khủng hoảng kinh tế thế giới 2007
Mục lụcPhần I: Mở đầu 1. Lý do chọn đề tài .32. Xác định vấn đề nghiên cứu .33. Mục tiêu của đề tài nghiên cứu 44. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu .45. Phương pháp nghiên cứu .4Phần II: Nội dung1. Khái quát chung về khủng hoảng kinh tế .51.1 Định nghĩa chung và một số khái niệm cơ bản .51.1.1 Khủng hoảng kinh tế 51.1.2 Khủng hoàng tài chính 61.1.3 Khủng hoảng tiền tệ - tín dụng .71.1.4 Quỹ phòng hộ .71.2 Nguyên nhân dẫn đến khủng hoảng kinh tế .71.2.1 Nguyên nhân khách quan 71.2.2 Nguyên nhân chủ quan .82. Cuộc khủng hoảng kinh tế tại một số quốc gia giai đoạn 2007-2010 92.1 Mỹ .92.1.1 Nguyên nhân 9Khủng hoảng kinh tế thế giới 2007-2010 1 2.1.2 Diễn biến và tác động của khủng hoảng .122.1.3 Giải pháp của chính phủ Mỹ .162.2 Liên minh châu Âu – EU .182.2.1 Nguyên nhân 182.2.2 Diễn biến và tác động của khủng hoảng .212.2.3 Giải pháp của EU .292.3 Trung Quốc .312.3.1 Nguyên nhân 312.3.2 Diễn biên và tác động của khủng hoảng 322.3.3 Giải pháp của chính phủ Trung Quốc .332.4 Việt Nam .342.4.1 Nguyên nhân 342.4.2 Diễn biến và tác động của khủng hoảng .342.4.3 Giải pháp của chính phủ Việt Nam .39Phần III: Đánh giá các giải pháp của chính phủ, các bài học rút ra1. Đánh giá 412. Bài học rút ra .48Tài liệu tham khảoKhủng hoảng kinh tế thế giới 2007-2010 2 Phần I: Mở đầu1. Lý do chọn đề tài.Như chúng ta đã biết, ngày nay khủng hoảng kinh tế không còn là một khái niệm xa lạ nữa. Mà ngược lại, khủng hoảng kinh tế ngày càng trở thành một đề tài nóng mà mỗi quốc gia trên thế giới đều phải quan tâm. Vậy khủng hoảng kinh tế bắt đầu từ đâu? Nó đã hình thành và phát triển như thế nào? Sự móc nối của nó với nền kinh tế các nước ra sao? Đó chính là những câu hỏi thú vị mà chúng ta sẽ được giải đáp khi tìm hiểu về khủng hoảng kinh tế. Là sinh viên khối ngành kinh tế, ngày ngày được học về các khái niệm kinh tế chung: Kinh tế vĩ mô, kinh tế vi mô, thống kê…. Đến những khái niệm nhỏ hơn trong đó: Lạm phát, chính sách tài chính, tiền tệ….Chúng tôi càng muốn hiểu sâu hơn về những khái niệm mà ai làm kinh tế cũng phải quan tâm đó chính là “khủng hoảng kinh tế”. Đây cũng chính là một trong những lý do nhóm chúng tôi chọn đề tài này để nghiên cứu.Ngoài ra, nhóm chúng tôi muốn ứng dụng những kiến thức đã học được ở bộ môn kinh tế vi mô và vĩ mô để nhìn khủng hoảng kinh tế ở góc độ là những nhà kinh tế tương lai. Nói một cách đơn giản, khủng hoảng kinh tế đưa đến những thách thức, nhưng cũng mở ra nhiều cơ hội. Điều chúng ta quan tâm là làm sao hạn chế được hậu quả và nắm bắt được các cơ hội kịp thời. Tìm ra những đáp án cho những câu hỏi trên là chúng ta đã hiểu được khủng hoảng kinh tế.2. Xác định vấn đề nghiên cứuTrước tiên để có thể nghiên cứu được vấn đề này cần phải tìm hiểu về các khái niệm cơ bản nhất của khủng hoảng kinh tế. Nguyên nhân vì sao lại xảy ra các cuộc khủng hoảng kinh tế, tác động của chúng ra sao. Và trên hết là các cách giải quyết các vấn đề khủng hoảng của một số quốc gia và liên minh khu vực trên thế giới bao gồm: Mỹ, Trung Quốc, Liên minh Châu Âu và Việt Nam. Trên cơ sở đó, hiểu ra được vì sao khủng