Để dạy tốt một bài TĐN

6 1.8K 6
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
Để dạy tốt một bài TĐN

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Phòng GD- ĐT Sơn Tịnh Trường THCS Tịnh Trà ---***--- SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM VỀ CÁCH DẠY TỐT MỘT BÀI TẬP ĐỌC NHẠC “ MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH HỌC TỐT- TẬP ĐỌC NHẠC ” I/- ĐẶT VẤN ĐỀ : “MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH HOC TỐT TẬP ĐỌC NHẠC” Chương trình âm nhạc bậc tiểu học có 2 nội dung xuyên suốt là học hát , tập đọc nhạc . Trong đó tập đọc nhạc là quan trọng nhất , phản ánh khả năng chính xác , khả năng tiếp thu kiến thức âm nhạc của học sinh vừa rèn luyện tai nghe , giọng hát vừa nâng cao cảm nhận âm nhạc cho học sinh . Tập đọc nhạc đúng sẽ giúp học sinh hát đúng giai điệu Để rèn luyện kó năng đọc nhạc cho học sinh chúng ta cần thực hiện đầy đủ các bước trong quy trình dạy tập đọc nhạc , kèm theo một số biện pháp hổ trợ để học sinh nắm vững kiến thức âm nhạc giúp các em học tập đọc nhạc tốt hơn. Ngày nay, với sự phát triển mạnh mẽ của nghệ thuật, của nhiều lónh vực khác trong xã hội, nhu cầu học tập của con người nâng dần số lượng và chất lượng, do đó người giáo viên cần phải cải tiến phương pháp dạy học “Lấy học sinh làm trung tâm”, kích thích sự say mê, phát triển tư duy của học sinh, hình thành thói quen tự giác học tập để đạt kết quả cao nhất. Đây cũng là mục tiêu đào tạo của trường, Sở, ngành đặt ra. Thế thì để đạt được yêu cầu đó, việc đổi mới phương pháp dạy và học như thế nào? Thực hiện ra sao? Đó là vấn đề cần quan tâm trong các giờ lên lớp, và cũng là nguyên nhân thúc đẩy tôi viết SKKN này. Với bài SKKN, theo tôi sẽ giúp cho chúng ta khắc phục được lối “dạy chay”, không gây hứng thú trong học sinh, không phát huy hết vai trò của các em trong việc tự giành lấy kiến thức mới. Qua SKKN này, cũng như qua phương pháp dạy học tích cực sẽ dần dần giúp giáo viên tự hoàn thiện mình về trình độ chuyên môn, một yếu tố không thể thiếu của thầy cô giáo. II/- NỘI DUNG – BIỆN PHÁP GIẢI QUYẾT : A/. Quá trình phát triển kinh nghiệm : Trong 3 năm giảng dạy, qua đợt tự học bồi dưỡng thường xuyên chu kì III, kết hợp với thực tế ở trường và điều kiện thuận lợi được phân công dạy , tôi nghó rằng phương pháp mới nếu áp dụng ở cấp I thì dễ dàng hơn cho việc học nhạc của các em , và sau này . 1/ Các biện pháp cụ thể : Trang 1 − Thực hiện 1 bài trên nhiều lớp, có những đối tượng học sinh khác nhau, cụ thể năm học qua (2009 – 2010) tôi thí điểm các lớp 6A, 6B, 7A, 7B, . − Tôi chọn đe àtài “ Một số biện pháp giúp học sinh học tốt tập đọc nhạc” trong chương trình tập đọc nhạc để thực hiện. + Trước khi dạy giáo viên, học sinh cần có sự chuẩn bò chu đáo ví dụ như : a) Phía giáo viên : Đã đầu tư soạn giáo án mới có các phần hoạt động của Thầy riêng, của trò riêng, có sự phân bố thời gian hợp lí. + Ở phần hoạt động của giáo viên có câu hỏi để kiểm tra kiến thức âm nhạc của học sinh bằng những bài tập đơn giản VD: - Nốt trắng bằng mấy nốt đen. - Kẻ sẵn khuôn nhạc ở trên , đặt trước tên nốt nhạc ở dưới sau đó cho học sinh tự viết nốt nhạc vào khuôn nhạc. + Ở phần hoạt động của học sinh: ghi các khả năng HS có thể trả lời, hướng điều chỉnh, đi đến kết luận đúng.  Bước chuẩn bò nữa là : Kẻ sẳn bài tập đọc nhạc (to, rõ, đẹp …) ở bảng phụ đến khi học bắt học sinh đóng hết tập sách lại và nhìn lên bảng phụ mà đọc để các em bỏ thói quen ghi tên nốt nhạc vào sách ,vì việc này làm tăng tính ỉ lại giảm thái độ học tập ,lười ghi nhớ của các em.  