Việc phân tích hiện trạng và biến đông sử dụng đất gắn với tình hình phát triển kinh tế xã hội nhằm chỉ ra được các nguyên nhân gây biến động sử dụng đất, xu thế biến động sử dụng đất, t
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
-
Đoàn Thanh Hải
PHÂN TÍCH HIỆN TRẠNG VÀ ĐÁNH GIÁ BIẾN ĐỘNG
SỬ DỤNG ĐẤT GIAI ĐOẠN 2010 - 2018 PHỤC VỤ ĐỊNH HƯỚNG
KHAI THÁC SỬ DỤNG HỢP LÝ TÀI NGUYÊN ĐẤT
HUYỆN NHÀ BÈ, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC
Hà Nội, 2020
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
-
Đoàn Thanh Hải
PHÂN TÍCH HIỆN TRẠNG VÀ ĐÁNH GIÁ BIẾN ĐỘNG
SỬ DỤNG ĐẤT GIAI ĐOẠN 2010 - 2018 PHỤC VỤ ĐỊNH HƯỚNG
KHAI THÁC SỬ DỤNG HỢP LÝ TÀI NGUYÊN ĐẤT HUYỆN
NHÀ BÈ, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Chuyên ngành: Quản lý đất đai
Mã số: 8850103.01
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nhữ Thị Xuân
XÁC NHẬN HỌC VIÊN ĐÃ CHỈNH SỬA THEO QUYẾT NGHỊ CỦA HỘI ĐỒNG
CHẤM LUẬN VĂN THAC SĨ
Giáo viên hướng dẫn Chủ tịch hội đồng chấm luận văn
thạc sĩ khoa học
PGS.TS Nhữ Thị Xuân PGS.TS Phạm Quang Tuấn
Hà Nội, 2020
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chƣa từng đƣợc ai công bố trong bất kỳ luận văn nào khác
Tôi xin cam đoan rằng các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã đƣợc chỉ rõ nguồn gốc
Tác giả luận văn
Đoàn Thanh Hải
Trang 4MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC 1
DANH MỤC HÌNH 4
DANH MỤC BẢNG 5
MỞ ĐẦU 6
Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 10
1.1 Tổng quan các công trình nghiên cứu 10
1.1.1 Các công trình nghiên cứu biến động sử dụng đất theo hướng
sử dụng hợp lý tài nguyên phục vụ phát triển bền vững 10
1.1.2 Các công trình liên quan tới khu vực nghiên cứu 16
1.2 Cơ sở lý luận sử dụng hợp lý đất đai 16
1.2.1 Các vấn đề liên quan tới nghiên cứu, đánh giá hiện trạng,
biến động và quy hoạch sử dụng đất 16
1.2.2 Cơ sở lý luận về sử dụng hợp lý đất đai 25
1.3 quan điểm và phương pháp nghiên cứu 30
1.3.1.Quan điểm nghiên cứu 30
1.3.2 Phương pháp nghiên cứu 30
Chương 2 PHÂN TÍCH HIỆN TRẠNG VÀ BIẾN ĐỘNG SỬ DỤNG
TÀI NGUYÊN ĐẤT HUYỆN NHÀ BÈ GIAI ĐOẠN NĂM 2010 - 2015
VÀ 2015 - 2018 33
2.1 Khái quát điều kiện tự nhiên khu vực nghiên cứu 33
2.1.1 Vị trí địa lý 33
2.1.2 Địa hình 34
2.1.3 Địa chất công trình 34
2.1.4 Khí hậu 34
2.1.5 Thủy văn 35
Trang 52.2 Thực trạng phát triển kinh tế -xã hội khu vực nghiên cứu 35
2.3 Phân tích hiện trạng sử dụng đất huyện nhà bè 38
2.3.1 Hiện trạng sử dụng đất năm 2010 38
2.3.2 Hiện trạng sử dụng đất năm 2015 42
2.3.3 Hiện trạng sử dụng đất năm 2018 46
2.4 Phân tích biến động sử dụng đất giai đoạn 2010 - 2015 và 2015 - 2018 của huyện nhà bè 49
2.4.1 Giai đoạn 2010 - 2015 49
1) Biến động sử dụng đất giai đoạn 2010-2015 49
2) Những vấn đề tồn tại chủ yếu trong sử dụng đất
giai đoạn 2010-2015 55
2.4.2 Giai đoạn 2015 - 2018 55
1) Biến động sử dụng đất giai đoạn 2015 - 2018 55
2) Những vấn đề tồn tại chủ yếu trong sử dụng đất
giai đoạn 2015-2018 60
2.4.3 Những nguyên nhân chủ yếu liên quan đến biến động sử dụng
đất các giai đoạn 2010 - 2015 và 2015 - 2018 61
Chương 3 ĐỀ XUẤT ĐỊNH HƯỚNG KHAI THÁC SỬ DỤNG HỢP LÝ TÀI NGUYÊN ĐẤT HUYỆN NHÀ BÈ ĐẾN NĂM 2030 63
3.1 Phương hướng, mục tiêu phát triển kinh tế xã hội huyện nhà bè đến năm 2030 63
3.1.1 Phương hướng phát triển 63
3.1.2 Mục tiêu phát triển 65
3.2 Đề xuất định hướng sử dụng đất huyện nhà bè đến năm 2030 67
3.2.1 Đất nông nghiệp 67
3.2.2 Đất phi nông nghiệp 68
Trang 63.3 Các giải pháp nhằm khai thác sử dụng hợp lý đất đai huyện nhà bè 69
3.3.1 Các giải pháp bảo vệ, cải tạo đất và bảo vệ môi trường 69
3.3.2 Các giải pháp tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch
sử dụng đất 71
3.3.3 Giải pháp về nguồn lực và vốn đầu tư 71
3.3.4 Giải pháp về khoa học, công nghệ 72
3.3.5 Các giải pháp về quản lý hành chính 72
3.3.6 Giải pháp về tổ chức thực hiện 73
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 74
TÀI LIỆU THAM KHẢO 76
Trang 7DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1 Sơ đồ - vị trí huyện Nhà Bè, thành phố Hồ Chí Minh
(nguồn Google Earth năm 2019) 33
Hình 2.2: Biểu đồ thể hiện cơ cấu các nhóm đất của huyện Nhà Bè
(năm 2010) 38
Hình 2.3: Biểu đồ thể hiện cơ cấu các nhóm đất của địa bàn huyện Nhà Bè 42
Hình 2.4: Biểu đồ thể hiện cơ cấu các nhóm đất của địa bàn huyện Nhà Bè 47
Hình 2.5: Biểu đồ so sánh các nhóm đất giữa năm 2010 và năm 2015
của huyện Nhà Bè 50
Hình 2.6: Biểu đồ so sánh các nhóm đất giữa năm 2015 và năm 2018
của huyện Nhà Bè 56
Trang 8DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Cơ cấu sử dụng đất huyện Nhà Bè năm 2010 38
Bảng 2.2: hiện trạng sử dụng đất trên địa bàn huyện Nhà Bè (năm 2010) 39
Bảng 2.3: Cơ cấu sử dụng đất huyện Nhà Bè năm 2015 42
Bảng 2.4: hiện trạng sử dụng đất trên địa bàn huyện Nhà Bè (năm 2015) 43
Bảng 2.5: hiện trạng sử dụng đất trên địa bàn huyện Nhà Bè (năm 2018) 46
Bảng 2.6: So sánh cơ cấu các nhóm đất giữa năm 2010 và năm 2015
của huyện Nhà Bè 49
Bảng 2.7: Biến động các loại đất giai đoạn 2010-2015 50
Bảng 2.8: So sánh cơ cấu các nhóm đất giữa năm 2015 và năm 2018
của huyện Nhà Bè 55
Bảng 2.9: Biến động các loại đất giai đoạn 2015-2018 56
Bảng 3.1 Dự báo sử dụng đất đến năm 2030 67
Trang 9MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài luận văn
Luật đất đai 2013, Điều 22 quy định việc quản lý quy hoạch, kế hoạch
sử dụng đất là một trong các nội dung quản lý nhà nước về đất đai Luật cũng quy định: “hiện trạng sử dụng đất, tiềm năng đất đai và kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất cấp huyện kỳ trước” là căn cứ để để lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất Việc phân tích hiện trạng và biến đông sử dụng đất gắn với tình hình phát triển kinh tế xã hội nhằm chỉ ra được các nguyên nhân gây biến động sử dụng đất, xu thế biến động sử dụng đất, tích cực và hạn chế trong sử dụng đất…sẽ làm kết quả cho các nhà Quản lý định hướng sử dụng đất đúng đắn trong quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất Mặt khác, dựa vào kết quả phân tích, để dự báo những xu thế biến động trong tương lai góp phần giúp nhà nước đưa ra được đưa ra được phương án quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất hợp lý hơn
Huyện Nhà Bè được đánh giá đang có sự phát triển tương đồng với quận 7 trước đây Thêm vào đó, Nhà Bè còn là cửa ngõ của khu vực phía Nam thành phố Hồ Chí Minh, liền kề các dòng sông lớn và những mảng xanh
tự nhiên và được đánh giá là khu vực có nhiều tiềm năng phát triển mạnh mẽ Huyện Nhà Bè những năm trở lại đây đang có sự thay da đổi thịt Bởi hệ thống hạ tầng giao thông đang trong quá trình hoàn thiện Hàng loạt các công trình giao thông trọng điểm đang và chuẩn bị được triển khai tại đây như: Công trình nút thắt hầm chui cầu vượt Nguyễn Văn Linh - Nguyễn Hữu Thọ
đã được TP HCM phê duyệt sẽ chấm dứt hoàn toàn việc kẹt xe giờ cao điểm.Tuyến đường kết nối trực tiếp đến dự án PAX Residence Nguyễn Hữu Thọ - Nguyễn Văn Tạo đang được TP HCM mở rộng lên 6 làn xe rộng thoáng, giúp giao thông về quận 7 và trung tâm TP HCM trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết
Trang 10Vì vậy, cần có những nghiên cứu nhằm đánh giá hiện trạng và biến động sử dụng đất góp phần tạo cơ sở pháp lý, khoa học cho địa phương xây dựng các phương án sử dụng đất đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế- xã hội trên nguyên tắc sử dụng đầy đủ, hiệu quả cao, hợp lý tài nguyên đất đai và bảo vệ môi trường Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn đó, đề tài luận văn đã lựa chọn tiêu đề: “Phân tích hiện trạng và đánh giá biến động sử dụng đất giai đoạn 2010 - 2018 phục vụ định hướng khai thác sử dụng hợp lý tài nguyên đất huyện Nhà Bè, Thành Phố Hồ Chí Minh”