hoảng lại gây ra được các tác hại đó và vì sao nó ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến quốc gia này trong khi lại tương đối nhẹ nhàng ở quốc gia khác. Khủng hoảng kinh tế thế giới 2007-2010 3 3. Mục tiêu đề tài nghiên cứuCung cấp một cái nhìn khách quan cho các nhà nước, tổ chức, doanh nghiệp cũng như các cá nhân trước cơn khủng hoảng, để họ có các biện pháp kịp thời.Tìm ra con đường để tránh được các tác hại, rủi ro mà khủng hoảng kinh tế gây ra, đồng thời nắm bắt được cơ hội kịp thời để phát triển.Đánh giá được các chính sách giải quyết của các nhà nước, chính phủ, từ đó rút ra được những chính sách hay, đáng được học hỏi và phát huy.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứuVề đối tượng nghiên cứu là cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2007-2009.Về phạm vi nghiên cứu là tại Mỹ, Trung Quốc, Liên minh Châu Âu và Việt Nam.5. Phương pháp nghiên cứuTham khảo các nguồn tài liệu sách báo, internet và các đề tài nghiên cứu khác có liên quan về cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2007-2009.Đưa ra nhận xét và đánh giá cá nhân về các phương pháp giải quyết của từng chính phủ.Khủng hoảng kinh tế thế giới 2007-2010 4 Phần II: Nội dung1. Khái quát chung về khủng hoảng kinh tế1.1 Định nghĩa chung và một số khái niệm cơ bản1.1.1 Khủng hoảng kinh tếMột nước nào đó trải qua càng nhiều chấn động kinh tế, càng nhiều điểm yếu được loại bỏ, và khi kinh tế thoát khỏi khủng hoảng, càng khỏe mạnh hơn trước .Câu chuyện về doanh nghiệp đóng cửa, thất nghiệp tăng lên, ngan hang sụp đổ, hệ thống thanh toán thất bại, tăng cường tích tụ nhiều hang hóa không bán được trên thị trường, phá giá tiền tệ … đã trở nên rất cũ. Theo quan điểm lịch sử thì khủng hoàng kinh tế hiện nay chằng phải là một hiện tượng siêu nhiên. Khủng hoàng trong kinh tế là quá trình thong thường, tiến triển phụ thuộc vào sự vận động bên trong của hệ thống kinh tế.Luật chu kỳBất kỳ khủng hoảng nào cũng chỉ xuất hiện khi bị mất thăng bằng, bị mất cân đối giữa những phần cấu thành sự thống nhất. Trong phạm trù kinh tế thì khủng hoảng xuất hiện khi thăng bằng giữa cầu và cung của hàng hóa hoặc dịch vụ bị mất.Có bao nhiêu lý thuyết về kinh tế, thì có bấy nhiêu loại khủng hoảng kinh tế. Và gần như tất cả các lý thuyết đều nói là không thể tránh khỏi khủng hoảng kinh tế được. Nó là một phần của hệ thống kinh tế và sẽ chỉ biến mất khi chúng ta xóa bỏ luật lệ kinh tế theo kiểu mẫu thị trường và kế hoạch.Trường phái tự do chủ nghĩa khẳng định rằng kinh tế có tính chất chu trình, có thời kỳ phát triển và đổ vỡ, bởi vì nhu cầu tiêu dùng và đầu tư có dạng sóng. Còn chủ nghĩa Mác khẳng định rằng khủng hoảng tài chính là thuộc tính cần thiết của chủ nghĩa tư bản, vì mục tiêu chính trong hệ thống của chủ nghĩa tư bản đã khởi sự là phải thu lợi nhuận.Mô tả dưới dạng sơ đồ thì nó thể hiện câu chuyện như sau: mức độ sản xuất hàng hóa tăng lên và vượt nhu cầu tương ứng khả năng thanh toán thực tế, dẫn tới chuyện phải cho vay tiền để mua hàng hóa với mục tiêu tăng cầu. Nợ nần dần dần tích lũy, tiền-hàng hóa không cho vay được nữa và sự sản xuất rút ngắn lại