LÝ LUẬN CHUNG VỀ THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY CỦA NHTM

39 279 0
LÝ LUẬN CHUNG VỀ THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY CỦA NHTM

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

LUẬN CHUNG VỀ THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY CỦA NHTM 1.1. Hoạt động cho vay của NHTM 1.1.1. Hoạt động cơ bản của NHTM Sự phát triển của hệ thống các ngân hàng thương mại nói chung và hệ thống tài chính nói chung gắn liền với lịch sử phát triển của nền kinh tế sản xuất hàng hoá. Quá trình phát triển kinh tế là điều kiện đòi hỏi sự phát triển của ngân hàng và đến lượt sự phát triển của ngân hàng trở thành động lực phát triển kinh tế. Với hình thức ngân hàng đầu tiên - ngân hàng của các thợ vàng, hoặc ngân hàng của những người cho vay nặng lãi - thực hiện cho vay với các cá nhân, chủ yếu là người giàu nhằm mục đích phục vụ tiêu dùng. Cùng với sự phát triển của công nghệ hoạt động của ngân hàng đã có những bước tiến rất nhanh. Nó là một loại hình tổ chức quan trọng trong nền kinh tế. Cái tên NHTM là để nói lên đây là ngân hàng của các nhà kinh doanh thương mại vì nó vốn dĩ được hình thành trên cơ sở là các nhà kinh doanh trên lĩnh vực thương mại và quay trở lại phục vụ các nhà kinh doanh thương mại. Ngân hàng thương mại thực chất là một tổ chức kinh tế kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ, những người làm nghề này còn gọi là những nhà buôn tiền,. Hoạt động ngân hàng là hoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng với nội dung là thường xuyên nhận tiền gửi và sử dụng số tiền này để cấp tín dụng và cung ứng các dịch vụ thanh toán. Hiện nay hệ thống ngân hàng nói chung và ngân hàng thương mại nói riêng phát triển như vũ bão mô hình ngân hàng đa năng theo hướng hiện đại hoá với đa dạng hoá các loại hình dịch vụ và các tiện ích góp phần tăng lợi nhuận và giảm thiểu rủi ro cho ngân hàng. Song các hoạt động cơ bản của ngân hàng vẫn xoay quanh ba hoạt động chính là huy động vốn, cho vay và cung cấp dịch vụ. Huy động vốn là hoạt động tạo nguồn vốn cho NHTMđóng một vai trò quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động của ngân hàng. Nguồn tài nguyên quan trọng chiếm tỷ trọng lớn trong nguồn vốn của NHTM phải kể đến là tiền gửi của khách hàng gồm có tiền gửi thanh toán và tiền gửi tiết kiệm. Ngoài ra ngân hàng còn huy động vốn bằng hình thức vay NHNN vay các tổ chức tín dụng khác hay vay trên thị trường vốn bằng cách phát hành các giấy nợ (kì phiếu, trái phiếu, tín phiếu) ra công chúng. Ngoài ra còn có các nguồn trong thanh toán, nguồn uỷ thác và các nguồn khác. Hoạt động cho vay dựa trên tiền gửi của khách tạo nên lợi nhuận lớn nên các NHTM đều tìm cách mở rộng thu hút tiền gửi để cho vay bằng cách trả lãi cho người gửi tiền. Các ngân hàng luôn tìm kiếm những khách hàng trả lãi suất cao và không dễ vỡ nợ. Bằng cách cung cấp nhiều tiện ích khác nhau ngân hàng huy động ngày càng nhiều tiền gửi là điều kiện để mở rộng cho vay và hạ lãi suất cho vay. NHTM từ chỗ chỉ cho vay ngắn hạn là chủ yếu đã mở rộng cho vay trung và dài hạn , cho vay đầu tư vào bất động sản. Nhiều ngân hàng còn mở rộng cho vay tiêu dùng, kinh doanh chứng khoán, cho thuê . Cùng với sự phát triển của nền kinh tế ngân hàng cũng cung cấp thêm các danh mục dịch vụ ngân hàng với nhiều tiện ích thoã mãn nhu cầu đa dạng của khách hàng. Như dịch vụ tư vấn uỷ thác, dịch vụ môi giới chứng khoán, dịch vụ bảo hiểm, dịch vụ đại lý, dịch vụ bảo lãnh, tài trợ thương mại . Trên đây là một vài nét về các hoạt động cơ bản của NHTM song với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ ngân hàng đã và đang góp phần làm thay đổi dần các hoạt động này. Thanh toán điện tử đang thay thế đần thanh toán thủ công, đẩy nhanh tốc độ, tính thuận tiện, an toàn trong thanh toán. Các loại thẻ phát triển không ngừng thay thế dần tiền giấy, dịch vụ ngân hàng tại nhà đang tạo ra rất nhiều tiện ích cho cộng đồng. 1.1.2. Hoạt động cho vay của NHTM Hình thức ngân hàng dựa trên số tiền huy động từ khách hàng đưa tiền cho vay với cam kết khách hàng sẽ trả gốc và lãi trong thời gian xác định. Cho vayhoạt động rất quan trọng tạo nên lợi nhuận lớn cho ngân hàng, nó chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản và là hoạt động tiềm ẩn rất nhiều rủi ro ảnh hưởng đến thu nhập, hiệu quả kinh doanh và uy tín của ngân hàng. Có rất nhiểu tiêu thức để phân loại hoạt động cho vay. Phân loại theo hình thức cấp tín dụng có thể phân loại thành cho vay thấu chi, cho vay trực tiếp từng lần, cho vay theo hạn mức, cho vay luân chuyển, cho vay trả góp, cho vay gián tiếp . Căn cứ vào thời gian có thể phân thành - Cho vay ngắn hạn: khoản vay có thời hạn dưới 1 năm - Cho vay trung hạn: khoản vay có thời hạn từ 1 năm đến 5 năm. - Cho vay dài hạn: Khoản vay có thời hạn từ 5 năm trở lên Căn cứ vào mục đích cho vay có thể phân thành cho vay thương mại, cho vay tiêu dùng, cho vay theo dự án. Các khoản cho vay trung và dài hạn chủ yếu để mua sắm thiết bị, xây dựng cải tiến kỹ thuật, mua công nghệ .với sự phát triển nhanh chóng của khoa học và công nghệ, để tồn tại và phát triển nhu cầu vốn trung và dài hạn ngày càng gia tăng. Các hoạt động đầu tư này thực hiện thông qua các dự án. Hoạt động đầu tư và dự án có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Đầu tư theo dự án đang trở thành xu hướng phổ biến trong nền kinh tế thị trường. Vì vậy có thể nói dự án có một vai trò rất quan trọng. Dự án là nguồn gốc tạo ra cơ sở vật chất kỹ thuật nguồn lực mới cho sự phát triển, là phương tiện chuyển dịch và phát triển cơ cấu kinh tế, giải quyết mối quan hệ cung cầu về vốn, về sản phẩm dịch vụ trên thị trường, góp phần nâng cao đời sống nhân dân, cải thiện bộ mặt kinh tế xã hội quốc gia. 1.1.3. Hoạt động cho vay theo dự án của NHTM Cho vay theo dự án là một xu thế tất yếu hiện nay mà các NHTM không thể bõ lỡ cơ hội đầu tư hiệu quả này. Khi khách hàng có kế hoạch mua sắm, xây dựng tài sản cố định nhằm thực hiện dự án nhất định, có thể xin vay ngân hàng. Một trong những yêu cầu của ngân hàng là người vay phải xây dựng dự án, thể hiện mục đích, kế hoạch đầu tư cũng như quá trình thực hiện dự án. Phân tích dự án là cơ sở để ngân hàng quyết định phần vốn cho vay và xác định khả năng hoàn trả của doanh nghiệp. Đặc điểm của cho vay theo dự án là vốn vay thường tài trợ cho dựa án lớn, thời hạn vay thường trung và dài hạn, lãi suất thường cao, khả năng tiềm ẩn rủi ro là rất lớn, việc quản tiền vay rất phức tạp. Việc ra quyết định cho vay phụ thuộc rất nhiều yếu tố đòi hỏi ngân hàng phải xem xét phân tích thật kỹ lưỡng. Trong đó công tác thẩm định tài chính dự án là rất quan trọng mục tiêu quan tâm đầu tiên của ngân hàng khi ra quyết định. Một dự án muốn hiệu quả hay không phải cho ta biết được hiệu quả tài chính của nó dựa trên các phương pháp để đánh giá như phân tích qua NPV, thời gian hoàn vốn, tỷ suất thu nhập bình quân .Hoạt động cho vay theo dự án có hiệu quả hay không là phụ thuộc vào chất lượng của công tác thẩm định tài chính dự án (TĐTCDA). 1.2 Thẩm định tài chính dự án trong hoạt động cho vay của NHTM 1.2.1. Khái niệm chung về dự án Đầu tư là hoạt động quan trọng của bất kỳ tổ chức nào trong nền kinh tế. Đó là hoạt động bỏ vốn với hy vọng đạt được lợi ích tài chính, kinh tế xã hội trong tương lai. Ngày nay nhằm tối đa hoá hiệu quả đầu tư, các hoạt động đầu tư đều được thực hiện theo dự án. Trong Quy chế đầu tư và xây dựng theo Nghị định 52/1999/NĐ- CP ngày 08 tháng 07 năm 1999 của Chính phủ nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam: Dự án là một tập hợp những đề xuất có liên quan đến việc bỏ vốn để tạo mới, mở rộng hoặc cải tạo những cơ sở vật chất nhất định nhằm đạt được sự tăng trưởng về số lượng hoặc duy trì cải tiến, nâng cao chất lượng của sản phẩm hoặc dịch vụ trong khoảng thời gian xác định. Với các quan điểm khác nhau có thể có rất nhiều khái niệm khác nhau về dự án. Song một cách tổng quát nhất dự án được hiểu là một tập hợp các hoạt động đặc thù liên kết chặt chẽ và phụ thuộc lẫn nhau nhằm đạt được trong tương lai ý tưởng đã đặt ra với nguồn lực và thời gian xác định. Dự án có vai trò rất quan trọng đối với các chủ đầu tư, các nhà quản và tác động trực tiếp đến tiến trình phát triển kinh tế, xã hội. Đặc điểm của dự án là : - Dự án không chỉ là một ý tưởng hay phác thảo mà còn hàm ý hành động với mục tiêu cụ thể. - Dự án không chỉ là một nghiên cứu trừu tượng hay ứng dụng mà phải nhằm đáp ứng một nhu cầu cụ thể đã được đặt ra tạo nên một thực tế mới. - Dự án tồn tại trong một môi trường không chắc chắn. Môi trường triển khai dự án thường xuyên thay đổi, chứa đựng nhiều yếu tố bất định nên rủi ro trong dự án thường là rất lớn. - Dự án bị khống chế thời hạn. Là một tập hợp các hoạt động đặc thù phải có thời hạn kết thúc. Mọi sự chậm trễ trong thực hiện dự án sẽ làm mất cơ hội phát triển, kéo theo những bất lợi, tổn thất cho nhà đầu tư và cho nền kinh tế. - Dự án chịu sự ràng buộc về nguồn lực về vốn vật tư và lao động. Với những dự án càng lớn mức độ ràng buộc càng cao. 1.2.2. Phân loại dự án Trên thực tế, các dự án rất đa dạng về cấp độ loại hình, quy mô và thời hạn và được phân loại theo nhiều tiêu thức khác nhau. - Theo người khởi xướng: Dự án được phân loại thành dự án cá nhân; dự án tập thể; dự án quốc gia; dự án quốc tế. - Theo lĩnh vực dự án: Dự án được phân thành dự án xã hội; dự án kinh tế, dự án tổ chức, dự án kỹ thuật và dự án hỗn hợp. - Theo loại hình dự án: Dự án được phân thành dự án Giáo dục đào tạo; dụa án Nghiên cứu và Phát triển; dự án đổi mới; dự án hỗn hợp. - Theo thời hạn: Dự án ngắn hạn; dự án trung hạn; dự án dài hạn. - Theo cấp độ: Dự án được phân loại thành dự án lớn và dự án nhỏ. Đây là cách phân loại tổng hợp nhất của dự án. Dự án lớn thường là các chương