1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Độc tiểu thanh kí

2 2,5K 10
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 2
Dung lượng 53 KB

Nội dung

Tuần lễ: 14 Tiết số: 41 ĐỌC TIỂU THANH Nguyễn Du A. Mục tiêu bài học: Qua giờ học giúp học sinh: - Cảm hiểu về cuộc đời, số phận bất hạnh của nàng Tiểu Thanh. - Thấy được niềm cảm thương tha thiết của Nguyễn Du đối với Tiểu Thanh nói riêng và những kiếp tài hoa bạc mệnh nói chung. - Nhận ra tính hàm súc đa nghĩa của bài thơ. Biết phân tích thơ chữ Hán Đường luật. B. Phương tiện dạy học: Để HS tiện theo dõi, có thể viết bài thơ chữ Hán và bản dịch vào bảng phụ khổ to. C. Cách thức tiến hành: dùng phương pháp gợi mở, phát vấn, trao đổi thảo luận để khám phá chiều sâu ý nghĩa của bài thơ. D. Lên lớp: 1. Ổn định: (1’) Sĩ số, trang phục và vệ sinh lớp 2. Kiểm tra: (4’) Đọc thuộc lòng và phân tích hai câu tho mà em thích trong bài Nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm? 3. Bài mới:Bên cạnh tuyệt tác Truyện Kiều, Nguyễn Du còn được nhắc đến nhiều ở mảng thơ chữ Hán. Thơ chữ Hán của ông thường chất chứa nhiều tâm sự, những trăn trở về cuộc đời, về số phận con người. Trong đó, có niềm cảm thương da diết cho số phận của những người phụ nữ nhan sắc, tài hoa mà bạc mệnh, Bài thơ Độc Tiểu Thanh ký cũng nằm trong mạch đề tài, mạch cảm hứng chung ấy. TG Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt 5  Dựa và SGK, em hãy nêu vài nết về Tiểu Thanh ? I. Giới thiệu chung: 1. Vài nét về Tiểu Thanh: - Họ phùng, sống vào thời nhà Minh, TQ - Là người có tài và nhan sắc - Cuộc đời có nhiều éo le: + Làm lẽ và bị hành hạ đến chết khi mới 18 tuổi + Khi chết còn sót lại tập thơ và cũng bị đốt  Nêu cách hiểu về nhan đề của bài thơ? 2. Nhan đề: Có hai cách giải thích về "Tiểu Thanh kí" như sau: - Tập thơ của nàng Tiểu Thanh - Tên truyện viết về nàng Tiểu Thanh 7 Cảnh trong câu thơ đầu thay đổi như thế nào? Biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng?  Cảnh ở Tây Hồ thay đổi khốc liệt như vậy nó gợi lên điều gì? Thể hiện tâm trạng nào của Nguyễn Du? II. Đọc – hiểu văn bản 1. Hai câu đề - Cảnh thay đổi: vườn hoa ngày xưa đẹp rực rỡ nhưng nay đã thành gò hoang, tàn lụi -> Nghệ thuật đối lập - Cảnh thay đổi gợi: + Sự biến đổi kinh hoàng của cuộc đời dâu bể. + Số phận mong manh của những kiếp hồng nhan - Tâm trạng: ngậm ngùi trước sự biến đổi dữ dội của cảnh vật và thời cuộc - Bản dịch chưa sát: + Độc điếu: một mình viếng, -> Nguyễn Du là người cô đơn TG Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt  Giữa Nguyễn Du và Tiểu Thanh có sự gặp gỡ nhau về cái gì? + Nhất chỉ thư: một tập sách-> Tiểu Thanh cô đơn bất hạnh - Có sự đồng điệu về tâm hồn, sự cảm thông, chia sẻ lẫn nhau 7  Son phấn, văn chương tượng trưng cái gì của Tiểu Thanh? Từ hận, vương thể hiện điều gì? Ý câu thơ có trách móc không? Trách móc ai và trách móc điều gì? 2. Hai câu thực - Son phấn: + Nhan sắc của T.Thanh + Có thần, linh thiêng -> hận người đời, tàn nhẫn - Văn chương: + Tài năng của T.Thanh + Vương: thương tiếc tài năng bị trù dập - Ý thơ trách móc người vợ cả, trách móc XHPK không tôn trọng cái đẹp mà quay lưng trù dập cái đẹp 7  Theo em, nỗi hờn kim cổ là nỗi hờn nào? Lời thơ như thế nào?  Từ cuộc đời của T.Thanh, tác giả nghĩ gì về mình? Vì sao? 3. Hai câu luận - Nỗi hờn kim cổ là nỗi hờn vô lí từ xưa đến nay: hễ là người có tài thì bị xã hội thù ghét (Tài mệnh tương đố) - Lời thơ thể hiện sự bế tắc, bất lực không tìm thấy câu trả lời - Từ cuộc đời của Tiểu Thanh tác giả: + Tự thương chính bản thân mình + Tự cho mình là người cùng cảnh ngộ với TT. Vì ND cũng là người thông minh, tài ba nhưng sớm phải chịu nhiều bất hạnh trong cuộc đời 7  Hai câu cuối thể hiện băn khoăn nào của ND? Qua đó toát lên điều gì?  Qua hai câu thơ cuối này, ND thể hiện mong muốn gì của mình với người đời sau ?  Nếu được trả lời câu hỏi này và để làm cho ND vui lòng thì em sẽ trả lời như thế nào? 4. Hai câu kết - Băn khoăn: TT chết 300 năm sau có ND khóc than. Nhưng sau này ND chết, không biết có ai khóc cho ND không -> Cuộc đời thiếu những tri âm, tri kỉ - Mong ước: mai sau có người đồng cảm với cuộc đời và trân trọng sự nghiệp văn chương của nhà thơ - Không phải đến 300 hay 1000 năm sau, mà ngay bây giờ chúng em đang hướng về cụ và cụ sẽ mãi mãi trong lòng người dân Viêt Nam 2  Theo em nội dung cốt lõi của bài thơ “Đọc Tiểu Thanh kí” là gì? III. Tổng kết: - Lòng thương cảm của ND đối với những người bất hạnh trong xã hội. Niềm mong ước được sự cảm thông, trân trọng của người đời 4. Củng cố:(3'): - Nhấn mạnh các nội dung đã học - Cho HS đọc phần ghi nhớ trong SGK 5. Dặn dò: (2') - Học bài và học thuộc lòng phần phiên âm và dịch thơ - Chuẩn bị bài PC NNSH . Có hai cách giải thích về " ;Tiểu Thanh kí& quot; như sau: - Tập thơ của nàng Tiểu Thanh - Tên truyện viết về nàng Tiểu Thanh 7 Cảnh trong câu thơ đầu. Tiết số: 41 ĐỌC TIỂU THANH KÍ Nguyễn Du A. Mục tiêu bài học: Qua giờ học giúp học sinh: - Cảm hiểu về cuộc đời, số phận bất hạnh của nàng Tiểu Thanh. - Thấy

Ngày đăng: 18/10/2013, 05:11

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w