, và một số càng ngày càng tăng lên ở Đông Á [12] Những vườn này lôi cuốn mỗi năm khoảng 150 triệu du khách Trong quá khứ, các vườn bách thảo trao đổi các cây cối qua việc ấn hành danh sách các hạt giống Đó là một phương tiện để trao đổi không những các thực vật mà cả các thông tin giữa các vườn bách thảo với nhau Ở Châu Âu, từ năm 1492 đã có vườn bách thảo Arboretum von Trsteno gần Dubrovnik Tổng diện tích của Arboretum là
28 hecta Trong suốt 5 thế kỷ tồn tại, các yếu tố của thời kỳ Phục Hưng Baroque và Romanticism có thể được nhìn thấy trong kiến trúc cảnh quan Trên một số bậc thang bên cạnh cây trồng ở Địa Trung Hải như ô liu , cây sung hoặc cây có múi cũng có rất nhiều cây cọ , cây bạch đàn , cây laurel , cây xương rồng và các cây kỳ lạ khác [15] Ngoài ra ở Ý vào năm 1544 tại Pisa của Luca Ghini, 1545 ở Padua của Johannes Baptista Montanus cũng như
ở Firenze (1545) và Bologna (1568) Điển hình năm 1808 Vườn thực vật Jardim Botnico, ở Rio de Janeiro, Brazil với diện tích 240.000 m2 đây được xem là một trong hai khu vườn đẹp bậc nhất thế giới Với khoảng 6500 loài thực vật, trong đó một số loài quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng Hay là nằm trên đỉnh Dessert là khu vườn thực vật Kirstenbosch có thể không phải là vườn bách thảo cổ nhất nhưng lại là vườn lớn nhất thế giới Ngự trị trên vùng đất rộng 35,6 hecta, ra đời từ năm 1913, vườn thực vật quốc gia Kirstenbosch của Nam Phi được thành lập cho mục đích bảo tồn hệ thực vật địa phương, khu vườn Kirstenbosch hiện sở hữu hơn 20.000 loài cây Được mở cửa từ năm 1910, vườn hoa Berlin-Dahlem được xem là một trong những địa điểm thu hút du lịch của đất nước này Khu vườn rộng tới 43 hecta có hơn 43.000 loài thực vật khác nhau Nơi đây được coi như một ốc đảo xinh đẹp, yên bình, nhưng rực rỡ muôn sắc màu, khác biệt với sự bận rộn, hối hả thường ngày của cuộc sống ở thủ đô nước Đức Được thành lập năm 1840 từ một vườn cây ngoại lai tại công viên Kew, vườn thực vật hoàng gia Kew Bộ sưu tập của
Trang 15vườn bao gồm 30.000 loài thực vật sống khác nhau Vườn thực vật Na Aina Kai, Mỹ khoảng 240 loài Và còn vườn thực vật đại học Hokkaido rộng hơn
13 hecta trồng khoảng 4000 loại thực vật được mở cửa vào cuối thế kỷ 19 Bên cạnh đó là rất nhiều vườn thực vật nổi tiếng, lưu giữ nhiều loài thực vật trên thế giới như: Vườn Butchart, British Columbia, Canada, Villa D’este, Italy, Villa Eprhussa de Rothchild, Pháp…xây dựng với mục đích bảo vệ các loài thực vật quý hiếm lồng ghép thăm quan giải trí cho con người Ở Đức vườn bách thảo đầu tiên được thành lập ở Leipzig (1580), Jena (1586), Heidelberg (1593), Gießen (1609) hay Freiburg (1620), thường thuộc về phân khoa Y học là vườn dược thảo Vườn bách thảo Kiel là vườn bách thảo đầu tiên theo nghĩa hiện nay Nó được hình thành bởi Johann Daniel Major vào năm 1669 tại Christian-Albrechts-Universität zu Kiel Ở Bồ Đào Nha vườn bách thảo đầu tiên do bá tước Grafen von Pombal thuộc Universität Coimbra xây vào năm 1772 Tại Châu Á, có vô vàn các vườn thực vật lớn nhỏ của các nước như: Trung Quốc có 152 vườn thực vật điển hình như là Vườn Thực Vật Bắc Kinh - Khu vườn được thành lập năm 1953 và hiện nay có diện tích 564.000 m2 Chúng bao gồm 6.000 loài thực vật, bao gồm 2.000 loại cây và bụi rậm, 1.620 loài thực vật nhiệt đới và cận nhiệt đới và 500 loài hoa Bộ sưu tập này bao gồm một số loài quý hiếm, ngoài ra còn có Vườn thực vật Nam Trung Quốc là một phần của Học viện Khoa học Trung Quốc, trước đây gọi
là Viện Nông Lâm nghiệp, Đại học Sun Yat-Sen, được thành lập vào năm
1929, Vườn Bách thảo Nhiệt đới Xishuangbanna của Học viện Khoa học Trung Quốc được thành lập năm 1959 Vườn thực vật Kadoorie và Vườn Bách thảo Kadoorie và Vườn Bách thảo trải dài trên 148 hecta đất và nằm trên sườn núi phía bắc và chân núi của ngọn núi cao nhất ở Hồng Kông - Tai
Mo Shan, Vườn thực vật Vũ Hán, Nghiên cứu vườn thực vật theo định hướng này là một phần của Học viện Khoa học Trung Quốc và được thành lập vào năm 1956 và mở cửa cho công chúng vào năm 1958 Hơn 10.000 loài thực
Trang 16vật và các giống và có 16 vườn đặc sản Vườn hoa quả hoang dã, Vườn thực vật quý hiếm và Vườn cây thuốc là một trong những vườn lớn nhất Trung Quốc và Vườn Thực vật Xiamen - nằm trên núi Wanshi ở phía đông nam của đảo Hạ Môn Còn được gọi là Vườn Thực Vật Wanshi có diện tích 4,93 km2
và chứa hơn 6.300 loại cây cảnh nhiệt đới hoặc cận nhiệt đới cộng thêm 10 vườn độc đáo dành riêng nhỏ hơn [12] Ấn độ có 131 vườn thực vật nổi tiếng như Vườn thực vật nhiệt đới Jawaharlal Nehru và Viện nghiên cứu , Trivandrum, Kerala 121 ha ở độ cao 100 m trên mực nước biển Bảo tồn số lượng lớn nhất các bộ sưu tập cây trồng nhiệt đới tại các vườn thực vật ở châu
Á, vườn thực vật Acharya Jagadish Chandra Bose được thành lập năm 1786, mục đích của vườn bách thảo hoàng gia là thu thập các cây bản địa và giới thiệu làm cho cây trồng được phục hồi lại từ các nước khác Các vườn cũng là một nguồn cung cấp cây trồng quan trọng cho Kew và các vườn khác của châu Âu Vườn bách thảo Jhansi, Jhansi, Uttar Pradesh, Vườn Bách thảo Saharanpur, Saharanpur, Uttar Pradesh, Vườn thực vật Lloyd's , Darjeeling, Tây Bengal được thành lập vào năm 1878 như là một phụ tùng xa xôi của Vườn thực vật Calcutta Tại Indonesia có 5 vườn thực vật nổi trội đó là Vườn Bách thảo Bali Nhật bản có 64 vườn thực vật đặc biệt phải kể đến đó là Vườn thực vật, Trường đại học Khoa học, Đại học Tokyo Đại học Tokyo Botanical Gardens, Hakusan, Bunkyo-kuTokyo, Nhật Bản Lào có Vườn thực vật Pha Tad Ke xây dựng vào năm 2008 và mở cửa vào năm 2015 Đến với Malaysia phải kể đến Rimba Ilmu Rimba Ilmu là một khu vườn thực vật nhiệt đới, được thành lập tại khuôn viên trường Đại học Malaya ở Kuala Lumpur, Malaysia Rimba IlmuInstitute of Biological Sciences, Đại học Malaya, Kuala Lumpur, Malaysia Singapore có 2 vườn không thể không nhắc đến Singapore Botanic Gardens nằm ở trung tâm thành phố và được thành lập vào năm 1859 Với diện tích gần 74 hecta, khu vườn là nơi nghiên cứu và bảo tồn hơn 30.000 loài thực vật Khu vườn này nổi tiếng trên thế giới với Vườn lan Quốc gia, nơi
Trang 17trưng bày hoa lan nhiệt đới lớn nhất thế giới với hơn 1.000 loài phong lan và 2.000 loại lan lai tạo Nam Triều Tiên có 54 vườn những cái tên thường được nhắc đến như Vườn Bách Thảo Namsan có trụ sở tại Seoul nó chiếm một khu vực 59 m2, có tổng cộng 117.132 cây từ 269 loài trên có 13 khu vườn theo chủ đề Oedo - một vườn thực vật ven biển được xây dựng năm 1969 bởi Lee Chang Ho và vợ ông, trong công viên biển quốc gia được gọi là Vườn Quốc gia Hallyeo Haesang Vườn Sinh thái Eco Yanggu - khai trương năm 2004 Chiếm 189.141 người Đặt tại chân núi Daeamsan Đây là khu vườn sinh thái cực bắc của Hàn Quốc và được phát triển như là một trung tâm khôi phục hệ sinh thái Nam và Bắc Triều Tiên Bao gồm hơn 400 thực vật quý hiếm bao gồm các loài thực vật bản địa Hàn Quốc và được bảo vệ bởi Bộ Môi trường Hàn Quốc Vườn thực vật Yeomiji mở cửa năm 1989 bao gồm 112000 m2, có vườn trong nhà và ngoài trời theo chủ đề trong các khu Một số vườn tạo ra các phong cách được tạo ra ở các nước khác trong quá khứ Tiếp đó là Sri Lanka có các vườn thực vật nổi tiếng như Vườn Bách Thảo Hoàng Gia Sri Lanka, Peradeniya, Kandy có 147 mẫu vật nằm ở độ cao 460 mét so với mực nước biển, bao gồm hơn 4.000 loài thực vật và nổi tiếng với bộ sưu tập hoa phong lan, ngoài ra còn có Vườn Bách thảo Hakgala, Vườn Bách thảo Henarathgoda và Vườn Bách thảo Mirijjawila Đài loan có 5 vườn nổi trội kể đến là Vườn Bách thảo Đài Loan, Đài Loan năm 1896, một vườn ươm chính thức với diện tích dưới 5 ha đã được thành lập gần Xiaonanmen ở phía tây nam thành phố Đài Bắc Điều này đánh dấu sự ra đời của Vườn thực vật Đài Bắc và Thái Lan có 12 vườn thực vật gồm có vườn thực vật Queen Sirikit là vườn thực vật quan trọng nhất và lâu đời nhất ở Thái Lan và là trung tâm nghiên cứu khoa học chính Dành riêng cho việc bảo tồn hệ thực vật Thái Lan Vườn Bách Thảo Queen Sirikit, trước đây gọi là Vườn Bách Thảo Mae
Sa Nằm cách Pattaya 20km về phía Nam tại Thái Lan vườn thực vật Nong Nooch rộng khoảng 2,4 km2 đã sưu tập khoảng 20.000 loại cây nhiệt đới khác
Trang 18nhau đặc biệt tại Nong Nooch có hơn 670 loài hoa lan Tất cả những vườn thực vật kể trên hiện tại ngoài mang nhiệm vụ là nơi bảo vệ được các nguồn gen quý của các loài cây mà còn có thể trở thành nơi thăm quan giải trí và tạo
ra một địa điểm hùng vĩ của các đất nước đó
2.2.2 Nghiên cứu về kỹ thuật trồng các loài cây bản địa
Trong những năm gần đây rất nhiều nơi trên thế giới đã và đang nghiên cứu thử nghiệm và trồng rừng thanh công bằng những loài cây bản địa Trong nhiều loại cây trồng các cây thuộc chi Paulownia đáng được sự quan tâm của nhiều nước trong khu vực và trên thế giới
Tại Malaysia (1999) [13], trong dự án xây dựng rừng nhiều tầng đã giới thiệu cách thiết lập mô hình trồng rừng hỗn loại trên 3 đối tượng: Rừng tự
nhiên, rừng Acacia mangium 10 - 15 tuổi và 2 - 3 tuổi Dự án đã sử dụng 23
loài cây bản địa có giá trị trồng theo băng 30 m mở ra trong rừng tự nhiên,
trồng 6 hàng cây Trong rừng Acacia mangium mở băng 10 m trồng 3 hàng
cây, băng 20 m trồng 7 hàng cây, mở 40 m trồng 15 hàng cây với 14 loài khối
B chặt 1 hàng keo trồng 1 hàng, chặt 2 hàng trồng 2 hàng, chặt 4 hàng trồng 4 hàng… Trồng 3 loài sau khi chặt 5 năm, trồng 7 loài sau khi chặt 7 năm
Trong 14 loài cây trồng khối A, có 3 loài S roxburrghii; S ovanlis; S leprosula sinh trưởng chiều cao và đường kính tốt nhất Tỉ lệ sống không
khác biệt, sinh trưởng chiều cao cây trồng tốt ở băng 10 m và băng 40 m Băng 20 m không thỏa mãn điều kiện sinh trưởng chiều cao Khối B có tỷ lệ sống, sinh trưởng chiều cao tốt khi trồng 1 hàng, sinh trưởng đường kính tốt cho công thức trồng 6 và 6 hàng