trình phức hợp và chuyên ngành tầm cỡ quốc tế, quốc gia, miền vùng lãnh thổ liên ngành, địa phương. Đặc trưng của dự án này là vốn đầu tư lớn, số lượng các chủ thể tham gia đông, sử dụng nhiều công nghệ phức tạp khác nhau, thời hạn dài, có ảnh hưởng lớn đến môi trường kinh tế và sinh thái. Các dự án lớn thường đòi hỏi nhà quản phải có phẩm chất tốt, đặc biệt là khả năng giao tiếp tốt và năng lực tổ chức cao nhằm thiết lập hệ thống quản và tổ chức thực hiện dự án thành công. Dự án nhỏ thường là dự án cá nhân, dự án của tổ chức kinh tế hoặc tổ chức xã hội. Các dự án này không đòi hỏi nhiều vốn thời gian thực hiện thường ngắn và ít được ưu tiên hơn. PHÂN LOẠI DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH (Ban hành kèm theo Nghị định số 16/2005/NĐ-CP ngày 07 tháng 02 năm 2005 của Chính phủ) Loại dự án đầu tư xây dựng công trình Tổng mức đầu tư I Dự án quan trọng Quốc gia Theo Nghị quyết của Quốc hội II Nhóm A 1 Các dự án đầu tư xây dựng công trình: thuộc lĩnh vực bảo vệ an ninh, quốc phòng có tính chất bảo mật quốc gia, có ý nghĩa chính trị - xã hội quan trọng. Không kể mức vốn 2 Các dự án đầu tư xây dựng công trình: sản xuất chất độc hại, chất nổ; hạ tầng khu công nghiệp. Không kể mức vốn 3 Các dự án đầu tư xây dựng công trình: công nghiệp điện, khai thác dầu khí, hoá chất, phân bón, chế tạo máy, xi măng, luyện kim, khai thác chế biến khoáng sản, các dự án giao thông (cầu, cảng biển, cảng sông, sân bay, đường sắt, đường quốc lộ), xây dựng khu nhà ở. Trên 600 tỷ đồng 4 Các dự án đầu tư xây dựng công trình: thuỷ lợi, giao thông (khác ở điểm II-3), cấp thoát nước và công trình hạ tầng kỹ thuật, kỹ thuật điện, sản xuất thiết bị thông tin, điện tử, tin học, hoá dược, thiết bị y tế, công trình cơ khí khác, sản xuất vật liệu, bưu chính, viễn thông. Trên 400 tỷ đồng 5 Các dự án đầu tư xây dựng công trình: công nghiệp nhẹ, sành sứ, thuỷ tinh, in, vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, sản xuất nông, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, chế biến nông, lâm sản. Trên 300 tỷ đồng 6 Các dự án đầu tư xây dựng công trình: y tế, văn hoá, Trên 200 tỷ giáo dục, phát thanh, truyền hình, xây dựng dân dụng khác (trừ xây dựng khu nhà ở), kho tàng, du lịch, thể dục thể thao, nghiên cứu khoa học và các dự án khác. đồng III Nhóm B 1 Các dự án đầu tư xây dựng công trình: công nghiệp điện, khai thác dầu khí, hoá chất, phân bón, chế tạo máy, xi măng, luyện kim, khai thác chế biến khoáng sản, các dự án giao thông (cầu, cảng biển, cảng sông, sân bay, đường sắt, đường quốc lộ), xây dựng khu nhà ở. Từ 30 đến 600 tỷ đồng 2 - Các dự án đầu tư xây dựng công trình: thuỷ lợi, giao thông (khác ở điểm II-3), cấp thoát nước và công trình hạ tầng kỹ thuật, kỹ thuật điện, sản xuất thiết bị thông tin, điện tử, tin học, hoá dược, thiết bị y tế, công trình cơ khí khác, sản xuất vật liệu, bưu chính, viễn thông, Từ 20 đến 400 tỷ đồng 3 Các dự án đầu tư xây dựng công trình: hạ tầng kỹ thuật khu đô thị mới, công nghiệp nhẹ, sành sứ, thuỷ tinh, in, vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, sản xuất nông, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, chế biến nông, lâm sản. Từ 15 đến 300 tỷ đồng 4 Các dự án đầu tư xây dựng công trình: y tế, văn hoá, giáo