vì không cần thiết. Bắt đầu qúa trình sa thải nhân viên-công nhân với quy mô lớn, tỷ lệ thất nghiệp tăng lên, mức độ sung túc trong cuộc sống và sinh hoạt sụt giảm. Khủng hoảng kinh tế thế giới 2007-2010 5 1.1.2 Khủng hoàng tài chínhNói một cách đơn giản, là sự mất khả năng thanh toán của các tập đoàn tài chính, dẫn tới sự sụp đổ và phá sản dây chuyền trong hệ thống tài chính. Mở rộng ra, khủng hoảng tài chính là sự thất bại của một hay một số nhân tố tài chính của nền kinh tế trong việc đáp ứng đầy đủ nghĩa vụ, bổn phận tài chính của mình. Dấu hiệu của khủng hoảng tài chính là:Các ngân hàng thương mại không hoàn trả được các khoản tiền gửi của người gửi đến.Các khách hàng vay vốn, gồm cả khách hàng được xếp loại A cũng không thể hoàn trả đầy đủ các khoản vay cho ngân hàng.Chính phủ từ bỏ chế độ tỷ giá hối đoái cố định.Hay : Khủng hoảng tài chính là trạng thái chấn động của hệ thống tài chính, từ hệ thống lưu thông tiền tệ, tín dụng, đến tài chính nhà nước, biểu hiện chủ yếu ở sự mất ổn định, mất cân đối giữa thu và chi, thiếu hụt nghiêm trọng và kéo dài các nguồn vốn ngân sách nhà nước và tín dụng của ngân hàng, kéo theo lạm phát, đồng tiền mất giá nghiêm trọng. KHTC bắt nguồn từ sự thiếu hụt ngân sách do đề phòng và chuẩn bị chiến tranh, tăng cường lực lượng quân sự, hoặc do chi tiêu vào phúc Khủng hoảng kinh tế thế giới 2007-2010 6 lợi xã hội quá sức chịu đựng của nền kinh tế, hoặc đầu tư nhiều mà không có hiệu quả, tất cả đều có thể dẫn đến KHTC. Khủng hoảng thị trường tài chính xảy ra khi những món nợ đến hạn không thu hồi được, do việc cấp phát vốn, cấp tín dụng không kiểm tra, kiểm soát, không xem xét khả năng hoàn vốn của những đơn vị vay hoặc, do giá chứng khoán cổ phần đột nhiên giảm sút.1.1.3 Khủng hoảng tiền tệ - tín dụngLà sự chấn động, rối loạn của hệ thống lưu thông tiền tệ và tín dụng, nảy sinh do khủng hoảng chu kì của sản xuất (khủng hoảng kinh tế) hoặc do các sự kiện đặc biệt thất thường về kinh tế và chính trị. Trên thị trường tiền tệ, KHTT-TD biểu hiện dưới dạng thiếu tiền cho vay và tăng cao lãi suất. Trong thời kì khủng hoảng tiền tệ, trong lĩnh vực tín dụng và thương mại xảy ra việc thủ tiêu có tính chất cưỡng bức một phần số dư nợ lẫn nhau của các nhà kinh doanh về kì phiếu và giảm khối lượng tín dụng thương mại. Trong lĩnh vực tín dụng quốc tế, KHTT - TD biểu hiện: sự đứt quãng tức thời các mối quan hệ tín dụng quốc tế và sự phá sản của những người vay tiền nước ngoài, sự ách tắc của người xuất khẩu do các ngân hàng không cho họ vay thêm những khoản tín dụng mới; sự thiếu hụt lớn của các bảng cân đối thanh toán, và giảm sút lớn xuất khẩu tư bản. Ảnh hưởng của KHTT - TD cũng biểu hiện cả trên thị trường chứng khoán và trong lĩnh vực lưu thông tiền tệ. Đặc trưng của nó là "nạn đói tiền" hay là sự "rối loạn" toàn bộ lưu thông tiền tệ, và sự mất giá đồng tiền. Khủng hoảng tiền tệ, với ý nghĩa là khủng hoảng thị trường tín dụng ngắn hạn, thường gây ra khủng hoảng thị trường vốn (tư bản) là nơi cấp phát các khoản tín dụng dài hạn, dẫn đến khủng hoảng tài chính - tiền tệ. Vào nửa cuối 1997, một cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ nghiêm trọng xảy ra ở các nước Đông Nam Á (Thái Lan, Inđônêxia, Philippin, Malaixia) và một số nước Đông Á khác, và ở cả một số nước phát triển Châu Âu. Nó diễn ra trong quá trình đẩy mạnh tự do hoá thương mại, đầu tư, thị trường tài chính. Nó biểu hiện qua sự thâm hụt lớn tài chính và ngân sách, nợ nước ngoài chiếm tỉ trọng lớn trong GDP và không có khả năng thanh toán, đồng tiền mất giá mạnh, dự trữ ngoại tệ giảm sút nặng.1.1.4 Quỹ phòng hộLà quỹ tiền tệ được để đề phòng những rủi ro có thể xảy ra, đặc biệt là các ngân hàng, tổ chức tín dụng.1.2 Nguyên nhân dẫn đến khủng hoảng kinh tế1.2.1 Nguyên nhân khách quanNguyên nhân chủ yếu là mâu thuẫn cơ bản của chủ nghĩa tư bản; từ đó nảy sinh một loạt mâu thuẫn phái sinh: mâu thuẫn giữa tư bản và lao động, mâu thuẫn giữa sản Khủng hoảng kinh tế thế giới 2007-2010 7 xuất và tiêu dùng, mâu thuẫn giữa tính có tổ chức trong các xí nghiệp riêng biệt và tình trạng sản xuất vô chính phủ trong toàn xã hội.Những mâu thuẫn đó đưa nền kinh tế tư bản chủ nghĩa đến khủng hoảng kinh tế. Khủng hoảng là giai đoạn cơ bản của chu kì kinh tế tư bản chủ nghĩa. Cơ sở vật chất của sự phát triển có tính chu kì của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa và sự phát sinh một cách định kì các cuộc khủng hoảng kinh tế sản xuất thừa là sự thay thế tư bản cố định (khoảng 8 - 10 năm). Khối lượng hàng hoá sản xuất vượt quá khối lượng nhu cầu có khả năng thanh toán.Do đó, nảy sinh những sự mất cân đối lớn trong nền kinh tế quốc dân, và do đó "chủ nghĩa tư bản cần trải qua một cuộc khủng hoảng mới tạo nên được một sự cân đối thường xuyên bị phá hoại" (V. I. Lênin). Hệ thống kinh tế thế giới tư bản chủ nghĩa đã kinh qua những cuộc KHKTSXT những năm 1825, 1836, 1847, 1857, 1866, 1873, 1882, 1890. Bước vào thế kỉ 20, thời kì đế quốc chủ nghĩa, các cuộc khủng hoảng xảy ra vào những năm 1900, 1907, 1914 - 21, 1929 - 33, 1937 - 38, 1948 - 49,1953 - 54, 1957 - 58, 1960 - 61, 1969 - 71, 1974 - 75, 1980 - 82. Khủng hoảng kinh tế gây ra tác động tiêu cực: phá hoại lực lượng sản xuất, làm phá sản một loạt xí nghiệp, một bộ phận người lao động bị thất nghiệp, và khôi phục tạm thời những mất cân đối của tái sản xuất.Nguyên nhân của khủng hoảng kinh tế 2007-2009 bắt đầu từ sự sụp đổ tài chính phố Wall với chính sách tín dụng dưới chuẩn, hay còn gọi là tín dụng thế chấp bất động sản rủi ro cao, Cục Dự Trử Liên bang Mỹ thực thi chính sách tiền tệ nới lỏng làm cho Đô la rẻ so với các đơn vị tiền tệ khác trên thế giới. Kết quả là thị trường tài chính và thị trường bất động sản sôi lên và nổ tung. Trong đó người ta nêu lên nguyên nhân chính là do sự thiếu kiểm soát chặt chẽ của nhà nước nên mới có sự nổ tung của thị trường tài chính và thị trường bất động sản.1.2.2 Nguyên nhân chủ quanChính sách kinh tế vĩ mô, điều tiết và giám sát lĩnh vực tài chính, kỹ thuật tài chính và các thiết chế tài chính tư nhân lớn. Trong đó, hai nguyên nhân lớn nhất là sự thất bại của chính sách kinh tế vĩ mô và trong điều tiết, giám sát tài chính.Cuộc khủng hoảng kinh tế là bắt nguồn từ lòng tham của con người mà gây ra. Và lòng tham đó đã được các nhà tài phiệt tận dụng một cách triệt để, để vơ vét và làm giàu cho tập đoàn của mình. Họ chủ động kích cầu lòng tham của thế giới còn lại bằng giấc mơ ảo từ tín phiếu, từ cổ đông, từ bất động sản, etc… Họ nâng giá bằng Khủng hoảng kinh tế thế giới 2007-2010 8 những đợt kích giá trên thị trường chứng khoán. Họ cho vay thả ga những đồng vốn kết sù họ có. Đến khi chiếc bong bóng họ thổi đã đến đỉnh điểm, họ bắt đầu châm kim bằng những đợt thắt chặt hầu bao cho vay và nâng giá lãi suất.2. Cuộc khủng hoảng kinh tế tại một số quốc gia giai đoạn 2007-20102.1 Mỹ2.1.1 Nguyên nhânCuộc khủng hoảng kinh tế Mỹ bắt đầu diễn ra từ năm 2007, đây là cuộc khủng hoảng trên nhiều lĩnh vực tài chính ( bảo hiểm, chứng khoán, tín dụng). Nó bắt nguồn từ cuộc khủng hoảng tín dụng nhà ở thứ cấp. Và nhanh chóng lan ra quy mô lớn, trở thành nguyên nhân trực tiếp của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu.2.1.1.1.Nguyên nhân trực tiếp:Nợ dưới chuẩn-chứng khoán hóaNợ dưới chuẩn được hiểu là các khoản cho vay các đối tượng có mức tín nhiệm thấp. Những đối tượng đi vay này thường là những người nghèo, không có công ăn việc làm ổn định, vị thế xã hội thấp hoặc có lịch sử thanh toán tín dụng không tốt trong quá khứ. Những đối tượng này tiềm ẩn rủi ro không có khả năng thanh toán nợ đến hạn và do đó rất khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn tín dụng truyền thống vốn chỉ dành cho những đối tượng trên chuẩn. Chính vì vậy, nợ dưới chuẩn có mức độ rủi ro tín dụng rất cao song bù lại có mức lãi suất cũng rất hấp dẫn. Tại Mỹ, nợ dưới chuẩn được thực hiện đối với các sản phẩm cho vay thế chấp mua nhà (mortgage), thế chấp mua trả góp ô tô, thẻ tín dụng . Các đối tượng tín dụng dưới chuẩn phần nhiều là dân nhập cư vào Mỹ. Sự bùng nổ của cho vay nợ dưới chuẩn bắt nguồn sâu xa từ sự bất cân đối về nguồn vốn tín dụng toàn cầu trong những năm gần đây, dẫn đến việc thừa các nguồn vốn mà thị trường không sử dụng hiệu quả. Cho vay nợ dưới chuẩn là một giải pháp để giải quyết bài toán thừa vốn nhằm tối đa hóa lợi nhuận.Cuộc khủng hoảng nợ dưới chuẩn được thực hiện thông qua một công cụ tài chính hiện đại rất khá tinh vi được gọi là nghiệp vụ chứng khoán hóa (securitisation). Hiểu một cách đơn giản, chứng khoán hóa là quá trình tập hợp và tái cấu trúc các tài sản thiếu tính thanh khoản nhưng lại có thu nhập bằng tiền cao trong tương lai như Khủng hoảng kinh tế thế giới 2007-2010 9 các khoản phải thu, các khoản nợ rồi chuyển đổi chúng thành trái phiếu và đưa ra giao dịch trên thị trường tài chính. Cho nên chứng khoán hóa đôi khi còn được gọi là trái phiếu hóa.Các sản phẩm chứng khoán hóa đã xuất hiện từ những năm 70, nhưng phải đến năm 2001 khi chính sách tiền tệ được nới lỏng thì nó mới phát triển mạnh.Chứng khoán hóa và việc ra đời các sản phẩm của quá trình này như chứng khoán đảm bảo bằng tài sản thế chấp (MBS), giấy nợ đảm bảo bằng tài sản (CDO) và các loại tương tự là một phát minh lớn về công cụ tài chính. Việc tồn tại 4 chủ thể kinh tế trong chứng khoán hóa ( thay vì 2 như giao dịch tín dụng truyền thống); sự xuất hiện của bảo hiểm cho các sản phẩm chứng khoán hóa như hợp đồng hoán đổi tổn thất tín dụng (CDS);thêm vào đó là sự ra đời của các thể chế như các thể chế mục đích đặc biệt (SPV) và những công cụ đầu tư kết cấu (SIV) để mua bán MBS và CDO nên đã làm tồn tại những rủi ro hệ thống mà mo hình giám sát tài chính của Mỹ trước khủng hoảng không đủ năng lực để giám sát.Những rủi ro này tồn tại, và chỉ cần một sự cố xảy ra đối với thị trường, nó sẽ gây mất lòng tin nghiêm trong ở các bên liên quan. Cơ cấu liên ngân hàng dễ dàng làm cho sự cố lan ra toàn hệ thống, một ngân hàng phá sản sẽ kéo các ngân hàng khác chìm theo. Một khi đã mất lòng tin, người gửi tiền sẽ đua nhau đi rút tiền, làm cho tình hình nghiêm trọng và diễn ra nhanh chóng hơn.Bong bóng thị trường nhà ởSau khi bong bóng Dot-com vỡ vào năm 2001 và suy thoái kinh tế hiện rõ sau sự kiện 11 tháng 9, Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ đã có những biện pháp tiền tệ để cứu nền kinh tế nước này khỏi suy thoái, đó là hạ lãi suất cho vay qua đêm liên ngân hàng. Chỉ trong thời gian ngắn từ tháng 5 năm 2001 đến tháng 12 năm 2002, lãi suất liên ngân hàng giảm 11 đợt từ 6,5% xuống còn 1,75%. Tín dụng thứ cấp cũng giảm lãi suất theo. Điều này kích thích sự phát triển của khu vực bất động sản và ngành xây dựng làm động lực cho tăng trưởng kinh tế. Trong môi trường tín dụng dễ dãi, những tổ chức tài chính đã có xu hướng cho vay mạo hiểm kể cả cho những người nhập cư bất hợp pháp vay. Hệ quả là vay và đi vay ồ ạt nhằm mục đích đầu cơ dẫn tới hình thành bong bóng nhà ở. Năm 2005, có tới 28% số nhà được mua là để nhằm mục đích đầu cơ và 12% mua chỉ để không. Năm này, bong bóng nhà ở này phát triển đến mức cực đại và vỡ. Từ quý IV năm 2005 đến quý I Khủng hoảng kinh tế thế giới 2007-2010 10 [...]... khủng hoảng 2.3 Trung Quốc 2.3.1 Nguyên nhân Chịu ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng tài chính thế giới 2007- 2010 xuất phát từ Mỹ Khủng hoảng tài chính 2007- 2010 là một cuộc khủng hoảng bao gồm sự đổ vỡ hàng loạt hệ thống ngân hàng, tình trạng đói tín dụng, tình trạng sụt giá chứng khoán và Khủng hoảng kinh tế thế giới 2007- 2010 31 mất giá tiền tệ quy mô lớn ở nhiều nước trên thế giới, có nguồn gốc từ khủng. .. doanh nghiệp nhỏ đóng cửa dẫn tới 7 triệu người mất việc làm Khủng hoảng kinh tế thế giới 2007- 2010 32 2.3.3 Giải pháp của chính phủ Trung Quốc Chính phủ Trung Quốc hôm 9/11/2008 công bố gói giải pháp kinh tế trị giá 586 tỷ USD nhằm ngăn chặn tác động của khủng hoảng tài chính, và trở thành nước thứ tư trên thế giới có gói kích thích kinh tế, sau Mỹ, Nhật và Đức Khoản tiền khổng lồ 586 tỷ USD được dành... thực tế có thể thấp hơn nhiều giá trị sổ sách Cho đến cuối năm 2007, doanh thu của công ty còn là 59 tỉ đô la với 4,2 tỉ lãi ròng Sự phá sản của Lehman Brothers và những sự kiện diễn ra trước đó đánh dấu sự leo thang của một cuộc khủng hoảng tài Khủng hoảng kinh tế thế giới 2007- 2010 13 chính mà theo đánh giá của nhiều chuyên gia là tồi tệ nhất kể từ cuộc Đại Suy Thoái kinh tế vào những năm 1930 của thế. .. Cuộc khủng hoảng còn làm cho dollar Mỹ lên giá Do dollar Mỹ là phương tiện thanh toán phổ biến