1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

tiểu luận kinh tế học quốc tế II brexit và tác động của nó đến hội nhập kinh tế quốc tế

29 71 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 29
Dung lượng 433,51 KB

Nội dung

Hội nhập kinh tế, theo quanniệm đơn giản nhất và phổ biến trên thế giới, là việc các nền kinh tế gắn kết lại với nhau.Theo đó, hội nhập kinh tế quốc tế được hiểu như là quá trình các nướ

Trang 1

CHƯƠNG I: LÝ THUYẾT CHUNG VỀ HỘI NHẬP KINH TẾ

QUỐC TẾ VÀ BREXIT

1 Hội nhập kinh tế quốc tế

Thuật ngữ “hội nhập quốc tế” trong tiếng Việt có nguồn gốc dịch từ tiếng nước ngoài(tiếng Anh là “international integration”) Đây là một khái niệm được sử dụng chủ yếutrong các lĩnh vực chính trị học quốc tế và kinh tế quốc tế, ra đời từ khoảng giữa thế kỷtrước ở châu Âu, trong bối cảnh những người theo trường phái thể chế chủ trương thúcđẩy sự hợp tác và liên kết giữa các cựu thù (Đức-Pháp) nhằm tránh nguy cơ tái diễn chiếntranh thế giới thông qua việc xây dựng Cộng đồng châu Âu Hội nhập kinh tế, theo quanniệm đơn giản nhất và phổ biến trên thế giới, là việc các nền kinh tế gắn kết lại với nhau.Theo đó, hội nhập kinh tế quốc tế được hiểu như là quá trình các nước tiến hành các hoạtđộng tăng cường sự gắn kết nền kinh tế với nhau dựa trên sự chia sẻ về lợi ích, mục tiêu,giá trị, nguồn lực, quyền lực (thẩm quyền định đoạt chính sách) và tuân thủ các luật chơichung trong khuôn khổ các định chế hoặc tổ chức quốc tế Đây là quá trình gắn kết cácnền kinh tế của từng nước với kinh tế khu vực và thế giới thông qua các nỗ lực tự do hóa

và mở cửa nền kinh tế theo những hình thức khác nhau

Hội nhập kinh tế quốc tế ngày nay được hiểu là việc một quốc gia thực hiện chínhsách kinh tế mở, tham gia các định chế kinh tế-tài chính quốc tế, thực hiện tự do hoá vàthuận lợi hoá thương mại, đầu tư bao gồm các lĩnh vực:

- Đàm phán cắt giảm thuế quan, thực hiện thuế suất bằng 0 đối với hàng hoá xuấtnhập khẩu

- Giảm thiểu, loại bỏ các hàng rào phi thuế quan gây cản trở đối với hoạt động thươngmại Những biện pháp phi thuế phổ thông (như giấy phép, tiêu chuẩn chất lượng, vệ sinhkiểm dịch ) cần được chuẩn mực hoá theo các quy định chung của WTO hoặc các thông

lệ quốc tế và khu vực khác

- Giảm thiểu các hạn chế đối với thương mại, dịch vụ, tức là tự do hoá hiện nay cókhoảng 12 nhóm dịch vụ được đưa vào đàm phán, từ dịch vụ tư vấn giáo dục, tin học đếncác dịch vụ tài chính, ngân hàng, viễn thông, giao thông vận tải

Trang 2

- Giảm thiểu các hạn chế đối với đầu tư để mở đường hơn nữa cho tự do hoá thươngmại

- Điều chỉnh chính sách quản lý thương mại theo những quy tắc và luật chơi chungquốc tế, đặc biệt là các vấn đề liên quan đến giao dịch thương mại, như thủ tục hải quan,quyền sở hữu trí tuệ, chính sách cạnh tranh Tại các diễn đàn quốc tế và khu vực hiệnnay, việc điều chỉnh và hài hoà các thủ tục hành chính liên quan đến giao dịch thươngmại được gọi là hoạt động thuận lợi hoá thương mại

- Triển khai các hoạt động hợp tác kinh tế, văn hoá, xã hội nhằm nâng cao năng lựccủa các nước trong quá trình hội nhập

Theo một số nhà kinh tế, tiến trình hội nhập kinh tế được chia thành năm mô hình cơbản từ thấp đến cao như sau:

- Thỏa thuận thương mại ưu đãi (PTA): Các nước thành viên dành cho nhau các ưuđãi thương mại trên cơ sở cắt giảm thuế quan, nhưng còn hạn chế về phạm vi (số lượngcác mặt hàng đưa vào diện cắt giảm thuế quan) và mức độ cắt giảm

- Khu vực mậu dịch tự do (FTA): Các thành viên phải thực hiện việc cắt giảm và loại

bỏ các hàng rào thuế quan và các hạn chế về định lượng (có thể bao gồm cả việc giảm và

bỏ một số hàng rào phi thuế quan) trong thương mại hàng hóa nội khối, nhưng vẫn duy trìchính sách thuế quan độc lập đối với các nước ngoài khối

- Liên minh thuế quan (CU): Các thành viên ngoài việc cắt giảm và loại bỏ thuế quantrong thương mại nội khối còn thống nhất thực hiện chính sách thuế quan chung đối vớicác nước bên ngoài khối

- Thị trường chung (hay thị trường duy nhất): Ngoài việc loại bỏ thuế quan và hàngrào phi quan thuế trong thương mại nội khối và có chính sách thuế quan chung đối vớingoài khối, các thành viên còn phải xóa bỏ các hạn chế đối với việc lưu chuyển của cácyếu tố sản xuất khác (vốn, lao động…) để tạo thành một nền sản xuất chung của cả khối

- Liên minh kinh tế-tiền tệ: Là mô hình hội nhập kinh tế ở giai đoạn cao nhất dựa trên

cơ sở một thị trường chung/duy nhất cộng thêm với việc thực hiện chính sách kinh tế vàtiền tệ chung (một đồng tiền chung, ngân hàng trung ương thống nhất của khối)

Trang 3

Như vậy, ta có thể thấy: để một tổ chức kinh tế có thể được hình thành, cần thỏa mãnnhững yêu cầu sau: áp dụng cơ chế thị trường; có sự phối hợp và thống nhất hành độnggiữa các quốc gia và cùng lãnh thổ, các quan hệ kinh tế quốc tế phát triển tới mức cầnđược điều chỉnh, có các nước phát triển cao làm chỗ dựa cho các quốc gia còn lại.

Sự phát triển của các tổ chức kinh tế toàn cầu đã thúc đẩy nền kinh tế phát triển, cụthể như sau:

- Thứ nhất, thúc đẩy tự do hoá thương mại, đầu tư và dịch vụ trong phạm vi khu vựccũng như là giữa các khu vực với nhau Mức độ tự do hoá là khác nhau nhưng không mộtkhối kinh tế nào lại không đề cập chủ trương tự do hoá này

- Thứ hai, thúc đẩy quá trình mở cửa thị trường các quốc gia, tạo lập những thị trườngkhu vực rộng lớn

- Thứ ba, thúc đẩy quá trình toàn cầu hoá đời sống kinh tế thế giới

- Thứ tư, sự hình thành và phát triển của các khối kinh tế khu vực cũng gây ra một sốvấn đề: khả năng bảo hộ mậu dịch của các khối kinh tế khu vực sẽ lớn và mạnh hơn; sứcmạnh cạnh tranh của nó cũng lớn hơn, đe doạ các quốc gia yếu kém khác đồng thời tạo ramột tình thế mới đó là các khối kinh tế có thể sẽ chi phối thế giới chứ không phải chỉ làmột hay vài quốc gia

2 Brexit là gì?

Một trong những sự kiện nổi bật nhất trong năm 2016 là việc Liên hiệp vương quốcAnh trưng cầu dân ý cho việc rời khỏi Liên minh châu Âu (EU), hay còn được biết đếnvới tên gọi: Brexit (hay Brixit) Brexit là một từ được tạo nên bởi sự kết hợp giữa hai từ:Britain (Vương quốc Anh) và Exit (ra khỏi, thoát ra), lần đầu tiên được sử dụng vào ngày15/5/2012 trong một bài viết nói về khả năng Anh sẽ rut khỏi EU Thực tế, trong quá khứ,một cuộc trưng cầu dân ý như vậy đã được diễn ra Năm 1975, Liên hiệp vương quốcAnh đã tổ chức nhằm trả lời cho câu hỏi: Liệu Anh có nên tiếp tục tham gia cộng đồngkinh tế châu Âu (EEC) hay không? Trong hầu hêt các đơn vị hành chính trên lãnh thổAnh quốc, người dân đa số đều chọn “Có”, chỉ trừ hai khu vực là đảo Shetland và OuterHebrides Theo kết quả của cuộc trưng cầu dân ý, 67.2% trên tổng số phiếu hợp lệ đồng

Trang 4

ý, và Anh tiếp tục là một thành viên của EEC Thế nhưng, mọi chuyện chưa chấm dứt ở

đó Cuộc đấu tranh đòi rút khỏi EU vẫn tiếp diễn trong lòng Anh quốc Năm 2012, Thủtướng đương nhiệm David Cameroon đã không chấp thuận một cuộc trưng cầu dân ý vềvấn đề này, nhưng gợi ý về một cuộc trưng cầu dân ý trong tương lai nhằm đánh giá mức

độ ủng hộ của người dân về việc Anh ở lại EU Tuy nhiên, trước áp lực từ các nghị sĩ vànhững thành viên trong đảng đối lập, vào tháng 1 năm 2013, Thủ tưởng đã công bố chínhphủ của ông sẽ tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý về vấn đề này trước năm 2017 Trongcuộc Tổng tuyển cử vào năm 2015, đảng Bảo thủ đã chiến thắng với việc giành đa số ghếtrong Quốc hội Ngày sau đó, một yêu cầu đã được gửi lên Quốc hội, theo đó trưng cầudân ý về vấn đề EU sẽ được tiến hành Thủ tướng Cameroon ấn định ngày thực hiệntrưng cầu là ngày 23/6/2016, và cho phép các thành viên trong nội các, bao gồm cả ông,được quyền bỏ phiếu, mặc dù theo luật quy định, các thành viên nội các chính phủ phảicông khai ủng hộ mọi quyết định của chính quyền đương nhiệm, cho dù họ có thích haykhông