2 Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn nhằm định hướng khai thác sử dụng hợp lý tài nguyên đất đến năm 2030 huyện Nhà Bè, Thành Phố Hồ Chí Minh trên cơ sở phân tích, đánh giá hiện trạng và biến động sử dụng đất giai đoạn 2010 - 2018
3 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tổng quan các vấn đề nghiên cứu về phân tích đánh giá biến động sử dụng đất phục vụ khai thác sử dụng hợp lý tài nguyên đất
- Điều tra thu thập các tài liệu số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội huyện Nhà Bè, Thành Phố Hồ Chí Minh
- Điều tra thu thập các nguồn tài liệu, số liệu về tình hình quản lý, hiện trạng sử dụng đất giai đoạn từ năm 2010 - 2018 của huyện Nhà Bè, Thành Phố Hồ Chí Minh
- Phân tích hiện trạng sử dụng đất năm 2010, 2015, 2018 của huyện Nhà Bè
- Phân tích biến động sử dụng đất giai đoạn 2010 - 2015 và giai đoạn
2015 - 2018
- Phân tích các mối quan hệ giữa các hoạt động kinh tế xã hội với hiện trạng và biến động sử dụng đất của khu vực nghiên cứu giai đoạn 2010 - 2015
và 2015 - 2018
Trang 11- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới biến động sử dụng đất và dự báo
xu thế biến động sử dụng đất huyện Nhà Bè đến năm 2030
- Đề xuất định hướng khai thác và sử dụng hợp lý tài nguyên đất huyện Nhà Bè đến năm 2030
4 Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi không gian: Đề tài được tiến hành trên toàn bộ địa bàn huyện
Nhà Bè
Phạm vi khoa học: Đề tài giới hạn nghiên cứu ở các vấn đề sau:
- Phân tích mối quan hệ giữa nghiên cứu, đánh giá hiện trạng sử dụng đất và biến động sử dụng đất với đề xuất định hướng khai thác, sử dụng hợp
lý tài nguyên đất đến năm 2030 của huyện Nhà Bè
- Phân tích, đánh giá biến động sử dụng đất trong giai đoạn 2010-2015
và 2015-2018 huyện Nhà Bè
- Đề xuất định hướng khai thác, sử dụng hợp lý đất đai huyện Nhà Bè đến năm 2030
5 Phương pháp nghiên cứu
5.1 Phương pháp điều tra khảo sát thực địa: Điều tra, khảo sát, thu
thập và xử lý các tài liệu về điều kiện tự nhiên, tài nguyên và môi trường liên quan đến sử dụng đất đai; Các tài liệu về kinh tế - xã hội; Các tài liệu bản đồ (Bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2010; Bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm
2015, Bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2018); Các tài liệu thu thập được tổng hợp và điều tra bổ sung, cập nhật các thông tin mới nhất, các số liệu thống kê, kiểm kê về diện tích các loại hình sử dụng đất trên địa bàn huyện Nhà Bè
5.2 Phương pháp thống kê so sánh: Trên cơ sở các số liệu, tài liệu thu
thập được, tiến hành thống kê, so sánh số liệu qua các năm để thấy được sự biến động, thay đổi về cơ cấu sử dụng đất huyện Nhà Bè
Trang 125.3 Phương pháp phân tích, đánh giá tổng hợp: Phân tích và đánh giá
về tình hình sử dụng đất, biến động sử dụng đất của huyện Nhà Bè, Thành Phố Hồ Chí Minh giai đoạn từ năm 2010 -2015 và 2015 - 2018, dự báo về kinh tế, xã hội, tình hình sử dụng đất
5.4 Phương pháp điều tra xã hội học: Trên cơ sở xây dựng phiếu điều
tra (các bảng hỏi) để tiến hành điều tra nhanh của cá nhân hoặc tập thể liên quan đến tình hình sử dụng đất và biến động sử dụng đất trên địa bàn huyện Nhà Bè, Thành Phố Hồ Chí Minh, kết quả phân tích sẽ góp phần làm rõ các nguyên nhân biến động sử dụng đất trên địa bàn
5.5 Phương pháp bản đồ và hệ thông tin địa lý: Sử dụng phương pháp
bản đồ để cập nhật bổ sung và hoàn thiện các bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2010, 2015 và 2018 huyện Nhà Bè Kết hợp với GIS để chồng xếp các lớp thông tin, xây dựng bản đồ biến động sử dụng đất giai đoạn 2010 - 2015
và 2015 - 2018 huyện Nhà Bè
6 Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3 chương:
Chương 1:Cơ sở khoa học và thực tiễn cho định hướng khai thác và sử
Trang 13Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1.1 Tổng quan các công trình nghiên cứu
1.1.1 Các công trình nghiên cứu biến động sử dụng đất theo hướng sử dụng hợp lý tài nguyên phục vụ phát triển bền vững
Việc phân tích biến động sử dụng đất chủ yếu là phân tích mối quan hệ giữa con người và đất đai Sử dụng đất thay đổi do đâu? khi nào? như thế nào? và ở đâu? Để có thể tìm ra câu trả lời tổng quan có tính liên kết cho các câu hỏi này, trên thế giới đã có rất nhiều lý thuyết được nâng cao và mô hình được xây dựng trong vòng 200 năm qua
Vai trò của hệ thống lý thuyết truyền thống rất quan trọng với việc xác định các xu hướng biến động sử dụng đất Một số lý thuyết chú trọng nhấn mạnh về tính kinh tế, một số khác quan tâm tới khía cạnh chính trị - xã hội trong khi không ít lý thuyết đề cập tới vấn đề môi trường trong biến động sử dụng đất Xu hướng chủ yếu gần đây là tìm ra một hệ thống lý thuyết tổng hợp hơn nữa, mặc dù sự ảnh hưởng của “quy luật bản địa” vẫn còn mạnh mẽ trong hầu hết mọi trường hợp Sự đa dạng của các trường hợp biến động sử dụng đất xảy ra trên thế giới cho thấy: thật khó để có được một hệ thống lý thuyết chung áp dụng cho mọi trường hợp Các mô hình đánh giá mô tả, dự đoán, nêu lên nguyên lý và tác động của sự biến động sử dụng đất đã được xây dựng cho các khu đô thị, Thành Phố, khu vực, quốc gia cũng như toàn cầu nói chung Với từng mục đích và đối tượng khác nhau, mức độ tập hợp chức năng và không gian của các mô hình cũng được áp dụng khác nhau
Biến động sử dụng đất là kết quả của sự tương tác phức tạp giữa con người và môi trường Biến động sử dụng đất cũng ảnh hưởng tới con người và
hệ thống tự nhiên theo không gian và thời gian (Valbuena et al.,2010) Trong thời gian đầu, những nghiên cứu về biến động sử dụng đất chỉ đơn giản là phát
Trang 14hiện những thay đổi sử dụng đất ở những khu vực cụ thể bằng kỹ thuật viễn thám và GIS (Muller, 2003)
Song song với việc xác định được biến động sử dụng đất, các nhà khoa học đã nhận ra rằng biến động sử dụng đất là nhân tố quan trọng thúc đẩy sự biến đổi môi trường Vì vậy, những nghiên cứu về biến động sử dụng dụng đất lúc này tập trung phân tích những nguyên nhân, động lực thúc đẩy và ảnh hưởng của biến động sử dụng đất đến các vấn đề kinh tế, xã hội và môi trường sinh thái
Mặc dù có sự đa dạng, song các mô hình phần lớn đều chỉ định dạng những chức năng đơn giản như mô hình lập trình thống kê hoặc tuyến tính hay áp dụng các kỹ thuật phỏng đoán (mô phỏng) Đặc biệt gần đây, các mô hình được sử dụng ngày càng nhiều kết hợp với những tiến bộ đạt được của GIS nhằm hướng tới mô hình không gian trong nghiên cứu nguyên nhân và những thay đổi của việc sử dụng đất Tuy nhiên, một trong những trở ngại chính cho việc áp dụng các mô hình như vậy là: khả năng về dữ liệu (chất lượng, thông số kỹ thuật, khả năng cập nhật, chuyển đổi dữ liệu và chi phí)
Thế giới
Một số nghiên cứu biến động sử dụng đất trên Thế Giới:
+ Nghiên cứu biến động sử dụng đất và thay đổi khí hậu (Climate and land use change) - Cục nghiên cứu địa chất Hoa Kỳ
+ Nghiên cứu lịch sử sử dụng đất khu vực Bắc Mỹ (Land use history of North America) - Biological Resources Discipline và NASA hợp tác nghiên cứu
+ Mô hình biến động sử dụng đất ở khu vực thủ đô Boston (Modeling Land Use Change in the Boston Metropolitan Region)
+ Nghiên cứu biến động sử dụng đất ở các nước đang phát triển (Land Use Change in Developing Countries) - Công trình nghiên cứu của Đại học Havard