Ảnh hưởng của mật độ đến sự phát triển của tán lá khá rõ rệt Nghiên
cứu đối tượng rừng trồng loài Pinus patula, Julians Evan (1982), cho thấy ở
rừng 19 tuổi chưa quá tỉa thưa độ dài tán chỉ là 29% tổng chiều dài thân, trong khi cũng ở tuổi này rừng đã tỉa thưa 1 lần vào tuổi 9 chiều dài tán lên tới 40% chiều dài thân Đối với diện tích tán, Hunt (1969) đã so sánh ảnh hưởng của
Trang 19tỉa thưa đến lâm phần 22 tuổi loài Pinus strobus và kết luận: sau 5 năm tính từ
thời điểm tỉa thưa, tổng trọng lượng lá cây của lâm phần qua tỉa thưa gấp 3 lần tổng trọng lượng lá cây của lâm phần chưa tỉa thưa
Nghiên cứu thực sự khác biệt về độ thưa của cây ở các lâm phần có mật
độ khác nhau, Vanlaar (1976) đã chỉ ra rằng, với loài cây Pinus trồng tại Nam
Phi, ở lâm phần có mật độ cao (3000 cây/ha) hình số của cây là 0,565 trong khi
đó ở lâm phần mật độ thấp (125 cây/ha) giá trị hình số tương tự chỉ là 0,495
Qua những nghiên cứu ở trên cho thấy thực sự có mối quan hệ giữa các chỉ tiêu hình thái và chất lượng cây với mật độ của cây Đây là những kết luận quan trọng không những có ý nghĩa lý luận trong nghiên cứu mà còn có ý nghĩa thực tiễn về mặt lâm sinh
2.3 Tình hình nghiên cứu tại Việt Nam
2.3.1 Những nghiên cứu về xây dựng vườn thực vật
Tại Việt Nam việc bảo vệ các loài động thực vật khỏi sự khai thác trầm trọng của con người cũng đang được chú ý đến thông qua việc xây dựng nên các vườn thực vật nhằm mục đích bảo vệ nguồn gen quý hiếm, bên cạnh đó là nơi để kết hợp cho con người tham quan giải trí và giáo dục về việc bảo vệ thiên nhiên Đồng thời là nơi để học tập và nghiên cứu khoa học cho học sinh, sinh viên và cả các nhà nghiên cứu khoa học Nổi bật phải kể đến Thảo cầm viên ở thành phố Hồ Chí Minh, Thảo cầm viên còn được mệnh danh là vườn thực vật lâu đời nhất Việt Nam, được xây dựng vào năm 1864, Thảo Cầm Viên có 590 loài động vật với 125 loài và 1.830 cây và thực vật của 260 loài, trong đó có một số loài trên 100 tuổi Bao gồm 20 loài phong lan, 32 loài cây xương rồng và 34 loài cây cảnh Vườn thú và Vườn thực vật Sài Gòn được chia thành khu bảo tồn động vật, khu bảo tồn thực vật, vườn lan và công viên giải trí Khu vườn thực vật có nhiều loài thực vật quý hiếm, một số loài không
có nguồn gốc ở Việt Nam[16] Có nhiều loài xương rồng, dương xỉ và thực vật đã được nhập khẩu từ Châu Phi và Mỹ Tiếp đó là Vườn Bách Thảo tại Hà
Trang 20Nội được xây dựng từ năm 1890, do nhiều biến đổi nên hiện tại diện tích chỉ còn 10 ha, tuy diện tích có bị thu lại nhưng tính đa dạng về các loài ở Vườn Bách Thảo Hà Nội không vì đó mà giảm Vườn bách thảo Hà Nội tạo thành một cảnh quan thu nhỏ bao gồm núi, rừng và hồ nước Trên mảnh đất tuy nhỏ hẹp của khuôn viên vườn bách thảo có mặt nhiều loài cây gỗ quý hiếm đặc trưng cho các cánh rừng ẩm nhiệt đới phương Nam Số loài địa phương chiếm trên 2/3 các loài cây hiện hữu, còn lại 1/3 là các loài cây nhập nội từ nhiều châu lục trên thế giới: Châu Mỹ, Châu Phi, Châu Đại Dương Các loài cây cũng đại diện cho các họ, bộ của hệ thực vật bậc cao có mạch, nổi bật là các loài cây thuộc ngành thực vật hạt trần và thực vật hạt kín Vào vườn Bách Thảo khách tham quan có dịp chiêm ngưỡng các loài cây thân gỗ có đường kính 2, 3 người ôm; các loại cây thân cột khổng lồ của họ cau dừa; các cây gỗ
có bộ rễ phụ buông dài của nhóm si, đa, đề các loài cây leo thân gỗ, các giò phong lan khoe sắc và các cây cảnh sặc sỡ [18] Bên cạnh đó thì một số vườn thực vật được xây dựng ngay trong các khu bảo tồn vừa phục vụ bảo tồn lại vừa lồng ghép tham quan giải trí, giáo dục đem lại nguồn kinh tế ví dụ như vào năm 2012 vườn thực vật tại thôn Cà Đâng, xã Tà Bhinh diện tích xây dựng vườn thực vật này khoảng 50,3 hecta trên khu đất nương rẫy trồng cây hàng năm Vườn thực vật Phong Nha - Kẻ Bàng có diện tích trên 40 hecta [17] Cùng với đó chúng ta đã xây dựng các vườn thực vật ngay trong trường giúp học sinh có nơi học tập ngoài giờ lý thuyết khô khan, tất nhiên đồng thời vẫn có thể bảo tồn các loài thực vật như vào năm 2008 trường tiểu học Lương Thế Vinh, có diện tích khoảng 300m2 với hơn 100 các loại cây và các trường tiểu học khác gần vùng lân cận trong địa bàn thành phố Hồ Chí Minh Nơi lưu giữ các loài thực vật quý hiếm nhiều không kém đó là Vườn Thực vật Cúc Phương, vườn thực vật rộng khoảng 90 ha đến nay đã sưu tập và bảo tồn được
535 loài cây Trong đó có 210 loài cây gỗ Cúc Phương, 85 loài cây gỗ của các vùng khác ở Việt nam, 5 loài nhập nội, 25 loài thuộc họ ráy, 20 loài cây ăn
Trang 21quả 15 loài tre trúc, 15 loài cau dừa, 20 loài cây thuốc và 140 loài lan Các loài cây đều được chăm sóc và theo dõi sinh trưởng để nghiên cứu quá trình sinh trưởng phát triển Nhiều loài đã ra hoa kết quả và cung cấp cây giống cho các chương trình trồng rừng bằng loài cây bản địa Có diện tích nhỏ chỉ khoảng 3 ha Vườn thực vật Bảo tàng Tài nguyên rừng Việt Nam Nằm trên địa bàn xã Vĩnh Quỳnh, huyện Thanh Trì, cách Trung tâm thành phố Hà Nội 12