dục, phát thanh, truyền hình, xây dựng dân dụng khác (trừ xây dựng khu nhà ở), kho tàng, du lịch, thể dục thể thao, nghiên cứu khoa học và các dự án khác. Từ 7 đến 200 tỷ đồng IV Nhóm C 1 Các dự án đầu tư xây dựng công trình: công nghiệp điện, khai thác dầu khí, hoá chất, phân bón, chế tạo máy, xi măng, luyện kim, khai thác chế biến khoáng sản, các dự án giao thông (cầu, cảng biển, cảng sông, sân bay, đường sắt, đường quốc lộ). Các trường phổ Dưới 30 tỷ đồng thông nằm trong quy hoạch (không kể mức vốn), xây dựng khu nhà ở. 2 Các dự án đầu tư xây dựng công trình: thuỷ lợi, giao thông (khác ở điểm II-3), cấp thoát nước và công trình hạ tầng kỹ thuật, kỹ thuật điện, sản xuất thiết bị thông tin, điện tử, tin học, hoá dược, thiết bị y tế, công trình cơ khí khác, sản xuất vật liệu, bưu chính, viễn thông. Dưới 20 tỷ đồng 3 Các dự án đầu tư xây dựng công trình: công nghiệp nhẹ, sành sứ, thuỷ tinh, in, vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, sản xuất nông, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, chế biến nông, lâm sản. Dưới 15 tỷ đồng 4 Các dự án đầu tư xây dựng công trình: y tế, văn hoá, giáo dục, phát thanh, truyền hình, xây dựng dân dụng khác (trừ xây dựng khu nhà ở), kho tàng, du lịch, thể dục thể thao, nghiên cứu khoa học và các dự án khác. Dưới 7 tỷ đồng Ghi chú: 1. Các dự án nhóm A về đường sắt, đường bộ phải được phân đoạn theo chiều dài đường, cấp đường, cầu theo hướng dẫn của Bộ Giao thông vận tải. 2. Các dự án xây dựng trụ sở, nhà làm việc của cơ quan nhà nước phải thực hiện theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ. 1.2.3. Sự cần thiết phải thẩm định tài chính dự án trong hoạt động cho vay của NHTM thuyết về sự lựa chọn đối nghịch và rủi ro đạo đức đã cho ta thấy rằng trong hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại và đặc biệt là cho vay theo dự án tiềm ẩn rất nhiều rủi ro. Với mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận và giảm thiểu rủi ro các NHTM phải quan tâm và xem [...]... rằng thẩm định tài chính dự án là công việc quan trọng nhất và không thể thiếu trong công tác thẩm định dự án đối với hoạt động cho vay theo dự án của các NHTM 1.2.4 Nội dung thẩm định tài chính dự án trong hoạt động cho vay của NHTM Thẩm định tài chính dự án bao gồm nhiều nội dung liên quan chặt chẽ đến nhau Tài chính là một nội dung quan trọng của dự án các chỉ tiêu hiệu quả tài chính của dự án thể... của dự án Thẩm định tài chính dự án thực chất là để ngân hàng đánh giá hiệu quả tài chính của dự án để xem dự án có khả thi để ra quyết định cho vayvậy để ra được quyết định đúng đắn phụ thuộc rất lớn vào chất lượng thẩm định tài chính dự án 1.3 Chất lượng thẩm định tài chính dự án 1.3.1 Khái niệm Chất lượng thẩm định tài chính dự án là giá trị của việc thẩm định tài chính dự án, là việc thẩm định. .. ròng hàng năm của dự án, các chỉ tiêu tài chính dự án, mức độ rủi ro của dự án Các dự báo này chính xác so với thực tế khi dự án hoạt động - Vai trò của các kết quả thẩm định tài chính dự án trong việc quyết định cho vay của ngân hàng và xác định các điều kiện vay - Thời gian, chi phí thẩm định tài chính dự án, sự thuận tiện cho khách hàng vay Qua ba chỉ tiêu trên ta có thể đánh giá dự án theo các mức... tỷ lệ chiết khấu của