Trang 15+ Giám sát và dự đoán biến động sử dụng đất đô thị (Mornitoring and Predicting Urban Land Use Change) - Công trình nghiêu cứu của Đại học Maryland, Hoa Kỳ
+ Phân tích biến động sử dụng đất đô thị và ảnh hưởng của nói tới an ninh lương thực ở các Thành Phố Châu Á của bốn nước đang phát triển sử dụng mô hình Modified CA (Analysis on Urban Land - Use Changes Countries Using Modified CA Model)- Công trình nghiên cứu của Đại học Nam Kinh, Trung Quốc
Tại Trung Quốc, một nghiên cứu về vấn đề này đã sử dụng tư liệu ảnh
vệ tinh Landsat xác định được biến động sử dụng đất tại thành phố Daqing tỉnh Heilongjiang từ năm 1997 đến 2007 Kết quả nghiên cứu cho thấy, đất xây dựng, đất nông nghiệp và đất chưa sử dụng tăng lên gấp đôi, trong khi các vùng đất ngập nước giảm đi 60% Nguyên nhân dẫn đến thay đổi sử dụng đất
ở khu vực nghiên cứu là quản lý đất đai, dân số và các chính sách kinh tế xã hội (Yu et al., 2011)
Đáng chú ý là công trình nghiên cứu về hiện tại, xu hướng và tương lai của biến động sử dụng đất dưới tác động của chính sách được thực hiện bởi các tác giả thuộc Trung tâm thí nghiệm trọng điểm về sử dụng đất, Cục Điều tra và Quy hoạch đất đai, Bộ Tài nguyên và Đất đai Trung Quốc Nghiên cứu
đã sử dụng phương pháp ngoại suy tuyến tính và mạng nơ - ron thần kinh để chỉ ra rằng, không thể giữ được mục tiêu 0,12 tỷ ha đất canh tác trong tương lai nếu sử dụng các phương thức phát triển kinh tế trong giai đoạn 1996 -
2008 Kết quả nghiên cứu cũng khẳng định việc thực hiện pháp luật và các quy định về bảo tồn đất canh tác ảnh hưởng đáng kể đến biến động sử dụng đất (Wang et al., 2012)
Việt Nam
Đầu tiên có thể kể đến công trình nghiên cứu về biến động lớp phủ bề mặt đất được Nguyen et al (2006) nghiên cứu trên phạm vi cả nước từ năm
Trang 162001 - 2003 từ tư liệu ảnh MODIS hay sự thay đổi lớp phủ rừng huyện Tánh Linh tỉnh Bình Thuận 1989 - 1998 bằng ảnh LANDSAT TM (Nguyen et al., 2005) Phạm Văn Cự và cs (2006) với công trình “Sử dụng tư liệu viễn thám đa thời gian để đánh giá biến động chỉ số thực vật của lớp phủ hiện trạng và quan hệ với biến đổi sử dụng đất tại tỉnh Thái Bình”
Một số nghiên cứu nhằm đánh giá biến động đất đai và xây dựng bản
đồ biến động sử dụng đất từ tư liệu viễn thám và công nghệ GIS (Nguyễn Khắc Thời và cs 2010; Đào Châu Thu và Lê Thị Giang, 2003; Nhữ Thị Xuân
và cs, 2004; Nguyễn Ngọc Phi, 2009)
Từ năm 1998 đến năm 2002 trong nghiên cứu chuyên đề của chương trình nghiên cứu Hệ thống nông nghiệp miền núi (SAM), Castella và Đặng Đình Quang (2002) cho rằng: Hiện trạng tài nguyên thiên nhiên ở bất kỳ thời điểm nào cũng không ổn định đó là hậu quả của những biến động sử dụng đất trước đó và các phương thức quản lý nguồn tài nguyên thiên nhiên Những biến động trong sử dụng đất và phương thức quản lý tài nguyên chịu ảnh hưởng bởi các chính sách của nhà nước Cảnh quan sử dụng đất và nguồn tài nguyên chịu ảnh hưởng của phương thức sử dụng đất và ngược lại Còn quyết định của người dân bị ảnh hưởng bởi nhận thức của họ, tình trạng môi trường
và điều kiện kinh tế xã hội Dựa trên kết quả điều tra khảo sát ở mức độ thôn bản, các tác giả phân tích tác động của nhân tố bên trong và bên ngoài thôn bản tới biến động sử dụng đất, mối quan hệ thống kê giữa các biến số kinh tế
xã hội và địa lý được giải thích bằng phương pháp PCA Kết quả nghiên cứu
đã chỉ ra những nhân tố chính dẫn đến thay đổi sử dụng đất là chính sách, khả năng tiếp cận, tăng dân số Các nhân tố bên trong như sức ép dân số, các chiến lược sản xuất, các quy định về quản lý tài nguyên chắc chắn sẽ quyết định các động thái sử dụng đất trong tương lai
Năm 2003, tác giả Muller thuộc chương trình Hỗ trợ Sinh thái Nhiệt đới của Tổ chức Phát triển Cộng hòa Liên bang Đức đã nghiên cứu nhằm
Trang 17đánh giá ảnh hưởng của các yếu tố địa vật lý, sinh thái nông nghiệp và kinh
tế xã hội biến động sử dụng đất từ năm 1975 đến năm 2000 tại hai huyện của tỉnh Đắc Lắc Kết quả nghiên cứu cho thấy nguyên nhân biến động đất đai ở khu vực Tây Nguyên giai đoạn đầu từ 1975 đến 1992 được đặc trưng bởi sự
mở rộng đất nông nghiệp và chuyển đổi đất rừng sang đất nông nghiệp Trong giai đoạn thứ hai, từ 1992 đến 2000, sự đầu tư vào nguồn lao động và vốn, cải thiện về công nghệ, giao thông nông thôn, thị trường và hệ thống thủy lợi đã thúc đẩy phát triển nông nghiệp Độ che phủ rừng trong giai đoạn thứ hai tăng mà chủ yếu là do sự tái sinh của các khu vực canh tác nương rẫy trước đây
Để nghiên cứu biến động hiện trạng lớp phủ thực vật và ảnh hưởng của
nó tới quá trình sói mòn lưu vực sông Trà Khúc, tác giả Vũ Anh Tuân đã kết hợp phương pháp viễn thám và hệ thông tin địa lý Kết quả nghiên cứu đã xác định được biến động hiện trạng lớp phủ lưu vực sông Trà Khúc từ năm 1989 đến 2001, từ đó mô hình hóa xói mòn bằng GIS và đề xuất sử dụng đất giảm thiểu xói mòn (Vũ Anh Tuân, 2004)
Năm 2011, Ngô Thế Ân đã nghiên cứu ứng dụng mô hình tác tố (Agent
- based) nhằm mô phỏng tác động của chính sách đến biến động sử dụng đất tại bản Bình Sơn, xã Tà Cạ, huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng, mô hình tác tố phù hợp cho việc mô phỏng tác động của chính sách đến biến động sử dụng đất Các thuật toán về sự phản hồi chính sách của người dân trong mô hình dựa vào lợi ích mong đợi, trách nhiệm chấp hành và mức độ ảnh hưởng của cơ quan triển khai chính sách Mô hình có độ tin cậy cao và có khả năng dùng để dự báo biến động sử dụng đất
Để đánh giá tác động của các yếu tố tự nhiên và kinh tế, xã hội đến biến động sử dụng đất lưu vực Suối Muội, huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La, tác giả Vũ Kim Chi (2009) đã sử dụng dữ liệu ảnh máy bay kết hợp với phân tích thống kê Kết quả nghiên cứu cho thấy, tại lưu vực Suối Muội yếu tố ảnh
Trang 18hưởng đến biến động sử dụng đất là độ cao, đá gốc, khoảng cách đến quốc lộ 6, khoảng cách đến khu dân cư và dân tộc Một công trình nghiên cứu khác về biến động sử dụng đất và mối quan hệ với lao động công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội bằng phương pháp thống kê không gian được thực hiện bởi Đinh Thị Bảo Hoa và Phú Thị Hồng (2013)
Trung tâm Quốc tế nghiên cứu biến đổi toàn cầu (ICARGC) đã thực hiện chương trình nghiên cứu về biến động sử dụng đất dưới tác động của hoạt động kinh tế - xã hội và biến đổi khí hậu toàn cầu tại điểm nghiên cứu là đồng bằng sông Hồng và vùng núi Tây Bắc Việt Nam Kết quả của đề tài xác định được biến động đất lúa và lượng phát thải khí mê tan từ canh tác lúa khu vực đồng bằng sông Hồng Ở khu vực Tây Bắc, chương trình thực hiện nghiên cứu điểm ở Sa Pa đã xác định được biến động sử dụng đất giai đoạn
1993 - 2009 và mối quan hệ giữa biến động sử dụng đất với du lịch và các tai biến thiên nhiên ở Sa Pa (ICARGC, 2013) Trên địa bàn huyện Tiên Yên, đã
có những nghiên cứu về sử dụng đất như Nguyễn Xuân Dũng và Tô Thúy Nga (2013) với “Sử dụng khôn khéo đất ngập nước và đề xuất giải pháp sử dụng khôn khéo đất ngập nước vịnh Tiên Yên” và Nguyễn Mạnh Hùng (2010) với nghiên cứu biến động bờ biển và cửa sông Việt Nam trong đó có
khu vực Tiên Yên
Nghiên cứu Ứng dụng công nghệ viễn thám và GIS trong thành lập bản