nhất thế giới hiện nay, nên các nhà đầu tư toàn cầu đã mua dollar để nâng cao khả năng thanh khoản của mình, đẩy dollar Mỹ lên giá Điều này làm cho xuất khẩu của Hoa Kỳ bị thiệt hại Đối với thế giới : Mỹ được mệnh danh là đầu tàu kinh tế, nên dễ hiểu tại sao khủng hoảng kinh tế Mỹ lại kéo theo khủng hoảng. .. quốc tế từ tháng 9 tới nay cũng tháng sau thấp hơn tháng trước và chi tiêu bình quân một lượt khách cũng có xu hướng ít đi Vốn đầu tư gián tiếp đang ra nhiều hơn vào, chỉ số chứng Khủng hoảng kinh tế thế giới 2007- 2010 35 khoán xuyên thủng hết đáy này sang đáy khác, trở về điểm xuất phát cách đây 3- 4 năm Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu và suy thoái kinh tế đã làm chậm tốc độ phát triển kinh tế của... dùng giá trị ảo của đồng tiền Nói cách khác, trung tâm của khủng hoảng sẽ xảy ra ở những nơi mà nền kinh tế phát triển dựa trên đầu cơ dàn trải, luồng vốn chảy vào ồ ạt, các chế độ kiểm soát tiền tệ nới lỏng nhằm phát triển kinh tế với giá trị ảo Trên thương trường, đồng tiền luôn sinh lời, chính vì vậy khi một Khủng hoảng kinh tế thế giới 2007- 2010 19 luồng vốn lớn tích tụ tại một nơi sẽ dẫn đến việc... chi tiêu cho các biện pháp phục hồi kinh tế từ cuộc khủng hoảng hiện nay Khủng hoảng kinh tế thế giới 2007- 2010 30 Hơn 64 tỷ euro (91,93 tỷ USD) trong tổng ngân sách 141,453 tỷ euro (202,53 tỷ USD) của EU sẽ được chi cho các biện pháp liên quan tới nghiên cứu, giáo dục và đổi mới, vốn là những lĩnh vực đóng vai trò quan trọng nhất trong sự phục hồi của nền kinh tế Algirdas Semeta, Ủy viên phụ trách... khủng hoảng, nhưng nó đã được bỏ qua bởi các nhà hoạch định chính sách tự mãn và sự lạc quan thái quá của người dân Mỹ Nền kinh tế mất cân bằng Trong khi hầu hết các quốc gia trên thế giới thúc đẩy tăng trưởng kinh tế thông qua đầu tư và đẩy mạnh xuất khẩu thì nước Mỹ đã chọn cho mình một con đường riêng để duy trì đà tăng trưởng kinh tế đó là khuyến khích và đẩy mạnh tiêu dùng nội địa Khủng hoảng kinh. .. 2007- 2010 31 mất giá tiền tệ quy mô lớn ở nhiều nước trên thế giới, có nguồn gốc từ khủng hoảng tài chính ở Hoa Kỳ 2.3.2 Diễn biên và tác động của khủng hoảng Khủng hoảng kinh tế tác động đến tổng thể nền kinh tế của Trung Quốc Các nước trong khối BRIC, mà điển hình là Trung quốc, thành trì cuối cùng của kinh tế thế giới, đã chứng kiến sự sụt giảm sản lượng công nghiệp và kim ngạch xuất khẩu trong những... khủng hoảng, ngày 20-9 , Văn phòng Nghiên cứu kinh tế quốc gia Mỹ (tổ chức nghiên cứu kinh tế phi lợi nhuận) đã chính thức công bố: Kinh tế Mỹ đã thoát khỏi khủng hoảng từ tháng 6-2009 Theo đó, đây là cuộc khủng hoảng kéo dài nhất ( 18 tháng) từ sau cuộc đại khủng hoảng 1930 Dù công bố là vậy, nhưng chính tổng thống Obama cũng phải thừa nhận rằng thực tế hàng triệu người Mỹ vẫn thất nghiệp, nhà cửa . ở bộ môn kinh tế vi mô và vĩ mô để nhìn khủng hoảng kinh tế ở góc độ là những nhà kinh tế tương lai. Nói một cách đơn giản, khủng hoảng kinh tế đưa đến. cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2007- 2009.Đưa ra nhận xét và đánh giá cá nhân về các phương pháp giải quyết của từng chính phủ .Khủng hoảng kinh tế thế