demarketing điện
A. lý do chọn điện làm demarketing. Điện lực – đó chính là dòng máu của nền công nghiệp. Tuy nhiên, việc sản xuất và tiêu thụ điện tại Việt Nam còn gặp nhiều bất cập. Bài viết sau xin được giới thiệu một số nét chính về tình trạng này. I. thực trạng sử dụng điện của Việt Nam 1. Tiềm năng Việt Nam là quốc gia sở hữu nguồn tài nguyên nước phong phú, tiêu biểu là dòng chảy của sông MeKong. Tiềm năng phát triển của thủy điện là rất lớn. Đặc biệt , địa hình đồi núi dốc ở miền bắc tạo lợi thế cho vùng này phát triển thủy điện. Tuy nhiên, lượng điện sản xuất do thuỷ điện lại chịu ảnh hưởng rất lớn từ lượng mưa hàng năm nên việc sản xuất thuỷ điện tại Việt Nam khó có thế chủ động. Để đáp ứng nhu cầu sản xuất trong nước, việc xây những nhà máy nhiệt điện hay điện hạt nhân là yêu cầu cấp bách. Chính phủ Việt Nam nắm bắt được nguy cơ này và đang tích cực đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng sản xuất điện. 2. Cơ cấu điện lực tại Việt Nam Ngành kinh doanh điện ở Việt Nam là 1 ngành độc quyền(IPP) dưới sự quản lý tập trung bởi Tập đoàn điện lực quốc gia (EVN). Điện được cung cấp dựa vào việc các công ty điện tư nhân bán điện cho EVN. Cơ cấu điện lực ở Việt Nam là nhiệt điện chiếm khoảng 60%, tiếp theo là thủy điện chiếm khoảng 40%. Trong khi đó tỉ lệ phụ thuộc vào thủy điện của Nhật Bản chỉ khoảng 10%, bình quân của thế giới khoảng 12-13%. Từ đó có thể nói tỉ lệ phụ thuộc vào thủy điện của Việt Nam là rất cao. Tương lai, Việt Nam đặt ra phương châm từng bước kìm hãm sự phụ thuộc vào thủy điện, đồng thời nâng cao tỉ lệ điện năng khác. Theo kế hoạch của ngành điện vào năm 2020 dự kiến tỉ lệ phụ thuộc vào thủy điện sẽ giảm xuống mức 28.5%, nhiệt điện là 56.9% và điện nhập khẩu từ các nước khác là 5.8%. 3. Nhu cầu điện trong sản xuất công nghiệp Những năm gần đây, tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam đạt mức cao, điều này làm mức sống người dân tăng lên nhưng cũng khiến nhu cầu điện tăng mạnh theo từng năm, đôi lúc vượt quá khả năng cung cấp hiện tại. Cơ cấu tiêu thụ điện tại Việt Nam như sau : ngành công nghiệp và kiến trúc chiếm khoảng 51% ; sinh hoạt 40%; thương nghiệp và dịch vụ 5%; nông nghiệp, thủy sản 1% và còn lại là 3%. Kéo theo việc tăng trưởng kinh tế là sự chuyển đổi từ nền kinh tế lấy nông nghiệp là trọng tâm sang nền kinh tế công nghiệp, dịch vụ. Cùng với đó là nhu cầu xây dựng khu công nghiệp và nhà máy của công ty nước ngoài cho nên nhu cầu điện trong công nghiệp ngày càng gia tăng. Mức sống được cải thiện làm thúc đẩy mạnh mẽ nhu cầu sử dụng điện cá nhân. Thời điểm hiện tại ở Việt Nam lượng tiêu thụ điện trong 1 năm của 1 người trung bình là 800 KW, đến năm 2020 con số này có thể sẽ lên tới 2000 KW ( Số liệu từ cục thống kê) . Theo dữ liệu thống kê được, bình quân mỗi năm lượng điện sản xuất tăng khoảng 13% nhưng nhu cầu điện của Việt Nam được dự đoán mỗi năm tăng khoảng 16- 17%, vì thế ngành công nghiệp sản xuất điện sẽ nhanh chóng rơi vào tình trạng cung không đáp ứng cầu. Ngoài ra, sự lão hóa của thiết bị truyền điện và thiết bị phát điện dẫn đến tình trạng tỉ lệ tốn thất điện năng cao là một trong những vấn đề mà ngành điện Việt Nam đang gặp phải. 4 . Tình trạng thiếu điện của Việt Nam Theo tính toán quy hoạch phát triển năng lượng quốc gia, trong giai đoạn 2010- 2020 nước ta sẽ mất cân đối giữa khả năng cung cấp và nhu cầu sử dụng nguồn điện năng. Từ một nước xuất khẩu thành nước nhập khẩu năng lượng. Trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp, xây dựng dân dụng và giao thông vận tải tình trạng lãng phí điện là rất lớn. Năng lượng tiêu hao cho một đơn vị sản phẩm ở nhiều ngành công nghiệp của Việt Nam cao hơn Thái Lan và Malaysia khoảng 1,5- 1,7 lần. Chỉ tính riêng các khu công nghiệp- khu chế xuất (KCN- KCX) ở thành phố Hồ Chí Minh thì lượng điện tiêu thụ chiếm gần 20% sản lượng điện tiêu thụ toàn thành phố. Có thể nói, lượng tiêu thụ điện ở KCN- KCX là khá lớn, ảnh hưởng trực tiếp đến lượng điện năng của thành phố. Nguyên nhân chủ yếu là do trang thiết bị của các doanh nghiệp cũ kỹ làm tiêu hao năng lượng trong quá trình sản xuất. Theo đánh giá của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) thì việc sử dụng lãng phí điện năng hiện nay đã đến mức báo động. Đặc biệt là ở các công ty, cơ quan nhà nước như: không tắt đèn, quạt khi ra ngoài, để điều hòa ở nhiệt độ thấp hơn 25 độ C. Hệ thống đèn chiếu sáng công cộng ở một số nơi còn sử dụng bóng đèn thủy ngân cao áp, đây là loại đèn có hiệu suất thấp nhưng tiêu hao năng lượng rất lớn. Lượng điện hoang phí còn phải kể đến đèn của các nhà hàng, khách sạn hay các biển quảng cáo trên cả nước. Từ một nước xuất khẩu năng lượng nhưng đến năm 2009, nước ta đã phải nhập khẩu điện lên 4,84% năm 2009 . Thực trạng đó đã đặt ra nhiều thách thức cho các ngành chức năng là làm thế nào để giảm tải lượng điện năng tiêu thụ, đảm bảo và duy trì nguồn điện ổn định cho các lĩnh vực. 3 nguyên nhân chính khiến Việt Nam thường xuyên rơi vào tình trạng thiếu điện chính là: a. Tỷ lệ phụ thuộc vào thuỷ điện quá lớn b. Sự trì trệ trong quản lý xây dựng các dự án nhà máy phát điện mới c. Tình trạng độc quyền của EVN Ngoài ra, một nguyên nhân khác phải kể đến đó là tình trạng tiêu thụ điện bừa bãi, không tiết kiệm của người dân trong bối cảnh giá điện tại Việt Nam còn thấp so với khu vực khi chỉ bằng 1/3 so với giá bán của Thái Lan hay Cambodia. Điều này khiến nhu cầu tiêu thụ điện ngày càng tăng. Để đối phó với tình trạng này, những năm gần đây EVN áp dụng biện pháp cắt điện luân phiên, nhưng biện pháp này cũng không làm giảm đáng kể được những tổn thất kinh tế do tình trạng thiếu điện gây nên. Nó làm giảm mức hấp dẫn của Việt Nam trong con mắt những nhà đầu tư nước ngoài. II. lợi ích khi tiết kiệm điện - chương trình hành động quan trọng của đất nước, nhằm đảm bảo nguồn năng lượng điện phục vụ cho sản xuất, duy trì sự phát triển kinh tế. - Có thể nói, nếu thực hiện TKĐ một cách hợp lý thì mỗi gia đình sẽ giảm một phần chi tiêu trong ngày. Ngoài ra, TKĐ còn góp phần đảm bảo nhu cầu sử dụng điện ổn định, hạn chế cắt điện luân phiên tại mỗi khu vực