đồ hiện trạng và bản đồ biến động sử dụng đất khu vực Hồ Tây - Hà Nội (1977-2000) của Nguyễn Đức Khả, Trần Anh Tuấn, Phạm Quang Tuấn (2002) Nghiên cứu đã dựa vào các phần mềm ILWIS 2.3 ARC/INFO 8.01, MAPINFO 6.0 kết hợp với công nghệ hệ thống thông tin địa lý, viễn thám và khảo sát thực địa để xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất tỷ lệ 1:25000 khu vực Hồ Tây cho ba thời điểm 1977, 1992 và năm 2000; xây dựng bản đồ biến động đất đai giai đoạn 1977 - 2000; xác định được ba khu vực có tốc độ đô thị hóa cao là khu vực đô thị cải tạo, khu vực đô thị mở rộng và khu vực đô thị
Trang 19quy hoạch mới; xác định biến động của 5 loại hình sử dụng đất; xác định bốn
kiểu sử dụng đất với 28 loại hình
Nghiên cứu biến động sử dụng đất trong quá trình đô thị hóa phục vụ quy hoạch phát triển huyện Ba Vì - Hà Nội (Trần Văn Tuấn, 2011) Nghiên cứu cho thấy trong giai đoạn 2005 - 2010 huyện Ba Vì đã có sự chuyển đổi
cơ cấu sử dụng đất tích cực đáp ứng cho nhu cầu đô thị hóa trong quá trình phát triển Đồng thời đề xuất định hướng sử dụng đất trong thời gian tới, quy hoạch chuyển đổi mục đích sử dụng đất huyện cần quan tâm bảo vệ diện tích đất trồng lúa, cần bảo vệ nghiêm ngặt rừng phòng hộ, rừng đặc dụng và mở rộng diện tích đất rừng tại các trung tâm, điểm du lịch
Nghiên cứu quá trình đô thị hóa và hiện trạng sử dụng đất ở quận Tây
Hồ - Hà Nội (Nguyễn Đức Khả, Trần Anh Tuấn, Phạm Quang Tuấn, 2000) Nghiên cứu Biến động sử dụng đất và các vấn đề có liên quan do quá trình đô
thị hóa khu vực ven đô thành phố Hà Nội (Nguyễn Cao Huần 2005)…
1.1.2 Các công trình liên quan tới khu vực nghiên cứu
Huyện Nhà Bè đã có những bước phát triển rất lớn; nền kinh tế có tốc
độ phát triển rất nhanh (đặc biệt 2 ngành công nghiệp và thương mại dịch vụ)
Dự báo trong giai đoạn tới nền kinh tế của huyện sẽ tiếp tục có tốc độ phát triển rất nhanh; điều đó kéo theo nhiều biến động về nhu cầu sử dụng đất, chuyển đổi mục đích sử dụng đất Vì vậy yêu cầu phải tiến hành lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất thời kỳ 2010 - 2019 để làm cơ sở cho việc sử dụng đất phù hợp định hướng phát triển KT-XH giai đoạn này
1.2 Cơ sở lý luận sử dụng hợp lý đất đai
1.2.1 Các vấn đề liên quan tới nghiên cứu, đánh giá hiện trạng, biến động
và quy hoạch sử dụng đất
Biến động là bản chất của mọi sự vật, hiện tượng Mọi sự vật, hiện tượng không bao giờ bất biến mà luôn luôn biến động không ngừng, động lực của mọi sự biến động đó là quan hệ tương tác giữa các thành phần tự nhiên và
xã hội Như vậy để khai thác tài nguyên đất đai của một khu vực có hiệu quả,
Trang 20bảo vệ nguồn tài nguyên quý giá này và không làm suy thoái môi trường tự nhiên thì nhất thiết phải nghiên cứu biến động của đất đai Sự biến động đất đai do con người sử dụng vào các mục đích kinh tế - xã hội có thể phù hợp hay không phù hợp với quy luật của tự nhiên, cần phải nghiên cứu để tránh việc sử dụng đất đai có tác động xấu tới môi trường sinh thái
Nghiên cứu biến động đất đai là xem xét quá trình thay đổi của diện tích đất đai thông qua thông tin thu thập được theo thời gian để tìm ra quy luật
và những nguyên nhân thay đổi từ đó có biện pháp sử dụng đúng đắn với nguồn tài nguyên này Biến động sử dụng đất đai bao gồm các đặc trưng sau:
+ Quy mô biến động:
Biến động về diện tích sử dụng đất nói chung
Biến động về diện tích của từng loại hình sử dụng đất
Biến động về đặc điểm của từng loại đất chính
+ Xu hướng biến động: Xu hướng biến động thể hiện theo hướng tăng hoặc giảm của các loại hình sử dụng đất; xu hướng biến động theo hướng tích cực hay tiêu cực
* Những yếu tố gây nên biến động sử dụng đất đai:
Nhóm các yếu tố tự nhiên:
Các yếu tố tự nhiên như vị trí địa lý, địa hình, khí hậu, thổ nhưỡng và các quá trình tự nhiên có tác động trực tiếp đến biến động sử dụng đất hoặc tương tác với các quá trình ra quyết định của con người dẫn đến biến động sử dụng đất
Trang 21- Vị trí địa lý của một khu vực tạo nên sự khác biệt về điều kiện tự
nhiên như địa hình, khí hậu, đất đai sẽ là yếu tố quyết định đến khả năng, hiệu quả của việc sử dụng đất Những khu vực có vị trí thuận lợi cho sản xuất, xây dựng nhà ở và các công trình thì biến động sử dụng đất diễn ra mạnh hơn
- Khí hậu tác động trực tiếp đến sản xuất nông nghiệp và điều kiện
sống của con người Khí hậu còn là một trong các nhân tố liên quan đến sự hình thành đất và hệ sinh thái vì thế nó ảnh hưởng đến sử dụng đất và biến động trong sử dụng đất Khí hậu có ảnh hưởng rất lớn đến sự phân bố và phát triển nông lâm nghiệp, thủy sản Việc chuyển đổi từ đất trồng cây hàng năm hoặc đất ven biển sang nuôi trồng thủy sản thì ngoài các lý do về nhu cầu của thị trường và giá cả, nếu điều kiện khí hậu thuận lợi sẽ thúc đẩy người dân chuyển đổi và ngược lại Biến đổi khí hậu ảnh hưởng đến biến động sử dụng đất theo nhiều cách khác nhau Các hiện tượng như nước biển dâng, lũ lụt, hạn hán, sự thay đổi về nhiệt độ và độ ẩm ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường sinh thái và sản xuất nông nghiệp Vì vậy, những thay đổi trong sử dụng đất dường như là một cơ chế phản hồi thích nghi mà người nông dân sử dụng để giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu
- Địa hình và thổ nhưỡng có ảnh hưởng rất lớn đến việc chuyển đổi sử
dụng đất trong nội bộ đất nông nghiệp hoặc từ đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp Những khu vực núi cao, độ dốc lớn biến động sử dụng đất ít xảy
ra Những nơi có địa hình thuận lợi, đất đai màu mỡ thì kinh tế phát triển, nhu cầu đất đai cho các ngành tăng cao do vậy biến động sử dụng đất xảy ra với tần suất cao hơn
- Yếu tố thủy văn được đặc trưng bởi sự phân bố của hệ thống sông
ngòi, ao, hồ , ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng cung cấp nước cho các yêu cầu sử dụng đất Vì vậy, ở những khu vực gần nguồn nước biến động sử dụng đất diễn ra mạnh hơn
Trang 22Ngoài ra các tai biến thiên nhiên như cháy rừng, sâu bệnh, trượt lở đất cũng tác động đến biến động sử dụng đất
Nhóm các yếu tố xã hội
Các yếu tố kinh tế xã hội có ảnh hưởng trực tiếp đến biến động sử dụng đất bao gồm dân số, công nghệ, chính sách kinh tế, thể chế và văn hóa Sự ảnh hưởng của mỗi yếu tố thay đổi khác nhau theo từng khu vực và từng quốc gia (Meyer and Turner, 1994)
- Dân số: biến động dân số không chỉ bao gồm những thay đổi về tỷ lệ
tăng dân số, mật độ dân số mà còn là sự thay đổi trong cấu trúc của hộ gia đình, di cư và sự gia tăng số hộ Dân số tăng dẫn đến việc chuyển đổi đất rừng thành đất sản xuất nông nghiệp, xây dựng các khu dân cư Mặc dù tỷ lệ tăng dân số tự nhiên hiện nay giảm nhưng dân số và nhu cầu về thực phẩm cũng như các dịch vụ khác vẫn đang gia tăng Tại Châu Phi, dân số tăng là nguyên nhân của nạn phá rừng nhằm khai thác gỗ, củi, than củi và đáp ứng nhu cầu đối với đất trồng trọt Còn ở Châu Á, dân số tăng dẫn đến mở rộng đất canh tác và ở Châu Mỹ Latinh là do sự gia tăng về số lượng đàn gia súc
- Di cư là yếu tố nhân khẩu học quan trọng nhất gây ra những thay đổi
sử dụng đất nhanh chóng và tương tác với các chính sách của Chính phủ, hội nhập kinh tế và toàn cầu hóa Mở rộng di cư cũng có thể dẫn đến nạn phá rừng và sói mòn đất Vì vậy, di cư được coi là nguyên nhân làm thay đổi cảnh quan và sử dụng đất
- Yếu tố về kinh tế: sự phát triển kinh tế làm cho các đô thị ngày càng
được mở rộng, đất đai thay đổi về giá trị, chuyển đổi sử dụng đất ngày càng nhiều Thêm vào đó, yếu tố kinh tế và công nghệ còn ảnh hưởng đến việc ra quyết định sử dụng đất bằng những thay đổi trong chính sách về giá, thuế và trợ cấp đầu vào, thay đổi các chi phí sản xuất, vận chuyển, nguồn vốn, tiếp cận tín dụng, thương mại và công nghệ Nếu người nông dân tiếp cận tốt hơn với tín dụng và thị trường (do xây dựng đường bộ và thay đổi cơ sở hạ tầng