Đảng Lao động Tự do Anh Quốc (The UK Independence Party) đã đấu tranh nhiềunăm cho việc Anh rời khỏi EU Họ đã tham gia vào yêu cầu trưng cầu dân ý cùng vớimột nửa thành viên Đảng Bảo thủ, bao gồm Boris Johnson và năm thành viên khác trongnội các; và còn một vài đảng phái khác cũng tham gia Họ cho rằng, EU chính là nguyênnhân khiến cho Anh không có được sự tăng trưởng mạnh mẽ trong những năm qua EU

đã áp đặt quá nhiều luật liên quan đến đầu tư, khiến các nhà đầu tư của Anh không thểcạnh tranh với các nước khác trong khổi cộng đồng chung này Hơn nữa, để tham gia vào

tổ chức lớn nhất châu Âu này, Anh phải chịu một khoản phí thành viên quá lớn, lên tớihàng tỷ bảng mỗi năm, nhưng những gì thu lại được thì lại quá ít hoặc không tương xứng

Họ cũng muốn Anh thiết lập lai toàn bộ hệ thống đường biên giới với EU, đồng thời giảm

số lượng người nhập cư tới đây hàng năm Những người thuộc phe ủng hộ bác bỏ mộttrong những nguyên tắc cơ bản của EU: Tự do di chuyển; mà theo họ, việc này sẽ ảnhhưởng xấu tới chính nước Anh Ngược lại, những người ủng hộ việc Anh ở lại EU, trong

đó có Thủ tướng tiền nhiệm Cameroon, Thủ tưởng đương nhiệm Thesera May, 16 thànhviên trong nội các của ông Cameroon và nhiều đảng phải khác nữa, lại cho rằng: việc

Trang 5

Anh ở lại EU sẽ tạo nên một cú hích lớn cho nền kinh tế Anh, hàng hóa Anh sẽ vào thịtrường EU dễ dàng hơn mà không qua bất kỳ một công cụ hay rào cản nào như hạnngạch, thuế quan… Qua đó, sản lượng của Anh sẽ tăng cao hơn Hơn nữa, những ngườiphản đối cũng chất vấn lại những lí lẽ của bên ủng hộ về vấn đề làn sóng người nhập cư:phần lớn trong số đó là những lao động trẻ, có tay nghề và trình độ, đồng thời họ cũngđang trong thời kỳ hăng hái làm việc nhất trong cuộc đời Đây chính là nguồn lao động

bổ sung phù hợp cho nền kinh tế Anh, giúp cho Anh đạt mức tăng trưởng cao, và đấtnước có thể chi trả được các khoản phí công cộng Cùng với đó, vị thế của Anh cũng sẽ

bị suy giảm trên trường quốc tế nếu Anh rời khỏi EU, và theo như những người phản đối,Anh sẽ an toàn khi tham gia với tổ chức này, hơn là tự thân vận động

Vào ngày 23/6/2016, cuộc trưng cầu dân ý đã diễn ra Theo đó, người dân Anh hầuhết ủng hộ cho Brexit 53.4% trên tổng số phiếu bầu hợp lệ đồng ý rời khỏi Anh Tỷ lệnày cũng tương đương ở xứ Wales, với 52.5% đồng ý Tại Scotland và Bắc Ireland, đa sốngười dân bỏ phiếu ở lại EU (62% phản đối ở Scotland, và 55.8% ở Bắc Ireland) Ngaysau đó, Thủ tướng Cameroon đã tuyên bố từ chức vào ngày 13/7/2016, và bà TheseraMay là người kế nhiệm ông Cameroon Một nội các mới được thành lập ra, trong đó hầuhết đều là những người thuộc phe ủng hộ Brexit Tuy nhiên, Anh vẫn chưa chính thức rờikhỏi EU Anh vẫn đang là một thành viên chính thức của tổ chức này, vì vậy, quốc gianày vẫn phải tuân thủ những quy định đã được đặt ra trước đó, chỉ không được tham giavào các quyết định trong nội bộ EU Theo điều 50 của Hiệp ước Liên minh châu Âu, Anh

và EU sẽ có 2 năm đàm phán nhằm ký kết các thỏa thuận mới giữa hai bên, và hoànthành việc rời khỏi cộng đồng chung EU Anh sẽ vẫn là một thành viên của EU cho đếntháng 12 năm 2018 Trong thời gian này, Thủ tướng Thesera May và thành viên nội cáccủa bà sẽ đóng vai trò quan trọng trong tiến trình đối thoại với EU

Vào ngày 29 tháng 3 năm 2017, trong văn bản gửi đến Chủ tịch Hội đồng Châu ÂuDonald Tusk, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Anh chính thức ban hành Điều 50 Từđây bắt đầu đếm ngược hai năm cho đến thời điểm Vương quốc Anh chính thức rời khỏi

EU Sau rất nhiều tranh cãi, Anh dự kiến sẽ rời Liên minh châu Âu lúc 23 giờ ngày 29tháng 3 năm 2019

Trang 6

Tóm lại, có thể khẳng định rằng, hội nhập kinh tế quốc tế đã đang và sẽ là xu hướng phát triển chung của hầu hết các quốc gia, ngoại trừ một số nước vì các lí do đặc biệt mà thực hiện chính sách đóng cửa, hạn chế thương mại Và như thế, bất kì sự kiện kinh tế, chính trị, xã hội quan trọng nào trên thế giới, ví dụ như sự kiện Brexit đều sẽ có tác động mạnh mẽ đến vấn đề này.