km về phía Nam, được bắt đầu xây dựng và gây trồng cách đây khoảng 50 năm Từ đó đến nay có hơn 4.000 cây thuộc 30 bộ, 60 họ và hơn 200 loài được gây trồng phát triển trong Vườn Trong đó, gần 30 loài có tên trong Sách
đỏ Việt Nam và Thế giới, như Sưa, Thông nàng [19] và còn rất nhiều loài nữa Tất cả những vườn thực vật được liệt kê bên trên đều là những vườn thực vật có khả năng lưu giữ các nguồn gen quý và là nơi tham quan giải trí kết hợp với học tập và nghiên cứu khoa học Từ những vườn thực vật đã và đang xây dựng tại Việt Nam có thể nhận thấy con người đang dần có suy nghĩ tích cực hơn về việc bảo vệ và giá trị của thiên nhiên
2.3.2 Nghiên cứu về trồng cây bản địa
Ở nước ta, việc tuyển chọn các loại cây bản địa có những ưu thế sinh trưởng nhanh, có giá trị cao và khả năng bảo vệ tài nguyên đất nước tốt là việc làm mang ý nghĩa thực tiễn và có cơ sở khoa học Trong những năm gần đây, đã có nhiều tác giả đi sau nghiên cứu bảo tồn và phát triển một số loài cây bản địa ở Việt Nam
Năm 2009, Phạm Văn Bốn [5] thực hiện “Bước đầu đánh giá khả năng
sinh trưởng của cây Lim xanh (Erythrophloeum fordii Oliv) tại Bình Phước”
Điều tra sinh trưởng trên cây Lim xanh 10 năm tuổi và 3 năm tuổi cho thầy Lim xanh rất thích hợp trồng trên đất Bình Phước (khu vực Đông Nam Bộ),
kể cả cho làm giàu rừng và trồng rừng thuần loài Trong mô hình làm giàu rừng theo rạch, sau 10 năm, tỷ lệ sống đạt từ 53%-75%, tăng trưởng bình quân năm đạt 1,25cm/năm về đường kính và 1,35m/năm về chiều cao Trong
Trang 22mô hình rừng trồng thuần loài, sau 3 năm, tỉ lệ sống còn 81,81%, tăng trưởng đạt 2,15cm/năm về đường kính và 1,93m/năm về chiều cao Tuy nhiên, đây mới là kết quả bước đầu, cần tiếp tục mở rộng quy mô nghiên cứu trên diện rộng, với nhiều loại đất khác nhau trong khu vực nhằm bổ sung loài cây này vào danh mục các loài cây chủ yếu cho trồng rừng sản xuất trong khu vực sinh thái Đông Nam Bộ, đồng thời góp phần vào công tác bảo tồn nguồn gen
Năm 1960, Lưu Phạm Hoành, Lê Cảnh Nhuệ, Trần Nguyên Giảng… đã tiến hành nghiên cứu thử nghiệm cải tạo và làm giàu rừng bằng những loài cây bản địa như Lim xanh, Chò nâu, Ràng ràng mít, Vạng trứng… theo phương thức cải tạo chặt trắng, cải tạo theo băng, trồng dưới tán
Chương trình 327 với định hướng trồng hừng phòng hộ theo hướng hỗn loài 500 cây bản địa + 1000 cây phụ trợ Khi thực thi có hơn 60 tỉnh thành phố
đã trồng rất nhiều mô hình rừng trồng hỗn loài khác nhau với hơn 70 loài cây
Theo Thẩm Đức Thuận năm 2017 [7] Đánh giá tình hình sinh trưởng của một số loài cây bản địa trồng trong mô hình rừng phòng hộ đầu nguồn tại Cao Phong - Hòa Bình trên cây Lim xanh, Re hương, Lim xẹt cho thấy Ở cây Lim xẹt đường kính tán lá dao động từ 3,5 - 4,1 m, trung bình 3 OTC là 4,0 m, còn về
hệ số biến động từ 15,8 - 22,4%, hệ số biến động trung bình 3 OTC là 18,7%, tăng trưởng bình quân về đường kính tán lá của Lim xẹt đạt 0,3 m/năm
Đối với cây Re hương có sinh trưởng đường kính tán lá từ 6,1 - 6,7 m, trung bình 3 OTC là 6,4 m, có hệ số biến động từ 19,9 - 24,3%, trung bình 3 ô tiêu chuẩn là 22,7%, tăng trưởng bình quân về đường kính tán lá của Re hương đạt 0,4 m/năm
Với cây Lim xanh đường kính tán lá dao động từ 4,4 - 4,9 m, trung bình 3 OTC là 4,6 m, có hệ số biến động từ 16,0 - 20,8%, trung bình 3 OTC là 17,7%, tăng trưởng bình quân về đường kính tán lá của Lim xanh đạt 0,3 m/năm
Triệu Văn Hùng (1993) [6], đã nghiên cứu về “Đặc tính sinh vật học của một số loài cây làm giàu rừng (Trám trắng, Lim xẹt )” có nhận xét: Trong
Trang 23tổ thành rừng tự nhiên Trám trắng chỉ đạt trung bình 3,87% về số cây và 6,84% về chữa lượng ô tiêu chuẩn Xét ở trạng thái rừng IIIA1, Trám trắng chiếm tỷ lệ cao hơn so với IIIa2 Trong rừng rất hay gặp Trám trắng với một
số loài cây bạn như Kháo vàng, Giẻ, Lim xẹt, Hu đay, Sau sau, Xoan nhừ, Xoan ta, Vối thuốc
Trần Quang Việt, Nguyễn Bá Chất khi nghiên cứu đề tài: “Xác định cơ cấu cây trồng và xây dựng quy định hướng dẫn kỹ thuật trồng cho một số loài cây chủ yếu phục vụ chương trình 327” trong 2 năm 1997 - 1998 đã chọn được tập đoàn cây trồng gồm 70 loài và xây dựng được quy trình, hướng dẫn kĩ thuật cho 20 loài cây như Lát hoa, Muống đen, Trám trắng, Tếch, Dầu rái
Nguyễn Hoàng Nghĩa (1997) đã đưa ra các nghịch lí cơ bản về cây bản địa trong đó có nêu rõ những khó khăn khi đưa cây bản địa vào trồng rừng ở nước ta [2]
Trong báo cáo chuyên đề về cây Huỷnh (Tarrietia javannica Kost), Bùi
Đoàn đã có nhận xét: “Huỷnh được coi là một trong những cây bản địa chủ yếu trong công tác trồng rừng” ở Nam Trung Bộ, đặc biệt là ở Quảng Bình
