1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG

14 886 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 14
Dung lượng 31,79 KB

Nội dung

SỞ LUẬN VỀ XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG 1. Bản chất của hoạt động xuất khẩu lao động. 1.1 Một số khái niệm bản. 1.1.1 Khái niệm nguồn nhân lực. Nguồn nhân lực là một lực lượng bao gồm toàn bộ lao động trong xã hội, không phân biệt về trình độ, tay nghề, Nam nữ, tuổi tác. Hoặc nguồn nhân lực còn được hiểu là một bộ phận của dân số, bao gồm những người việc làm và những người thất nghiệp. 1.1.2 Khái niệm nguồn lao động. Nguồn lao động là một bộ phận của dân cư, bao gồm những người đang ở trong độ tuổi lao động, không kể mất khả năng lao động, và bao gồm những người ngoài độ tuổi lao động (1) . 1.1.3 Khái niệm nhân lực. Nhân lực là nguồn lực của mỗi con người, nó bao gồm cả thể lực và trí lực. 1.1.4 Khái niệm lao động. Lao động là hoạt động chủ đích, ý thức của con người nhằm thay đổi những những vật thể tự nhiên phù hợp với lợi ích của mình. Lao động còn là sự vận động của sức lao động trong quá trình tạo ra của cải, vật chất và tinh thần, là quá trình kết hợp giữa sức lao động và tư liệu sản xuất. 1.1.5 Khái niệm sức lao động. Sức lao động là tổng hợp thể lực và trí lực của con người trong quá trình lao động tạo ra của cải, vật chất, tinh thần cho xã hội. (1) (1) Trên, dưới độ tuổi lao động (từ 16 – 55 đối với Nữ, 16 – 60 đối với Nam). 1.1.6 Khái niệm việc làm. Việc làm là một hoạt động ích, không bị pháp luật ngăn cấm, thu nhập hoặc tạo điều kiện tăng thêm thu nhập cho những người trong cùng hộ gia đình. 1.1.7 Khái niệm xuất khẩu lao động. Xuất khẩu lao động: (Export of Labour), được hiểu như là công việc đưa người lao động từ nước sở tại đi lao động tại nước nhu cầu thuê mướn lao động. Lao động xuất khẩu: (Labour Export), là bản thân người lao động, những độ tuổi khác nhau, sức khỏe và kỹ năng lao động khác nhau, đáp ứng được những yêu cầu của nước nhập khẩu lao động. Như trên đã đề cập, việc các nước đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài theo nghĩa rộng tức là tham gia vào quá trình di dân quốc tế và nó phải tuân theo hoặc là Hiệp định giữa hai quốc gia, hoặc là phải tuân theo Công ước quốc tế, hoặc thông lệ quốc tế, tùy theo từng trường hợp khác nhau mà nó nằm ở trong giới hạn nào. Như vậy, việc di chuyển lao động trong phạm vi toàn cầu bản thân nó cũng những biến dạng khác nhau. Nó vừa mang ý nghĩa xuất khẩu lao động, vừa mang ý nghĩa của di chuyển lao động. Do đó, đã phát sinh ra vấn đề sau: 1.1.8 Khái niệm thị trường. Thị trường là nơi diễn ra các hoạt động trao đổi, mua bán hàng hoá, dịch vụ. 1.1.9 Khái niệm thị trường lao động. Thị trường lao động là một bộ phận cấu thành của hệ thống thị trường trong nền kinh tế thị trường phát triển. Ở đó diễn ra quá trình thoả thuận, trao đổi, thuê mướn lao động giữa hai bên, bên sử dụng và bên cho thuê lao động. 1.1.10Khái niệm thị trường lao động trong nước. Thị trường lao động trong nước là một loại thị trường, trong đó mọi lao động đều thể tự do di chuyển từ nơi này đến nơi khác, nhưng trong phạm vi biên giới của một quốc gia. l.1.11 Khái niệm thị trường lao động quốc tế. Thị trường lao động quốc tế là một bộ phận cấu thành của hệ thống thị trường thế giới, trong đó lao động từ nước này thể di chuyển từ nước này sang nước khác thông qua Hiệp định, các Thoả thuận giữa hai hay nhiều quốc gia trên thế giới. 1.2 Sự hình thành và phát triển của thị trường hàng hoá sức lao động quốc tế. Do sự phát triển không đồng đều về trình độ phát triển kinh tế – xã hội, cũng như sự phân bố không đồng đều về tài nguyên, dân cư, khoa học công nghệ giữa các vùng, khu vực và giữa các quốc gia, dẫn đến không một quốc gia nào lại thể đầy đủ, đồng bộ các yếu tố cần thiết cho sản xuất và phát triển kinh tế. Để giải quyết tình trạng bất cân đối trên, tất yếu sẽ dẫn đến việc các quốc gia phải tìm kiếm và sử dụng những nguồn lực từ bên ngoài để bù đắp một phần thiếu hụt các yếu tố cần thiết cho sản xuất và phát triển kinh tế của đất nước mình. Thông hường, các nước xuất khẩu lao động đều là những quốc gia kém hoặc đang phát triển, dân số đông, thiếu việc làm ở trong nước hoặc thu nhập thấp, không đủ để đảm bảo cho cuộc sống của gia đình và cho chính bản thân người lao động. Nhằm khắc phục tình trạng khó khăn này, buộc các nước trên phải tìm kiếm việc làm cho người lao động của nước mình từ bên ngoài. Trong khi đó, ở những nước nền kinh tế phát triển thường lại ít dân, thậm chí những nước đông dân nhưng vẫn không đủ nhân lực để đáp ứng nhu cầu sản xuất do nhiều nguyên nhân: Công việc nặng nhọc, nguy hiểm và độc hại… nên không hấp dẫn họ, dẫn tới thiếu hụt lao động cho sản xuất. Để thể duy trì và phát triển sản xuất, bắt buộc các nước này phải đi thuê lao động từ các nước kém phát triển hơn, nhiều lao động dôi dư và đang khả năng cung ứng lao động làm thuê. Vậy là đã xuất hiện nhu cầu trao đổi giữa một bên là những quốc gia nguồn lao động dôi dư với một bên là các nước nhiều việc làm, cần thiết phải đủ số lượng lao động để sản xuất. Do đó vô hình chung đã làm xuất hiện (Cung – Cầu): Cung, đại diện cho bên nguồn lao động, còn Cầu đại diện cho bên các nước nhiều việc làm, đi thuê lao động. Điều này cũng đồng nghĩa với việc đã hình thành lên một loại thị trường, đó là thị trường hàng hoá lao động quốc tế. Khi lao động được hai bên mang ra thoả thuận, trao đổi, thuê mướn, lúc này sức lao động trở thành một loại hàng hoá như những loại hàng hoá hữu hình bình thường khác. Như vậy, sức lao động cũng là một loại hàng hoá khi nó được đem ra trao đổi, mua bán, thuê mướn và khi đã là một loại hàng hoá thì hàng hoá sức lao động cũng phải tuân theo những quy luật khách quan của thị trường: Quy luật cung – cầu, quy luật giá cả, quy luật cạnh tranh… như những loại hàng hoá hữu hình khác. Như đã phân tích ở trên, cho thấy: Để thể hình thành thị trường lao động xuất khẩu trước hết phải xuất phát từ những nhu cầu trao đổi hoặc thuê mướn lao động giữa bên cho thuê lao động và bên đi thuê lao động. Thực chất, khi xuất hiện nhu cầu trao đổi, thuê mướn lao động giữa quốc gia này với quốc gia khác, là đã hình thành lên hai yếu tố bản của thị trường, đó là cung và cầu về lao động. Như vậy là thị trường hàng hoá sức lao động quốc tế đã được hình thành từ đây. Trong điều kiện hội nhập phát triển đời sống kinh tế như hiện nay, quan hệ cung – cầu không còn bị bó hẹp trong phạm vi một quốc gia, biên giới của một nước chỉ còn ý nghĩa hành chính, còn quan hệ này ngày càng diễn ra trên phạm vi quốc tế, mà trong đó bên Cung đóng vai trò là bên xuất khẩu và Cầu sẽ đại diện cho bên nhập khẩu lao động. 1.3 Sự cần thiết khách quan và vai trò của xuất khẩu lao động đối với sự phát triển kinh tế – xã hội của Việt Nam. 1.3.1 Sự cần thiết khách quan phát triển hoạt động xuất khẩu lao động. Thực tế cho thấy, nước ta là một quốc gia đông dân khoảng hơn 80 triệu