CHƯƠNG II: TÁC ĐỘNG CỦA BREXIT LÊN HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ

CỦA THẾ GIỚI, ANH VÀ EU, VIỆT NAM VÀ ASEAN

Nước Anh trên nguyên tắc đã chính thức rời EU Việc rời đi này cần quốc hội và nữ hoàng Anh phê chuẩn mới có hiệu lực Sau đó, Anh sẽ phải đàm phán lại toàn bộ hiệp ước đã từng tham gia cùng EU hoặc đã thỏa thuận trước đó với tư cách là một nước ngoài

EU Cuộc bỏ phiếu tuy chỉ diễn ra tại Anh nhưng đã làm lung lay toàn bộ khối EU với 28nước thành viên còn lại Vì Anh là một nền kinh tế lớn và London là một trung tâm tài chính của Châu Âu nên việc Anh rút khỏi khối liên minh Châu buộc hai bên phải xây dựng một mối quan hệ mới sau hơn 40 năm gắn bó, đồng thời khiến cả Xứ sở sương mù,

EU và thậm chí là kinh tế thế giới gánh chịu những hậu quả lớn về kinh tế, chính trị và xãhội

1 Brexit tác động đến vấn đề hội nhập kinh tế quốc tế của Thế Giới

Việc Anh rời khỏi EU đã gây nên một sự chao đảo không chỉ riêng trong nội bộ nước Anh, không chỉ gây bất ngờ và bối rối cho khu vực EU mà còn làm chao đảo nền kinh tế Thế Giới Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cũng cảnh báo nguy cơ nước Anh rời khỏi EU có thể sẽ tác động mạnh tới hoạt động kinh tế và tạo ra những biến động trên các thị trường

1.1 Về thị trường ngoại hối :

Thứ nhất, GBP, EUR suy yếu: Anh rời khỏi EU khiến GBP thay đổi khoảng 15% so với

mức trước cuộc bầu cử và có khả năng là đồng GBP trượt giá mạnh Vì vậy HSBC quyết định hạ mức tỷ giá dự báo GBP/ USD và cho rằng cặp tỉ giá này sẽ giảm về 1.25 vào cuốiquý 3 và giảm còn 1.2 vào cuối năm 2016 Ngoài ra thì đồng EUR cũng sẽ chịu tác động

Trang 7

tiêu cực nên HSBC hạ tỉ giá EUR/ USD vào cuối năm nay từ mức 1.2 xuống 1.1 Tỷ giá EUR / GBP ở mức 0.92 vào cuối năm 2016 so với mức dự kiến 0.75 trước đây.

Thứ hai, Đồng Yên Nhật, Franc Thụy Sỹ tăng, Nhân dân tệ ổn định : Tình hình bất ổn

hậu Brexir sẽ khiến cho hành vi “ đầu tư an toàn” lan rộng ra khắp thị trường

Chỉ số “Risk On – Rish off” ( RORO – đầu tư theo mức độ chấp nhận rủi ro của HSBC

đã tăng cao trong vài tháng gần đây và sẽ trở thành động lực chính cho các biến động ngoại hối trong những tháng sắp tới HSBC cho rằng đồng tiền JPY và CHF sẽ tăng giá trước tình hình bất ổn do Anh rời EU Điều này có thể gia tăng áp lực đối với ngân hàng Trung ương tại Nhật và Thụy Sỹ, cả hai nước đều từng nỗ lực rất nhiều trong quá khứ nhằm ngăn chặn sức mạnh đồng tiền vượt ngoài vòng kiểm soát Theo đó, tình trạng suy yếu của GBP và EUR khiến RMB ( đồng nhân dân tệ) mạnh hơn các đồng tiền khác trong rổ nội tệ Vì vậy, đồng RMB sẽ hạ giá so với USD nhằm cân bằng lại và duy trì trạng thái ổn định cho rổ Do đồng GBP chiêm 3.86% và đồng EUR chiếm 21.39% trong

rổ CFETS RMB và bản chất cơ chế biến động giá của những đồng tiền trên có khả năng dẫn đến tình trạng RMB biến động cao hơn Dự đoán là GBP và EUR sẽ giảm 10% so với USD, ngân hàng nhân dân Trung Quốc sẽ nâng tỷ giá điểu chỉnh USD/ CNY thêm 1,600 pip so với cùng kỳ với giả định tỷ giá của những đồng tiền khác trong rổ so với USE không đổi và việc điều chỉnh bám sát mô hình rổ CFETS

Trang 8

1.2 Về mặt kinh tế, hội nhập và giao thương giữa các nước :

Thị trường toàn cầu sẽ phản ứng tiêu cực, thậm chí dữ dội khi nước Anh rời khỏi châu

Âu, đồng thời, những rào cản được tạo ra từ Brexit sẽ tác động đến các hoạt động thương mại, đầu tư và năng suất lao động, và điều này có thể dẫn đến hậu quả tiêu cực trong thời gian dài đối với sản lượng kinh tế Tất cả các quốc gia có mối quan hệ kinh tế với EU nói chung sẽ phải đàm phán lại với riêng Anh để đạt được các thỏa thuận thương mại Ví dụ đơn giản nhất, 30% doanh số tại châu Âu của công ty Mĩ bắt nguồn từ Anh Thậm chí London còn là địa điểm thích hợp để đặt văn phòng vì đồng ngôn ngữ, nhân lực chất lượng cao, tài chính dồi dào và dễ dàng ra vào 27 nước EU còn lại Các công ty Mỹ sẽ một phen điêu đứng khi trụ sở họ đặt tại London nhưng không thể tới được 27 quốc gia còn lại trong EU

Canada (một nước thuộc Liên Hiệp Anh và cũng là thành viên G7) sẽ gặp rất nhiều rào cản khó khăn để đạt được các thỏa thuận đối với thị trường khu vực EU vì Anh là nước trung gian giúp Canada tiếp cận EU dễ dàng hơn rất nhiều và khi Anh không còn ở trong

EU, các thỏa thuận thương mại tự do đang đi đến giai đoạn kết thúc với EU sẽ bị đình lại

vô thời hạn

1.3 Về mặt đàm phán, liên kết xây dựng các hiệp định quốc tế :

Brexit ảnh hưởng đến các hiệp định kinh tế quốc tế vốn dĩ đã là tất yếu và lâu năm của khu vực EU và các châu lục khác Brexit đe dọa tiến trình đàm phán Hiệp định Đối tác Thương mại và Đầu tư xuyên Đại Tây Dương (TTIP) Nếu nước Anh ra khỏi EU, đàm phán về TTIP sẽ sụp đổ tan tành, do có quá nhiều yếu tố vô định Đây mới chỉ là những

dự báo cho sự tác động tiêu cực đến hiệp định kinh tế này Nhưng nếu dự đoán trở thành hiện thực thì rất nhiều quốc gia sẽ nằm trong hiệp định này sẽ một phen điêu đứng cùng nước Anh

Trang 9

2 Tác động của Brexit đến nước Anh và EU

2.1 Ảnh hưởng đến nước Anh

Quyết định rời khỏi EU sau 43 năm gắn bó của Anh đã gây nên một cú sốc đối với đất nước này Trong ngắn hạn, Brexit có thể đẩy nước Anh rơi vào tình trạng suy thoái, bởi

EU chính là đối tác kinh tế quan trọng nhất của Anh

Hai năm kể từ sau cuộc trưng cầu ý dân, các chuyên gia dự báo đưa ra mức ước tính mức

độ thiệt hại từ quyết định Brexit (chỉ việc Vương quốc Anh rời khỏi EU) đối với kinh tế

"xứ sở sương mù" vào khoảng từ 1-2% GDP, tương đương 20-40 tỷ bảng mỗi năm Đến hết quý I/2018, quy mô kinh tế Anh thu hẹp khoảng 1,2% so với giai đoạn trước Brexit, tương đương 24 tỷ bảng Theo đó, “chi phí Brexit” vào khoảng 450 triệu bảng mỗi tuần hoặc 870 bảng mỗi hộ gia đình và con số này đang gia tăng Khi Financial Times tiến hành nghiên cứu tương tự hồi tháng 12/2017, con số đưa ra là 350 triệu bảng mỗi tuần

Các nhà kinh tế cho rằng, trong năm 2018, tác động của Brexit sẽ tiếp tục tích dồn lại và

có thể tương đương 2% GDP vào cuối năm nay Mặc dù mức tăng trưởng thu nhập thực

tế có thể trở lại, song mức tăng trưởng tiêu dùng vẫn thấp hơn trung bình và những “cơn gió ngược” đối với đầu tư doanh nghiệp vẫn có thể dai dẳng

2.1.1 Về tài chính :

Hậu quả đầu tiên chính là “những biến động chưa từng có tiền lệ” trên sàn chứng khoán nước Anh Ngay sau khi kết quả của cuộc trưng cầu dân ý Brexit được công bố, giá trị đồng bảng Anh đã giảm tới 9% Sự lao dốc của đồng bảng Anh vào rạng sáng ngày 24/6 được giới đầu tư mô tả là “tồi tệ nhất kể từ năm 1985” Theo thống kê, con số 9% là mức giảm lớn nhất trong một ngày đối với một đồng nội tệ Sự trượt giảm của đồng bảng Anh

có sức công phá tương đương với sự sụp đổ của ngân hàng Lehman Brothers của Mỹ khơi mào cho cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu vào năm 2008, hay “Ngày thứ Sáu đen tối” năm 1992 khi đồng bảng Anh bị buộc phải rời khỏi Hệ thống Ngoại hối châu Âu,