Phùng Ngọc Lan (1994), nghiên cứu một số đặc tính sinh thái loài Lim xanh đã xác nhận: Vùng phân bố của loài Lim xanh rất rộng và có ở hầu hết các tỉnh phía bắc nước ta (từ đèo Hải Vân trở ra) với độ cao phân bố từ 900 m trở xuống phía nam và 500 m trở xuống ở phía bắc Sinh trưởng thích hợp ở vùng núi bát úp tháp, độ dốc nhỏ hơn 20o hoặc ở chân đồi chân núi nơi dốc tụ [4]
Viện Khoa học Lâm nghiệp khi nghiên cứu về hai loài cây để cải tạo rừng nghèo kiệt tại Vũ Mễ (Bắc Sơn) và Đồng Hỷ (Thái Nguyên) là Dẻ đỏ và Kháo vàng từ những năm 1972 đến những năm sau 1975 một số lâm trường như Bắc Sơn, Võ Nhai, Đồng Hỷ đã nhân rộng hoặc cải tạo theo băng (15 - 30 m) hoặc theo đám Cho đến nay việc đánh giá các mô hình này rất khó khăn
vì đã bị tàn phá
Trang 24Từ kết quả nghiên cứu “Đặc điểm một số nhân tố tiểu hoàn cảnh của rừng trồng thử nghiệm hỗn giao cây lá rộng nhiệt đới tại phân khu phục hồi sinh thái vườn quốc gia Cát Bà (Hải Phòng)” và “Nghiên cứu thực nghiệm
cây trồng bản địa dưới tán rừng Thông đuôi ngựa (Pinus massonianna) và Keo lá tràm (acacia auriculiformis) tại khu rừng thực nghiệm trường đại học
Lâm nghiệp tác giả Phạm Xuân Hoàn (2002) đã rút ra 1 số kết quả, như tăng trưởng của một số loài cây bản địa trồng dưới tán rừng trông rất là tốt, đặc biệt là dưới tán rừng trồng Keo lá tràm và Thông đuôi ngựa, đồng thời cũng
đã định lượng được một số nhân tố ảnh hưởng chính đến sinh trưởng cây bản địa như độ tàn che của tầng cây cao, cường độ ánh sáng, đất
Vi Hồng Khanh (2003), khi đánh giá sinh trưởng của một số loài cây bản địa phục vụ công tác bảo tồn và phát triển rừng ở Cầu Hai - Phú Thọ đã kết luận: Phần lớn các xuất sứ Lim xanh đều có tỷ lệ sống cao và sinh trưởng tốt đồng thời trồng 34 loài cây bản địa nơi nghiên cứu đã chọn các loài cây sau đây để đánh giá sinh trưởng là Re Gừng, Giổi xanh, Xoan đào, Lim xanh, Lim xẹt, Trám trắng, Giẻ cau, Giẻ đỏ, Chiêu liêu, Giổi xanh là những loài cây mọc nhanh thích ứng nhanh, phát triển tốt, ít bị sâu bệnh có khả năng nhân rộng và phát triển cho các điều kiện lập địa tương tự [10]
Năm 1994 trong hội thảo về tăng cường các công trình trồng rừng ở Việt Nam với sự phối hợp giữa Bộ Lâm nghiệp, dự án tăng cường các chương trình trồng rừng ở Việt Nam (STRAP) và cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) đã đưa ra khuyến nghị quan trọng là cần có nhiều thông tin hơn về loài cây bản địa để cho các địa phương tham khảo và tìm chọn loài cây phục vụ cho trồng rừng Nhằm đáp ứng được phần nào yêu cầu trên, dự án STRAP đã cùng với Viện Khoa học Lâm nghiệp thực hiện một dự án “Xác định các loài cây bản địa chất lượng cao để trồng rừng ở Việt Nam” Kết quả đã đưa ra những thông tin có hệ thống và tổng hợp về 210 loài cây cho gỗ chất lượng cao dùng để làm nhà ở và đồ mộc cao cấp Qua đó cũng thấy tiềm năng của
Trang 25cây bản địa ở từng vùng cũng như trong cả nước rất phong phú nhưng số cây
đã có kĩ thuật, có mô hình, có khả năng trồng rừng còn quá ít Do vậy cần phải đẩy mạnh nghiên cứu thử nghiệm những cây còn lại mới có thể biến tiềm năng thành hiện thực Ngoài ra cần tập trung nghiên cứu và phát triển những cây có giá trị cao để tạo nguồn cây chủ lực cho từng vùng và cho cả nước
Qua nhiều năm nghiên cứu Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam (2000) [9], đã đề xuất trên 100 loài cây bản địa cho các chương trình trồng rừng phục vụ cho cả 3 loại rừng sản xuất, rừng phòng hộ, rừng đặc dụng 2.4 Khái quát một số đặc điểm tự nhiên khu vực nghiên cứu
Địa điểm xây dựng mô hình vườn thực vật nằm trong mô hình Khoa Lâm nghiệp và nằm trong diện tích của trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên, mô hình có diện tích khoảng 0.8 hecta và mô hình nghiên cứu chiếm 0.26 ha trên tổng diện tích [8]
a Đất đai
Đất đai của mô hình Khoa Lâm nghiệp được hình thành do hai nguồn gốc: Đất hình thành tại chỗ do phong hoá đá mẹ và đất hình thành do phù sa bồi tụ
Nhóm đất phù sa chiếm tỷ lệ ít, là nhóm đất ở địa hình bằng, được bồi đắp bởi sản phẩm phù sa của dòng chảy của các suối và do thời tiết, thời gian được chia thành Đất phù sa không được bồi tụ hàng năm trung tính ít chua, thành phần cơ giới chủ yếu là thịt trung bình đất phù sa ít được bồi hàng năm trung tính ít chua, thành phần cơ giới cát pha thịt nhẹ
Nhóm đất xám bạc màu: phát triển trên đất phù sa cổ có sản phẩm Feralitic trên nền cơ giới nặng, đây là đất bạc màu có thành phần cơ giới nhẹ,
dễ bị xói mòn, rửa trôi
Nhóm đất Feralit: Phân bố chủ yếu ở địa hình đồi núi, được phát triển trên phù sa cổ, dăm cuội kết và cát kết, loại đất này diện tích khá lớn
Trang 26Đất khu vực mô hình khoa Lâm nghiệp là đất dốc tụ pha cát lẫn với đá nhỏ, đất có màu xám đen, hàm lượng dinh dưỡng trong đất thấp do đã sử dụng nhiều năm Đất feralit, nguồn gốc của đất xuất phát từ đá sa thạch, độ
pH của đất thấp, đất nghèo mùn Đất có độ màu mỡ thấp nên cây con sinh trưởng và phát triển mức trung bình, đôi khi có cây phát triển kém [8]
b Đặc điểm khí hậu, thời tiết
Mô hình khoa Lâm nghiệp trường Đại học Nông lâm nằm trong khu vực xã Quyết Thắng thành phố Thái Nguyên nên mang đầy đủ các đặc điểm khí hậu của thành phố Thái Nguyên Khí hậu nhiệt đới gió mùa, thời tiết chia làm 4 mùa: Xuân - Hạ - Thu - Đông Có 2 mùa chính: Mùa mưa và mùa khô Mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau 2.5 Khái quát một số đặc điểm của 6 loài cây bản địa được chọn để nghiên cứu
Kế thừa các tài liệu nghiên cứu đã có và quy trình kỹ thuật trồng rừng của Viện Khoa học Lâm nghiệp cho thấy một số đặc điểm sinh thái học cơ bản của Vàng anh, Cẩm lai , Giáng hương ,Sưa đỏ , Lim xanh, Lim xẹt, như sau:
2.5.1 Vàng anh (Saraca dives)
2.5.1.1 Đặc điểm nhận biết
Vàng anh lá lớn lá cây gỗ nhỏ đến nhỡ, chiều cao cây từ 5-20m, đường kính thân cây tới 25 cm Dáng tán cây hình tròn, vỏ cây màu nâu xám Cành non hơi tía sau chuyển màu xanh và già hóa nâu xẫm Lá kép lông chim từ 5-6 cặp lá chét, lá khi non thường rủ xuống, màu tía Lá chét hình trứng đến thuôn dài, đầu lá nhọn hoặc có mũi nhọn, đuôi lá tù lệch cuống, lá chét có hệ gân lông chim từ 8-11 cặp gân phụ Hoa màu vàng, lưỡng tính hoặc đơn tính cùng gốc, cánh đài tiêu biến Mùa hoa từ tháng 4 - 5, mùa quả từ tháng 7-10 [1]
Trang 27Hình 2.1 Cây Vàng anh trong vườn thực vật
2.5.1.2 Đặc tính sinh học và sinh thái
Cây phân bố ở Việt Nam, Trung Quốc, Ấn Độ: Cây mọc ở hầu hết các tỉnh vùng núi đá vôi miền bắc và miền trung, trong rừng mưa nhiệt đới [11]
2.5.1.3 Phân bố địa lý
Thế giới: Trung Quốc, Triều Tiên, Nhật Bản
Việt Nam cây mọc rải rác ở các rừng nguyên sinh hoặc thứ cấp ở Cao Bằng, Lạng Sơn, Vĩnh Phú, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Núi Chúa-Ninh Thuận… [11]
2.5.1.4 Giá trị
Gỗ mềm, thớ mịn, thẳng, rất dễ sử dụng Gỗ dễ bóc, dễ chày, nên có thể dùng làm diêm Vỏ, rễ và quả của cây đều có thể làm thuốc
2.5.2 Cẩm lai (Dalbergia oliveri)
2.5.2.1 Đặc điểm nhận biết
Cây gỗ lớn, cao 25 mét, đường kính có thể tới 1m, gốc thường có bạnh
vè Vỏ nhẵn, màu xám nâu, nhiều xơ, vết đẽo dày màu vàng nhạt sau đỏ nâu
Trang 28Cành nhiều, cành non mảnh nhẵn, lốm đốm nốt sần Lá kép lông chim 1 lần mọc cách, dài 15–20 cm Cuống lá dài 10–17 cm mang 7-9 lá chét Lá chét hình trái xoan đầu nhọn dần, có mũi lồi ngắn Hoa tự hình chùm hoặc xim viên chùy ở nách lá, các lá bắc sớm rụng Hoa lưỡng tính, không đênu; đài hợp gốc, đỉnh xẻ 5 thùy, tràng hoa màu trắng Nhị có công thức 9+1 Quả đậu mỏng, dài 5–6 cm, rộng 1 cm, mang 1-2 hạt màu nâu, hạt nổi gồ ở quả [1]
Hình 2.2 Cây Cẩm lai trong vườn thực vật 2.5.2.2 Đặc tính sinh học và sinh thái
Mùa hoa tháng 12-1 (năm sau), quả chín tháng 2-4 (năm sau), tái sinh bằng hạt, cây sinh trưởng chậm Cây gặp rải rác trong rừng, nơi ẩm, đất bằng
phẳng hoặc có độ dốc nhỏ, tầng đất dày, thoát nước, ở độ cao đến 800-900 m 2.5.2.3 Phân bố địa lý
Trong nước: Kon Tum (Sa Thầy), Gia Lai, Đắk Lắk (EaSup, Lắk), Đắk Nông (Đắk Mil), Phú Yên, Khánh Hoà, Ninh Thuận, Bình Thuận, Bình Phước, Tây Ninh, Đồng Nai, Bà Rịa-Vũng Tàu
Thế giới: Mianma, Thái Lan, Lào, Campuchia
2.5.2.4 Giá trị
Trang 29Gỗ quý đặc biệt, bền, chắc, có màu sắc và vân đẹp, được dùng đóng đồ cao cấp trong gia đình (bàn, ghế, tủ, giường ), sản xuất các đồ mỹ nghệ, khắc, trạm, tiện, vv
2.5.3 Giáng hương (Pterocarpus macrocarpus)
2.5.3.1 Đặc điểm nhận biết
Cây dáng hương quả to có chiều cao trung bình từ 10m đến 30m, đường kính thân cây có thể lên đến 1,7m Lá cây dài 20 cm đến 35 cm, hình lông chim với 9 đến 11 lá chét Hoa màu vàng, cành hoa dài 5 cm đến 9 cm Quả có đường kính 4,5 cm đến 7 cm, chứa hai hoặc ba hạt Cây có khả năng tái sinh bằng chồi hoặc hạt [1]
Hình 2.3 Cây Giáng hương trong vườn thực vật 2.5.3.2 Đặc tính sinh học và sinh thái
Giáng hương thường mọc ở độ cao từ 100-800m so với mực nước biển, cây chịu được nhiêt độ tối cao tuyệt đối 37,7-44,40C và tối thấp tuyệt đối 4,4-11,20C, mọc tốt ở vùng có lượng mưa 1270–1520 mm/năm Mọc trên nhiều loại đất như đất xám, đất đỏ bazan
Trang 302.5.3.3 Phân bố địa lý
Trong nước: Nghệ An, Quảng Bình, Kon Tum (Sa Thầy), Gia Lai (Chư Prông, Mang Yang, An Khê), Đắk Nông (Đắk Mil), Phú Yên (Sơn Hoà), Tây Ninh, Bình Phước, Bình Dương, Đồng Nai
Thế giới: Lào, Campuchia
Gỗ giáng hương thường được dùng để làm đồ gỗ cao cấp nhạc cụ, đồ thủ công mỹ nghệ
2.5.4 Sưa đỏ (Dalbergia tonkinensis)
2.5.4.1 Đặc điểm nhận biết
Là cây gỗ nhỡ, rụng lá theo mùa, cao từ 6-12m (cũng có thể cao tới 15m), sinh trưởng trung bình Thân cây dạng hợp trục, dáng phân tán Vỏ thân cây màu vàng nâu hay xám, nứt dọc Cành non màu xanh, có lông mịn thưa
Lá mọc cách, cấu tạo lá dạng kép lông chim lẻ, mỗi là kép có từ 9-17 lá chét đính so-le trên cuống chính Lá chét hình xoan thuôn, đầu nhọn hoặc có mũi ngọn, đuôi tròn, mặt dưới phiến lá thường có màu tái trắng Kích thước lá chét dài từ 6–9 cm, rộng từ 3–5 cm, lá ché đính ở đầu cuống kép thường có kích thước lớn hơn các lá còn lại Cuống chính và các cuống lá chét không lông, phiên lá chét không lông Có lá kèm nhỏ không lông, sớm rụng [1]
Trang 31Hình 2.4 Cây Sưa đỏ trong vườn thực vật 2.5.4.2 Đặc tính sinh học và sinh thái
Là cây ưa sáng, ưa đất sâu, dày, độ ẩm cao Phân bố ở đai độ cao tuyệt đối dưới 500m Trong tự nhiên tìm thấy trong rừng mưa nhiệt đới và rừng mưa nhiệt đới gió mùa
2.5.4.3 Phân bố địa lý
Chủ yếu phân bổ ở Việt Nam và được tìm thấy rải rác tại Hải Nam, Trung Quốc
2.5.4.4 Giá trị
Gỗ quý, bền, gỗ trắc có màu sắc và vân đẹp, không bị nứt nẻ, mối mọt
Gỗ được dùng đóng đồ đạc cao cấp trong gia đình (bàn, ghế, giường, tủ, ), làm đồ mỹ nghệ và điêu khắc rất có giá trị
2.5.5 Lim xanh (Erythrophleum fordii)
2.5.5.1 Đặc điểm nhận biết
Cây gỗ lớn, cao 37 - 45 m, đường kính có khi tới 2 - 2,5 m, thường xanh Gốc có bạnh vè, thân tròn, phân cành nhánh lớn, tán lá hình ô, dày,
Trang 32rộng Vỏ màu nâu, bong vảy lớn, khi non có nhiều bì khổng, cây mọc lẻ thường phân cành thấp, cành non màu xanh lục Lá kép lông chim 2 lần với 3
- 5 đôi cuống thứ cấp và mỗi cuống mang 9 - 15 lá chét hình trái xoan, đầu nhọn, gốc tròn dài 4,5 - 6 cm, rộng 3 - 3,5 cm, hai mặt nhẵn bóng Gân lá nổi
rõ ở cả hai mặt [1]
Hoa tự kép hình bông, dài 20 - 30 cm, hoa nhỏ, màu hoa trắng xanh, hoa lưỡng tính gần đều, đài 5 cánh hợp hình chuông, tràng màu xanh vàng 5 cánh hẹp và dài, nhị 10, chỉ nhị rời, bầu phủ nhiều lông Quả đậu hình trái xoăn thôn dài, dài 20 - 25 cm, rộng 3,5 - 4 cm Hạt dẹt màu nâu đen, xếp lập lên nhau, vỏ hạt cứng, dây rốn dày và to gần bằng hạt
Hình 2.5 Cây Lim xanh trong vườn thực vật 2.5.5.2 Đặc điểm sinh học và sinh thái
Cây mọc chậm, tốc độ thay đổi theo từng giai đoạn tuổi và vùng phân
bố Tăng trưởng trung bình 10 năm đầu 0,5 – 0,7 m về chiều cao và 0,5 – 0,7
cm về đường kính trong 1 năm, sau đó có thể mọc nhanh hơn
Trang 33Mùa ra hoa tháng 3 - 5, quả chín tháng 10 - 11 Cây ưa sáng nhưng khi còn nhỏ chịu bóng Mọc tốt trong điều kiện khí hậu nhiệt đới mưa mùa nơi có nhiệt độ trung bình năm 22,4 - 24,10C Nhiệt độ cao nhất tuyệt đối 42,30C, thấp nhất tuyệt đối -1,40C Lượng mưa trung bình hàng năm 1500 - 2859 mm
2.5.5.3.Phân bố địa lý
Là cây đặc hữu của Việt Nam, phân bố ở đai thấp vùng có lượng mưa
1500 - 3000 mm/năm, từ Quảng Ninh, Bắc Giang, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hoà Bình, Thanh Hoá, Nghệ An, Quảng Bình, Huế, Quảng Nam tới Bình Thuận
2.5.5.4 Giá trị
Giác gỗ màu xám vàng nhạt khá dày, lõi màu xanh vàng sau nâu sẫm, dăm thô, thớ xoắn, nặng và chịu được ngoài mưa nắng Giác dễ bị mỗi mọt
Có thể dùng gỗ để làm các công trình lớn, làm nhà, đóng tàu, đóng bàn ghế, làm tà vẹt Than Lim cho nhiệt lượng cao Vỏ chứa nhiều chất chát dùng để nhuộm
2.5.6 Lim xẹt (Peltophorum pterocarpum)
Hoa chùm tụ tán ở đầu cành có lông màu hoe đỏ như nhung dài 20 - 40
cm Hoa trung bình màu vàng tươi, cánh rộng, răn reo, hoa nhỏ 2 cm có năm cánh màu vàng, đáy có long, nhị ở giữa cũng vàng và ngắn Mùa ra hoa: Hoa
nở rộ vào mùa xuân hè Quả dẹt dài 10 - 12 cm có cánh ở mép, 2 - 4 hạt
Trang 34Hình 2.6 Cây Lim xẹt trong vườn thực vật 2.5.6.2 Đặc tính sinh học và sinh thái
Cây Lim xẹt mọc nhanh, ưa sáng tái sinh hạt và chồi đều mạnh Lim xẹt
là một trong những loài cây nhiệt đới điển hình, cây có biên độ sinh thái rất rộng, có khả năng sinh trưởng phát triển tốt trong nhiều điều kiện khác nhau
từ vùng ven biển, trung du đến miền núi
Cây có thể sống được trên nhiều loại đất, kể cả đất chua, chịu được nắng nóng, khô hạn Cây phù hợp nhất với đất giàu dinh dưỡng, ẩm ướt nhưng phải thoát nước tốt, cây chịu bóng một phần đôi khi có thể chịu được nắng nóng với điều kiện được tưới nước đầy đủ Đặc biệt cây có thể phát triển tốt trên vùng đất toàn cát ở ven biển
2.5.6.3 Phân bố địa lý
Tại Việt Nam phân bố chủ yếu ở
Miền Trung và Nam bộ: Từ Quảng Bình, Quảng Trị đến Khánh Hoà Miền Nam cây mọc tự nhiên ở Bình Dương, Đồng Nai
2.5.6.4 Giá trị
Trang 35Gỗ có giác dày màu xám trắng, lõi hơi nâu Gỗ khá nặng thớ mịn, dễ làm, thường dùng để làm nhà cửa, đóng đồ…[14]
2.6 Sơ lược về mô hình trồng cây bản địa
Mô hình trồng cây bản địa thuộc khoa Lâm nghiệp, là sản phẩm của đề tài “Nghiên cứu xây dựng mô hình bảo tồn chuyển vị thực vật tại Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên” Mô hình được thiết lập vào tháng 3 năm 2017, trên diện tích 0,8 ha , với tổng số 406 cá thể thuộc 25 loài cây bản địa Trong
đó có 6 loài cây thuộc họ đậu (Fabaceae) là: Sưa đỏ (Dalbergia tonkinensis), Lim xẹt (Peltophorum pterocarpum), Lim xanh (Erythrophleum fordii),Vàng anh (Saraca dives),Cẩm lai (Dalbergia oliveri), Giáng hương (Pterocarpus macrocarpus).[8]
Trang 36PHẦN III ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Là 6 loại cây bản địa trồng thuộc Họ đậu (Fabaceae) trong mô hình
vườn thực vật tại Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên
Vàng anh (Saraca dives)
Cẩm lai (Dalbergia oliveri)
Giáng hương (Pterocarpus macrocarpus
Sưa đỏ (Dalbergia tonkinensis)
Lim xanh (Erythrophleum fordii)
Lim xẹt (Peltophorum pterocarpum)
3.2 Địa điểm và thời gian tiến hành
- Địa điểm: Mô hình Khoa Lâm nghiệp – Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên
- Thời gian: 15/01/2019 – 15/05/2019
3.3 Nội dung nghiên cứu
- Đánh giá sinh trưởng về đường kính gốc của 6 loài cây bản địa thuộc
họ Đậu trồng trong mô hình vườn thực vật tại Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên
- Đánh giá sinh trưởng về chiều cao vút ngọn của 6 loài cây bản địa thuộc họ Đậu trồng trong mô hình vườn thực vật tại Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên
- Đánh giá sinh trưởng về tán lá của 6 loài cây bản địa thuộc họ Đậu trồng trong mô hình vườn thực vật tại Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên
- Theo dõi sinh trưởng lá của 6 loài cây bản địa thuộc họ Đậu trồng trong mô hình vườn thực vật tại Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên
- Đánh giá tình hình sâu bệnh hại của 6 loài cây bản địa thuộc họ Đậu trồng trong mô hình vườn thực vật tại Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên
Trang 37- Đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường khả năng sinh trưởng của
6 loài cây bản địa thuộc họ Đậu trồng trong mô hình vườn thực vật tại Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên
3.4 Phương pháp nghiên cứu
3.4.1 Phương pháp luận
Sinh trưởng là sự biến đổi theo tuổi của các nhân tố điều tra, là sự tăng lên của một đại lượng nào đó nhờ kết quả đồng hóa của một vật sống Quá trình sinh trưởng của cây rừng nói riêng, các loài thực vật nói chung là kết quả tổng hợp của nhân tố nội tại và điều kiện ngoại cảnh, vì vậy nếu điều kiện ngoại cảnh đồng nhất thì nhân tố nội tại sẽ quyết định đến quá trình sinh trưởng và phát triển của mỗi loài cây Do đó trong cùng một loài cây ở một điều kiện ngoại cảnh khác nhau nó sẽ sinh trưởng khác nhau vì mỗi loại cây
có phạm vi phân bố về điều kiện ngoại cảnh (khí hậu, đất đai…) nhất định, nếu nằm trong phạm vi phân bố thì cây sinh trưởng phát triển tốt còn nếu xa phạm vi phân bố cây sinh trưởng phát triển kém
- Trong toàn bộ đời sống của cây rừng, bản thân cây rừng chịu sự chi phối của môi trường quanh chúng Tiểu hoàn cảnh bao gồm tiểu khí hậu và đất Với đối tượng nghiên cứu là cây bản địa trồng trong mô hình nó chịu sự chi phối rất lớn của tiểu hoàn cảnh của các loài cây khác tạo ra Do vậy:
+ Khi nghiên cứu sinh trưởng của cây bản địa phải đặt trong tổng thể của sự tác động của các loài cây khác và các nhân tố hoàn cảnh khác, nghĩa là phải đánh giá cả hiện trạng của thảm thực vật và các nhân tố sinh thái khác
+ Để đánh giá được sinh trưởng của các loài cây trồng trong mô hình rừng phòng hộ đầu nguồn, đề tài cần phải nắm rõ được các biện pháp kỹ thuật
đã áp dụng, trên cơ sở đó dựa vào các yếu tố môi trường xung quanh như đất đai, khí hậu, thảm thực bì để đánh giá ảnh hưởng tổng hợp của các yếu tố đó đến sinh trưởng của cây trồng Từ đó đề xuất được các biện pháp kỹ thuật tạo điều kiện cho cây sinh trưởng và phát triển tốt hơn
Trang 383.4.2 Phương pháp nghiên cứu
3.4.2.1 Phương pháp thu thập số liệu
Trong quá trình điều tra số liệu để dễ dàng hơn cho việc thu thập và
điều tra, đã sử dụng biện pháp gắn mã số thẻ cho từng cây, gắn biển cây cho
mỗi hàng trong mô hình giúp việc thu thập số liệu tốt hơn
Đánh giá sinh trưởng đường kính gốc:
Đường kính sát gốc (D00), được đo sát gốc cây trồng bằng thước kẹp kính, đo theo 2 chiều Đông – Tây và Nam – Bắc rồi tính trị số bình quân
Đánh giá sinh trưởng chiều cao vút ngọn:
Chiều cao vút ngọn (Hvn) được đo bằng thước dây Dùng bút xóa kẻ 1 đường làm mốc ở gốc cây làm chuẩn rồi dùng thước đo từ điểm chuẩn đến đỉnh ngọn sinh trưởng của cây
Đánh giá sinh trưởng đường kính tán lá:
Sinh trưởng đường kính tán lá ra lá của cây được đo bằng thước dây Ở mỗi lần đo đường kính tán lá , đo hai chiều Đông - Tây và Nam - Bắc, rồi tính
trị số bình quân
Theo dõi sinh trưởng lá:
Tiến hành theo dõi định kỳ, lá sau khi xuất hiện từ chồi lá 2 ngày thì tiến hành đo diện tích, mỗi loài theo dõi 5 cây, mỗi cây theo dõi sinh trưởng của 5 lá, vị trí lá tiến hành theo dõi phải đại diện được phân bố đều trên cây (2
lá ở gốc tán, 2 lá ở giữa tán và 1 lá ở ngọn) Dùng giấy kẻ ô vuông (mỗi ô vuông trong giấy kẻ bằng 0,25 cm2) áp vào mặt lá và vẽ phác họa lên bề mặt giấy để đo diện tích lá qua mỗi lần đo
Đánh giá tình hình sâu bệnh hại:
Đối với bệnh hại lá: Tiến hành điều tra tất cả các cây thuộc đối tượng nghiên cứu Trong cây điều tra 5-6 cành (2 cành gốc tán 2 cành giữa tán và 2 cành ngọn ) Nếu số lượng lá quá lớn ta lấy mỗi cành 5-6 lá: 2 lá gốc cành, 2
lá giữa cành, 1-2 lá ngọn cành.[3]