người. Theo số liệu thống kê năm 1998 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, nước ta khoảng 40 triệu người đang ở độ tuổi lao động, hàng năm tăng thêm 1,1 triệu lao động và hiện nay là 1,2 triệu lao động/năm, chiếm 3% trong tổng số lực lượng lao động. Riêng lao động kỹ thuật cao chúng ta khoảng 5 triệu chiếm khoảng 12,5%, trong đó lao động trình độ Đại học, Cao đẳng là 23% khoảng 1.150.000 người. Bên cạnh đó, hiện khoảng 9,4 triệu lao động thiếu việc làm, chiếm 23,5% lực lượng lao động. Tỷ lệ thất nghiệp của lực lượng lao động trong độ tuổi ở khu vực đô thị đã giảm liên tục từ 10% năm 1991 xuống còn 5,88% năm 1996 nhưng đến năm 1998 tỷ lệ này lại nhích lên 6,85% (1) và lại tiếp tục giảm nhẹ xuống còn 6,28% vào năm 2001. Tỷ lệ sử dụng thời gian lao động ở khu vực nông thôn cũng xu hướng tăng lên từ 72,1% năm 1996 lên 74,4% vào năm 2001. Với tình trạng tốc độ phát triển nguồn lao động nêu trên, mâu thuẫn giữa lao động và việc làm ngày càng trở nên gay gắt đối với nền kinh tế. Nếu không giải quyết một cách hài hoà và những bước đi thích hợp giữa mục tiêu kinh (1) (1) Do tác động từ cuộc khủng hoảng tài chính – kinh tế khu vực năm 1997. tế và xã hội sẽ dẫn tới mất ổn định nghiêm trọng về mặt xã hội. Cùng với hướng giải quyết việc làm trong nước là chính, xuất khẩu lao động là một định hướng chiến lược tích cực quan trọng, lâu dài, cần phải được phát triển lên một tầm cao mới, phù hợp với vai trò của nó. Đó cũng là xu hướng chung mà nhiều nước xuất khẩu lao động đã quan tâm phát triển từ nhiều thập kỷ trước đây. Để giải quyết được vấn đề này, xuất khẩu lao động đã trở thành một lĩnh vực cứu cánh cho bài toán giải quyết việc làm không những của Việt Nam mà còn đối với cả hầu hết các nước xuất khẩu lao động trong khu vực và trên thế giới, vì đây là lĩnh vực đạt được liền lúc cả hai mục tiêu kinh tế – xã hội: vừa đảm bảo mục tiêu giải quyết công ăn việc làm, vừa tạo nguồn thu ngoại tệ mạnh để phát triển kinh tế xã hội trong nước. 1.3.2 Vai trò của xuất khẩu lao động đối với sự phát triển Kinh tế – Xã hội của Việt Nam. Với tư cách là một lĩnh vực hoạt động kinh tế, cần phải được xem xét, đánh giá các mặt hiệu quả tích cực mà xuất khẩu lao động đã mang lại. Một khi nhận thức đúng đắn về hiệu quả của xuất khẩu lao động, cùng với việc vạch ra các chỉ tiêu, xác định nó là sở quan trọng cho việc đánh giá hiện trạng và chỉ ra các phương hướng cũng như các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động đưa lao động đi làm việc thời hạn ở nước ngoài. Thông thường, hiệu quả nói chung, thường được biểu hiện qua hiệu số giữa kết quả đạt được và chi phí. Tuy nhiên, trong nền kinh tế xã hội, mỗi kết quả thường đồng thời cả hai mặt đó là mặt kinh tế và mặt xã hội. Hiệu quả kinh tế được tính theo công thức trên, còn hiệu quả xã hội lại được hiểu như những kết quả tích cực so với mục tiêu. Khi đánh giá về vai trò của xuất khẩu lao động đối với sự phát triển kinh tế, xã hội của Việt Nam trong những năm trước đây và hiện tại, không một ai thể phủ nhận những gì mà xuất khẩu lao động Việt Nam đã đóng góp. Xuất khẩu lao động không những vừa đạt được mục tiêu về kinh tế, mà còn đạt được cả mục tiêu về xã hội. • Về mục tiêu Kinh tế. Trong khi nước ta chuyển đổi nền kinh tế chưa lâu, kinh tế nước ta còn gặp vô vàn những khó khăn, mọi nguồn lực còn eo hẹp, thì việc hàng năm chúng ta đưa hàng vạn lao động ra nước ngoài làm việc, đã mang về cho đất nước hàng tỷ USD/năm từ hoạt động xuất khẩu lao động. Đây quả là một số tiền không nhỏ đối với những quốc gia đang phát triển như chúng ta. • Về mục tiêu xã hội. Mặc dù còn những hạn chế nhất định so với tiềm năng, song xuất khẩu lao động Việt Nam trong những năm qua, bước đầu đã đạt được những thành công nhất định về mục tiêu kinh tế - xã hội mà Đảng và Nhà nước đã đề ra. Trước hàng loạt những khó khăn và gánh nặng thất nghiệp và thu nhập của người lao động trong nước, cùng với các biện pháp tìm kiếm và tạo công ăn, việc làm trong nước là chủ yếu thì xuất khẩu lao động đã trở thành một trong những ngành kinh tế quan trọng, góp phần tạo công ăn việc làm và thu nhập cho hàng vạn lao động mỗi năm, đồng thời làm giảm sức ép về việc làm và tạo sự ổn định xã hội ở trong nước… 1.4 Quy trình xuất khẩu lao động. Trong mỗi một giai đoạn, xuất khẩu lao động đều một quy trình xuất khẩu riêng, phù hợp với tính chất của từng giai đoạn. Trong thời kỳ đầu (1980 – 1990), quy trình xuất khẩu lao động được thực hiện chủ yếu trêu sở Hiệp Định được ký kết giữa hai Chính phủ, thoả thuận ngành với ngành. chế xuất khẩu lao động dựa trên mô hình nhà nước trực tiếp ký kết và tổ chức thực hiện đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài, các doanh nghiệp không trực tiếp tham gia đàm phán, ký kết hợp đồng, đồng thời các công đoạn cũng ít phức tạp hơn… Tuy nhiên, trong giai đoạn hiện nay quy trình xuất khẩu lao động Việt Nam đã nhiều thay đổi, các doanh nghiệp phải tự vận động tìm kiếm và xúc tiến xuất khẩu lao động. Nhà nước chỉ đóng vai trò hỗ trợ trong việc đàm phán cấp cao chứ không đóng vai trò chủ đạo như trước kia. Do vậy, xuất khẩu lao động Việt Nam hiện tại chủ yếu được thực hiện theo các bước sau đây:  Về phía Nhà nước. Nhà nước chỉ đóng vai trò là người hỗ trợ cho các doanh nghiệp trong việc hướng dẫn, tư vấn và đưa hợp tác lao động vào các chương trình làm việc, đàm phán cấp cao giữa hai chính phủ với các quốc gia trong khu vực cũng như trên thế giới khả năng tiếp nhận lao động Việt Nam.  Về phía doanh nghiệp xuất khẩu lao động. - Chủ động tìm kiếm thị trường. - Đàm phán ký thoả thuận (hợp đồng). - Tuyển chọn lao động. - Đào tạo giáo dục định hướng cho người lao động. + Ngoại ngữ, kỷ luật lao động. + Phong tục, tập quán nước đến. + Nội dung hợp đồng. + Quyền lợi và nghĩa vụ của người lao động. - Tổ chức khám tuyển. - Đưa lao động đi. - Quản lao động ở nước ngoài. - Tiếp nhận lao động trở về và thanh hợp đồng. - Tái xuất (nếu pháp luật của nước tiếp nhận cho phép và doanh nghiệp đó yêu cầu).  đồ Quy trình xuất khẩu lao động Việt Nam trong giai đọan hiện nay: xem Phụ lục số (1). 1.5 Kinh nghiệm xuất khẩu lao động ở một số quốc gia trên thế giới. 1.5.1 Tình hình xuất khẩu lao động trên thế giới. Trong bối cảnh toàn cầu hoá, hội nhập nền kinh tế, sự cạnh tranh ngày càng trở nên khốc liệt, hàng loạt các nước thuộc Châu Á lao động xuất khẩu, từ nhiều thập kỷ trở lại đây đều đưa ra những chính sách phát triển và ít nhiều đã tạo dựng được nền tảng vững chắc và thành công bước đầu, đặc biệt là các nước xuất khẩu lao động: Banglades, Ấn Độ, Pakistan, Srilanka, Indonesia, Philippin, Thailand, Trung Quốc…. hàng năm nhờ vào giá nhân công thấp, các nước xuất khẩu lao động Châu Á tìm mọi hội để cạnh tranh với chính các nước cùng xuất khẩu lao động trong khu vực cũng như các nước khác trên thế giới và kết quả là hàng năm hàng triệu lao động từ các nước này được đưa đi làm việc ở nước ngoài và đem về cho đất nước mình một lượng ngoại tệ khổng lồ. Trong những năm 80, Việt Nam ta khoảng gần 300.000 lao động làm việc tại các nước Đông Âu, Liên xô, Iraq và một số nước thuộc Châu Phi khác. Trong những năm gần đây, lao động Việt Nam đưa đi ngày một tăng và tương đối ổn định, trung bình khoảng 30.630 lao động/năm (1) . Các nước phát triển: Anh, Pháp, Canada, Đức… cũng không đứng ngoài cuộc, phần lớn họ đưa lao động ra nước ngoài làm việc chủ yếu là các chuyên gia để thu ngoại tệ cho đất nước, đồng thời mỗi năm họ cũng vẫn tiếp nhận hàng vạn lao động từ các nước khác đến làm việc. 1.5.2 Kinh nghiệm của một số nước Đông Nam Á về xuất khẩu lao động. chế quản và chính sách xuất khẩu lao động đã được quy định rất rõ (1) (1) Số liệu được tính bình quân từ năm 1996 đến tháng 10 năm 2003. ràng trong bộ luật lao động năm1973 đối với Philppin và 1985 đối với Thái Lan. Bộ luật này đã tạo sở cho việc xúc tiến mạnh mẽ xuất khẩu lao động dư thừa cho tới khi nền kinh tế trong nước thể tự đáp ứng hết số người đến tuổi lao động. Để thực hiện được các mục tiêu đó, Chính phủ Philippin và Thai Lan đã những biện pháp quản đặc biệt và đã gặt hái được những thành công quan trọng trong những năm qua. 1.5.2.1 Philippin: Thành lập 3 quan chuyên trách, độc lập thuộc Bộ Lao động và việc làm: - Ban phát triển việc làm ngoài nước: chịu trách nhiệm quản mọi hoạt động về tuyển mộ và bố trí lao động trên đất liền. - Hội đồng thuỷ thủ quốc gia: chịu trách nhiệm về quản mọi hoạt động của các doanh nghiệp tuyển mộ thuỷ thủ đi làm việc trên biển. - Văn phòng dịch vụ việc làm: chịu trách nhiệm quản lý, theo dõi các tổ chức tuyển dụng đã được cấp giấy phép trong việc bố trí việc làm ngoài nước cho đến khi kết thúc hợp đồng. Chính phủ Philippin thực hiện quản các doanh nghiệp thuộc khu vực tư nhân bằng một quan quản duy nhất là Cục Quản việc làm ngoài nước. quan này chịu trách nhiệm về phát triển thị trường và cấp giấy phép, giám sát các doanh nghiệp đã được cấp giấy phép. Hỗ trợ người lao động trước khi đi lao động ở nước ngoài, tại nơi làm việc và sau khi lao động về nước. Nhằm thực hiện tốt các nhiện vụ trên, Chính phủ Philippin đã quy định tất cả việc thuê mướn, tuyển dụng lao động Philippin phải thông qua Cục Quản việc làm ngoài nước hoặc công ty tuyển mộ được cấp phép, phải tổ chức đào tạo và huấn luyện cho người lao động trước khi đi. Cho phép xuất khẩu cả những lao động trình độ đặc biệt, thành lập các quỹ lao động, quảng cáo và [...]... của người lao động và cũng quy định mức độ kỷ luật, hình phạt, đối với các hành vi phạm pháp Trong hoạt động xuất khẩu lao động, Chính phủ Thái Lan thực hiện hai chức năng: - Điều phối các hoạt động của các doanh nghiệp tư nhân trong xuất khẩu lao (1)(1) Nguồn tuyển lao động động (kể cả trong nước lẫn ngoài nước) - Văn phòng quản lao động ngoài nước thuộc Tổng cục lao động (Bộ Nội vụ), là quan... Thái Lan: Việc xuất khẩu lao động cũng được quy định trong Bộ luật lao động Thái Lan năm 1983, trong đó nêu rõ: Tập trung hoá việc cấp phép và quản các doanh nghiệp tuyển dụng lao động tư nhân, thành lập quan tuyển dụng lao động của Chính phủ, xác định cụ thể hơn nhiệm vụ cũng như trách nhiệm của các quan tuyển dụng lao động Quy định việc gửi ngoại tệ của người lao động về nước, thành lập quỹ... pháp, chế và chính sách nhằm: + Tạo hành lang pháp cho hoạt động xuất khẩu lao động phát triển + Khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp xuất khẩu lao động phát triển + Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động 1.5.3.2 Thu nhập và quyền lợi kinh tế, vấn đề không chỉ đối với người lao động Trong một vài thập kỷ trở lại đây, vấn đề nguồn thu ngoại tệ thu được (1) từ lao động. .. đông người lao động, nên mới dẫn đến tình trạng người lao động bỏ trốn ra làm việc và sống lưu vong ở chính nước mình đến lao động Trong khi đó, ở một số quốc gia cùng xuất khẩu lao động như Philippine, Thái Lan, Pakistan… một khi người lao động đã hoàn thành hợp đồng trở về, họ thường được chính doanh nghiệp vận động tái xuất bằng những chính sách ưu tiên đặc biệt, nhằm khuyến khích người lao động tiếp... khi lao động trở về nước Thông thường, phần lớn các nước xuất khẩu lao động đều thuộc diện những nước kém, chậm và đang phát triển, đông dân, lao động dư thừa, thiếu vốn đầu tư sản xuất trong nước, khan hiếm việc làm nên khó khả năng thu hút và đáp (1)(1) Tiền lương của người lao động sau khi gửi về Việt Nam bắt buộc phải quy đổi ra VNĐ ứng được nhu cầu việc làm và thu nhập ổn định cho người lao động. .. người lao động Thái Lan cũng cho phép xuất khẩu những lao động trình độ cao và cho phép mọi cá nhân thể tự tìm kiếm việc làm ở nước ngoài và Chính phủ cũng cho phép các doanh nghiệp xuất khẩu lao động thu một phần lệ phí xuất khẩu lao động nhưng chỉ bằng 1 tháng lương của người lao động, nếu không đi được thì doanh nghiệp phải hoàn trả lại cho người lao động 1.5.3 Những bài học kinh nghiệm 1.5.3.1... đã đưa lượng kiều hối từ xuất khẩu lao động vào tính toán thu nhập quốc dân Chính những vấn đề này buộc chúng ta phải thừa nhận vai trò tích cực và những thay đổi do xuất khẩu lao động đã mang lại cho tổng nguồn thu của nền kinh tế quốc gia Vì vậy, không một quốc gia nào khi làm công tác xuất khẩu lao động lại chỉ chú ý và đảm bảo thu nhập kinh tế, quyền lợi cá nhân người lao động, mà không tính đến... tục trở lại nước cũ, hoặc là sang lao động ở một nước khác điều kiện làm việc tốt hơn, nên rất nhiều lao động tham gia tái xuất, thậm chí rất nhiều lao động cả đời chỉ đi lao động ở nước ngoài Đây là chính sách hậu xuất khẩu rất quan trọng mà các quốc gia này đã quan tâm và khai thác triệt để từ lâu, nó cũng thể coi là biện pháp hạn chế thất nghiệp hậu xuất khẩu mà Việt Nam chúng ta cần phải... loại lao động nào thì chỉ được phép tuyển loại lao động đó Những thay đổi về nhân sự, trụ sở giao dịch, phải báo cáo và được sự chấp thuận của Cục Việc làm ngoài nước Chính phủ Philippin cũng đã những quy định hết sức chặt chẽ trong việc đảm bảo quyền lợi của người lao động và lợi ích quốc gia như quy định về thủ tục, tiêu chuẩn tuyển người lao động đi nước ngoài làm việc 1.5.2.2 Thái Lan: Việc xuất. .. quản các hoạt động của các doanh nghiệp đã được cấp giấy phép Chính phủ Thái Lan cũng chính sách hỗ trợ một phần quỹ phúc lợi cho người lao động, số còn lại người lao động phải đóng góp Quỹ này chủ yếu dùng để hỗ trợ hành chính và tài chính cho người lao động trước khi đi và khi trở về gặp nhiều khó khăn như: Hồi hương, tai nạn, chết và trợ cấp khó khăn cho người lao động Thái Lan cũng cho phép xuất . CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG 1. Bản chất của hoạt động xuất khẩu lao động. 1.1 Một số khái niệm cơ bản. 1.1.1 Khái niệm. 1.1.7 Khái niệm xuất khẩu lao động. Xuất khẩu lao động: (Export of Labour), được hiểu như là công việc đưa người lao động từ nước sở tại đi lao động tại nước

Ngày đăng: 18/10/2013, 06:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w