Trang 23khác), kết hợp với cải tiến công nghệ trong nông nghiệp và quyền sử dụng đất
có thể khuyến khích chuyển đổi từ đất rừng sang đất canh tác hoặc ngược lại Trong nhiều trường hợp, khí hậu, công nghệ và kinh tế là yếu tố quyết định đến biến động sử dụng đất
- Yếu tố về thể chế và chính sách: thay đổi sử dụng đất bị ảnh hưởng
trực tiếp bởi các tổ chức chính trị, pháp lý, kinh tế hoặc tương tác với các quyết định của người sử dụng đất Tiếp cận đất đai, lao động, vốn và công nghệ được cấu trúc bởi chính sách, thể chế của Nhà nước và các địa phương Chính sách khai hoang của Nhà nước có ảnh hưởng rất lớn, làm diện tích đất nông nghiệp tăng lên đáng kể Hay những chính sách khuyến khích trồng rừng, bảo vệ rừng của Nhà nước cũng làm cho diện tích rừng được tăng lên
- Yếu tố văn hóa: những động cơ, thái độ, niềm tin và nhận thức cá
nhân của người quản lý và sử dụng đất đôi khi ảnh hưởng rất sâu sắc đến quyết định sử dụng đất Tất cả những hậu quả sinh thái không lường trước được phụ thuộc vào kiến thức, thông tin và các kỹ năng quản lý của người sử dụng đất như trường hợp dân tộc thiểu số ở vùng cao Ngoài ra, các yếu tố văn hóa có thể ảnh hưởng đến hành vi con người, do đó nó trở thành tác nhân quan trọng của việc chuyển đổi sử dụng đất
Đô thị hóa là quá trình tập trung dân số vào các đô thị, là sự hình thành nhanh chóng các điểm dân cư đô thị trên cơ sở phát triển sản xuất và đời sống Quá trình đô thị hóa cũng là quá trình biến đổi sâu sắc về cơ cấu sản xuất, cơ cấu nghề nghiệp, cơ cấu tổ chức sinh hoạt xã hội, cơ cấu tổ chức không gian kiến trúc xây dựng
Chiến lược phát triển đô thị quốc gia là một bộ phận khăng khít, hữu cơ trong chiến lược ổn định và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước ta Theo
dự báo, trong vài thập kỷ tới khoảng từ năm 2020 trở đi, khi các vùng tăng trưởng kinh tế (Thành Phố Hồ Chí Minh - Biên Hoà - Vũng Tàu, Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, Đà Nẵng - Huế - Nha Trang) đã mạnh và sẽ không
Trang 24có lợi nếu tiếp tục “tăng sức ép” phát triển tại các vùng tăng trưởng, thì việc phát triển các hệ thống trung bình, nhỏ (các thị xã, thị trấn) trong toàn quốc trở lên cấp bách và rất quan trọng
Như vậy, trên góc độ toàn quốc, quá trình đô thị hoá và phát triển đô thị như là một sức ép mang tính quy luật trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội quốc gia Trong quá trình đó tài nguyên đất là một yếu tố quan trọng và quyết định hàng đầu
Trong những năm qua, dưới tác động của nền kinh tế thị trường đất đai
đã, đang và sẽ là một thành phần to lớn trong kinh doanh, sản xuất, thương mại nói chung và thị trường bất động sản nói riêng Điều đó rõ ràng là một bộ phận quỹ tài nguyên đất, đặc biệt là đất nông nghiệp và lâm nghiệp được chuyển sang dùng cho xây dựng và phát triển đô thị Đây là vấn đề đang được quan tâm cho mọi quốc gia đặc biệt là các nước mà nền sản xuất nông nghiệp đang đóng góp một tỷ trọng đáng kể cho nền kinh tế quốc dân
* Ý nghĩa thực tiễn của việc đánh giá biến động đất đai
Đánh giá biến động sử dụng đất đai có ý nghĩa rất lớn đối với việc sử dụng đất đai: Việc đánh giá biến động của các loại hình sử dụng đất là cơ sở phục vụ cho việc khai thác tài nguyên đất đai đáp ứng phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường sinh thái
Mặt khác, khi đánh giá biến động sử dụng đất đai cho chúng ta biết được nhu cầu sử dụng đất đai giữa các ngành kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng Dựa vào vị trí địa lý, diện tích tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của khu vực nghiên cứu, từ đó biết được sự phân bố giữa các ngành, các lĩnh vực kinh tế và biết được những điều kiện thuận lợi, khó khăn đối với nền kinh tế -
xã hội và biết được đất đai biến động theo chiều hướng tích cực hay tiêu cực nhằm đưa ra phương hướng phát triển đúng đắn cho nền kinh tế và các biện pháp sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên đất đai, bảo vệ môi trường sinh thái
Trang 25Do đó đánh giá biến động sử dụng đất có ý nghĩa hết sức quan trọng, là tiền đề, cơ sở đầu tư và thu hút nguồn đầu tư từ bên ngoài, để phát triển đúng hướng, ổn định trên tất cả các lĩnh vực kinh tế - xã hội và sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên quý giá của quốc gia
* Quy hoạch sử dụng đất và các vấn đề liên quan
- Khái niệm Quy hoạch sử dụng đất
Hiện nay có rất nhiều tài liệu nghiên cứu định nghĩa về quy hoạch sử dụng đất khác nhau, từ đó đưa đến những việc phát triển quan điểm và phương pháp được sử dụng trong quy hoạch sử dụng đất đai cũng khác nhau
Theo Dent (1988; 1993) quy hoạch sử dụng đất đai như là phương tiện giúp cho lãnh đạo quyết định sử dụng đất đai như thế nào thông qua việc đánh giá có hệ thống cho việc chọn mẫu hình trong sử dụng đất đai, mà trong sự chọn lựa này sẽ đáp ứng với những mục tiêu riêng biệt, và từ đó hình thành nên chính sách và chương trình cho sử dụng đất
Một định nghĩa khác của Fresco và ctv., (1992), quy hoạch sử dụng đất đai như là dạng hình của quy hoạch vùng, trực tiếp cho thấy việc sử dụng tốt nhất về đất đai trên quan điểm chấp nhận những mục tiêu, và những cơ hội về môi trường, xã hội và những vấn đề hạn chế khác
Theo Mohammed (1999), những từ vựng kết hợp với những định nghĩa
về quy hoạch sử dụng đất đai là hầu hết đều đồng ý chú trọng và giải đoán những hoạt động như là một tiến trình xây dựng quyết định cấp cao Do đó quy hoạch sử dụng đất đai, trong một thời gian dài với quyết định từ trên xuống nên cho kết quả là nhà quy hoạch bảo người dân phải làm những gì Trong phương pháp tổng hợp và người sử dụng đất đai là trung tâm (UNCED, 1992; trong FAO, 1993) đã đổi lại định nghĩa về quy hoạch sử dụng đất đai như sau: Quy hoạch sử dụng đất đai là một tiến trình xây dựng những quyết định để đưa đến những hành động trong việc phân chia đất đai cho sử dụng để
Trang 26cung cấp những cái có lợi bền vững nhất (FAO, 1995) Với cái nhìn về quan điểm khả năng bền vững thì chức năng của Quy hoạch sử dụng đất là hướng dẫn sự quyết định trong sử dụng đất đai để làm sao trong nguồn tài nguyên đó được khai thác có lợi cho con người, nhưng đồng thời cũng được bảo vệ cho tương lai Cung cấp những thông tin tốt liên quan đến nhu cầu và sự chấp nhận của người dân, tiềm năng thực tại của nguồn tài nguyên và những tác động đến môi trường có thể có của những sự lựa chọn là một yêu cầu đầu tiên cho tiến trình quy hoạch sử dụng đất đai thành công Ở đây đánh giá đất đai giữ vai trò quan trọng như là công cụ để đánh giá thực trạng của đất đai khi được sử dụng cho mục đích riêng biệt (FAO, 1976), hay như là một phương pháp để giải nghĩa hay dự đoán tiềm năng sử dụng của đất đai (Van Diepen và ctv., 1988)
Do vậy, có thể định nghĩa quy hoạch sử dụng đất như sau: Quy hoạch
sử dụng đất là hệ thống các biện pháp kinh tế, kỹ thuật, pháp chế của nhà nước về tổ chức sử dụng đất hợp lý đầy đủ, khoa học và có hiệu quả cao; thông qua việc phân bố quỹ đất đai cho các mục đích sử dụng và tổ chức sử dụng đất như tư liệu sản xuất nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất xã hội, tạo điều kiện bảo vệ đất và bảo vệ môi trường
- Đối tượng và nhiệm vụ của Quy hoạch sử dụng đất
Đối tượng của Quy hoạch sử dụng đất là các quỹ đất đai của các cấp lãnh thổ (cả nước, tỉnh, huyện, xã) hoặc một khu vực Căn cứ vào đặc điểm tự nhiên, phương hướng, nhiệm vụ và mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của tùy địa phương, quy hoạch sử dụng đất được thực hiện nhằm xác định cơ cấu đất đai hợp lý, phân bố đất đai cho các mục đích sử dụng, các nghành kinh tế, xác định