Trang 10

tiền thân của đồng euro Cùng sụt giảm với đồng bảng Anh chính là chỉ số chứng khoán FTSE 100 Trong phiên giao dịch ngày thứ Sáu 24/6, chỉ số FTSE 100 được niêm yết trênsàn chứng khoán London đã giảm 3% giá trị FTSE 250 mất 7.2% trong phiên và như vậy

có phiên giảm điểm sâu nhất từ năm 1988

Bên cạnh đó, thủ đô London có trung tâm tài chính lớn nhất thế giới và là nơi đặt trụ sở của hơn 250 ngân hàng nước ngoài có quyền tiếp cận thị trường chung theo các thỏa thuận quy chế thành viên EU của Anh Các dịch vụ tài chính chiếm tới 10% tổng sản lượng quốc nội (GDP) của Anh Khu Tài chính London là nhà xuất khẩu các dịch vụ tài chính bán sỉ lớn nhất thế giới, tuyển dụng hơn 1 triệu người làm việc

Việc rời khỏi EU khiến Anh phải thương lượng lại các điều khoản của bất cứ quyền tiếp cận thị trường chung hậu quy chế thành viên nào, trong khi các trung tâm tài chính đối thủ của nó ở cả trong và ngoài EU như New York, Hong Kong, Tokyo, Frankfurt và Dublin đều sẽ tìm cơ hội trục lợi trong giai đoạn bất ổn này

2.1.2 Về vấn đề hội nhập, xuất khẩu và nhập khẩu:

Nước Anh cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng sau Brexit Thương mại và đầu tư xuyên biêngiới cũng bị ảnh hưởng Tổng Giám đốc Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), Roberto Azevêdo nói rằng nếu nước Anh rời EU thì người tiêu dùng và các doanh nghiệp xứ sở này có thể thiệt hại 9 tỷ bảng Anh (13.2 tỷ USD) tiền thuế nhập khẩu bổ sung mỗi năm, cũng như đứng trước nguy cơ phải tiến hành các cuộc đàm phán chưa từng có với 161 nước thành viên WTO về các điều khoản liên quan tới tư cách thành viên Bởi khi ra khỏi

EU, Anh sẽ không còn có được các ưu tiên hội nhập kinh tế, không còn quyền hành và tư cách giống như khi còn là thành viên của EU nữa Nói cách khác, Anh sẽ phải bắt đầu lại

từ đầu Bên cạnh đó, nhập khẩu cũng bị ảnh hường London cũng sẽ không được hưởng những ưu đãi như thuế nhập khẩu ở mức thấp hoặc bằng 0% khi tiếp cận thị trường 58 nước tham gia 36 thỏa thuận thương mại của EU Như vậy tất cả các hàng hóa Anh nhập khẩu từ EU đều sẽ có giá cao hơn so với thời điểm Anh còn là thành viên của EU Người tiêu dùng Anh sẽ phải trả một khoản tiền nhiều hơn để sở hữu những hàng hóa đó Ngược

Trang 11

lại, việc xuất khẩu của nước Anh sang thị trường các nước EU cũng khó khăn hơn rất nhiều Nó không đơn giản chỉ là được tự do lưu thông hàng hóa, tự do di chuyển từ nước này sang nước khác nữa Các doanh nghiệp sản xuất tại Anh hoặc có trụ sở sản xuất tại Anh sẽ gặp vô vàn khó khăn khi tiếp cận thị trường này, không chỉ vì thuế xuất nhập khẩu mà còn vì vô số các cuộc kiểm tra thử nghiệm sản phẩm nữa Các nhà sản xuất sở hữu dây chuyền sản xuất tại Anh, hiện tại các tiêu chuẩn an toàn và môi trường cho phép bán sản phẩm ở thị trường châu Âu nhưng vì Anh rời EU, các doanh nghiệp đó không thểkinh doanh tại thị trường châu Âu khác, không phải vì họ phải đối mặt với mức thuế nhậpkhẩu thấp, mà bởi vì họ sẽ phải trải qua vô số các cuộc kiểm tra chứng nhận an toàn.Trong năm 2017, xuất khẩu giảm trong khi nhập khẩu tăng đã đẩy cán cân thương mại giữa Vương uốc Anh với các nước trên thế giới tiếp tục thâm hụt đáng kể Đây là một dấu hiệu cho thấy một năm sau quyết định rời khỏi Liên minh châu Âu (hay còn gọi là Brexit), kinh tế Anh đứng trước bài toán khó về tái cân bằng nền kinh tế Số liệu của Cơ quan Thống kê quốc gia Anh (ONS) cho hay thâm hụt thương mại hàng hóa và dịch vụ của nước này trong tháng 6/2017 đã tăng 2 tỷ bảng so với tháng 5/2017 và chạm mức caonhất kể từ tháng 9/2016 là 4,56 tỷ bảng Điều này chủ yếu do xuất khẩu hàng hóa của nước Anh giảm 4,9%, mức giảm tồi tệ nhất kể từ cuộc trưng cầu ý dân về tư cách thành viên EU ngày 23/6/2016 Xét chung cả quý II/2017, thâm hụt thương mại của Anh tăng 0,1 tỷ bảng, lên 8,9 tỷ bảng Trong khi đó, nhập khẩu và xuất khẩu giai đoạn này tăng vớinhịp độ tương tự nhau, lần lượt là 4,8% và 5% so với cùng kỳ năm ngoái.

2.1.3 Về sự chuyển dịch nguồn vốn đầu tư nước ngoài :

Việc Anh rời khỏi EU thì vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, thay vì đổ vào Anh, sẽ chuyển hướng sang Pháp hoặc Đức, Italy Nguồn vốn đầu tư nước ngoài vào Anh giảm đi đồng nghĩa với việc các doanh nghiệp Anh có ít cơ hội để đầu tư phát triển và mở rộng sản xuất, điều này cản trở đà tăng trưởng kinh tế của Anh Ngoài ra, khi tách rời khỏi

Brussels, London sẽ đánh mất lợi thế nắm giữ vai trò là “lá phổi” tài chính của châu Âu, nơi cửa ngõ đón nhận luồng tư bản của thế giới vào thị trường Châu Âu Nhìn tổng thể,

Trang 12

chính phủ Anh ước tính, việc rút khỏi EU, quy mô nền kinh tế nước này sẽ giảm 7.5% tính đến năm 2030 Đây là một con số đáng phải lo ngại với quốc gia này.

3.8%-2.1.4 Về di cư, nhập cư :

Theo quy định, công dân của một quốc gia EU, bao gồm cả Anh, có quyền được đi lại tự

do, sinh sống và làm việc tại bất kỳ một quốc gia nào khác thuộc khối Nhờ quy định này

mà 1.2 triệu người sinh ra ở Anh nhưng sống ở các nước EU khác có thể tự do đi chuyển tới châu Âu lục địa qua eo biển Anh Ngay cả khi Anh rời khỏi EU, hai bên vẫn có thể đàm phán một hiệp ước mới cho phép tự do đi lại Thế nhưng, dòng người nhập cư EU, đặc biệt là từ các quốc gia chậm phát triển hơn như Ba Lan và Lithuana, đã chạm đến quyền lợi của người dân Anh Những người ủng hộ rời EU tin rằng, sự cạnh tranh công

ăn việc làm của người dân Anh với những người nhập cư không còn khốc liệt như trước Ngoài ra, mối đe doạ từ chủ nghĩa khủng bố sẽ thấp hơn nếu họ không còn là thành viên của EU Anh cũng không còn phải gánh trách nhiệm quá lớn, không phải chịu trách nhiệm cho tình hình kinh tế, chính trị của các nước khác nữa

Trong khi triển vọng kinh tế đất nước ảm đạm hơn, nhiều người Anh đã nhập quốc tịch Đức để bảo đảm tương lai của mình Cơ quan Thống kê liên bang Đức cuối tuần qua thông báo số người Anh trở thành công dân Đức đã tăng mạnh trong năm 2017, chủ yếu

do lo ngại những tác động sau Brexit, vào năm 2019 Theo đó, riêng năm 2017 có gần 7.500 người Anh đã nộp đơn xin nhập quốc tịch Đức, tăng 162% so với năm 2016 Một khi nước Anh chưa có một thỏa thuận Brexit rõ ràng trước thời điểm Anh rời EU vào tháng 3-2019, sẽ còn nhiều người Anh cảm thấy bất an và lo ngại sẽ bị tước quyền sống, làm việc tại Đức

2.1.5 Về nguồn lao động :

Anh đứng trước nguy cơ thiếu hụt nguồn lao động sau Brexit Vì ngành nông nghiệp Anhvốn phụ thuộc vào lao động thời vụ đến từ các nước thành viên khác trong Liên minh Châu Âu Theo thống kê, ngành nông nghiệp Vương quôc Anh sử dụng khoảng 67000 lao động thời vụ mỗi năm và hơn 80% số này đến từ các quốc gia khác trong EU Bây giờ

Trang 13

Anh ra khỏi EU, nguồn lao động đó gặp khó khăn trong việc di chuyển vào Anh Hơn thể, lao động trong nước không chấp nhận mức lương thấp Ngoài ra, theo Cơ quan thống kêQuốc gia Anh, các lĩnh vực khác cũng phụ thuộc vào lao động châu Âu, với hơn 1,9 triệu công dân EU chiếm 6,1% lực lượng lao động ở Vương quốc Anh trong năm 2015.

2.2 Ảnh hưởng của Brexit đến EU

Thứ nhất, Brexit làm cho EU mất đi một mắt xích cực kỳ quan trọng trong liên minh Châu Âu Thủ đô London có một vị trí rất quan trọng trong địa lý, trong kinh tế và đặc

biệt là trung tâm tài chính số 1 tại Châu Âu Việc hội nhập, giao thương kinh tế, xã hội giữa các nước thành viên EU với Anh cũng khó khăn hơn trước nhiều Mất đi trung tâm tài chính lớn nhất Châu Âu là một sự mất mát to lớn đối với EU, vì EU phải mất rất nhiềuthời gian tìm kiếm và xây dựng một trung tâm tài chính như thế Các dòng vốn đổ qua thịtrường này cũng bị gián đoạn lại hoặc nếu không cũng gặp nhiều khó khăn hơn Điều nàylàm cản trở đà tăng trưởng và tốc độ hội nhập kinh tế của cả khu vực

