1. Trang chủ
  2. » Kỹ Năng Mềm

Ứng phó khi tham dự phỏng vấn nhóm.

5 509 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 257,9 KB

Nội dung

Ứng phó khi tham dự phỏng vấn nhóm. Phỏng vấn nhóm nghĩa là nhà tuyển dụng sẽ phỏng vấn nhiều ứng viên cùng một lúc. Họ quan sát các ứng viên ứng phó ra sao dưới áp lực phải tranh đua, và nhà tuyển dụng sẽ nhận xét từng cá nhân ứng viên. Phỏng vấn cá nhân là chỉ có một người phỏng vấn một người. Đây là phương pháp phổ biến nhất. Tuy nhiên, có công ty áp dụng kết hợp cả phỏng vấn cá nhân và phỏng vấn nhóm. (Hình minh họa). Sau đây là một số kinh nghiệm giúp bạn ứng phó khi tham dự phỏng vấn nhóm: - Trong cuộc phỏng vấn nhóm, bạn có thể phải cạnh tranh với nhiều ứng viên cũng như phải ứng phó với nhiều người phỏng vấn. Vì thế, khi cuộc phỏng vấn bắt đầu hãy phán đoán để nhận định từng vị thế của nhóm người phỏng vấn. Từ đó, bạn có thể cảm nhận được ai là người có tiếng nói quyết định cho việc tuyển dụng, bạn sẽ lưu tâm các câu hỏi của người này nhiều hơn. Tuy nhiên, tránh tập trung lộ liễu vào một cá nhân nào đó riêng biệt. - Cuộc phỏng vấn có thể được tổ chức dưới hình thức trò chuyện qua lại. Trong khi nói, mong muốn ý kiến của mình được mọi người quan tâm, bạn cũng không nên làm hỏng chuyện khi ngắt lời người khác. có ý kiến độc đáo cần nêu ra, bạn cũng cần kiên nhẫn đợi người khác nói xong, bởi lấn lướt trong đối thoại sẽ cho thấy bạn thiếu tinh thần đồng đội và “bộp chộp”. - Do dự phỏng vấn cùng lúc với nhiều người, nhiều khả năng có thể ứng viên khác trả lời trước một quan điểm mà bạn dự định trình bày. Trường hợp này, bạn hãy nghĩ thêm phần bổ sung cho quan điểm đó. Nhà tuyển dụng sẽ nhận xét bạn là người biết lắng nghe và tư duy tốt. Ngược lại, khi bạn đang cân nhắc câu trả lời, nếu bị ứng viên khác xen vào giữa chừng, cũng đừng vội vã nghĩ gì đáp nấy, đưa ra một câu trả lời sai còn tệ hơn là không trả lời gì cả. - Nhà tuyển dụng có thể chia nhóm thành nhiều tổ và phân công cho mỗi tổ một tình huống giả định để giải quyết. Qua đó, họ sẽ có thể thấy được người nào biết nhận trách nhiệm, biết ứng phó, biết phân công khéo léo, và những ứng viên khác phản ứng ra sao dưới sự chỉ đạo của người đó. Ngoài ra, họ cũng muốn xem các ứng viên đối phó thế nào, lý luận, thuyết phục ra sao. Vì thế, lòng nhiệt tình sẽ tạo ấn tượng tốt với người tuyển dụng và đừng bao giờ thiếu trung thực để đạt được kết quả. Lời nói dối của bạn sẽ dễ dàng bị phát hiện trong quá trình tuyển dụng, nó sẽ phá hoại triển vọng tìm được việc ở công ty này cũng như những công ty khác. Nghiêm trọng hơn, nó có thể ảnh hưởng xấu tới danh tiếng trong cả sự nghiệp của bạn. - Ngoài ra, những câu hỏi sâu sắc về công ty cũng sẽ giúp bạn nổi trội hơn những ứng viên thiếu chuẩn bị khác. Như thế chứng tỏ bạn thật sự lưu tâm đến công