sự ổn định về mặt pháp lý cho công tác quản lý nhà nước về đất đai, làm cơ sở
để tiến hành giao đất vào đầu tư phát triển sản xuất, đảm bảo an toàn lương thực, phục vụ các nhu cầu dân sinh, văn hóa, xã hội và bảo vệ môi trường
Trang 27Nhiệm vụ trọng tâm của quy hoạch sử dụng đất theo lãnh thổ hành chính là: phân bổ hợp lý đất đai cho nhu cầu phát triển kinh tế -xã hội; hình thành hệ thống sử dụng đất đai và cơ cấu sử dụng đất đai phù hợp với cơ cấu kinh tế; khai thác tiềm năng đất đai và sử dụng đất đúng mục đích; hình thành phân bố hợp lý các tổ hợp không gian sử dụng đất đai nhằm đạt hiệu quả tổng hòa giữa 3 lợi ích: kinh tế, xã hội và môi trường
- Mối quan hệ giữa quy hoạch sử dụng đất và các loại hình quy hoạch khác
+ Quan hệ của quy hoạch sử dụng đất với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế- xã hội
Quy hoạch tổng thể kinh tế xã hội là một trong những tài liệu tiền kế hoạch cung cấp căn cứ khoa học cho việc xây dựng các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội trong đó có đề cập đến dự kiến sử dụng đất ở mức độ phương hướng với một số nhiệm vụ chủ yếu Trong khi đó nhiệm vụ chủ yếu của quy hoạch sử dụng đất là căn cứ vào yêu cầu phát triển kinh tế và các điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội, mà điều chỉnh cơ cấu và phương hướng sử dụng đất, xây dựng phương án quy hoạch sử dụng đất thống nhất và hợp lý Như vậy, quy hoạch sử dụng đất cụ thể hóa quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội,
và nội dung của nó phải được điều hòa thống nhất với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội
+ Quan hệ của quy hoạch sử dụng đất với dự báo và chiến lược dài hạn
sử dụng đất đai
Dự báo sử dụng đất đai là một bộ phận của dự báo dài hạn về phát triển kinh tế xã hội của đất nước phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất và các mối quan hệ sản xuất Trong quy hoạch sử dụng đất cả nước và quy hoạch sử dụng đất các cấp đều giải quyết chung một nhiệm vụ là sử dụng hợp
lý quỹ đất gắn với phân bổ lực lượng sản xuất theo nguyên tắc từ trên xuống dưới và ngược lại, sẽ điều chỉnh bổ sung hoàn thiện theo chiều từ dưới lên trên
Trang 28Quy hoạch sử dụng đất phải dựa theo dự báo và chiến lược dài hạn sử dụng đất đai, có như vậy quy hoạch sử dụng đất mới khai thác triệt để tài nguyên thiên nhiên và đi theo quỹ đạo của nó Dự án về thiết kế về cơ sở hạ tầng là điều kiện thuận lợi để nâng cao chất lượng và tính khả thi cho đồ án quy hoạch sử dụng đất
+ Quan hệ của quy hoạch sử dụng đất với quy hoạch phát triển nông nghiệp
Quy hoạch phát triển nông nghiệp xuất phát từ nhu cầu phát triển kinh
tế - xã hội đối với sản xuất nông nghiệp để xác định hướng đầu tư, biện pháp
và bước đi về nhân lực, vật lực đảm bảo cho ngành nông nghiệp phát triển đạt được các chỉ tiêu về đất đai, lao động, giá trị sản phẩm trong một thời gian dài với tốc độ và tỷ lệ nhất định Quy hoạch phát triển nông nghiệp là một trong những căn cứ sử dụng đất, song quy hoạch phát triển nông nghiệp lại phải tuân theo quy hoạch sử dụng đất, đặc biệt là sự xác định cơ cấu sử dụng đất phải đảm bảo được việc chống suy thoái, ô nhiễm đất và bảo vệ môi trường
+ Quan hệ của quy hoạch sử dụng đất với quy hoạch đô thị
Quy hoạch sử dụng đất ở khu vực đô thị là một bộ phận của quy hoạch
đô thị, có nhiệm vụ xác định cơ cấu đất đai và phân bố đất cho các mục đích
sử dụng khác nhau trong khu vực đô thị
+ Quan hệ của quy hoạch sử dụng đất với quy hoạch các nghành sử dụng đất chuyên dùng khác
Quan hệ của quy hoạch sử dụng đất với quy hoạch các nghành là quan
hệ tương hỗ Quy hoạch các nghành là sơ sở để xây dựng các phương án quy hoạch sử dụng đất đai, nhưng lại chịu sự khống chế của quy hoạch sử dụng đất đai
1.2.2 Cơ sở lý luận về sử dụng hợp lý đất đai
Đất (thổ nhưỡng) hay đơn vị thổ nhưỡng là một trong số những hợp phần của tự nhiên là tấm gương phản chiếu của cảnh quan được hình thành dưới sự tác động tương hỗ của hai nhóm nhân tố tự nhiên và xã hội cùng với
Trang 29yếu tố thời gian Sự phân hóa của thổ nhưỡng cũng chịu sự tác động của những quy luật địa lý tự nhiên và tạo ra những vùng địa lý thổ nhưỡng mang tính chất đặc thù - là những không gian lãnh thổ cho các hoạt động phát triển kinh tế xã hội Theo thời gian, con người đã dần tìm hiểu, nghiên cứu các đặc điểm, tính chất của thổ nhưỡng gắn với không gian cụ thể và đưa vào sử dụng cho các hoạt động sản xuất nông nghiệp và phi nông nghiệp Như vậy, con người đã tác động và khai thác những điều kiện vốn có của tự nhiên và các điều kiện này chính thức trở thành nguồn phúc lợi - tài nguyên thiên nhiên của mỗi một đơn vị hành chính và đất đai cũng chính thức trở thành tài nguyên và là tư liệu sản xuất đặc biệt như Mác đã từng khẳng định
Đất đai được hiểu theo nghĩa rộng là: “một diện tích cụ thể của bề mặt trái đất bao gồm tất cả các yếu tố cấu thành của môi trường sinh thái ngay trên
và dưới bề mặt đó bao gồm khí hậu bề mặt, thổ nhưỡng, dạng địa hình - hình thái, mặt nước (hồ, sông, suối, đầm lầy…) Tập đoàn thực vật, động vật (HST); Các lớp trầm tích sát bề mặt cùng với nước ngầm và khoáng sản trong lòng đất; trạng thái định cư của con người; Những kết quả của con người trong quá khứ và hiện tại để lại (san nền, hồ chứa nước hay hệ thống tiêu thoát nước, đường sá, nhà cửa…” [Hội nghị quốc tế về Môi trường ở Rio de Janerio, Brazil 1993]
Đất đai là một vật thể tự nhiên nhưng mang tính lịch sử luôn tham gia vào các mối quan hệ xã hội cụ thể là quá trình sử dụng đất, quá trình này chịu
sự chi phối của các điều kiện tự nhiên như khí hậu bề mặt, địa hình - hình thái, thủy văn, quy luật sinh thái tự nhiên cùng các quy luật kinh tế xã hội và
kỹ thuật
Vậy đất đai là tổ hợp các dạng tài nguyên thiên nhiên được đặc trưng bởi một lãnh thổ, một chất lượng của các loại đất (soil), bởi một kiểu khí hậu, một dạng địa hình, một chế độ thủy văn, một kiểu thảm thực vật… Đất đai chính là cơ sở không gian (đơn vị hành chính) của việc bố trí các đối tượng
Trang 30sản xuất, định cư và là phương tiện sản xuất mà trước hết và rõ nhất là kinh tế nông - lâm - ngư nghiệp, dân cư và xây dựng dân dụng… Khi nói đến đơn vị đất đai (Land Unit) là bộ phận không gian lãnh thổ đã kèm theo người sở hữu hoặc người có quyền sử dụng và quản lý nó
Như vậy có thể nói: Đất đai là đơn vị lãnh thổ có giới hạn theo chiều thẳng đứng gồm: khí hậu, lớp đất phủ bề mặt (soil), thảm thực vật, động vật, diện tích mặt nước, tài nguyên nước ngầm và khoáng sản trong lòng đất Theo chiều nằm ngang: trên mặt đất (là sự kết hợp giữa thổ nhưỡng, địa hình, thủy văn, thảm thực vật cùng với các thành phần khác) tạo nên mối liên kết trong chu trình vật chất và năng lượng giữa các hệ sinh thái tự nhiên hay hệ sinh thái nông nghiệp kề cận Đây là mối quan hệ tạo nên cơ cấu đất của mỗi đơn
vị lãnh thổ nói chung hay trên mỗi đơn vị hành chính - kinh tế nói riêng Trong các hoạt động sản xuất, sinh tồn của xã hội loài người đất đai có các chức năng như:
+ Sản xuất: qua quá trình sản xuất, đất đai cung cấp lương thực, thực phẩm và rất nhiều sản phẩm khác cho con người sử dụng trực tiếp hay gián tiếp thông qua sản xuất nông nghiệp
+ Môi trường sống: cung cấp môi trường sống cho sinh vật và gen di truyền để bảo tồn nói giống cho thực vật, động vật và các cá thể sống cả trên
và dưới mặt đất
+ Cân bằng sinh thái: hình thành một thể cân bằng năng lượng trái đất thông qua việc phản xạ, hấp thụ và chuyển đổi năng lượng phóng xạ từ mặt trời và tuần hoàn khí quyển
+ Tàng trữ và cung cấp nguồn nước: kho tàng dự trữ nước ngầm, nước mặt vô tận, tác động mạnh tới chu trình tuần hoàn nước và có vai trò điều tiết nước rất to lớn
+ Dự trữ (nguyên liệu và khoáng sản trong lòng đất) cung cấp cho nhu cầu sử dụng của con người
Trang 31+ Không gian sự sống: là môi trường đệm và làm thay đổi hình thái, tính chất của các chất thải độc hại
+ Bảo tồn, bảo tàng lịch sử: trung gian để bảo vệ chứng tích lịch sử, văn hóa của loài người, lưu giữ thông tin về điều kiện khí hậu, thời tiết và cả quá trình sử dụng đất trong quá khứ
Với mọi quá trình sản xuất trong các ngành kinh tế quốc dân và hoạt động của con người thì đất đai là điều kiện chung (khoảng không gian lãnh thổ cần thiết) Tùy thuộc các quy mô diện tích mà khoảng không gian có thể gọi là từng khoanh đất/khoảnh đất (có vị trí, lãnh thổ, qui mô và các yêu cầu
về chất lượng nhất định) Không có đất đai/khoanh đất sẽ không có sản xuất nông nghiệp, phi nông nghiệp cũng không có sự tồn tại của xã hội loài người
Đối với các ngành phi nông nghiệp: đất đai đóng vai trò thụ động với
chức năng là cơ sở không gian và vị trí để hoàn thiện lao động, là kho tàng dự trữ trong lòng đất Quá trình sản xuất và sản phẩm tạo ra từ sử dụng đất không phụ thuộc vào đặc điểm, độ phì nhiêu của đất, chất lượng thảm thực vật, các tính chất tự nhiên sẵn có trong đất mà phụ thuộc vào vị trí và các vật liệu cấu thành nội tại bên trong cấu trúc đứng của đơn vị đất đai
Trong các ngành nông, lâm nghiệp: đất đai là yếu tố tích cực và điều
kiện vật chất - cơ sở không gian đồng thời là đối tượng lao động luôn chịu tác động trong quá trình sản xuất cầy, bừa, xới xáo… và là công cụ hay phương tiện lao động (sử dụng để trồng trọt, chăn nuôi…) Vì vậy, quá trình sản xuất nông - lâm nghiệp luôn quan hệ chặt chẽ với độ phì nhiêu và các quá trình sinh học tự nhiên trong đất
Sử dụng tài nguyên đất cần phù hợp với chức năng vốn có của đất đai kết hợp với các biện pháp bảo vệ tài nguyên, môi trường đất cho phù hợp và phục vụ phát triển bền vững đất đai Luật đất đai 1993 của Việt Nam đã khẳng định: đất đai là tài sản quốc gia; là tư liệu sản xuất đặc biệt; là thành
Trang 32phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống; là địa bàn phân bố dân cư xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hóa xã hội an ninh và quốc phòng
Đất đai là nguồn tài nguyên không tái tạo và nằm trong nhóm tài nguyên hạn chế của Việt Nam Vì vậy, muốn sử dụng hợp lý tài nguyên đất chúng ta cần quy hoạch sử dụng đất bền vững Tiến hành đánh giá tiềm năng đất đai gồm tiềm năng tự nhiên và tiềm năng kinh tế xã hội từ đó chỉ ra những thuận lợi và hạn chế là tiền đề cho quy hoạch sử dụng đất Trước khi tiến hành quy hoạch sử dụng đất cần đánh giá hiện trạng sử dụng đất qua các năm
và làm rõ sự biến động đất đai trong một giai đoạn cụ thể và gắn với một đơn
vị lãnh thổ Trên cơ sở dự báo nhu cầu đất đai chỉ ra xu thế chuyển dịch đất đai nhằm định hướng dài hạn sử dụng quỹ đất đai thông qua luật đất đai Như vậy, quy hoạch sử dụng đất và sử dụng hợp lý tài nguyên đất có mối quan hệ
bổ trợ tương hỗ cho nhau
Sử dụng đất đai một cách khoa học, hợp lý là nhiệm vụ mang tính cấp bách và lâu dài của nước ta Trong thực tế, một thời gian dài việc sử dụng đất đai khoa học, hợp lý chủ yếu hướng vào đất nông nghiệp và từng thời kỳ được thực hiện một cách phiến diện Có thời kỳ chủ yếu hướng vào việc mở rộng đất canh tác với mục tiêu tự túc lương thực theo lãnh thổ hành chính bằng mọi giá, đôi khi trọng tâm lại hướng vào đổi mới cơ cấu diện tích gieo trồng với mục tiêu hiệu quả kinh tế…
Trong khi sử dụng hợp lý đất đai là vấn đề phức tạp chịu sự ảnh hưởng của nhiều yếu tố quan trọng khác nhau, về thực chất đây là vấn đề kinh tế liên quan đến toàn bộ nền kinh tế quốc dân Nhiệm vụ đặt ra là sử dụng tối đa quỹ đất quốc gia để phục vụ phát triển nền kinh tế quốc dân và xã hội, dựa trên nguyên tắc ưu tiên đất đai cho sản xuất nông nghiệp Sử dụng hợp lý đất đai cần đảm bảo bền vững sinh thái (thích nghi sinh thái), bền vững về môi trường (tự nhiên và nhân văn), bền vững xã hội và mang lại hiệu quả kinh tế
ổn định lâu dài
Trang 331.3 quan điểm và phương pháp nghiên cứu
1.3.1.Quan điểm nghiên cứu
- Quan điểm hệ thống: Nghiên cứu phải dựa trên nhiều công đoạn, từ
phân tích hiện trạng các yếu tố tự nhiên, kinh tế - xã hội, môi trường, hiện trạng sử dụng đất, đánh giá biến động sử dụng đất, cho đến các định hướng phát triển của địa phương Các kết quả nghiên cứu đưa ra vừa có tính khoa học, vừa phản ánh điều kiện khách quan, phù hợp với các điều kiện đặc thù của lãnh thổ nghiên cứu, là tài liệu tham khảo cho các cơ quan quản lý trong việc lập, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đảm bảo mục tiêu phát triển bền vững của Quận 12
- Quan điểm lịch sử: Mỗi một đơn vị lãnh thổ bất kỳ đều phải trải qua
quá trình hình thành và phát triển theo thời gian Như vậy, việc nghiên cứu lãnh thổ phải dựa trên quan điểm lịch sử giúp chúng ta có cái nhìn đầy đủ về mọi phương diện lãnh thổ trong quá khứ; đồng thời, đưa ra những định hướng phát triển lãnh thổ trong tương lai Từ đây, chúng ta có cái nhìn đầy đủ về mọi phương diện của quá trình biến đổi sử dụng đất trong giai đoạn hiện tại và diện mạo của khu vực thực hiện quy hoạch sử dụng đất trong tương lai
- Quan điểm phát triển bền vững: Với mục tiêu định hướng sử dụng
đất lâu dài được đặt ra cho ỹ, khu vực này có thể quy hoạch cũng như hoạch định các chính sách một cách chính xác phù hợp và hiệu quả nhất cho quá trình phát triển bền vững của vùng Với quan điểm nghiên cứu này, việc duy trì cơ cấu sử dụng đất hợp lý song vẫn đảm bảo đầy đủ chức năng của lãnh thổ sẽ đảm bảo khu vực nghiên cứu có một lộ trình phát triển phù hợp và đưa
ra những chính sách quản lý phù hợp với đặc trưng của vùng theo hướng phát triển bền vững
1.3.2 Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp điều tra khảo sát thực địa: Phương pháp này được
thực hiện từng bước theo điểm chìa khóa, theo tuyến Là phương pháp không thể thiếu trong nghiên cứu khoa học địa lý Gồm các giai đoạn sau:
Trang 34+ Giai đoạn trong phòng: thu thập các tài liệu, số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội, tài nguyên thiên nhiên, môi trường, các số liệu thống
kê, kiểm kê về diện tích các loại hình sử dụng đất trên địa bàn huyện Nhà Bè, Thành Phố Hồ Chí Minh
+ Giai đoạn khảo sát thực địa: ở giai đoạn này, cần phải khảo sát đặc điểm tính chất và hiện trạng sử dụng đất tại các xã thuộc huyện Nhà Bè, Thành Phố Hồ Chí Minh
+ Giai đoạn xử lý số liệu sau thực địa
- Phương pháp thống kê so sánh: Trên cơ sở các số liệu, tài liệu thu
thập được, tiến hành thống kê, so sánh số liệu qua các năm để thấy được sự biến động, thay đổi về cơ cấu sử dụng đất
+ Có số liệu thu thập được xử lý bằng phần mềm Excel Các số liệu được tính toán, phân tích theo các bảng biểu, kết hợp với phần thuyết minh
+ Trên cơ sở số liệu, tài liệu thu thập được, tiến hành phân nhóm, thống
kê diện tích các công trình, dự án đã thực hiện theo quy hoạch hoặc chưa thực hiện theo quy hoạch
+ Tổng hợp, so sánh và phân tích các yếu tố tác động đến việc thực hiện phương án quy hoạch và điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất So sánh các chỉ tiêu thực hiện so với mục tiêu đề ra trong phương án quy hoạch sử dụng đất
- Phương pháp phân tích, đánh giá tổng hợp: Phân tích và đánh giá
về tình hình sử dụng đất, biến động sử dụng đất của huyện Nhà Bè, Thành Phố Hồ Chí Minh giai đoạn từ năm 2010 - 2017, dự báo về kinh tế, xã hội, tình hình sử dụng đất
- Phương pháp điều tra xã hội học: Trên cơ sở xây dựng phiếu điều
tra (các bảng hỏi) để tiến hành điều tra nhanh nông thôn của cá nhân hoặc tập thể liên quan đến tình hình sử dụng đất và biến động sử dụng đất trên địa bàn huyện Nhà Bè, Thành Phố Hồ Chí Minh, kết quả phân tích sẽ góp phần làm rõ các nguyên nhân biến động sử dụng đất trên địa bàn
Trang 35- Phương pháp bản đồ và hệ thông tin địa lý:trên cơ sở bản đồ nền là
bản đồ kiểm kê hiện trạng sử dụng đất năm 2010 theo hệ quy chiếu VN2000
và tỷ lệ 1/10.000, ứng dụng các kỹ thuật GIS với các phần mềm ứng dụng: MICROSTATION, MAPINFO 10.0, ARCVIEW 3.2a để số hoá, chồng xếp, tích hợp các lớp bản đồ, số liệu và biên tập bản đồ hiện trạng, thành lập bản
đồ biến động sử dụng đất các giai đoạn từ năm 2010 - 2015, 2015 - 2018
Trang 36Chương 2 PHÂN TÍCH HIỆN TRẠNG VÀ BIẾN ĐỘNG SỬ DỤNG
TÀI NGUYÊN ĐẤT HUYỆN NHÀ BÈ GIAI ĐOẠN
NĂM 2010 - 2015 VÀ 2015 - 2018
2.1 Khái quát điều kiện tự nhiên khu vực nghiên cứu
2.1.1 Vị trí địa lý
Hình 2.1 Sơ đồ - vị trí huyện Nhà Bè, thành phố Hồ Chí Minh
(nguồn Google Earth năm 2019)
Huyện Nhà Bè nằm về phía Đông Nam của thành phố Hồ Chí Minh, cách trung tâm Thành phố 12 - 15km Là cửa ngõ phía Nam của Thành phố, Nhà Bè có hệ thống giao thông nối liền Thành phố với hướng ra biển và đi các tỉnh miền Tây và cũng là trục phát triển không gian chính của Thành phố
về hướng biển
Huyện gồm 6 xã và một thị trấn: Phú Xuân, Phước Lộc, Phước Kiển, Nhơn Đức, Long Thới, Hiệp Phước và thị trấn Nhà Bè, có vị trí địa lý như sau:
Trang 372.1.2 Địa hình
Huyện Nhà Bè thuộc vùng thấp trũng, thấp dần từ phía Bắc đến phía Nam; độ cao trung bình 1,3m so với mặt nước biển, nơi cao nhất là 1,6m (khu dân cư 2,0m) và có những khu vực có độ cao rất thấp chỉ đạt 0,6m; ngoài ra địa hình trên địa bàn huyện còn bị chia cắt bởi các sông rạch, gây rất nhiều khó khăn trong việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng
2.1.3 Địa chất công trình
- Khu vực có cấu tạo nền đất là phù sa mới, thành phần chủ yếu là sét, bùn sét pha lẫn nhiều tạp chất hữu cơ có màu đen hoặc xám đen; sức chịu tải của nền đất thấp
- Sức chịu tải của nền đất thấp, nhỏ hơn 0,7 kg/cm2
- Mực nước ngầm không áp nông, cách mặt đất phổ biến ở 0,5 m
2.1.4 Khí hậu
Nhà Bè nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo với hai mùa mưa nắng rõ rệt: Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau:
Trang 38- Nhiệt độ trung bình: 27,5 0C, cao nhất: 29 - 33 0C, thấp nhất: 20 - 25 0C
- Độ ẩm trung bình năm: 77,50 %
- Lượng mưa trung bình năm: 2.100 mm
- Tổng số giờ nắng trong năm: 2.500 giờ
- Hướng gió chủ yếu: Tây Nam
2.1.5 Thủy văn
a Phân khu thủy vực
Toàn huyện có 2.378,41 ha sông, rạch lớn nhỏ, chiếm 23.89% tổng diện tích tự nhiên của huyện Hệ thống sông rạch tạo thành bốn khu vực với tính chất khác nhau và chịu ảnh hưởng của chế độ bán nhật triều; Vào mùa khô, nước mặn từ biển Đông theo sông Soài Rạp - Nhà Bè xâm nhập vào sông rạch từ phía Đông, gây khó khăn cho việc sản xuất nông nghiệp
b Phân vùng khu ngập nước
Toàn huyện chia làm ba khu vực với các tính chất như sau:
- Vùng ngập I: Gồm các xã Phước Kiển, Phú Xuân, Nhơn Đức, Phước Lộc và thị trấn Nhà Bè Đây là vùng giao hội nước, nhiều sông rạch, các nhân
tố gây úng ngập gồm thủy triều sông và nước nguồn: mức độ ngập sâu và nước chảy mạnh
- Vùng ngập II: Gồm một phần xã Long Thới và một phần Hiệp Phước, nằm về phía Tây của đường Nguyễn Văn Tạo, các nhân tố ảnh hưởng do thuỷ triều sông, nước nguồn, mưa nội đồng: mức độ sâu, nước chảy vừa
- Vùng ngập III: Gồm phần lớn xã Hiệp Phước và một phần còn lại của
xã Long Thới, nằm về phía Đông của đường Nguyễn Văn Tạo hướng ra sông Nhà Bè; đây là khu vực ven sông lớn, địa hình thấp, tập trung nhiều cửa sông Yếu tố ảnh hưởng chủ yếu là thủy triều của biển: mức độ sâu, nước chảy mạnh
2.2 Thực trạng phát triển kinh tế -xã hội khu vực nghiên cứu
Tình hình kinh tế - xã hội năm 2015 (theo báo cáo tình hình kinh tế - văn hóa - xã hội năm 2015 và kế hoạch phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội năm 2016 của Ủy ban nhân dân huyện Nhà Bè), đạt được như sau:
Trang 39- Giá trị sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp: Giá trị sản xuất ước đạt 250,289 tỷ đồng, đạt 100,02% so với kế hoạch năm và bằng 112,02%
- Tổng thu ngân sách nhà nước thực hiện là 5.151,484 tỷ đồng, nếu không tính từ hoạt động xuất nhập khẩu thì thu ngân sách Nhà nước đạt là 552,789 tỷ đồng, đạt 137% so với chỉ tiêu được giao (404,966 tỷ đồng) và bằng 113% so với cùng kỳ năm 2014 (487,187 tỷ đồng)
- Tổng thu ngân sách địa phương thực hiện là 424,848 tỷ đồng (không
kể thu đầu tư, hỗ trợ lãi vay) đạt 124% so với dự toán (341,418 tỷ đồng) và bằng 107% so với cùng kỳ năm 2014 (398,28 tỷ đồng), trong đó thu điều tiết 71,910 tỷ đồng, thu bổ sung từ ngân sách Thành phố 263,764 tỷ đồng, thu chuyển nguồn 34,16 tỷ đồng, thu kết dư 51,437 tỷ đồng, thu viện trợ không hoàn lại 0,339 tỷ đồng và ghi thu: 3,218 tỷ đồng
- Tổng chi ngân sách thực hiện là 352,626 tỷ đồng, đạt 103% so với
dự toán (341,418 tỷ đồng) và bằng 117% so với cùng kỳ năm 2014 (302,593
tỷ đồng)
- Dân số huyện Nhà Bè năm 2014 là 132.035 người (Niên giám thống
kê huyện Nhà Bè năm 2010-2014) Mật độ dân số bình quân 1.313 người/km2
- Giới thiệu và giải quyết việc làm cho 6.670 lượt lao động (3.479 nữ), đạt 107,57% so với kế hoạch năm (6.200 lượt lao động); trong đó có 3.916 lượt lao động (1.940 nữ) có việc làm ổn định trong khu công nghiệp, dịch vụ, đạt 142,39% với kế hoạch năm (2.750 lượt lao động)
Trang 40Trên cơ sở định hướng phát triển kinh tế - xã hội đã được xác định, thông qua việc triển khai thực hiện các giải pháp cụ thể, huyện Nhà Bè đã phát huy nội lực, thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước cho sự phát triển kinh tế -
xã hội của huyện Nhà Bè nói riêng và thành phố Hồ Chí Minh nói chung
2.2.3 Những lợi thế, khó khăn và hạn chế của khu vực nghiên cứu trong
sử dụng đất
Thuận lợi
- Ưu thế về vị trí: là cửa ngõ phía Nam Thành phố hướng ra biển Đông
- Hệ thống sông rạch nhiều (gần 200km), thông ra biển thuận lợi phát triển cảng biển và giao thông thủy nối liền thành phố, huyện Cần Giờ và các tỉnh miền Tây Nam Bộ
- Huyện có tiềm lực lớn về đất đai: quỹ đất dồi dào đủ khả năng cho việc phát triển đô thị một cách đồng bộ, hiện còn nhiều khu đất nông nghiệp
bị nhiễm phèn, nhiễm mặn, năng suất thấp Do vậy việc chuyển đổi chức năng
để hình thành các khu dân cư, khu công nghiệp hoàn chỉnh là điều cần thực hiện để nâng cao giá trị sử dụng đất
- Khu công nghiệp Hiệp Phước đã đi vào hoạt động, đây là yếu tố thuận lợi thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của huyện
- Tốc độ đô thị bắt nhịp với sự tăng trưởng năng động của Thành phố, đang hình thành và xây dựng các khu đô thị mới hiện đại về phía Nam của Thành phố
Khó khăn
- Huyện Nhà Bè thuộc vùng thấp trũng, hướng địa hình thấp dần từ phía Bắc xuống phía Nam; độ cao trung bình 1,3m so với mặt nước biển, nơi cao nhất là 1,6m - 2,0m (thuộc các KDC) Những khu vực trũng có độ cao chỉ đạt 0,6m; ngoài ra địa hình trên địa bàn huyện còn bị chia cắt bởi các sông rạch, gây khó khăn và tốn kém trong việc đầu tư xây dựng hệ thống giao thông cầu cống và cơ sở hạ tầng