ÉpgiốngKimLongQuáBốitrongbểXimăng Sau đây là bài phiên dịch của Moneyless nhân giốngKimLongQuáBốitrongbểXi măng. Tác giả của bài này là ông Mohamad Zaini Suleiman làm việc ở Trung Tâm Nghiên Cứu Cá Nước Ngọt, trực thuộc Bộ Thuỷ Sản Malaysia. Lý do ông Mohamad đăng tải công trình nghiên cứu trong pham vi nhân giốngKimLongQuáBối là vì chính phủ Malaysia muốn giúp đỡ các nông dân Malaysia ít vốn, nhưng muốn có nguồn thu nhập phụ trội, trong việc nhân giống cá rồng. Phương cách và kỹ thuật trong phạm vi nghiên cứu của bài viết đã được phổ biến cho những nông dân bên Malaysia có nhu cầu, và đã gặt hái được sư thành công đáng kể. Vì lý do này, các bạn có thể tin tưởng được rằng đây không phải là công trình chỉ có tính cách phổ biến trong giới nghiên cứu trong phòng thí nghiệm, mà nó có tính cách đại chúng, được sự hổ trợ của chính phủ Malaysia để giúp thêm công ăn việc làm cho các nông dân nước họ. Các trại cá rồng dĩ nhiên không thích những nguồn thông tin như thế này, vì đối với họ đây là "bí mật quốc phòng", nhưng tài liệu này đã được đang tải, thi tôi thiết nghĩ tại sao chúng ta không tìm tòi, suy gẩm để học hỏi thêm kinh nghiệm trong lúc rảnh rổi, và nếu như có ai bên Việt Nam mình, vì theo phương pháp này mà thành công, thì âu đó cũng là một chuyện đáng mừng. Tôi không quan niệm là phải ém, dấu những thông tin trong các thú chơi thanh tao, càng nhiều thông tin, càng nhiều chia sẻ, thì thú chơi sẽ thêm phần khởi sắt. Trong tất cả các ấn bản sách cá rồng bằng Anh ngữ, tôi đã đọc hết, nhưng không một cuốn sách nào đê cập đến những thông tin nhân giống như bài nghiên cứu của ông Mohamad. Nếu bạn nào sau khi đọc bài phiên dich này, cảm thấy thích thú, và có ý định épgiống cá rồng, thì xin mời bạn, bạn đang có trong tay những gì các trại cá xem như là "bí quyêt" không muốn chia sẽ ra ngoài. Dĩ nhiên vạn sự khởi đầu nan, và thêm một số chuyện cần phải bàn thảo thêm trong chi tiết, nhưng bạn nào trong diễn đàn cảm thấy hứng thú và có những dự định, thì chúng ta có thể đi vào chi tiết vì cá Moneyless đã có lúc đẻ, nhưng chỉ đẻ trứng, rồi xơi mất chứ không nở. Nhưng đó cũng là một minh chứng cho biết thể chế của nước, để cho cá rồng có thể đẻ trứng, tôi đã nắm bắt được. Bây giờ thì chúng ta bắt đầu với bài dịch nhé. KIM LONGQUÁBỐIKimlong là giống cá nổi tiếng được nhiều người biết đến và đắc nhất trong làng chơi cá cảnh. Chúng có nguồn gốc từ Malaysia. GiốngKimLong thượng hạng cao cấp nhất được biết qua tên Malaysian Golden Arowana (Kim LongQuáBối Malaysia). Giống này chỉ tìm thấy được ở hồ Bukit Merah bang Perak, Malaysia. Trong môi trường sinh sống thiên nhiên, mùa sinh sản thông thường xảy ra từ tháng 8 đến tháng 10 mổi năm. Trong mùa sinh sản của kim long, dân làng chung quanh hồ sẽ tìm cách hớt/bắt cá con vào ban đêm. Có hai giống cá rồng trong các nguồn nước tại Malaysia: giốngkimlong và giống thanh long. Thanh long thường thấy đuọc nhiều hơn, và không đắc khi so sánh với loại Kim Long, vì KimLong được bán với giá rất cao. Giốngkimlongquábội thường sinh sống ở sông Kerian và những chi nhánh nhỏ của con sông này trong bang Perak. Trong môi trường thiên nhiên, chúng thích sinh sống ỏ những nơi có nguồn nước acid trong sạch, không bị ô nhiểm, đặc biệt là ở những nơi có nguồn nước cạn, và luồng nước chảy xiết cộng với các cây thuỷ sinh mọc dài, dọc theo bờ sông. Vì giá cả của giống KLQB rất đắc tiền, Cơ Quan Nghiên Cứu Cá Nước Ngọt (FFRC) bắt đầu với vài cá giống được đánh bắt từ thiên nhiên. Chúng được mua lại từ các tay chơi cá rồng tại hồ Bukit Merah vào năm 1990. Vào năm 1996, FFRC rất may mắn đã thành công trong lần nhân giống Kim LongQuáBối ở bể cement ngay trong lần đầu tiên. Phương Cách Chăm Sóc Cá Giống 8 con KLQB được nuôi trong một bể (Xi măng)cement trống trải và thoáng, có kích thước 5X5m với đô sâu khoảng 0,5m. Bể cement được phủ bởi lưới nylon ở độ cao 0,75 m đê tránh trường hợp cá nhảy phóng ra khỏi bể. Khu vực để cá đẻ trứng được thiết kế ở một góc của bể, nơi đó có vài miếng thuỷ mộc được xấp sếp để phần nào tạo nên môt vẻ tự nhiên như nơi sinh sống của KLQB ở môi trường thiên nhiên. Đá tròn nhỏ, và những viên đá lớn không được dùng để trang trí để tránh những thương tích và các trường hợp cá vô tình nuốt lấy những viên đá nhỏ trong những lúc được cho ăn. Khu vực của cá đẻ trứng được che phủ một phần để tạo bóng mát, và tránh tiếp nhận ánh sáng trực tiếp của mặt trời, đồng thời khu vực này là nơi yên tĩnh nhất của bể Bầy cá giống được nuôi và chăm sóc tại nơi này cho đến khi trưởng thành. Phương cách bảo quản phẩm chất của nước trongbể Mặc dầu cá rồng là giống cá khoẻ mạnh, ít bệnh, phẩm chất của nước phải được canh đo, điều chỉnh cho giống độ pH của nước nơi cá rồng sinh sống nơi thiên nhiên, và điều này đã được thực hành trongbể cement. Độ pH của bể được bảo trì và giữ ở độ pH 6.8-7.5, và nhiệt độ từ 27-29 độC. Nước trongbể được thay khoảng 30-35% trên tổng số thể tích của nước trong bể, và được châm thêm từ vòi nước, sau khi nước đã được khử chất chlorine. Độ sâu của bể luôn được giữ ở mức 0,5-0,75 m. Chế độ dinh dưỡng Cá giống được cho ăn với nhiều loại thức ăn khác nhau. Một chế độ dinh dưỡng quân bằng và toàn diện rất quan trọng để giúp cá trưởng thành và kích dục chúng sinh sản. Thức ăn hằng ngày cần phải đa dạng và chứa thật nhiều chất đạm. Thức ăn hằng ngày của bầy cá giống chủ yếu là nhóm thịt (chất đạm) từ thức ăn sống như: cá 7 màu, tôm/tép sống nước ngọt, loại cá mồi vàng, và thịt cá bằm nhỏ. Thức ăn khô chất chứa 32% chất đạm cũng được cho ăn thêm trong các loại thức ăn phụ trội. Tổng số lượng thức ăn được cho ăn mỗi ngày tương đương với 2% sức nặng của cá. Trưởng thành Bầy cá giống truỏng thành bắt đầu từ khoảng năm thứ 4 trở lên và đo được tu 45- 60cm chiều dài. Cá có thể đẻ quanh năm với điểm cao ở giữa tháng 7-12. Trong môi trường thiên nhiên, cá bố sẽ ấp trứng đã được thụ tinh trong miệng cho đến lúc bầy cá con có thể tự bơi lội sau khoảng 2 tháng. Cá mái theo như kết quả nghiên cứu có 1 buồng trứng, trong đó có khoảng độ 20- 30 trứng có đường kính khoảng 1.9cm. Chúng tôi có được dữ kiện này qua môt ca phẩu thuật của một con cá mái đã chết, được nuôi trongbể đất sét của một trại cá tư nhân. Tuy nhiên, khi cá mái đã truỏng thành, theo dữ kiện nghiên cứu cho thấy , cá sẽ có khoảng 50-60 trứng trong bât kỳ giai đoạn nào trong thời kỳ truỏng thành. Kimlongtrống khi truỏng thành, cũng chỉ có 1 ngọc hoàn có hình dáng như sợi chỉ. Phân biệt trống và mái Không có một đặc điểm khác biệt nào giữa cá rồng trống và mái khi chúng còn nhỏ. Nhưng khi cá được trưởng thành bắt đầu từ 3-4 năm tuổi, sự khác biệt có thể nhận biết được theo phương cách sau đây Phân biệt giới tính dựa theo hình dáng cơ thể, và kích thước của miệng cá Cá trống lúc truỏng thành sẽ có một cơ thể thon gọn, chiều ngang nông, miệng rộng và màu sắt nổi bật hơn cá mái. Miệng cá trống sẽ rộng hơn, và chiều dài của hàm dưới dài/ sâu hơn với mục đích để ngoạm và ấp trứng. Phần đầu của cá trống thường sẽ to lớn hơn. Cá trống sẽ bạo động hơn và thường tranh giành thức ăn hơn. Đặc tính của cá trong mùa sinh sản Cá rồng có một đặc tính rất đặc biệt khi chúng ve vản nhau. Sự ve vản có thể chỉ vài tuần cho đến vài tháng trước khi chúng đẻ trứng. Ban đêm là lúc mà chúng thường ve vản, quấn quýt lẫn nhau ở sát mặt nước. Cá trống rượt bắt cá mái chung quanh chu vi của bể, và đôi lúc chúng múa theo thể điệu vòng tròn vòng quanh người tình. Khoảng 1-2 tuần trước khi trứng đẻ, cá sẽ bơi song song với cơ thể cọ xát quấn quýt vào nhau. Và cuối cùng là cá mái sẽ đẩy ra những cụm trứng màu cam-đỏ trong ngày đẻ trứng. Cá trống sẽ thụ tinh trứng và ngoạm trứng vào miệng. Ở nơi đây, trứng sẽ được ấp, và nở. Bầy cá con sẽ sống và tiep tục phát triển trong miệng của bố chúng cho đến khi chúng có thể tự bơi, và sống tự lực. Trứng có đường kính từ 8-10mm, với rất nhiều lòng trứng đỏ, và sẽ nở khoảng 1 tuần sau khi được thụ tinh. Sau khi trứng nở, bầy cá con sẽ tiếp tục sinh sống trong miệng cá bố khoảng 7-8 tuần cho đến khi noãn hoàn được hoàn toàn tiêu thụ. Bầy cá sẽ rời miệng bố và sinh sống tự lực khi chúng được 45-50 mm. Phân biệt cá trống đang ấp trứng/nuôi con Sau khi trứng đã thu tinh, ta có thẻ phân biệt được cá bố bằng cách quan sát phần nấp đậy mang đã căng phồng, và dáng dấp bơi của cá. Cá bố sẽ tuyệt đối không ăn, và từ chối tất cả mọi loại thức ăn. Cá bố sẽ bớt năng động hơn trước rất nhiều. Phần dưới của hàm miệng cũng sẽ căng phồng vì đang ấp trứng / nuôi con. Phương cách hớt/vớt cá con Thời gian ấp trứng/nuôi con (từ lúc trứng thụ tinh