việc, có đầu tư, chuẩn bị tốt và là người biết làm việc. Vì thế, hãy tìm hiểu kỹ công việc, ngành nghề của công ty trước khi tham dự phỏng vấn. Với phương pháp phỏng vấn nhóm, nhà tuyển dụng sẽ có dịp quan sát dễ dàng và khách quan từng ứng viên đồng thời cũng là dịp để so sánh đối chiếu xem ai là người có khả năng ứng phó tốt nhất. Tóm lại, chìa khóa để thành công khi tham dự một cuộc phỏng vấn dự tuyển theo nhóm là chấp nhận tranh tài với các ứng viên khác và ứng phó có chiến lược hẳn hoi để chứng tỏ mình là ứng viên hoàn hảo nhất. Nguồn Hieuhoc Nổi bật khi phỏng vấn nhóm Bạn đến buổi phỏng vấn và phát hiện có ba - bốn ứng cử viên khác cũng đang chờ như bạn. Đừng bối rối nhé, bởi ngày nay khuynh hướng tuyển dụng như trên rất phổ biến. Phỏng vấn nhiều người cùng lúc sẽ tạo cơ hội cho nhà tuyển dụng quan sát các ứng viên ứng phó ra sao dưới áp lực phải tranh đua. Phỏng vấn nhóm khó khăn hơn phỏng vấn riêng lẻ, nhưng bạn nên tận dụng dịp này để làm mình nổi bật bằng cách chứng tỏ các kỹ năng lãnh đạo, giao tiếp cũng như khả năng làm việc theo nhóm. Sau đây là một số kinh nghiệm giúp bạn tỏa sáng: Sẵn sàng phô diễn tài năng Trước khi tham dự phỏng vấn, bạn nên liệt kê ra khoảng ba kỹ năng liên quan đến công việc đang dự tuyển. Sau đó, luyện tập để có thể trình bày những kỹ năng đó một cách thuyết phục. Ví dụ, nếu xin vào vị trí tổ chức sự kiện, bạn có thể kể lại một hội nghị bạn đã giúp tổ chức vào giờ chót để làm nổi bật kỹ năng quản lý thời gian cũng như khả năng giải quyết đồng thời nhiều việc một lúc của mình. Nhận định đúng tình hình Trong cuộc phỏng vấn nhóm, bạn có thể phải cạnh tranh với nhiều ứng viên cũng như phải đối mặt với nhiều người phỏng vấn. Vì thế, khi cuộc phỏng vấn bắt đầu, hãy cố gắng nhận định tính cách của từng người. Bạn không nên vội vã cho rằng trong nhóm người phỏng vấn, vị nào ngồi yên quan sát là kém quan trọng nhất. Thông thường, người ít nói nhất lại chính là người đưa ra quyết định cuối cùng đấy! Bạn có thể cảm nhận được ai là sếp khi quan sát ánh mắt của người phỏng vấn. Theo lẽ tự nhiên, cấp dưới thường thăm dò phản ứng của cấp trên khi phát biểu ý kiến. Tuy nhiên, tránh tập trung vào một cá nhân nào đó riêng biệt. Hãy tôn trọng mọi người như nhau (cả những ứng viên khác) và chứng tỏ mình có tác phong chuyên nghiệp ra sao. Khẳng định bản thân Cuộc phỏng vấn có thể được tổ chức dưới hình thức trò chuyện qua lại. Trong khi nói, mong muốn ý kiến của mình được mọi người quan tâm, bạn cũng không nên làm hỏng chuyện khi ngắt lời người khác. có ý kiến độc đáo cần nêu ra, bạn cũng cần kiên nhẫn đợi người khác nói xong, bởi lấn lướt trong đối thoại sẽ cho thấy bạn thiếu tinh thần đồng đội. Thể hiện bình tĩnh trước áp lực Do phỏng vấn cùng lúc với nhiều người, có thể bạn không có nhiều thì giờ để trau chuốt câu