TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY BÊ TÔNG THÉP NINH BÌNH

9 1.3K 2
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY BÊ  TÔNG THÉP NINH BÌNH

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

TỔNG QUAN VỀ CÔNG TYTÔNG THÉP NINH BÌNH 1. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY Công tytôngThép Ninh Bình là doanh nghiệp nhà nước hạng 1 ,trực thuộc Sở Xây dựng Ninh Bình , công ty đóng tại xã Ninh Phong huyện Hoa Lư tỉnh Ninh Bình, cạnh quốc lộ 1A đường Ninh Bình đI Thanh Hoá ở km số 3. Thành lập từ tháng 8 năm 1975 theo quyết định của UBND tỉnh Hà Nam Ninh có tên gọi là Xí nghiệp Tông cấu kiện, với sản phẩm chủ yếu là cấu kiện tông bao gồm panel bêtông và cột điện tông. Với nhiệm vụ ban đầu chủ yếu là sản xuất các sản phẩm tông cấu kiện để cung cấp cho nhu cầu xây dựng những khu nhà ở tạm thời của Công ty nhà ở Ninh Bình nhằm đáp ứng cho nhu câù cấp thiết về nhà ở cho cán bộ công nhân viên các công ty, xí nghiệp trên địa bàn thị xã đang tham gia trong tiến trình kiến thiết thị xã. Do đó sản phẩm của Xí nghiệp ban đầu chỉ nhằm đáp ứng nhu cầu trên địa bàn thị xã nên quy mô sản xuất ban đầu không lớn, số lượng cán bộ công nhân viên chỉ có 78 người trong đó người có trình độ đại học là 1,trung cấp là 2 còn lại là công nhân kỹ thuật. Do thời kì ban đầu nguồn vốn khó khăn nên máy móc thô sơ, lạc hậu, sản phẩm làm ra chủ yếu bằng phương pháp thủ công do đó năng suất thấp và chất lượng sản phẩm không cao. Năm 1977, Do tình hình kinh tế cả nước gặp khó khăn, nhu cầu về các sản phẩm của Xí nghiệp chỉ còn bằng 33,4% so với năm 1976 do đó được sự đồng ý của của UBND tỉnh, Ty Xây dựng Hà Nam Ninh đã cho sáp nhập Xí nghiệp vào Công ty Xây dựng nhà ở Ninh Bình nhằm tháo gỡ khó khăn trước mắt đồng thời tạo công ăn việc làm cho cán bộ công nhân viên của Xí nghiệp, là đơn vị hạch toán báo sổ. Năm 1986, nắm bắt được cơ hội kinh doanh,lãnh đạo Xí nghiệp (khi đó vẫn là đơn vị thành viên của Công ty Nhà ở Ninh Bình) kiến nghị và được phép của UBND Hà Nam Ninh tách ra thành Xí nghiệp hạch toán kinh doanh độc lập, trực thuộc Sở Xây dựng Hà Nam Ninh, với số vốn kinh doanh ban đầu 4 triệu đồng,tài sản cố định hữu hình 6,4 triệu đồng. Tổng số cán bộ công nhân viên 196 người.Người có trình độ đại học là 2, trung cấp là 3, công nhân kĩ thuật có tay nghề bậc 4-5 có 50 người còn chủ yếu là lao động phổ thông. Tình hình tiêu thụ sản phẩm trong thời kì này vẫn còn gặp khó khăn do sự trì trệ về kinh tế trong những năm 1984,1985 kéo theo đó là tình trạng siêu lạm phát, thêm vào đó do máy móc lạc hậu nên chất lượng sản phẩm thấp, giá thành cao không đủ sức cạnh tranh trên thị trường. Tuy nhiên lãnh đạo Xí nghiệp đã năng động đa dạng loại hình sản xuất nhằm tạo công ăn việc làm cho lực lượng lao động nhàn rỗi, Xí nghiệp đã thành lập thêm phân xưởng Mộc và đội Xây dựng . Tách ra được 6 năm từ năm 1986 đến 1992, Xí nghiệp sản xuất kinh doanh ( SXKD ) đã có bước phát triển tương đối toàn diện. Năm 1992 so với năm 1986,tổng doanh thu tăng 263 lần, ngân sách tăng 50 lần, việc làm, đời sống của người lao động được cải thiện đáng kể. Quán triệt đường lối của Đảng và nhà nước, với đội ngũ lãnh đạo nhạy bén sáng tạo, cuối năm 1990 Xí nghiệp đầu tư xây dựng dây chuyền sản xuất cột điện cao thế bằng phương pháp quay li tâm, công suất 5.000 cột / năm với số vốn 1.120 triệu đồng. Xí nghiệp đã nhập dàn quay li tâm,trang bị thêm 3 cầu trục và 5 máy trộn tông đồng thời mở rộng thêm 750 m 2 nhà xưởng nhằm nâng cao điều kiện làm việc, tăng năng suất lao động cũng như tăng chất lượng sản phẩm của Xí nghiệp. Đầu năm 1992, tỉnh cho sáp nhập Xí nghiệp Xi măng Ninh Xuân là doanh nghiệp nhà nước vào Xí nghiệp tông cấu kiện nhằm tháo gỡ khó khăn và giải quyết việc làm cho 120 công nhân đơn vị bạn. Năm 1992, nhận thấy sau 7 năm thực hiện đổi mới nền kinh tế thị trường, kinh tế nước ta có những bước phát triển vượt bậc, tuy nhiên cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng được những đòi hỏi cần thiết dể phát triển đất nước cũng như thu hút đầu tư nước ngoài vào Việt Nam. Trong khoảng thời gian này, thì nhu cầu về vật liệu xây dựng rất lớn đặc biệt là thép xây dựng vì tại thời điểm đó cả miền Bắc mới chỉ có nhà máy Gang thép Thái Nguyên, không những thế mà thép phế liệu trôi nổi trên thị trường không được sử dụng đúng mục đích . UBND tỉnh Ninh Bình đã cho đầu tư xây dựng một dây chuyền luyện cán thép công suất 3000 tấn/ năm và Xí nghiệp được đổi tên thành Công ty tông- Thép Ninh Bình theo quyết định số 499/ QĐ-UB ngày 10- 12- 1992 của UBND tỉnh Ninh Bình . Trong khoảng thời gian này Công ty đã được trang bị thêm 2 lò luyện thép, 2 cầu trục, máy cắt, máy hàn phục vụ cho phân xưởng luyện thép, 2 máy cán thép, 1 cầu trục và hệ thống sàn nguội, máy cắt phục vụ cho phân xưởng luyện thép. Cũng trong năm 1992, Công ty đã tận dụng cơ sở hạ tầng của đơn vị trực thuộc là Nhà máy xi măng Ninh Xuân mở rộng công ty ra sát đường quốc lộ I nhằm thuận tiện cho việc kinh doanh . Năm 1994, cải tạo, đầu tư chiều sâu, nâng công suất và chất lượng luyện cán thép xây dựng từ φ 6 đến φ 25 , công suất 10.000 tấn / năm. Trong khoảng thời gian này, Công ty được UBND tỉnh công nhận là Doanh nghiệp loại 1 dựa vào những đóng góp của Công ty vào ngân sách của Tỉnh và những bước tiến vượt bậc trong doanh thu của công ty cũng như thu nhập của người lao động. Năm 1999 tiếp tục đầu tư ,cải tạo dây chuyền luyện cán thép, nâng công suất cán thép từ 10.000 tấn / năm lên 15.000 tấn / năm . Năm 2001, Công ty lắp đặt thêm dàn quay li tâm và bổ sung thêm 1 cầu trục,5 máy trộn tông tăng sản lượng tông lên 6.000 m 3 / năm. Cũng trong năm Công ty được nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng lao động. Đây là phần thưởng xứng đáng ghi nhận những đóng góp của Công ty cho sự nghiệp phát triển Kinh tế – Xã hội của toàn tỉnh cũng như của cả nước. Năm 2002 , Đầu tư mở rộng dây chuyền sản xuất cột điện ly tâm, nâng năng lực sản xuất lên 15.000 cột /năm. Tăng Giá trị sản xuất công nghiệp lên 83.894 triệu đồng trong năm 2002. Đầu năm 2003, đầu tư chiều sâu cho dây chuyền luyện cán thép, nâng khả năng tự động hoá đối với công nghệ luyện thép là đáng kể, một mặt nâng cao chất lượng sản phẩm, mặt khác giảm nhẹ cường độ vất vả ở những nơi quá vất vả. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ- KỸ THUẬT CHỦ YẾU CỦA CÔNG TY. . Tính chất và nhiệm vụ sản xuất của công ty. Công ty sản xuất 2 loại sản phẩm chính là: - Sản xuất cấu kiện tông đúc sẵn : cột điện tông ly tâm, cột điện chữ H, chữ K, pa- nen, ống cống, cọc móng . Năng lực sản xuất hiện nay của phân xưởng tông là từ 1200 -> 1500 m 3 tông / tháng - Luyện cán thép xây dựng: Từ thép phế liệu đưa vào lò luyện theo phương pháp luyện hồ quang, rót thép nóng chảy vào khuân tạo thành phôi thép, phôi thép đạt tiêu chuẩn sẽ sản xuất ra thép CT 3 và CT5. Đưa phôi vào lò nung đến nhiệt độ khoảng 1300 o C , đưa vào máy cán để cán thành thép trơn CT3 và thép gai CT5 từ φ 6 đến φ 25 Ngoài ra Công ty còn có đội xây dựng chuyên thi công những công trình xây dựng dân dụng và phân xưởng Mộc. + sản xuất không ngừng tăng trưởng, bảo toàn và tăng trưởng được vốn + Đời sống công nhân luôn được cải thiện + Nghĩa vụ với nhà nước phải đầy đủ Đặc điểm lao động Với tổng số cán bộ công nhân viên 630 người tính đến tháng 4 năm 2004 trong đó: 45 người có trình độ đại học, 9 người có trình độ cao đẳng , 41 người có trình độ trung cấp.Thợ bậc 1 đến 3 là 353 người ,bậc4-5 là 236 người,bậc 6- 7 là 45 người.Tuổi đời bình quân 34,7 tuổi. Cán bộ công nhân nữ là 155 người chiếm 24%. Một đặc điểm dễ nhận thấy tại công ty là lao động nữ chiếm tỷ lệ rất thấp khoảng 24% còn lại đa phần là lao động nam. Sơ dĩ có điều này do việc sản xuất tông và cán thép đòi hỏi trình độ lao động khá phức tạp và cần nhiều đến yếu tố sức khỏe. Chính vì vậy làm lao động nữ ở Công ty rất thấp và phần lớn lao động nữ thuộc bộ phận sản xuất gián tiếp. Không những thế, cơ cấu lao động của công ty còn diễn ra tình trạng " " Thầy nhiều hơn thợ", thật vậy trong khi số lượng kỹ sư chiếm tới 9 % tổng số lượng lao động trong công ty thì số lượng trung cấp kỹ thuật- những lao động tay nghề bậc cao thì chỉ chiếm 7%. Đây là 1 thực trạng tiêu cực mà ban giám đốc công ty đang cố gắng điều chỉnh trong những năm tới. Nhận thức được vai trò quan trọng của lực lượng lao động trong việc thực hiện mục tiêu hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, Công ty đã xây dựng một hệ thống tuyển dụng lao động chặt chẽ do ban lãnh đạo và những cán bộ có kinh nghiệm trực tiếp kiểm tra thông qua hai phần thi lý thuyết và thực hành. Với hệ thống đó đã đảm bảo chất lượng lao động tại Công ty ngay từ đầu vào. Đặc điểm về nguồn cung ứng nguyên vật liệu 1.3.1. Nguyên vật liệu(NVL) để sản xuất cấu kiện tông: - Thép: Đưa từ phân xưởng cán thép sang,không phải mua . - Xi măng : Dùng Xi măng Nghi Sơn, Bỉm Sơn khoảng 4600 tấn/ năm . - Cát vàng : Nhập từ Thanh Hoá 7.500 m 3 / năm. - Đá 1x2 : Mua từ công ty Hệ Dưỡng khoảng 11.000 m 3 / năm . Nguyên vật liệu thu mua rất ổn định thuận tiện,không phảI dự trữ nhiều. 1.3.2. NVL để sản xuất Thép( Luyện, Cán thép ) - Thép phế: Là nguyên liệu chính để luyện thành phôi thép, phôi thép là nguyên liệu để cán thành thép xây dựng Mỗi tháng sử dụng từ 1200 đến 1700 tấn / tháng Thu mua từ 2 nguồn . Từ miền Nam: Vận chuyển bằng tàu, thuyền. . Từ miền Trung,miền Bắc vận chuyển bằng ô tô . Việc thu mua thép phế hiện nay tương đối khó khăn, giá cả không ổn định do giá thép trên thị trường thế giới cũng như trong nước biến đổi . - Vật liệu phụ: Các chất trợ dung như để luyện thép và khuân để đúc phôi thép . . Than Kíp-lê nhập từ Quảng Ninh bằng đường sắt khoảng 1800 tấn / năm . . Amiăng khoảng 4 tấn / năm . Đặc điểm về thị trường tiêu thụ và sức cạnh tranh; Do doanh nghiệp sản xuất 2 loại sản phẩm chủ yếu là cột điện tông ly tâm và thép xây dựng là những sản phẩm có đặc tính kinh tế- kỹ thuật khác nhau nên đặc đIểm về thị trường tiêu thụ của chúng có nhiều điểm khác nhau. 1.5.1. Thị trường tiêu thụ cột điện tông ly tâm. Đối với cột điện tông ly tâm thì thị trường rộng lớn do chính sách điện khí hoá nông thôn và miền núi nên sản phẩm sản xuất ra tiêu thụ ở cả trong tỉnh lẫn ngoài tỉnh,hầu hết là các tỉnh phía Bắc từ Quảng Ninh trở ra: Ninh Bình, Nam Định, Hà Nam, TháI Bình, Hà Nội, Hà Tây, Bắc Ninh, Bắc Giang, HảI Phòng, Hoà Bình… và còn cả 1 số tỉnh miền Trung như Thanh Hoá,Nghệ An… Hầu hết các sản phẩm cột điện bêtông lại được tiêu thụ ở xa: các tỉnh miền núi chiếm từ 70-80 % sản lượng, còn các tỉnh đồng bằng chỉ chiếm từ 20-30 % sản lượng đó là do các tỉnh miền núi chưa có điện ở 1 số vùng sâu, vùng xa nên được đầu tư xây dựng đường điện mới,do đó nhu cầu về cột điện cao. Tuy nhiên chính do đặc điểm thị trường rộng lớn không tập trung, lại chủ yếu ở các tỉnh miền núi đã gây khó khăn cho doanh nghiệp trong việc vận chuyển hành hoá đến tận chân công trình cho khách hàng bởi đội ngũ xe chuyên dùng còn thiếu, số lượng cần trục tông còn ít không đủ đáp ứng nhu cầu hiện tại. 1.5.2. Thị trường tiêu thụ thép. Thép được sản xuất ra, một phần sản lượng được dùng trong nội bộ công ty.Đó là phân xưởng tông mua thép trực tiếp từ phân xưởng luyện và cán thép là cốt trong quá trình sản xuất tông. Phần sản lượng còn lạI được tiêu thụ chủ yếu ở các tỉnh miền Bắc và Miền Trung như Ninh Bình, Nam Định, Hà Nam, Thanh Hoá,Nghệ An… Tuy nhiên thị trường sản phẩm thép của công ty đang bị thu hẹp do sự cạnh tranh quyết liệt của các doanh nghiệp sản xuất thép tư nhân trong tỉnh và các tỉnh lân cận, như doanh nghiệp Thép đặc biệt(Ninh Bình)và nhất là Công ty Thép Tam Điệp với số vốn đầu tư hơn 600 tỷ đồng, được trang bị công nghệ hiện đại của Italia. Đặc điểm về tài chính. Công ty tông- Thép Ninh Bình là 1 doanh nghiệp nhà nước do đó vốn sản xuất kinh doanh của công ty có chủ sở hữu là nhà nước. Do đó mặc dù doanh nghiệp là đơn vị hạch toán kinh doanh nhưng các chỉ số tài chính căn bản của công ty lại chịu sự điều tiết của đơn vị chủ quản mà cụ thể là Sở Xây dựng Ninh Bình. Hàng năm nhà nước cấp cho doanh nghiệp tổng lượng vốn khoảng trên 30 tỷ đồng( có thể biến động qua từng năm tuỳ thuộc vào tình hình thực tiễn) trong đó vốn lưu động khoảng 2,3 tỷ đồng, vốn kinh doanh gần 6 tỷ đồng, vốn cố định là trên 3 tỷ đồng. Nhiệm vụ của doanh nghiệp là phải bảo toàn và phát triển lượng vốn trên, phải thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ đối với nhà nước như nộp ngân sách, nộp thuế đồng thời phải tuân thủ các chỉ số kinh tế căn bản như chỉ số hiệu quả sử dụng vốn phải đạt trên 15, số vòng quay toàn bộ vốn phải đạt trên 2,1. . TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY BÊ TÔNG THÉP NINH BÌNH 1. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY Công ty Bê tông – Thép Ninh Bình là doanh nghiệp. tỉnh Ninh Bình đã cho đầu tư xây dựng một dây chuyền luyện cán thép công suất 3000 tấn/ năm và Xí nghiệp được đổi tên thành Công ty Bê tông- Thép Ninh Bình

Ngày đăng: 18/10/2013, 05:20