Thứ 2, Brexit có thể gây nên hiệu ứng Domino trong khu vực EU Việc Anh quyết định

rời EU sẽ gây bất ổn cho phần còn lại của Châu Âu trong thời điểm các đảng phái theo con đường dân túy khai thác triệt để mối quan tâm của người dân về các vấn đề nóng hiệnnay như cuộc khủng hoảng tị nạn và bất ổn trong khu vực đồng tiền chung Euro Một số vùng như xứ Catalonia và Basque từng đòi độc tập và tách khỏi Tây Ban Nha có thể học tập “tấm gương” Anh Pháp cũng kêu gọi một cuộc bỏ phiếu tương tự để rời châu

Âu Ngoài ra việc mất đi một trụ cột có mặt trong G7 như Anh sẽ làm suy yếu đồng Euro

và nhiều quốc gia đã sáng lập nó như Pháp và Hà Lan muốn bỏ EU Sự tan vỡ EU đang hiển hiện trước mắt dẫn đến quá trình hội nhập thế giới có thể bị đẩy lùi

Thứ 3, Brexit gây ảnh hưởng tới nền kinh tế và việc hội nhập của các quốc gia trong khối liên minh Châu Âu EU Những thiệt hại về kinh tế cũng như ảnh hưởng uy tín trên trường

quốc tế là những nguy cơ mà EU sẽ phải đối mặt trong thời kỳ hậu Brexit Các quốc gia

có hàng hóa chủ yếu xuất khẩu vào Anh sẽ gặp khó khăn vì nước Anh rút khỏi EU Việc giao thương sẽ gián đoạn hơn vì các nước này không thể đứng một mình thương lượng

Trang 14

với Anh, họ phải cùng EU thương lượng lại với Anh Việc này vừa gây mất thời gian với nhiều rào cản, quy tắc thương mại, nó cản trở trực tiếp các hoạt động xuất nhập khẩu của các nước Các nước thành viên EU như Bỉ, Ireland, Hà Lan, Đức, Pháp - những bạn hàng chính lâu năm của nước Anh - sẽ bị thiệt hại rất lớn Cán cân thương mại của Đức với Anh có thể giảm 6.8 tỷ Euro/năm, trong khi thiệt hại đối với các doanh nghiệp Pháp vào khoảng 3 tỷ Euro/năm Do vậy, các quốc gia này sẽ phải nỗ lực nhằm bù đắp những khoản thiếu hụt trong khoảng trống thương mại mà Anh đã để lại

3 Đối với Việt Nam và ASEAN

Việc Anh rời khỏi Liên minh châu Âu (EU), cũng sẽ gây nên sự hoài nghi cho các nước châu Âu về mô hình EU khác và có lẽ sẽ tạo đà cho những cuộc thoát ly tương tự Và điều này tất yếu sẽ có những tác động to lớn đến ASEAN khi mà khu vực này trong quá trình hội nhập đã ít nhiều được truyền cảm hứng bởi mô hình EU

3.1 Tác động đến quan hệ hội nhập kinh tế quốc tế Việt Nam- Anh

3.1.1 Tác động tiêu cực đến cán cân thương mại Việt Nam- Anh, có khả năng gây thâm

hụt cán cân thương mại Việt Nam:

Brexit không tác động trực tiếp đến hoạt động xuất khẩu Việt Nam, nhưng tác động gián tiếp là rất lớn Khó xác định các hệ quả với quan hệ Anh với Việt Nam nếu như Anh không còn là thành viên của EU Về thương mại song phương, Anh và Việt Nam chỉ có hợp tác quy mô nhỏ khoảng 5,4 tỷ USD năm ngoái, gần bằng lượng Đức nhập khẩu từ Anh riêng trong tháng 4 năm nay Nguyên nhân là vì xuất khẩu của Việt Nam vào Anh chiếm tỷ trọng thấp và chỉ chiếm 0.14% so với tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam trên thị trường toàn cầu

Ngày đăng: 28/08/2020, 09:05

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Thứ hai, Đồng Yên Nhật, Franc Thụy Sỹ tăng, Nhân dân tệ ổn định : Tình hình bất ổn hậu Brexir sẽ khiến cho hành vi “ đầu tư an toàn” lan rộng ra khắp thị trường - tiểu luận kinh tế học quốc tế II brexit và tác động của nó đến hội nhập kinh tế quốc tế
h ứ hai, Đồng Yên Nhật, Franc Thụy Sỹ tăng, Nhân dân tệ ổn định : Tình hình bất ổn hậu Brexir sẽ khiến cho hành vi “ đầu tư an toàn” lan rộng ra khắp thị trường (Trang 7)
Việc giảm giá đồng Bảng Anh và Euro sẽ khiến các sản phẩm của Việt Nam đắt đỏ hơn ở Anh, trong khi sản phẩm của Anh lại có lợi thế trên thị trường toàn cầu cũng như hàng  hóa Anh trở nên cạnh tranh hơn ngay cả trong thị trường nội địa Anh - tiểu luận kinh tế học quốc tế II brexit và tác động của nó đến hội nhập kinh tế quốc tế
i ệc giảm giá đồng Bảng Anh và Euro sẽ khiến các sản phẩm của Việt Nam đắt đỏ hơn ở Anh, trong khi sản phẩm của Anh lại có lợi thế trên thị trường toàn cầu cũng như hàng hóa Anh trở nên cạnh tranh hơn ngay cả trong thị trường nội địa Anh (Trang 16)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w