trả lời của mình trước nhà tuyển dụng. Nếu bị ứng viên nào đó xen vào giữa chừng và bạn cũng đang cân nhắc câu trả lời, đừng sợ “mất ưu tiên” rồi nghĩ gì đáp đấy. Đưa ra một câu trả lời lộn xộn chẳng đâu vào đâu còn tệ hơn là không trả lời gì cả. Chứng tỏ mình ứng phó giỏi Vì ai cũng tranh nhau để nổi bật, bạn đừng ngạc nhiên khi thấy ứng viên nào đó trình bày quan điểm mà bạn dự định trình bày. Gặp trường hợp này, bạn hãy nghĩ thêm phần bổ sung cho quan điểm đó. Nhà tuyển dụng sẽ nhận xét bạn là người biết lắng nghe và tư duy tốt. Thể hiện khả năng lãnh đạo Nhà tuyển dụng có thể chia nhóm thành nhiều tổ và phân công cho mỗi tổ một tình huống giả định để giải quyết. Qua đó, họ sẽ có khuynh hướng thấy được người nào nhận trách nhiệm, biết phân công khéo léo, và những ứng viên khác phản ứng ra sao dưới sự chỉ đạo của người đó. Người tuyển dụng cũng muốn xem các ứng viên ứng biến thế nào, dùng các kỹ năng lý luận thuyết phục người khác cũng như phê bình và nhận phê bình ra sao. Tỏ ra có đầu tư, chuẩn bị tốt đối với công việc mới Thông thường nhà tuyển dụng sẽ hoan nghênh ứng viên nào đặt ra những câu hỏi có ý nghĩa đối với công ty. Làm như thế chứng tỏ ứng viên thật sự lưu tâm đến công ty và đã dày công nghiên cứu trước khi tham dự phỏng vấn. Những câu hỏi sâu sắc cũng giúp bạn nổi trội dễ dàng trong cuộc phỏng vấn nhóm vì một số ứng viên khác sẽ để lộ sự thiếu chuẩn bị. Để có được những câu hỏi “ăn điểm”, hãy dành thời gian đọc kỹ bản mô tả công việc và tìm hiểu về công ty trước khi đến phỏng vấn. Tóm lại, việc chuẩn bị tham dự phỏng vấn nhóm không khác biệt nhiều với phỏng vấn riêng. Tuy nhiên chìa khóa để thành công trong trường hợp này là chấp nhận tranh tài với các ứng viên khác và thi thố có chiến lược hẳn hoi để chứng tỏ mình là ứng viên hoàn hảo nhất. Nguồn TTO . Ứng phó khi tham dự phỏng vấn nhóm. Phỏng vấn nhóm nghĩa là nhà tuyển dụng sẽ phỏng vấn nhiều ứng viên cùng một lúc. Họ quan sát các ứng viên ứng phó. cá nhân và phỏng vấn nhóm. (Hình minh họa). Sau đây là một số kinh nghiệm giúp bạn ứng phó khi tham dự phỏng vấn nhóm: - Trong cuộc phỏng vấn nhóm, bạn

Ngày đăng: 17/10/2013, 16:15

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

- Cuộc phỏng vấn có thể được tổ chức dưới hình thức trò chuyện qua lại. Trong khi nói, dù mong muốn ý kiến của mình được mọi người quan tâm, bạn cũng không nên làm hỏng  chuyện khi ngắt lời người khác - Ứng phó khi tham dự phỏng vấn nhóm.
u ộc phỏng vấn có thể được tổ chức dưới hình thức trò chuyện qua lại. Trong khi nói, dù mong muốn ý kiến của mình được mọi người quan tâm, bạn cũng không nên làm hỏng chuyện khi ngắt lời người khác (Trang 1)
Nhận định đúng tình hình - Ứng phó khi tham dự phỏng vấn nhóm.
h ận định đúng tình hình (Trang 3)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w