1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Kiem tra Học ky I

3 88 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 3
Dung lượng 44,5 KB

Nội dung

PHÒNG GDDT GIO LINH ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ MỘT TRƯỜNG THCS TRUNG SƠN MÔN LỊCH SỬ LỚP 9 Năm học: 2008- 2009 ĐỀ RA: Câu 1: Hoàn cảnh thành lập, nguyên tắc, và mục tiêu hoạt động của ASEAN ? (2đ) Câu 2: Sau chiến tranh thế giới thứ hai, nền kinh tế nhật bản phát triển “ thần kì” như thế nào ? (3đ) Câu 3: Nêu tóm tắt các xu hướng của thế giới sau “Chiến tranh lạnh”? (1,5đ) Câu 4: Xã hội Việt Nam sau chiến tranh thế giới thứ nhất đã phân hoá như thế nào ? (3,5Đ) ĐÁP ÁN Câu 1: (2đ) * Hoàn cảnh thành lập: - Sau khi giành độc lập một số nước Đông Nam Á có nhu cầu hợp tác phát triển, đồng thời hạn chế ảnh hưởng các cường quốc bên ngoài nên chủ trương thành lập một tổ chức liên minh khu vực .(0,5đ) - Ngày 8/8/1967, tại thủ đô Băng cốc (Thái Lan) Hiệp hội các nước Đông Nam Á(ASEAN) được thành lập với sự tham gia của 5 nước: Indonexia, Thái Lan, Malaixia, Philipin, Xingapo.(0,5đ) *Nguyên tắc hoạt động: - Tôn trọng độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào nội bộ của nhau. (0,25đ) - Giãi quyết mọi tranh chấp bằng phương pháp hoà bình . (0,25đ) - Hợp tác và phát triển. (0,25đ) * Mục tiêu hoạt động: - Phát triển kinh tế và văn hoá, thông qua sự hợp tác hoà bình ổn định giữa các thành viên (0,25đ) Câu 2: (3đ) * Sau chiến tranh thế giới thứ hai nền kinh tế Nhật Bản bị tàn phá nặng nề, nhờ những cải cách dân chủ đã mang lại luồng không khí mới, là nhân tố quan trọng giúp Nhật Bản phát triển mạnh mẽ sau này. (0,5đ) * Khi Mĩ tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược Triều Tiên (6/1950) nền kinh tế Nhật Bản phát triển mạnh mẽ được coi là “ngọn gió thần” đối với kinh tế Nhật Bản. (0,5đ) * Bước sang những năm 60 của thế kĩ XX khi Mĩ sa lầy ở chiến tranh Việt Nam, nền kinh tế Nhật Bản có cơ hội mới để đạt được sự tăng trưởng “thần kỳ” vượt qua Tây âu đứng hàng thứ hai trong thế giới TBCN. (0,5đ) * Thành tựu: (1đ) - Tổng sản phẩm quốc dân, năm 1950 đạt 20 tỷ USD bằng 1/17 của Mĩ. Đến 1968 đạt 183 tỷ USD ( Mĩ là 830 tỷ USD). - Thu nhập bình quân đầu người (1990) là 23796 USD, vượt Mĩ và đứng hàng thứ hai thế giới sau Thuỵ Sỹ. - Công nghiệp: 1950- 1960: tốc độ tăng trưởng bình quân là 15 %/năm. 1961- 1970: 13,5 %. - Nông nghiệp: Tự túc được 80% lương thực, 2/3 nhu cầu sữa, thịt. đánh cá đứng thứ hai thế giới -Từ những năm 70 của thế kỷ XX, Nhật Bản trở thành một trong ba trung tâm kinh tế- tài chính của thế giới. (0,5đ) Câu 3: (1,5đ) * Sau khi Mĩ và Liên Xô tuyên bố chấm dứt “chiến tranh lạnh” (12/1989) tình hình thế giới có nhiều chuyển biến theo các xu hướng sau: - Xu thế hoà hoãn, hoà dịu trong quan hệ quốc tế .(0,25đ) - Trật tự thế giới hai cực I-An-ta tan rã, thế giới đang tiến tới xác lập một trật tự thế giới mới đa cực nhiều trung tâm .(0,25đ) - Hầu hết các nước đều ra sức điều chỉnh chiến lược phát triển lấy kinh tế làm trung tâm.(0,25đ) - Tuy nhiên ở nhiều khu vực còn diễn ra xung đột quân sự, hoặc nội chiến, xung đột tôn giáo, sắc tộc, khủng bố .(0,25đ) • Tuy nhiên, xu thế chung của thế giới ngày nay vẫn là hoà bình, ổn định, hợp tác, và phát triển kinh tế .(0,5đ) Câu 4: (3,5đ) Do việc đẫy mạnh khai thác và bốc lột, sau chiến tranh thế giới thứ nhất, xã hội Việt Nam có sự phân hoá sâu sắc: (0,5đ) - Giai cấp địa chủ phong kiến: Cấu kết chặt chẻ hơn với thực dân Pháp, tăng cương bốc lột và đàn áp chính trị với nông dân, chỉ có một bộ phận địa chủ vừa và nhỏ có tinh thần yêu nước .(0,5đ) - Tầng lớp tư sản ngày càng đông, nhưng phải đến mấy năm sau chiến tranh, Giai cấp tư sản mới ra đời . chia thành hai bộ phận: Tư sản mại bản và tư sản dân tộc (0,5đ) - Tầng lớp tiểu tư sản cũng tăng nhanh về số lượng .(0,5đ) - Giai cấp nông dân chiếm trên 90 % dân số, bị thực dân ,phong kiến áp bức bốc lột .là lực lượng đông đảo và hăng hái nhất của cách mạng .(0,75đ) - Giai cấp công nhân sau chiến tranh cũng tăng nhanh về số lượng, sống tập trung trong những khu công nghiệp .giai cấp công nhân có những đặc điểm riêng; bị ba tầng áp bức: Thực dân, phong kiến, tư sản người Việt; có quan hệ tự nhiên gắn bó với giai cấp nông dân, kế thừa truyền thống anh hùng bất khuất của dân tộc. Trên cơ sở đó giai cấp công nhân nhanh chống vươn lên nắm quyền lãnh đạo cách mạng của nước ta. (0,75đ). HẾT . Băng cốc (Th i Lan) Hiệp h i các nước Đông Nam Á(ASEAN) được thành lập v i sự tham gia của 5 nước: Indonexia, Th i Lan, Malaixia, Philipin, Xingapo.(0,5đ). nghiệp .giai cấp công nhân có những đặc i m riêng; bị ba tầng áp bức: Thực dân, phong kiến, tư sản ngư i Việt; có quan hệ tự nhiên gắn bó v i giai cấp

Ngày đăng: 18/10/2013, 00:11

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w