dự án là điều kiện quan trọng để tính toán các chỉ tiêu tài chính của dự án 1.2.4.6 Thẩm định các tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả tài chính của dự án Ta biết rằng thẩm định tài chính dự án là khâu quan trọng nhất trong công tác thẩm định dự án từ đó biết được tính khả thi hay hiệu quả của dự án Người ta thẩm định tài chính dự án căn cứ vào các chỉ tiêu hiệu quả tài chính như: Giá trị... tốt - Quy trình nội dung thẩm định tài chính dự án Quy trình nội dung thẩm định tài chính dự án có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng thẩm định tài chính dự án Quy trình, nội dung phương pháp thẩm định phù hợp, mang tính khách quan và khoa học là cơ sở đảm bảo thẩm định tài chính dự án để tăng chất lượng Đó cũng là cơ sở cho cán bộ thẩm định căn cứ vào để tiến hành thẩm định tài ... ngũ cán bộ: trong thẩm định tài chính dự án con người luôn là yếu tố đóng vai trò quyết định trực tiếp Con người ở đây được xem xét trên khía cạnh năng lực, chuyên môn thẩm định, kinh nghiệm và phẩm chất đạo đức của cán bộ Cán bộ ở đây kể cả người quản và cán bộ thẩm định là nhân tố quyết định trực tiếp đến chất lượng thẩm định tài chính dự án Nếu nhà quản nhận thức đúng ý nghĩa của thẩm định tài. .. quản nhận thức đúng ý nghĩa của thẩm định tài chính dự án thì họ mới tạo những điều kiện thuận lợi cho cán bộ thẩm định Nếu cán bộ có năng lực chuyên môn tốt, thực hiện tốt quy trình thẩm định thì kết quả thẩm định tài chính dự án thường đáng tin cậy Do tính chất phức tạp và phạm vi liên quan của dự án, cán bộ thẩm định nói chung và cán bộ thẩm định tài chính nói riêng không những phải có kiến thức... nhau về thời gian hoạt động của dự án Quyết định chọn dự án như vậy có thể đi đến quyết định sai lầm với các dự án loại trừ lẫn nhau Dự án có thời gian hoạt động ngắn hơn thường kém hấp dẫn vì NPV của dự án hoạt động dài hơn Ngoài ra lãi suất chiết khấu được giả thuyết là không thay đổi trong thời gian dự án đi vào hoạt động Tuy nhiên trên thực tế tác động của các lực lượng cung cầu làm lãi suất dao động. .. quả cũng như tính khả thi của dự án trước khi ra quyết định đầu tư Trong đó ngân hàng quan tâm hàng đầu đến các chỉ tiêu hiệu quả tài chính của dự ánvậy TĐTCDA là một nội dung quan trọng nhất trong công tác thẩm định tại các NHTM Thẩm định tài chính dự án sẽ góp phần giảm thiểu rủi ro cho ngân hàng đồng thời cho ra những kết luận chính xác về tính khả thi, hiệu quả tài chính, khả năng trả nợ và... nhung khi dự án đi vào hoạt động thì không hiệu quả do vậy khách hàng không trả gốc và lãi cho ngân hàng dẫn đến nguy cơ mất vốn Hoặc do chất lượng thẩm định thấp không đánh giá đúng hiệu quả tài chính của dự án nên không cho vay để các tổ chức tín dụng khác cho vaydự án đi vào hoạt động có hiệu quả Những điều trên đều gây tổn thất cho thu nhập của ngân hàng Tóm lại chất lượng thẩm định dự án tốt . LÝ LUẬN CHUNG VỀ THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY CỦA NHTM 1.1. Hoạt động cho vay của NHTM 1.1.1. Hoạt động cơ bản của NHTM Sự. dung thẩm định tài chính dự án trong hoạt động cho vay của NHTM Thẩm định tài chính dự án bao gồm nhiều nội dung liên quan chặt chẽ đến nhau. Tài chính

Ngày đăng: 17/10/2013, 22:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan