1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN KINH DOANH NGOẠI HỐI CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

16 689 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 16
Dung lượng 29,87 KB

Nội dung

LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN KINH DOANH NGOẠI HỐI CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI I- NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ THỊ TRƯỜNG NGOẠI HỐI 1- Khái niệm về thị trường hối đoái - Ngoại hối: là tiền nước ngoài, vàng tiêu chuẩn quốc tế, các giấy tờ có giá và các công cụ thanh toán bằng tiền nước ngoài. - Thị trường hối đoái: là nơi diễn ra việc mua bán trao đổi ngoại hối, trong đó chủ yếu là các trao đổi mua bán ngoại tệ và các phương tiện thanh toán quốc tế ghi bằng ngoại tệ. Trung tâm của thị trường hối đoái là thị trường ngoại tệ liên ngân hàng, thông qua thị trường liên ngân hàng mọi giao dịch mua bán các đồng tiền khác nhau có thể tiến hành trực tiếp với nhau. 2- Vai trò của thị trường hối đoái Cùng với hai bộ phận khác của thị trường tài chính là thị trường vốn và thị trường tiền tệ, thị trường ngoại hối đóng vai trò rất quan trọng trong đời sống kinh tế - xã hội ở các nước có nền kinh tế thị trường phát triển. Trước hết, thị trường ngoại hối là cơ chế hữu hiệu đáp ứng nhu cầu mua bán, trao đổi ngoại tệ nhằm bôi trơn cho các hoạt động xuất nhập khẩu và các hoạt động dịch vụ có liên quan đến ngoại tệ. Nó là nơi hình thành và tập trung quan hệ cung cầu ngoại hối của một đất nước hay một khu vực, thông qua quan hệ cung cầu tỷ giá được hình thành một cách khách quan. Đối với một quốc gia, tỷ giá phản ánh sức mua của đồng nội tệ so với các đồng ngoại tệ, mặt khác, thông qua tỷ giá thì Nhà nước có thể tác động đến quan hệ cung cầu ngoại hối trên thị trường theo định hướng phát triển của nền kinh tế quốc dân. Để có thể tiếp nhận các nguồn tài trợ, đầu tư từ bên ngoài vào thì thị trường ngoại hối là kênh dẫn vốn ngoại tệ của thị trường vốn. Không có thị trường hối đoái, vốn ngoại tệ chuyển tải vào nền kinh tế quốc dân chỉ có thể thông qua một cơ chế tài chính phi thị trường. Khi đó hiệu quả của nó sẽ suy giảm đi rất nhiều. Đặc biệt trong thời đại ngày nay là thời đại hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực, thị trường hối đoái đóng vai trò như một chiếc cầu nối giữa nền kinh tế quốc gia và nền kinh tế thế giới. Với vai trò như vậy, thị trường ngoại hối là điều kiện không thể thiếu được đối với hoạt động trao đổi hàng hoá, dịch vụ và đầu tư quốc tế. 3. Cấu trúc của thị trường hối đoái Thị trường liên ngân h ngà NHTM Khách h ng mua ngoà ại tệ NHTM Khách h ng bán ngoà ại tệ Sở giao dịch ngoại tệ Người môi giới Người môi giới Về mặt cấu trúc, thị trường ngoại hối không phức tạp lắm. Nếu căn cứ vào hình thức tổ chức, thị trường gồm có hai loại: thị trường có tổ chức và thị trường không có tổ chức. Ở các nước có nền kinh tế thị trường ngoại hối phát triển như Anh, Mỹ, Nhật, Singapo, thị trường có tổ chức rất mạnh khiến cho thị trường không có tổ chức hầu như bị xoá sổ. Ở các nước này cấu trúc thị trường ngoại hối có thể được mô tả bằng sơ đồ sau: 4- Các thành viên tham gia thị trường hối đoái: Có nhiều thành viên tham gia vào thị trường hối đoái với nhiều mục đích khác nhau.Trong đó, chủ yếu là các ngân hàng thương mại, các tập đoàn lớn, nhà môi giới và ngân hàng Trung ương. 4.1- Các Ngân hàng thương mại (NHTM ) Các ngân hàng thương mại là các chủ thể chính tham gia vào thị trường hối đoái bởi 90% các giao dịch trên thị trường hối đoái là các giao dịch giữa các NHTM. Các giao dịch này được tiến hành trên thị trường liên ngân hàng, là trung tâm của thị trường hối đoái. Các NHTM chủ yếu làm trung gian thực hiện sự uỷ thác của các khách hàng của họ và cũng chủ động tham gia kinh doanh với vốn của họ. 4.2- Các công ty xuất nhập khẩu Các công ty thực hiện việc mua bán ngoại tệ trên thị trường hối đoái để thanh toán hàng hoá xuất nhập khẩu, đặc biệt là để tự bảo hiểm đối với các rủi ro do những biến động bất lợi của tỷ giá hối đoái gây ra. Các giao dịch mua ngoại tệ giữa các công ty và các ngân hàng chỉ chiếm một tỷ lệ rất nhỏ trong các giao dịch trên thị trường hối đoái. 4.3- Các nhà môi giới hối đoái Là những người trung gian giữa các ngân hàng, qua đó góp phần tích cực vào hoạt động của thị trường bằng cách làm cho cung và cầu tiếp cận nhau. Nhà môi giới thường xuyên cung cấp cho ngân hàng: - Những thông tin đang xảy ra trên thị trường một cách kịp thời. - Khả năng tìm thấy bạn hàng ngay khi cần gọi, do đó tránh được việc phải hỏi trực tiếp hết ngân hàng này đến ngân hàng khác. - Đảm bảo sự vận hành tốt của cơ chế thị trường về quyền lợi, nhà môi giới được nhận một khoản phí (gọi là hoa hồng môi giới) do người mua và người bán trả. 4.4- Các Ngân hàng Trung ương (NHTW) Sự có mặt của các NHTW trên thị trường hối đoái là hết sức cần thiết nhằm thực hiện chức năng là ổn định thị trường, phục vụ chính sách quản ngoại hối quốc gia và can thiệp để hạn chế biến động lớn về tỷ giá có thể xảy ra nhằm ổn định sức mua của đồng nội tệ. Sự can thiệp này bằng cách là người mua vào hay bán ra cuối cùng trên thị trường hối đoái nhằm ảnh hưởng lên tỷ giá theo hướng mà NHTW cho là có lợi. II- Các loại hình giao dịch trên thị trường hối đoái: 1- Thị trường giao ngay (Spot market) Là thị trường mà tại đó các giao dịch mua, bán và thanh toán giữa các đồng tiền khác nhau diễn ra đồng thời và ngay lập tức. Tuy nhiên, trong thực tế, thời hạn thanh toán có thể được kéo dài từ 1 đến 2 ngày làm việc nhằm kiểm tra, hoàn tất các công việc giấy tờ và thủ tục thanh toán. Tỷ giá giao ngay được xác định trên thị trường biểu diễn số lượng của một đồng tiền này trên một đơn vị đồng tiền khác. - Tỷ giá chéo: là tỷ giá giữa 2 đồng tiền được xác định dựa trên yết giá giữa đồng tiền này với đồng tiền thứ 3. Chẳng hạn như: USD/VND =14550 GBP/USD = 0,6112 GBP/VND = 0,6112 x 14550 2- Thị trường giao dịch kỳ hạn ( Forward) Là thị trường mà việc ký kết hợp đồng mua bán và giao nhận ngoại hối không đồng thời, ký kết hợp đồng hôm nay nhưng giao nhận và thanh toán ngoại hối trong tương lai do hai bên thoả thuận. Một giao dịch có kỳ hạn là một giao dịch mua bán ngoại tệ mà việc giao nhận ngoại tệ sẽ tiến hành sau một thời gian nhất định (thường 1 tháng đến 1 năm) theo một tỷ giá thoả thuận khi ký kết hợp đồng. 3- Giao dịch hối đoái Futures Khác với giao dịch Forward, thực hiện qua điện thoại, telex thì giao dịch hối đoái Futures được diễn ra ở địa điểm cụ thể như ở các sàn giao dịch. Tại đây, các hợp đồng mua bán ngoại tệ được ký kết thông qua môi giới. Đặc điểm nổi bật của loại giao dịch này là tiêu chuẩn hoá cao. Tỷ giá trong giao dịch Futures thường cao hơn tỷ giá trong các giao dịch kỳ hạn do chi phí trong giao dịch Futures cao hơn. 4- Giao dịch hối đoái hoán đổi ( Swap ) Nghiệp vụ Swap trên thị trường hối đoái là hình thức kết hợp đồng thời hai giao dịch hối đoái, một giao dịch giao ngay và một giao dịch có kỳ hạn theo hướng ngược lại, được thực hiện cùng một khoản đối ứng. Cơ sở của nghiệp vụ Swap là sự cam kết song phương giao vào một ngày nhất định với một số lượng cố định đồng tiền này lấy một số lượng biến đổi một đồng tiền khác trong một thời hạn xác định với lời hứa lẫn nhau hoàn lại vốn khi tới kỳ hạn. Giao dịch Swap gồm hoán đổi lãi suất và hoán đổi tiền tệ. Như vậy, nghiệp vụ Swap không những kiếm được lãi mà còn phòng chống được rủi ro tiền tệ biến động. 5. Nghiệp vụ Arbitrage Sự chu chuyển vốn có hiệu quả và trôi chảy được trong thị trường hối đoái là nhờ một phần có nghiệp vụ tự bảo hiểm, nghiệp vụ đầu cơ và nghiệp vụ arbitrage. Nói một cách tổng quát, nghiệp vụ Arbitrage là một nghiệp vụ hối đoái lợi dụng sự chênh lệch về tỷ giá đồng thời trên nhiều thị trường để kiếm lời. Tiến hành mua và bán ngoại tệ đồng thời trên các thị trường hối đoái theo nguyên tắc mua ở nơi rẻ nhất và bán ở nơi đắt nhất. 6. Nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ theo quyền chọn (Options) Quyền lựa chọn mua bán ngoại tệ là sự thỏa thuận bằng văn bản giữa người mua và người bán quyền chọn mua ( call option ) hay quyền chọn bán ( put option) một số lượng ngoại tệ nhất định theo một tỷ giá cố định vào một thời điểm cụ thể. Quyền mua bán ngoại tệ lựa chọn là công cụ đảm bảo tỷ giá thực sự cho các nhà kinh doanh XNK, các nhà đầu tư. III. NHTM và hoạt đông kinh doanh ngoại tệ của NHTM 1. Vai trò của NHTM NHTM có vai trò to lớn đối với sự phát triển kinh tế, là chiếc cầu nối giữa các doanh nghiệp với thị trường, là nơi cung cấp vốn cho nền kinh tế, là công cụ để Nhà nước điều tiết vĩ mô nền kinh tế, là cầu nối nền tài chính quốc gia với nền tài chính quốc tế. Đặc biệt là trong nền kinh tế thị trường ngày càng quốc tế hoá hiện nay thì vai trò của nó không thể thiếu được. 2.Nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối của NHTM 2.1. Sự cần thiết phải tiến hành hoạt động kinh doanh ngoại hối trong hoạt động của các NHTM Ngân hàng thực hiện nghiệp vụ kinh doanh trước hết xuất phát từ việc thoả mãn nhu cầu của khách hàng bởi mục đích chính của hoạt động ngân hàng là cung cấp dịch vụ cho khách hàng. Do kinh tế đối ngoại ngày càng phát triển, hoạt động thanh toán quốc tế được mở rộng và nhu cầu mua bán ngoại tệ của khách hàng cũng tăng lên. Do đó, ngân hàng hoạt động kinh doanh ngoại tệ để cân bằng các dư thừa về cung cầu ngoại tệ. Mục đích của ngân hàng thực hiện kinh doanh ngoại hối là nhằm: - Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp thanh toán hiệu quả trong hoạt động trao đổi kinh tế đối ngoại thông qua bản tệ. Cung cấp các dịch vụ mua bán ngoại tệ thuận lợi, các thông tin về thị trường hối đoái diễn bến tỷ giá từ các thị trường ngoại hối quốc tế. Tư vấn cho các khách hàng về xu hướng biến động tỷ giá trong tương lai. - Tăng thu nhập cho Ngân hàng đại và mạng lưới thanh toán quốc tế, nâng cao vị thế và uy tín trong giới tài chính quốc tế. - Tạo khả năng tiếp nhận tín dụng của nước ngoài bằng bản tệ tại ngân hàng trong nước. - Quản trạng thái hối đoái của ngân hàng cho mỗi loại ngoại tệ được duy trì ở mức mà ngân hàng mong muốn nhằm hạn chế rủi ro. Như vậy, hoạt động kinh doanh ngoại hối thể hiện là điều kiện thiết yếu cho sự hoạt động của các nghiệp vụ trao đổi hàng hoá, dịch vụ và đầu tư quốc tế. 2.2. Vai trò của hoạt động kinh doanh ngoại hối đối với các Ngân hàng thương mại Kinh doanh ngoại hối đem lại cho ngân hàng một khoản lợi nhuận đáng kể. Nó là công cụ phòng chống rủi ro nhất là rủi ro tỷ giá khi ngân hàng thực hiện các nghiệp vụ Forward, Swap, Option. Đồng thời, còn tạo điều kiện cho việc đang đa dạng hoá nghiệp vụ ngân hàng. Nhờ có hoạt động kinh doanh ngoại hối mà một số ngân hàng có thể giao dịch với các ngân hàng nước ngoài. Từ đó nâng cao được vị thế của ngân hàng trên thị trường quốc tế qua chất lượng các giao dịch quốc tế. 2.3. Ưu thế của Ngân hàng thương mại trong kinh doanh ngoại hối Với tư cách là một tổ chức trung gian cung cấp các dịch vụ tốt nhất cho khách hàng, NHTM có một hệ thống cơ sở vật chất hiện đại luôn thích ứng với nhu cầu đổi mới công nghệ như hệ thống thông tin liên lạc, các thiết bị văn phòng. Thêm vào đó là đội ngũ nhân viên được đào tạo chuyên sâu. NHTM giữ vị trí trung tâm trong các hoạt động thanh toán quốc tế mà các hoạt động kinh doanh ngoại tệ luôn có mối quan hệ gắn bó với các nghiệp vụ này bởi cùng xuất phát từ sự ra đời và phát triển của thương mại quốc tế. Bởi thế việc tiến hành kinh doanh ngoại tệ tại ngân hàng thương mại một mặt bổ trợ cho hoạt động thương mại quốc tế, một mặt nhờ đó phát triển nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối của ngân hàng. Hệ thống ngân hàng được hoạt động trên phạm vi quốc tế và mối quan hệ này ngày càng được mở rộng cũng như các hoạt động kinh doanh ngoại tệ luôn được tiến hành trên thị trường có quy mô quốc tế. Những lợi thế này giúp ngân hàng có thể tiến hành các hoạt động kinh doanh ngoại tệ, thường xuyên liên tục và chính xác như đòi hỏi đặt ra của thị trường hối đoái mà không một tổ chức nào có thể sánh được. IV. Nghiệp vụ kế toán kinh doanh ngoại tệ. A- Những vấn đề chung về hoạt động ngoại tệ của NHTM. Theo Luật tổ chức tín dụng quy định:" Tổ chức tín dụng kinh doanh ngoại tệ phải được phép của ngân hàng nhà nước và phải chấp nhận quy định của Nhà nước về quản ngoại hối". 1.Một số nguyên tắc nhận tiền gửi và cho vay ngoại tệ đối với khách hàng. 1.1. Tiền gửi ngoại tệ của khách hàng Khách hàng mở tài khoản tiền gửi ở ngân hàng dưới hai hình thức: - Tiền gửi ngoại tệ không kỳ hạn: nhằm mục đích thanh toán tiền hàng hoá xuất nhập khẩu, dịch vụ, trả nợ vay ngân hàng , nợ vay nước ngoài, mua bán ngoại tệ với NHTM, góp vốn đầu tư và thanh toán các khoản chi khác ra nước ngoài theo quy định. - Tiền gửi ngoại tệ có kỳ hạn: khách hàng mở tài khoản này nhằm mục đích hưởng lãi. Ngân hàng phải đảm bảo chi trả theo yêu cầu của chủ tài khoantrong phạm vi số dư trên tìa khoản của họ. 1.2. Cho vay ngoại tệ đối với khách hàng: Ngân hàng được phép kinh doanh ngoại tệ cho các doanh nghiệp vay ngoại tệ nhưng các doanh nghiệp không được cho vay lẫn nhau bằng ngoại tệ. Ngân hàng có thể cho vay bằng ngoại tệ qua các hình thức: bảo lãnh, chiết khấu thương phiếu và các giấy tờ có giá, cho vay trực tiếp bằng ngoại tệ. 2. Mua bán ngoại tệ Ngân hàng thực hiện mua bán ngoại tệ trên thị trường khách hàng (doanh nghiệp, cá nhân) và trên thị trường liên ngân hàng. Một số vấn đề liên quan đến mua bán ngoại tệ bao gồm: 2.1.Tỷ giá mua bán ngoại tệ Tỷ giá mua bán ngoại tệ gồm hai loại : tỷ giá trên thị trường khách hàng và trên thị trường liên ngân hàng. - Tỷ giá mua bán ngoại tệ trên thị trường khách hàng: các ngân hàng thương mại niêm yết tỷ giá này hàng ngày. Gồm: + Tỷ giá giao ngay (Spot): áp dụng cho nghiệp vụ mua bán ngoại tệ đối với khách hàng được kế toán hạch toán vào sổ sách kế toán sau 2 ngày ký kết hợp đồng mua bán ngoại tệ. + Tỷ giá mua bán ngoại tệ có kỳ hạn (Forward): áp dụng cho nghiệp vụ mua bán ngoại tệ đối với khách hàng được kế toán hạch toán sau n ngày kể từ ngày ký kết hợp đồng mua bán. - Tỷ giá mua bán ngoại tệ trên thị trường liên ngân hàng: được hình thành trong quá trình giao dịch theo các quy định về tỷ giá hiện hành. Để có cơ sở tham khảo hàng ngày, NHNN sẽ thông báo tỷ giá chính thức của USD/VND cũng như với một số ngoại tệ khác. 2.2. Hoạt động mua bán ngoại tệ Hoạt động mua bán ngoại tệ được diễn ra rất sôi động trên thị trường hiện nay tuy nhiên nó bao gồm hai hình thức chính sau đây: - Mua bán ngoại tệ đối với khách hàng: trong phạm vi nguồn ngoại tệ của ngân hàng, ngân hàng có thể bán ngoại tệ cho doanh nghiệp, cá nhân có nhu cầu (thanh toán tiền hàng hoá xuất nhập khẩu, trả nợ vay, đi du lịch, công tác nước ngoài). Ngân hàng cũng được phép mua ngoại tệ của doanh nghiệp hoặc cá nhân bằng ngoại tệ tiền mặt hay ngoại tệ chuyển khoản. - Hoạt động về mua bán ngoại tệ tại thị trường liên ngân hàng: Thị trường ngoại tệ ngân hàng do NHNN tổ chức và chỉ đạo nhằm hình thành thị trường mua bán ngoại tệ có tổ chức giữa các Hội sở chính của NHTM được phép kinh doanh ngoại tệ với nhau cũng như giữa các ngân hàng thương mại với ngân hàng nhà nước qua sở giao dịch ngân hàng nhà nước. 2.3. Thuế giá trị gia tăng trong kinh doanh mua bán ngoại tệ: - Thuế giá trị gia tăng trong kinh doanh mua bán ngoại tệ được tính theo phương pháp trực tiếp. Mức thuế suất hiện nay là 10%. - Phương pháp tính thuế GTGT Thuế GTGT phải nộp = Giá trị gia tăng x thuế suất. Trong đó: Doanh số bán Doanh số mua ngoại Giá trị gia tăng = ngoại tệ tính - tệ tương ứng với bán bằng VND ra VND Doanh số mua Số lượng Tỷ giá mua bình ngoại tệ tương = ngoại tệ x quân ra quyền ứng với bán ra bán ra bằng VND 3. Nguyên tắc hạch toán kế toán ngoại tệ Từ ngày 01/ 4/1989, các ngân hàng được phép kinh doanh ngoại tệ đều áp dụng phương pháp hạch toán theo nguyên tệ. Phương pháp này đã phản ánh chính xác tình hình tài sản bằng ngoại tệ của ngân hàng và khắc phục được chênh lệch tỷ giá do biến động tỷ giá. Theo phương pháp này hạch toán phân tích và hạch toán tổng hợp bằng ngoại tệ, tiền Việt nam đồng được quy đổi ra từ hạch toán tổng hợp từng loại ngoại tệ. Chứng từ thanh toán ngoại tệ ở trong nước cũng như thanh toán với nước ngoài chỉ ghi bằng ngoại tệ khi hạch toán và sổ hạch toán phân tích. B- Quy trình hạch toán kinh doanh ngoại tệ: 1. Phương pháp kế toán các hợp đồng mua bán giao ngay ( Spot) 1.1. Trên thị trường khách hàng (doanh nghiệp, cá nhân) - Trường hợp 1: Ngân hàng mua ngoại tệ giao ngay + Tại thời điểm giao dịch, căn cứ vào tỷ giá mua niêm yết, NH và khách hàng sẽ thỏa thuận các điều khoản trên hợp đồng (số lượng ngoại tệ NH mua, khách hàng mua ngoại tệ, tỷ giá, ngày thực hiện hợp đồng ). Căn cứ vào hợp đồng, kế toán sẽ ghi : Nhập TK ngoại bảng: Cam kết mua ngoại tệ giao ngay. [...]... nộp về kdoanh ntệ(4631.01) : thuế GTGT phải nộp Trong đó: thuế VAT phải nộp = lãi kinh doanh x 10% * Kế toán về kết quả kinh doanh ngoại tệ + Trường hợp NH có lãi về kết quả kinh doanh ngoại tệ thì kết quả ghi: Nợ : TK thanh toán mua bán Ntệ kdoanh : Thu về lãi kinh doanh Ntệ Có : TK thu về kinh doanh ngoại tệ : Thu về lãi kinh doanh ngoại tệ + Trường hợp NH lỗ về kết quả kinh doanh ngoại tệ, kế toán. .. giá ngoại tệ Có : TK thanh toán mua bán ngoại tệ 3.2 Kế toán về kết quả kinh doanh ngoại tệ Cuối tháng, cuối quý hay cuối năm, ngân hàng sẽ xác định kết quả kinh doanh liên quan đến mua bán ngoại tệ Lãi Kinh doanh = Doanh số bán ngoại tệ - Doanh số mua ngoại tệ tương tính bằng VND Ngoại tệ ứng với bán ra (VND) * Kế toán về thuế GTGT liên quan đến kinh doanh ngoại tệ phải nộp Nợ : TK Chi nộp thuế về kdoanh... đổi ngoại tệ, kế toán thực hiện như giao dich mua bán ngay Đồng thời hạch toán ngoại bảng: Xuất TK 9234: Số ngoại tệ bán có kỳ hạn đã thanh toán 3 Kế toán về đánh giá lại ngoại tệ và kết quả kinh doanh ngoại tệ: 3.1- Đánh giá lại ngoại tệ tại NHNN Định kỳ (tháng, quý, năm) ngân hàng tiến hành đánh giá lại giá trị ngoại tệ hiện có nhằm theo dõi xu hướng biến đổi của tỷ giá để đánh giá lại ngoại tệ Ngân. .. ngoại tệ Ngân hàng thường sử dụng tỷ giá mua ngoại tệ tại thời điểm đánh giá để đánh giá lại ngoại tệ + Nếu đánh giá lại ngoại tệ làm cho giá trị ngoại tệ tăng lên, kế toán sẽ hạch toán giá trị ngoại tệ tăng lên: Nợ : TK thanh toán mua bán ngoại tệ kinh doanh Có : TK chênh lệch tỷ giá ngoại tệ + Nếu đánh giá lại ngoại tệ làm cho giá trị ngoại tệ giảm xuống, kế toán sẽ hạch toán giá trị ngoại tệ giảm... ghi: Nhập TK ngoại bảng: Cam kết mua ngoại tệ kỳ hạn Việc thanh toán có hiệu lực vào ngày đến hạn của hợp đồng kỳ hạn, căn cứ vào chứng từ thanh toán, kế toán ghi: Xuất TK ngoại bảng : Cam kết mua ngoại tệ kỳ hạn Đồng thời, hạch toán: Nợ: TK ngoại tệ tiền mặt hay TK thích hợp : lượng ngoại tệ mua vào Có : TK mua bán ngoại tệ kinh doanh Và : lượng ngoại tệ mua vào Nợ : TK thanh toán mua bán ngoại tệ: lượng... Ngân hàng bán ngoại tệ: tại thời điểm giao dịch, căn cứ tỷ giá bán niêm yết ngân hàng và khách hàng sẽ thoả thuận các điều khoản trên hợp đồng Căn cứ vào hợp đồng, kế toán ghi: Nhập TK ngoại bảng: Cam kết bán ngoại tệ kỳ hạn Việc thanh toán có hiệu lực vào ngày đến hạn của hợp đồng kỳ hạn, căn cứ vào chứng từ thanh toán, kế toán ghi: Xuất TK ngoại bảng: Cam kết bán ngoại tệ kỳ hạn Đồng thời, hạch toán; ... vào chứng từ thanh toán, kế toán ghi: Xuất TK ngoại bảng: Cam kết bán ngoại tệ giao ngay Đồng thời, hạch toán: Nợ: TK mua bán Ntệ kinh doanh : lượng ngoại tệ bán ra Có: TK Ntệ tiền mặt hay TK thích hợp : lượng ngoại tệ bán ra Và Nợ : TK tiền gửi khách hàng : lượng ngoại tệ bán x tỷ giá Có : TK thanh toán mua bán ngoại tệ: lượng ngoại tệ bán x tỷ giá 1.2 Trên thị trường liên ngân hàng Nghiệp vụ này... lượng ngoại tệ mua vào  Đối với NH thương mại bán ngoại tệ: Kế toán ghi: Nợ : TK tiền gửi VND tại NHNN : giá trị VND thu về do bán ngtệ Có : TK thanh toán mua bán Ntệ : giá trị VND thu về do bán Ntệ Đồng thời: Nợ : TK ngoại tệ kinh doanh : lượng ngoại tệ bán ra Có : TK tiền gửi ngtệ tại NHNN: lượng ngoại tệ bán ra 2 Phương pháp kế toán các hợp đồng mua bán kỳ hạn ( Forward ) 2.1- Tại thị trường khách hàng. .. bán ngoại tệ đã được ký kết, đến ngày thực hiện hợp đồng, các ngân hàng thành viên phải chủ động chuyển khoản ngoại tệ hay VND thông qua NHNN  Đối với NH thương mại mua ngoại tệ Kế toán ghi: Nợ: TK thanh toán mua bán Ntệ : giá trị VND chi ra để mua ngtệ Có:TK tiền gửi VND tại NHNN : giá trị VND chi ra để mua ngtệ Đồng thời: Nợ : TK tiền gửi ngoại tệ tại NHNN Có: TK ngoại tệ kinh doanh : lượng ngoại. ..+ Việc thanh toán có hiệu lực vào ngày đến hạn của hợp đồng giao ngay, khách hàng phải có sẵn nguồn để bán ngoại tệ cho NH Căn cứ vào chứng từ thanh toán, kế toán ghi: Xuất TK ngoại bảng : Cam kết mua ngoại tệ giao ngay Và đồng thời, hạch toán: Nợ: TK ngoại tệ tiền mặt hoặc TK thích hợp : lượng Ntệ mua Có: TK mua bán ngoại tệ kinh doanh : lượng Ntệ mua và Nợ : TK Thanh toán mua bán Ntệ : lượng . LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN KINH DOANH NGOẠI HỐI CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI I- NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ THỊ TRƯỜNG NGOẠI HỐI 1- Khái niệm về thị trường hối. Ntệ kdoanh : Thu về lãi kinh doanh Ntệ Có : TK thu về kinh doanh ngoại tệ : Thu về lãi kinh doanh ngoại tệ + Trường hợp NH lỗ về kết quả kinh doanh ngoại

Ngày đăng: 17/10/2013, 21:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w