Chuẩn bò bài tập âm nhạc ở bảng phụ . b) Phía học sinh : - Chép bài tập đọc nhạc vào vở trước khi đến lớp. - Đọc trước tên nốt và nhận xét bài tập đọc nhạc . * Trước đây Khi dạy tôi đã cho các em xem sách mà đọc nhạc thấy các em đọc tốt rồi thôi cho đến khi kiểm tra cuối học kì mới phát hiện ra là các em đã học thuộc lòng bằng cách đã ghi tên nốt nhạc vào sách để đối phó và từ đó tôi quyết đònh sẽ kẻ bài tập đọc nhạc lên bảng phụ để các em nhìn lên đó mà học và tôi còn chuẩn bò thêm một số câu hỏi ,bài tập đơn giản có liên quan với bài tập đọc nhạc. * Hiện nay :Tôi đã cải tiến, cụ thể : Trang 2 KẾ HOẠCH BÀI HỌC 1 . Ổn đònh lớp : 2.Dạy bài mới : HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH Hoạt động1: TĐN SỐ 2 - Treo bảng phụ chép sẵn bài TĐN Số 1 lên bảng. *Bước 1 : Giới thiệu bài TĐN gồm tên bài , tác giả , được trích trong đoạn nhạc nào. - Học sinh chú ý lắng nghe. *Bước 2 : Tìm hiểu bài TĐN (nhận xét) xem trong bản nhạc có sử dung những kí hiệu gì ? tác dụng ra sao,thực hiện thế nào khi TĐN. - Học sinh quan sát bài TĐN và trả lời các câu hỏi *Bước 3 : Chia bài TĐN thành từng câu , yêu cầu học sinh đọc tên nốt nhạc , cao độ , trường độ , vạch nhòp . thực hiện thường xuyên bước này khi học sinh nhớ kó tên nốt nhạc , các em sẽ không ghi tên nốt vào sách ,vở. - Học hinh đọc tên các nốt nhạc có trong bài TĐN. *Bước 4 : Luyện tập tiết tấu : thể hiện âm hình tiết tấu chủ yếu của bài thông thường chỉ cần gõ âm hình câu thứ nhất và chổ cần lưu ý trong bài. - Xem giáo viên thực hiện mẫu học sinh đọc theo.VD: Đen đen đen trắng ( nốt đen gõ 1 phách nốt trắng gõ 2 phách ) .Thực hiện 2 lần giống nhau. *Bước 5 Luyện tập cao độ : đọc gam đô trưởng , âm ổn đònh ( âm trụ )cần dựa vào nhạc cụ để lấy độ chuẩn xác và điều chỉnh cao độ của gam cho phù hợp với giọng của học sinh . *Bước 6 : Tập đọc từng câu là bước quan trọng nhất khi học TĐN lúc bắt đầu tập ta nên dùng nhạc cụ đàn giai điệu , học sinh vừa nghe vừa cảm nhận - Đọc cao độ và tiết tấu sau khi nghe giai điệu Trang 3 giai điệu và đọc cao độ ,trường độ từng câu . Sau đó với câu dễ hơn để học sinh tự đọc cần phát huy khả năng đọc lập của các em , nếu học sinh không đọc được ta lại đàn giai điệu hổ trợ cho các em. - Nhìn lên bảng phụ đọc nhạc .Nếu sai cao độ thì đọc hòa với tiếng đàn . *Bước 7 :Hát lời ca : ở đây có nhiều cách ghép lời. + Đọc câu nào ghép lời câu đó. + Đọc 2 câu mới ghép lời. + Đọc cả bài rồi mới ghép lời. Chọn cách nào còn phụ thuộc vào baqì TĐN dễ hay khó ,câu dài hay ngắn . *Bước 8 : Trình bày bài hát hoàn chỉnh gồm TĐN và hát lời ca . Tuy nội dung chính là TĐN nhưng 2 hoạt động này hổ trợ cho nhau rất hiệu quả ,có thể đọc nhạc đúng mà hát lời sai hoặc ngược lại. *Bước 9 : Củng cố những kiến thức đã học ( nếu có thời gian) + Có thể gọi học sinh lên kiểm tra ,tuyên dương khen thưởng cho điểm khích lệ các em. + Nhận xét và sửa sai : Giáo viên cần thực hiện mẫu để học sinh đọc lại cho đúng. - Nghe giai điệu ghép lời ca . - Sau khi đọc nhạc học sinh tự đọc nhạc và ghép lời. - Luyện tập theo dãy , nhóm , cá nhân….(dãy 1 đọc nhạc dãy 2 hát lời và ngược lại.) - Học sinh thực hiện theo hướng dẫn của học sinh . 3/- Củng cố : − GV cho cả lớp đọc lại bài TĐN 2 ( 2 lần) . 4/- Dặn dò : - Học bài ở nhà, trả lời câu hỏi SGK ,trang …. - Xem trước tiết học tiếp theo 2. Đònh hướng và chất lương cần đạt của học sinh . Trang 4  Đònh lượng : − 100% HS theo dõi bài − 100% HS tích cực phát triển − 100% HS thực hiện tốt các yêu cầu của chẩn kiến thức kó năng.  