dân cư. - Đối với nhà máy, xí nghiệp: giảm chi phí năng lượng, tăng năng suất sản xuất, nâng cao chất lượng hàng hoá, giảm giá thành, tăng lợi nhuận, tăng tính cạnh tranh. - Đối với quốc gia: giảm nhập khẩu năng lượng, tiết kiệm nguồn tài nguyên quốc gia. - Đối với toàn cầu: giảm phát thải khí nhà kính, duy trì và ổn định môi trường bền vững. từ thực trạng sử dụng điện lãng phí và lợi ích là vô cùng lớn khi tiết kiệm điện nên nhóm chúng tôi chọn đề tài này. III) giới thiệu về công ty Tập đoàn Điện lực Việt Nam (tên giao dịch quốc tế là Vietnam Electricity, viết tắt là EVN) là một doanh nghiệp nhà nước của Việt Nam kinh doanh đa ngành. Trước tháng 9 năm 2006, tập đoàn này chính là Tổng công ty Điện lực Việt Nam, một tổng công ty nhà nước do trung ương quản lý. Trụ sở chính của tập đoàn nằm tại số 18 phố Trần Nguyên Hãn, phường Lý Thái Tổ, quận Hoàn Kiếm, TP Hà Nội. Tên gọi: - Tên gọi đầy đủ: Tập đoàn Điện lực Việt Nam. - Tên giao dịch: Tập đoàn Điện lực Việt Nam. - Tên giao dịch quốc tế: Vietnam Electricity; - Tên gọi tắt: EVN. Lĩnh vực hoạt động Lĩnh vực kinh doanh chính là sản xuất, truyền tải và xuất nhập khẩu điện năng. Tập đoàn xây dựng nhà máy phát điện, hệ thống điện lưới phân phối đến các hộ dân, điều hòa điện lưới quốc gia, xuất và nhập khẩu điện năng với các nước láng giềng như Trung Quốc và Lào, đảm bảo thực hiện kế hoạch cung cấp điện theo yêu cầu của chính phủ Việt Nam. * Loại hình doanh nghiệp: Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Đường dây 500 kV Bắc - Nam mạch 2 (Ảnh: Ngọc Hà - TTXVN) Tập đoàn Điện lực Việt Nam có ngành, nghề kinh doanh chính là: Sản xuất, truyền tải, phân phối và kinh doanh mua bán điện năng; chỉ huy điều hành hệ thống sản xuất, truyền tải, phân phối và phân bổ điện năng trong hệ thống điện quốc gia; xuất nhập khẩu điện năng; đầu tư và quản lý vốn đầu tư các dự án điện; quản lý, vận hành, sửa chữa, bảo dưỡng, đại tu, cải tạo, nâng cấp thiết bị điện, công trình điện; thí nghiệm điện Là một công Tập đoàn Điện lực Việt Nam ,vây thi tai sao Điện lực Việt nam lại khuyến khích người dân hạn chế sử dụng điện ? Nguyên nhân là do sau nhiều năm hoạt động, mặc dù là công ty độc quyền kinh doanh về điện và có số lợi tức lớn, nhưng EVN vẫn không thể đảm bảo cung cấp đủ nguồn điện cho dân sử dụng, dẫn tới việc cắt điện thường xuyên tại các thành phố trên diện rộng, đặc biệt vào mùa hè IV)xét về đối tượng sử dụng điện hộ gia đình,cơ quan doanh nghiệp,các cơ sở kinh doanh và chế biến . V) vì sao các biện pháp tiết kiệm điên vẫn đang được triển khai nhưng hiện nay mưc tiêu thụ điện vẫn ngày một gia tăng Như ta đã biết thì việc sử dụng điện là nhu cầu không thể thiếu trong đời sống sinh hoạt,sản xuất ,kinh doanh ,đây là nguồn năng lượng cần thiết đối với sự phát triển kinh tế ,xã hội : Như vậy nhu cầu sử dụng điện trong hã hội ngày càng tăng do : - Đời sống xã hội của người dân ngày một gia tăng nên nhu cầu sử đụng điện vào các thiết bị hỗ trợ cho sinh hoạt hằng ngày ngày một gia tăng ( tủ lạnh,tivi,máy giặt,máy nước nóng lạnh .) -Hoạt động sản xuất kinh doanh đồi hỏi phải sử dụng điện,không có điện sẽ khó có thể tiến hành sản xuất,dẫn đến không sản xuất được,Do vậy doanh nghiệp càng phát triển thi việc sử đụng điện ngày càng nhiều -Người dân chưa có hiểu biết về các thiết bị tiết kiệm điện,cũng như máy móc giúp tiết kiệm điện.Cũng như cách sử dụng máy móc thiết bị điện sao cho tiết kiệm nhất:Theo nhận định "TS Nguyễn Văn Khải cho rằng người dân hầu như vẫn chưa có ý thức tiết kiệm điện triệt để, thậm chí vô tình gây lãng phí điện bằng việc mua các thiết bị điện rẻ tiền, thiết bị tái sử dụng hoặc chưa sử dụng điện đúng cách." VI )đánh giá của hộ gia đình,doanh nghiệp và cơ sở sản xuất kinh doanh về việc sử dụng điện và tiết kiệm điện : -Mặc dù họ chưa có y thức cao về việc tiết kiệm điện nhưng khi nhà nước tuyên truyền các chính sách tiết kiệm điện thì họ rất hương ứng trong việc tiết kiệm điện Một vài ý kiến của người sư dụng điện : Chị Đỗ Thị Xuyến, xã Kim Phú (Yên Sơn) cho biết: “Tôi thường nghe nhiều thông tin về TKĐ trên báo, đài nên nhiều tháng nay, gia đình tôi chủ động thực hành TKĐ bằng nhiều biện pháp như lắp bóng đèn compac thay thế bóng đèn sợi đốt, chỉ dùng máy giặt khi có đủ lượng quần áo để giặt và chỉ dùng chế độ giặt nước nóng khi thật cần thiết, khi ra ngoài mọi người đều tắt hết các thiết bị chiếu sáng . Nhờ thế mà mỗi tháng, gia đình tôi tiết kiệm được từ 100 - 200 nghìn đồng tiền điện. Thời gian gần đây, không chỉ gia đình tôi mà nhiều gia đình khác trong xã Kim Phú rất tự giác trong TKĐ”. -Bên cạnh các hộ gia đình hưởng ứng thì các doanh nghiệp cũng rất hưởng ứng về việc sử dụng điện sao cho hiểu quả,sao cho tiết kiệm nhất B. Động thái của EVN 1. sản phẩm điện Điện là sản phẩm không thể thiếu đối với hầu hết hộ gia đình. Điện được sản xuất trực và tiêu thụ cùng một lúc, không dự trữ, tồn kho. Ở Việt Nam,có rất nhiều nhà máy sản xuất điện: nhà máy thủy điện, nhà máy nhiệt điện, nhà máy điện hạt nhân, … Các nhà máy thủy điện ở VN T T Tên Công suất lắp máy (MW) Tỉnh Đang vận A hành 1 Hòa Bình 1920 Hòa Bình 2 Thác Bà 108 Yên Bái 3 Yali 720 Gia Lai 4 Đa Nhim 160 Lâm Đồng 5 Hàm Thuận 300 Lâm Đồng 6 Đa Mi 175 Lâm Đồng 7 Thác Mơ 150 Bình Phước 8 Trị An 400 Đồng Nai B Đang xây dựng 1 Tuyên Quang 342 Tuyên Quang 2 Bản Chát 220 Lai Châu 3 Huội Quảng 520 Sơn La 4 Sơn La 2400 Sơn La 5 Bản Vẽ 300 Nghệ An 6 A Vương 210 Quảng Nam 7 Kanak-An Khê 173 Gia Lai 8 Sông Tranh 2 190 Quảng Nam 9 Sông Ba Hạ 220 Phú Yên 1 0 Đại Ninh 300 Lâm Đồng 1 1 Plei Krông 110 Kontum 1 2 Sêsan 3 260 Gia Lai 1 3 Sêsan 4 330 Gia Lai 1 4 Srêpok 3 220 Đắc Lắc 1 5 Buôn Kuôp 280 Đắc Lắc 1 6 Đồng Nai 3 240 Lâm Đồng 1 7 Đồng Nai 4 270 Lâm Đồng C Chuẩn bị 1 Nho Quế 3 135 Hà Giang 2 Lai Châu 1200 Lai Châu 3 Nam Chien 210 Sơn La 4 Trung Sơn 250 Thanh Hoá 5 Khe Bố 100 Nghệ An 6 Hủa Na 180 Nghệ An 7 A Sap 150 Thừa Thiên Huế 8 Sông Bùng 2 100 Quảng Nam 9 Sông Bùng 4 145 Quảng Nam 1 0 Đakmi 1 200 Quảng Nam 1 1 Đakmi 4 140 Quảng Nam 1 2 Thượng Kontum 260 Kontum D. Qui hoạch 1 Đông Phù Yên 1200 Sơn La 2 Bác Ái 1050 Ninh Thuận Nhà máy thủy điện Hòa Bình