đến lúc bầy cá được nhả ra) thông thường khoảng 8 tuần. Để rút ngắn thời gian, trứng đã thụ tinh và nở có thể được hớt/vớt bằng tay từ miệng cá bố sau 30 ngày sau khi trứng thụ tinh. Cá bố được lừa bắt với một loại lưới thật mỏng, và được giữ bởi miếng khăn lông ướt, hay bao tay bằng nỉ để tránh thương tích và vùng vẫy. Hàm dưới của cá bố sẽ được tư từ và nhẹ nhàng kéo ngược về sau . Toàn thân cá bố sẽ được lắc nhẹ để bầy cá con được phóng thích từ miệng cá bố . Bầy cá con sẽ được bỏ một thau nhỏ bằng nhựa và tiếp tục được ấp trongbể kính/mica . Thông thường trong một bầy thường có khoảng 20-35 cá con . Kỹ thuật ấp cá rồng con sau khi hớt từ miệng cá bố Sau khi hớt bầy cá còn non từ miệng cá bố, chúng sẽ tiếp tục được ấp trongbể kính với kích thước 90X45X45 cm. Nhiêt độ đuợc giữ ở 27-29 C. Lượng Oxygen hoà tan trongbể được giữ ở mức 5ppm (mg/l), bằng phương cách sục khí liên tục trong bể. Chúng tôi cho thêm vào bể khoảng 2ppm dung dịch Acriflavine để trách các trường hợp bị nhiểm trùng do thương tích có thể xảy ra khi di chuyển chúng. Nếu dùng phương pháp ấp cá con tiếp tục sau khi hớt chúng ra khỏi miệng cá bố theo chi tiết nêu trên, khả năng sống sót của bầy cá con cho đến lúc có thể bơi và sống tư lập là khoảng 90-100%. Trong vài tuần đầu sau khi được hơt/vớt, khi bầy cá con vẫn còn noãn hoàn đeo dính dưới bụng, chúng thường chỉ nằm dưới đáy bể. Khi noản hoàn ngày càng nhỏ hơn, thì chúng sẽ bơi ngược và thẳng lên trên nhiều hơn. Vào tuần thứ 8, khi noãn hoàn đã gần như được tiêu thụ hết, bầy cá con sẽ bắt đầu bơi theo tư thế ngang. Vào thời điểm này, chúng cần phải được cho ăn thêm phụ trội với thức ăn sống. Noãn hoàn sẽ hoàn toàn được tiêu thụ khi cá có thể tung tăng bơi lội như cá bố/mẹ vào lúc chúng có chiều dài khoảng 8.5cm. Phương cách chăm sóc/nuôi cá con Trong thời gian ấp cá, cá con không cần phải cho thức ăn. Cá con sẽ tự bơi lội vào tuần thứ 7. Thức ăn tươi/sống có thể cho ăn thêm phụ trội như: cá 7 màu con, trùng chỉ đỏ nên được cho ăn trong tuần thứ 7, để tránh trường hợp bọn chúng ấu đã nhau vì đói. Chúng rất háu ăn, vi thế nên cho chúng ăn no, và ăn đủ. Chúng tôi đề nghị nên thay 30% trên tổng sô lượng thể tích của bể mỗi 2-3 ngày để giữ được phẩm chất tốt của nước trong bể. Khi cá được 10-12 cm, chúng ta co thể cho chúng ăn tôm tươi, hay thít cá bằm nhỏ để kích thích sự phát triển của chúng. Khi được 4 tháng tuổi, chúng tôi bắt đầu tách chúng ra bể riêng vói kích thước 74X45X45 cm để tránh thuong tích từ các cuộc ấu đã. Để kích thích sự phát triển và lên màu của vẩy, chúng tôi đề nghị nên xu dụng đèn nhân tạo ít nhất la tu 10-12 tiếng/ngày. Sau 6-7 tháng tuổi, khi cá được khoảng 20-25 cm thì bạn có thể chuẩn bị để bán chúng trên thị trường. Các Vấn Đề thường Xảy Ra Khi Nhân Giống Cá Rồng Trong thời giàn nuôi/gây giống, chúng tôi có gặp vài trường hợp liên quan đến bệnh tình của bầy cá giống. Lúc ban đầu, chúng rất khoẻ, nhưng sau đó những bệnh thông thường như thối vi, mắt mờ và nhiểm trùng bởi ký sinh trùng (Lernaea) có thể xảy ra, nhất la khi di chuyển cá để làm sạch bể. Vi Thối Chúng tôi chửa trị bằng cách pha vào bể trị bệnh/ bể cách ly với 1% muối hôt trên tổng lượng thể tích của bể. Mắt Mờ Cá bị mắt mờ, có một làn trắng đục vì kém được chăm sóc hoặc sống trong một môi trường nước không thích hợp và ô nhiểm trong một thời gian dài. Phương cách trị liệu: thay 1/3 tổng lượng thể tích mỗi 2-3 ngày cho đến khi cá bình phục. 1% muối hột được hoà tan vào bể dựa trên tổng lượng thể tích của bể. Nhiểm trùng bởi ký sinh trùng bám Lernaea Khi cá bị bệnh này sẽ có triệu chứng cạ xát cơ thể ở các thành của bể và bỏ ăn. Phương cách trị liệu: Ký sinh trùng Lernaea có thể được gắp bằng tay ra khỏi cơ thể của cá, và cá bi bệnh được trị liệu với thuốc Diptrex với hàm lượng 0,5ppm (mg/l). KẾT LUẬN Nhân giống cá rồng Châu Á trong một ao bằng đất sét là phương pháp thường thấy ỏ các trại cá rồng ở Malaysia. Để bắt đầu thương vụ nhân giống cá rồng như thế đòi hỏi một số vốn đầu tư rất lớn để mua cá giống, và xây cất/thiết kế hạ tầng cơ sở. Trụ sở nghiên cứu cá nước ngọt (FFRC) tại Batu Berendam đã nghiên cứu và thình hành một phương pháp/kỷ thuật nhân giống cá rồng trong môi trường kín của bể cement . Để bắt đầu phương án nhân giống Kim LongQuáBối theo phương cách này, chúng tôi phỏng đoán cần một số vốn đầu tư khoảng 100.0000-150.000 tiền Malaysia ($27.469-41.208 USD) . Đây là một số vốn đầu tương đối mà thiết nghĩ bất cứ ai trong một cộng đồng Malaysia đề có thể tài trợ được, số vốn đầu tư này có thể được xem như để kiếm thêm chút tiền lợi tức phụ trội cho ngân quỷ gia đình . Những khám phá mới đã đạt được trong pham vi của chương trình nghiên cứu này, cho thấy đây là chuyện có thể thực hành được không mấy khó khăn cho những hoạch định tiểu thương trên các phương án nhỏ, cần ít vốn đầu tư, và các phương án nhân giống "sau vườn nhà". Kỹ thuật nhân giống cá rồng Kim LongQuáBối đã được giới thiệu với các nông dân người Malaysia có nhu cầu qua các chương trình chỉ dẩn/huấn luyện các kỷ thuật đã nêu trong phạm vi của công trình nghiên cứu . Sự hưởng ứng của các nông dân tham dự rất nồng nhiệt và kết quả rất khả quan nhiều hứa hẹn với kết quả là nhân giống thành công sau 2 năm áp dúng phuong pháp nêu trên . Kết quả cho thấy nhân giống Kim LongQuáBối trong bể cement với kỷ thuật đã nêu trong bài nghiên cứu là chuyện có thể khả thi và rất hửu ích . . Ép giống Kim Long Quá Bối trong bể Xi măng Sau đây là bài phiên dịch của Moneyless nhân giống Kim Long Quá Bối trong bể Xi măng. Tác giả. công trong lần nhân giống Kim Long Quá Bối ở bể cement ngay trong lần đầu tiên. Phương Cách Chăm Sóc Cá Giống 8 con KLQB được nuôi trong một bể (Xi măng) cement