Chất lượng : − Trên 98% đạt yêu cầu − HS hiểu kiến thức ở tại lớp B. Kiểm nghiệm lại kinh nghiệm : a. So sánh : * Tình trạng ban đầu Hiện nay - Không khí lớp học nặng nề - Sôi nổi, sinh động - Sự chú ý của HS : ít hơn (lơ là) - HS chăm chú, tập trung - Kết qua ûsau tiết học : chưa cao (75%) - Cao hơn (trên 98%) b. Phạm vi tác dụng SKKN :  SKKN áp dung cho sinh Khối 6,7 bậc THCS bởi vì kiến thức không mới lắm so với HS.  Ngoài ra có thể sử dụng phương pháp này ở khối lớp 8,9 c. Nguyên nhân thành công : − Phương pháp được hình thành từ lâu  giúp cho HS có thói quen tự giác, chủ độnghọc tập. − GV có đầu tư giáo án nhiều hơn − Biết cách động viên các HS yếu, cá biệt, tạo điều kiện thuận lợi để các em trả lời (khuyến khích, cộng điểm). − Sự phân bố thời gian hợp lí cân đối − Chuẩn bò một số bài TĐN nâng cao cho đối tượng HS giỏi − Có dặn dò thật kỹ ở tiết trước (chuẩn bò bài : chép và đọc trước tên nốt nhac , tập nhận xét bài TĐN ) − HS mạnh dạn phát biểu (không rụt rè) d. Những bài học kinh nghiệm : Trang 5 + Cho bản thân : nâng dần trình độ chuyên môn, thực hiện tốt biện pháp quản lý lớp (chống lười biếng trong HS). + Cho nhóm, tổ : quen dần phương pháp học tích cực tạo không khí sôi nổi cho lớp thêm sinh động . III/- KẾT LUẬN : Cùng với môn học hát tập đọc nhạc là nội dung quan trọng việc dạy âm nhạc ở trường THCS .Việc ghi nhớ tên nốt nhạc là điều rất đơn giản nhưng không dễ dàng với học sinh bởi vì các em còn xem nhẹ môn học và chưa chủ động xem bài trước ở nhà nên các em khó nhớ tên nốt nhạc trên khuông . Vì thế hôm nay tôi đưa ra một số biện pháp nhằm hổ trợ cho các em học môn TĐN được tốt hơn . Nếu áp dụng những biện pháp trên sẽ giảm rất nhiều khó khăn đối với những em có năng lực âm nhạc bình thường hoặc yếu . Đọc xong bài TĐN học sinh thấy ngay kết quả của sự cố gắng của các em là một hình thức gián tiếp giúp cho TĐN đúng . Tóm lại : Những biện pháp này tùy thuộc vào thiết bò dạy học , cách kiểm tra đánh giá có sự thay đổi thì đương nhiên việc thay đổi cách học TĐN cũng sẽ xảy ra. Với xu thế phát triển của xã hội, nhu cầu người học ngày càng cao, trong đó đòi hỏi thầy cô giáo phải thực hiện cho được phương pháp dạy học “lấy HS làm trung tâm” nhằm gây hứng thú, say mê trong học sinh góp phần chống lười biếng, chống lưu ban, bỏ học. nếu chúng ta ai cũng thực hiện được phương pháp này một cách đồng bộ, có hệ thống thì không bao lâu nữa phương pháp học mới trở nên quen thuộc, hình thành ý thức tự giác học tập, tạo uy tín của người Thầy đối với học sinh, có như thế chúng ta mới đạt được kế hoạch năm học, cũng như những yêu cầu, mục tiêu mà Sở, Trường đã đặt ra cho Thầy cô giáo. Tóm lại, phương pháp dạy học tích cực có thành công hay không là tùy thuộc vào sự nổ lực rất lớn của giáo viên và học sinh. Tònh Trà, ngày 20 tháng 10 năm 2010 Người viết Đặng Thanh Vũ Trang 6 . VỀ CÁCH DẠY TỐT MỘT BÀI TẬP ĐỌC NHẠC “ MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH HỌC TỐT- TẬP ĐỌC NHẠC ” I/- ĐẶT VẤN ĐỀ : “MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH HOC TỐT TẬP. ĐỘNG CỦA HỌC SINH Hoạt động1: TĐN SỐ 2 - Treo bảng phụ chép sẵn bài TĐN Số 1 lên bảng. *Bước 1 : Giới thiệu bài TĐN gồm tên bài , tác giả , được trích trong

Ngày đăng: 17/10/2013, 18:11

Hình ảnh liên quan

- Nhìn lên bảng phụ đọc nhạc .Nếu sai cao độ thì đọc hòa với tiếng đàn . - Để dạy tốt một bài TĐN

h.

ìn lên bảng phụ đọc nhạc .Nếu sai cao độ thì đọc hòa với tiếng đàn Xem tại trang 4 của tài liệu.

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan