Những ai dễ bị tăng huyết áp? Đó là người: (1) Tuổi càng cao càng dễ bị tăng huyết áp: 3,3% ở độ 18-29 tuổi; 13,2% ở độ 30-39 tuổi; tăng dần đến 51% ở độ 60-74 tuổi; trung bình cứ tăng 10 tuổi thì tỷ lệ tăng huyếtáp 5%. (2) Nam giới hoặc phụ nữ sau mãn kinh. (3) Có cha mẹ, anh chị em ruột bị tăng huyết áp. (4) Uống rượu nhiều: ai uống hơn 60 g cồn mỗi ngày thì bị dễ tăng huyếtáp gấp 1,5 lần người không uống. (5) Béo phì. (6) Người mắc một số bệnh nội khoa như rối loạn mỡ máu, đái tháo đường týp 2, hội chứng chuyển hoá. Chữa trị tăng huyếtáp như thế nào? Hai biện pháp: không dùng thuốc và dùng thuốc. 1. Biện pháp không dùng thuốc, gọi là thay đổi lối sống. § Bỏ hoặc không hút thuốc lá: § Ăn thanh tịnh: ăn lạt, ăn nhiều rau, ăn đủ lượng kali, ăn nhiều cá, ăn ít mỡ động vật. § Uống rượu bia ít và điều độ. § Giữa cân nặng chuẩn. § Rèn luyện thể lực mức độ trung bình: mỗi ngày 30-45 phút, tuần 180 phút như đi bộ nhanh (7 km/giờ), đi xe đạp nhanh, chạy, chơi bóng bàn. § Giữ bình thản. Biện pháp thay đổi lối sống do người bệnh thực hiện. 2. Biện pháp dùng thuốc. Hiện nay có khoảng 300 loại thuốc chữa tăng huyếtáp khác nhau và thầy thuốc sẽ căn cứ bệnh trạng cụ thể mà lựa chọn thuốc phù hợp nhất cho từng người. Mỗi viên thuốc có một số phận! Người bệnh không nên ỷ lại vào thuốc mà xem nhẹ hiệuquả thay đổi lối sống. Biện pháp dùng thuốc do thầy thuốc đảm nhận, người bệnh tuyệt đối không tuỳ tiện điều chỉnh! Biện pháp không dùng thuốc là cách thức chữa trị đầu tiên, bổ trợ và song hành với cách chữa bằng thuốc. Nơi chữa trị. Do tính chất mạn tính, tốt nhất người bệnh nên chữa trị tại nơi mình cư trú. Đợt cấp thời, người bệnh chữa trị nội trú tại các cơ sở y tế chuyên khoa; sau đó tiếp tục chữa trị ngoại trú. Lợi ích và thời gian chữa trị? Chữa trị làm giảm tối đa các biến chứng do tăng huyết áp, giảm chi phí và kéo dài tuổi thọ. Chữa trị càng sớm càng tốt! Chữa trị tăng huyếtáp là lâu dài. Không có khái niệm khỏi bệnh tăng huyếtáp trừ phi những tăng huyếtáp thứ phát như tăng huyếtáp do hẹp động mạch thận, nong được động mạch hẹp thì hết tăng huyết áp. Liệu chữa khỏi tăng huyếtáp không? Chỉ có khái niệm đã khống chế được tăng huyếtáp vì đây là bệnh kéo dài trừ phi tăng huyếtáp mắc phải thì chữa khỏi. Khi nào huyếtáp xuống tới mức an toàn? Khi con số tăng huyếtáp < (đọc là nhỏ hơn) 140/90 mm Hg thì gọi là điềutrị ổn, lúc này mối nguy hiểm đã giảm nhiều. Ngưỡng này cao thấp tuỳ bệnh kèm theo cụ thể, ví dụ đái tháo đường và bệnh thận giai đoạn cuối thì ngưỡng an toàn là <130/80 mm Hg. Làm sao để chữa trị tăng huyếtáp đạt mức tối ưu. Kiên trì thay đổi lối sống và tuân thủ thầy thuốc! Hãy hỏi thầy thuốc khi có bất cứ thắc mắc và khó chịu nào về bệnh tật. Liên tục tìm hiểu về tăng huyếtáp để việc chữa trị tốt hơn (qua thầy thuốc, phương tiện truyền thông: sách báo, tivi, đài). Người bệnh và thầy thuốc thân tình với nhau thì việc khống chế tăng huyếtáp tốt hơn. Phòng ngừa tăng huyếtáp 1 Thực hiện lối sống khoẻ mạnh. Mỗi người, hàng năm hãy đi đo tăng huyếtáp ít nhất một lần và nhớ con số tăng huyếtáp của mình! Tóm lại, tăng huyếtáp là bệnh lý rất phổ biến, tiến triển âm thầm và liên tục, rút ngắn tuổi thọ 10-20 năm, gây chết người. Việc chữa trị là lâu dài, hiệu quả, an toàn và tiết kiệm nhất. Nhưng sai lệch thường gặp trong khi chữa trị tăng huyếtáp 1. Không chữa trị. 2. Tự chữa trị: § Tự mua thuốc. § Chữa theo lời bày biểu. § Dùng thuốc nam, thuốc không rõ nguồn gốc và tính xác thực. 3. Chữa trị không chuẩn mực: § Dùng đơn thuốc cũ. § Mượn và cho mượn đơn thuốc. § Ngưng thuốc khi cảm giác khoẻ hoặc cho rằng bệnh đã khỏi. § Tự dùng thuốc khi thấy: mệt, chóng mặt hoặc huyếtáp "lên". Hậu quả của những sai lệch này là: 1. Người bệnh ngộ nhận là mình đang được chữa trị đúng cách. 2. Tạo ra bệnh do thuốc như tai biến do thuốc Hệ luỵ là tăng huyếtáp ngày càng nặng nề, chết người, phí tổn và mất lòng tin ở tiến bộ y học tim mạch. Các nhóm thuốc thường dùng 1. Thuốc lợi tiểu nhóm thiazide: các loại như hydrochlorothiazide (tên thương mại thông dụng là Apo- hydro 25 mg) và indapamide 1,5 mg (Natrilix SR 1,5 mg). 2. Thuốc ức chế thụ thể giao cảm bêta: các loại thường dùng như atenolol (tên thương mại thông dụng là Atenolol®Stada 25 mg), bisoprolol 5 mg, carvedilol 12,5 mg. 3. Thuốc ức chế men chuyển dạng angiotensin: như captopril (tên thương mại thông dụng là Captopril, Captopril ®Stada 25 mg), enalapril (Enalapril ®Stada 10 mg), perindopril (Coversyl 4 mg). 4. Thuốc ức chế thụ thể angiotensin II: như losartan 25 mg, telmisartan 40 mg. 5. Thuốc chẹn kênh canxi tác dụng kéo dài: như amlodipin Amlodipin®Stada 10 mg), nifedipine 30 mg. Cần tây: Có tên khoa học là Apium graveolens L., dùng thứ càng tươi càng tốt, rửa thật sạch, giã nát rồi ép lấy nước (nếu có máy ép thì càng tốt), chế thêm một chút mật ong, mỗi ngày uống 3 lần, mỗi lần 40ml. Nghiên cứu hiện đại cho thấy, nước ép cần tây có tác dụng làm giãn mạch, lợi niệu và hạ huyết áp. Cần chú ý tránh nhầm lẫn với loại cần ta thường dùng làm rau ăn hàng ngày, có tên khoa học là Oenanthe stolinefera Wall. Cải cúc: Là loại rau thông dụng, có hương thơm đặc biệt, chứa nhiều acid amin và tinh dầu, có tác dụng làm thanh sáng đầu óc và giáng áp. Nên dùng làm rau ăn hàng ngày hoặc ép lấy nước cốt uống, mỗi ngày chừng 50ml, chia 2 lần sáng, chiều. Đặc biệt thích hợp với những người bị cao huyếtáp có kèm theo đau và nặng đầu. Rau muống: Còn gọi là ung thái, không tâm thái, đằng đằng thái ., chứa nhiều canxi, rất có lợi cho việc duy trìáp lực thẩm thấu của thành mạch và huyếtáp trong giới hạn bình thường, là thứ rau đặc biệt thích hợp cho những người bị cao huyếtáp có kèm theo triệu chứng đau đầu. Măng lau: Có công dụng hoạt huyết, thông tràng vị, khai hung cách (làm thoải mái lồng ngực) và chống phiền khát. Nghiên cứu hiện đại cho thấy, măng lau có khả năng tiêu trừ mệt mỏi, tăng cường thể lực, làm giãn mạch, cường tim, lợi niệu, giáng áp và phòng chống ung thư, là thức ăn rất thích hợp cho người bị cao huyếtáp và xơ vữa động mạch. Cà chua: Có công dụng thanh nhiệt giải độc, lương huyết bình can và giáng áp. Là thực phẩm rất giàu vitamin C và P, nếu ăn thường xuyên mỗi ngày 1- 2 quả cà chua sống sẽ có khả năng phòng chống cao huyếtáprất tốt, đặc biệt là khi có biến chứng xuất huyết đáy mắt. Cà: 2 Đặc biệt cà tím là thực phẩm rất giàu vitamin P, giúp cho thành mạch máu được mềm mại, dự phòng tích cực tình trạng rối loạn vi tuần hoàn hay gặp ở những người bị cao huyếtáp và các bệnh lý tim mạch khác. Cà rốt: Có tác dụng làm mềm thành mạch, điều chỉnh rối loạn lipid máu và ổn định huyết áp. Nên dùng dạng tươi, rửa sạch, ép lấy nước uống mỗi ngày 2 lần, mỗi lần chừng 50ml. Đây là thứ nước giải khát đặc biệt tốt cho những người bị cao huyếtáp có kèm theo tình trạng đau đầu, chóng mặt. b. Hành tây: Trong thành phần không chứa chất béo, có khả năng làm giảm sức cản ngoại vi, đối kháng với tác dụng làm tăng huyếtáp của Catecholamine, duy trì sự ổn định của quá trình bài tiết muối Natri trong cơ thể nên làm giảm huyết áp. Ngoài ra, vỏ hành tây còn chứa nhiều Rutin rất có lợi cho việc làm vững bền thành mạch, dự phòng tai biến xuất huyết não. Nấm hương và nấm rơm: Là những thực phẩm giàu chất dinh dưỡng nhưng lại có khả năng phòng chống vữa xơ động mạch và hạ huyết áp, rất thích hợp cho những người bị cao huyếtáp vào mùa hè thu. Mộc nhĩ: Mộc nhĩ đen hay mộc nhĩ trắng đều là những thực phẩm rất có lợi cho người bị cao huyết áp. Hàng ngày có thể dùng mộc nhĩ trắng 10g hoặc mộc nhĩ đen 6g, đem nấu nhừ rồi chế thêm 10g đường phèn ăn trong ngày. Khi có biến chứng xuất huyết đáy mắt thì đây là loại thức ăn lý tưởng. Tỏi: Có công dụng hạ mỡ máu và hạ huyết áp. Hàng ngày nếu kiên trì ăn đều đặn 2 tép tỏi sống hoặc đã ngâm dấm, hay uống 5ml dấm ngâm tỏi thì có thể duy trìhuyếtáp ổn định ở mức bình thường. Lạc: Có công dụng hạ mỡ máu và giáng áp. Kinh nghiệm dân gian Trung Quốc dùng lạc ngâm với dấm ăn, sau chừng 5 ngày thì dùng được, mỗi ngày ăn 2 lần, mỗi lần 10 hạt. Hải tảo, hải đới và tảo đỏ: Đều là những thực phẩm ở biển. Có công dụng phòng chống vữa xơ động mạch và hạ huyết áp. Có thể dùng phối hợp cả ba thứ cùng một lúc hoặc thay thế nhau. Đậu Hà Lan và đậu xanh: Là hai loại thực phẩm rất có lợi cho người bị cao huyết áp. Hàng ngày nên dùng giá đậu Hà Lan 1 nắm rửa sạch rồi ép lấy nước uống hoặc dùng làm rau ăn thường xuyên. Kinh nghiệm dân gian thường dùng đậu xanh hầm với hải đới ăn hoặc đậu xanh và vừng đen sao thơm, tán bột ăn mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 50g để phòng chống cao huyết áp. Sữa đậu nành: Là đồ uống lý tưởng cho người bị cao huyết áp, có công dụng phòng chống vữa xơ động mạch, điều chỉnh rối loạn lipid máu và giáng áp. Mỗi ngày nên dùng 1.000ml sữa đậu nành pha với 100g đường trắng, chia uống vài lần trong ngày. Táo: Là loại táo to nhập từ Trung Quốc và các nước châu Âu, chứa nhiều Kali có thể kết hợp với lượng Natri dư thừa để đào thải ra bên ngoài, giúp cho cơ thể duy trìhuyếtáp ở mức bình thường. Mỗi ngày nên ăn 3 quả hoặc ép lấy nước uống 3 lần, mỗi lần chừng 50ml. Lê: Là thứ quả có công dụng thanh nhiệt, trấn tĩnh và giáng áp, rất có lợi cho những người bị cao huyếtáp có kèm theo các triệu chứng như đau đầu, chóng mặt, ù tai, hay hồi hộp trống ngực. Mỗi ngày nên ăn đều đặn từ 1- 2 quả hoặc ép lấy nước cốt uống. Chuối tiêu: Có công dụng thanh nhiệt, lợi niệu, thông tiện và giáng áp. Mỗi ngày nên ăn từ 1-2 quả, hoặc dùng vỏ quả chuối tiêu tươi 30-60g sắc uống thay trà. Dưa hấu: Rất thích hợp cho người bị cao huyếtáp vào mùa hè vì có tác dụng thanh nhiệt và lợi niệu khá tốt, từ đó giúp cho huyếtáp được ổn định. Người ta còn dùng vỏ dưa hấu 12g và thảo quyết minh 12g sắc uống thay trà hàng ngày, hoặc ăn hạt dưa hấu mỗi ngày từ 9-15g để làm hạ huyết áp. Dưa chuột: 3 Chứa nhiều muối Kali, có tác dụng thanh nhiệt, giải thử, lợi niệu và giáng áp, rất thích hợp cho người bị cao huyếtáp về mùa hè. Nên dùng dưới dạng ăn sống hoặc chế thành dưa góp nhưng chú ý không cho quá nhiều muối. Nho: Rất tốt cho người bị cao huyết áp, kể cả nho tươi hoặc nho khô, vì trong thành phần có chứa nhiều muối Kali nên có công dụng giảm áp, lợi niệu và bồi phụ lượng Kali mất đi do dùng các thuốc lợi tiểu Tây y. Mã thầy: Mỗi ngày dùng 60-120g rửa sạch, ép lấy nước, chia uống 3 lần trong ngày hoặc dùng 120g sắc cùng với hải đới 60g và hải tảo 60g, uống thay trà trong ngày. Ngoài ra, người bị cao huyếtáp còn nên trọng dụng một số thực phẩm khác như ngô (đặc biệt là trà râu ngô), vừng, hạt sen, ngó sen, củ cải, đậu tương, cải xanh, bắp cải, dầu thực vật, trà tâm sen, trà hoa hòe, trà thảo quyết minh, trà cúc hoa, trà bạch cúc, trà kỷ tử, mật ong . Không hoặc hạn chế dùng một số thực phẩm như lòng đỏ trứng, não động vật, gan dê, thịt chim sẻ, thịt dê, thịt chó, thận lợn, mỡ động vật, rượu trắng, dưa hoặc cà muối mặn, thuốc lá, cà phê, trà đặc, hạt tiêu, ớt, gừng . Hành tây, tỏi. Ít người biết rằng ớt xanh Đà Lạt có tác dụng tốt cho những người béo phì trong việc ngăn chặn nguy cơ mắc các bệnh rối loạn chuyển hóa, chẳng hạn như tiểu đường. Nên thường xuyên dùng nó như một loại sinh tố. Ớt xanh Đà Lạt chứa khá nhiều protid, đường, canxi, phospho, sắt, beta-caroten, vitamin B1, B2, PP. Nó là loại rau quả chứa nhiều vitamin C nhất. Các chất trong loại quả này có tác dụng kích thích tuyến dịch vị, gia tăng sự bài tiết, vì thế tăng cường tác dụng tiêu hóa. Ngoài ra, còn kích thích tim đập nhanh, làm tăng tốc tuần hoàn, có tác dụng làm ấm, ức chế tích tụ mỡ, phòng ngừa béo phì. Ớt tính nóng, vị cay, có tác dụng tán hàn, kiện vị, tiêu thực, trị đau bụng do lạnh, nôn ói, tả lỵ. Một số loại sinh tố khác cũng có ích cho bệnh nhân tiểu đường và cao huyết áp: Táo : Có hàm lượng đường fruitose cao nhất trong các loại trái cây. Ngoài ra, nó còn có acid malic, acid tannic, chất xơ, canxi, phospho, sắt, pectin, kali, lipid, protid và nhiều loại vitamin rất tốt cho cơ thể. Theo Đông y, táo tính mát, vị ngọt chua, có công hiệu kiện tỳ, ích vị, trị các chứng buồn nôn, chán ăn, bổ dưỡng tâm khí, dùng trong chứng tinh thần uể oải. Nó còn có tác dụng sinh tân, nhuận táo, chỉ khát, dùng trị ho, tâm phiền miệng khát do nhiệt. D Táo còn có tác dụng hấp thu vi khuẩn và độc tố, trị tiêu chảy. Bên cạnh đó, chất xơ, acid hữu cơ lại kích thích đường ruột, làm mềm phân nên giúp đại tiện thông. Táo chứa chất kali có lợi cho việc bài tiết natri, tốt cho người cao huyết áp. Acid hữu cơ trong táo còn kích thích bài tiết dịch vị, trợ giúp tiêu hóa. Mướp đắng: Chứa nhiều chất xơ thô, canxi, phospho, sắt, beta-caroten, vitamin B1, B2, PP, C, nhiều loại acid amin, 5-HT ., đều là những chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Mướp đắng tính hàn, vị đắng, có công dụng dưỡng huyết, bổ gan, thanh nhiệt, sáng mắt, giải độc, dùng trị các chứng bệnh nhiệt phiền khát, trúng nắng phát sốt, kiết lỵ, ung nhọt, đau mắt đỏ do nhiệt . Các thử nghiệm đã chứng minh loại quả này chứa một chất tựa như insulin, làm giảm đường huyết rõ rệt, có thể dùng làm thuốc trịbệnh tiểu đường. Cần tây Đà Lạt: Chứa canxi, sắt, phospho, giàu protid - gấp đôi so với các loại rau khác. Cần tây còn chứa nhiều acid amin tự do, tinh dầu, mannitol, inositol, nhiều loại vitamin, giúp tăng cảm giác thèm ăn, xúc tiến tuần hoàn máu và bổ não. Cần tây tính mát, vị ngọt, tác dụng thanh nhiệt, lợi thủy, trị đàm nhiều đầy ngực, lao hạch . Thử nghiệm đã chứng minh rau cần có tác dụng giảm áp rõ rệt, thời gian duy trì tùy theo liều lượng. - Dưa leo : Chứa canxi, phospho, sắt, nhiều muối kali, chất nhầy, các acid amin, chất thơm, vitamin A, B1, B2, PP và C. Dưa leo tính mát, vị ngọt, tác dụng thanh nhiệt, tiêu viêm, lợi tiểu, trừ thấp, tiêu sưng. Các món sinh tố trên đều có thể giúp phòng trị bệnh cao huyếtáp và tiểu đường. Tuy nhiên, nên cách 3 ngày dùng 1 lần vì hầu hết các loại trái cây đều mang tính mát (trừ ớt xanh). Việc dùng quá 4 nhiều sẽ gây mất cân bằng hàn - nhiệt của cơ thể. Nên dùng cả phần vỏ của các loại trái cây trên để giữ được đầy đủ các hoạt chất. (Theo Sức Khỏe & Đời Sống) Điềutrị tăng huyếtáp ở người cao tuổi Cách hữu hiệu nhất để người già đối phó với bệnh tăng huyếtáp là thay đổi lối sống: giảm ăn muối, kiêng rượu, thuốc lá và chất kích thích, vận động vừa phải . Ngoài ra, bệnh nhân có thể sử dụng một số bài thuốc cổ truyền để hạ áp. Tăng huyếtáp là một bệnh mạn tính, biểu hiện chính là tăng áp lực động mạch, có thể gây ra biến chứng ở nhiều cơ quan như tim mạch, não, thận và mắt. Có hai loại tăng huyết áp. Loại nguyên phát chiếm khoảng 90%, gặp hầu hết ở lứa tuổi trung niên và tuổi già do những thay đổi cơ chế gây co hoặc giãn mạch. Tăng huyếtáp thứ phát thường gặp ở người trẻ và trẻ em do các bệnh ở thận, nội tiết . Ở người cao tuổi, hẹp tắc động mạch thận là nguyên nhân chủ yếu gây tăng huyếtáp thứ phát. Các yếu tố nguy cơ gây bệnh bao gồm: - Tuổi tác: Ở lứa tuổi 60 trở lên, tỷ lệ tăng huyếtáp là 1/3. - Yếu tố xã hội: Tỷ lệ mắc bệnh ở thành thị cao hơn nông thôn do nhịp sống căng thẳng, khẩn trương. - Béo phì: Trong lượng cơ thể vượt quá mức cho phép (chỉ số BMI ở nam hơn 25, nữ hơn 30). - Nghiện rượu và thuốc lá. - Ăn mặn: Lượng muối quá 5 g/ngày. - Rối loạn lipid máu và tiểu đường. Để điều trị, người bệnh cần có chế độ ăn giảm cân nếu thừa cân, ăn ít muối, bỏ thuốc lá, hạn chế rượu và các chất kích thích; năng vận động thể lực như đi bộ, bơi, tập dưỡng sinh, thái cực quyền . Nên sử dụng nước uống có tác dụng hạ huyết áp, an thần, lợi tiểu như hoa hòe, chè sen vông, chè thanh nhiệt, nước ngô luộc . Chế độ sinh hoạt, làm việc và nghỉ ngơi phải hợp lý, đảm bảo giấc ngủ đầy đủ. Hạn chế dùng thuốc ngủ khi không cần thiết. Ngoài ra, người bị tăng huyếtáp cũng có thể điềutrị theo một số bài thuốc y học cổ truyền sau: - Thiên ma, câu đằng, đỗ trọng, tang ký sinh, bạch thược, chi tử, ngưu tất mỗi thứ 12 g, hoàng cầm 8 g, thạch quyết minh, mẫu lệ mỗi thứ 20 g. Ngày một thang, sắc uống làm 3 lần. Dùng cho người tăng huyếtáp thể can dương thịnh (đau đầu, chóng mặt, mặt đỏ, bứt rứt, ngủ ít, hay mê, miệng đắng, tiểu vàng, đại tiện táo). - Thục địa, hạ khô thảo mỗi thứ 16 g; hoài sơn, sơn thù, bạch linh, đan bì, trạch tả, kỷ tử, bạch mao căn, cúc hoa mỗi thứ 12 g, thạch quyết minh 20 g, câu đằng 10 g. Ngày một thang, sắc uống làm 3 lần. Dùng cho người tăng huyếtáp thể can thận âm hư (hoa mắt, chóng mặt, ù tai, đau đầu, tức ngực, tay chân tê dại, ngủ kém). - Bán hạ chế, thiên ma, trần bì, thạch xương bồ mỗi thứ 8 g; bạch linh, bạch truật, câu đằng mỗi thứ 12 g, cam thảo 4 g. Ngày một thang, sắc uống làm 3 lần. Dùng cho người tăng huyếtáp kèm béo phì hoặc cholesterol máu cao. ThS Thùy Hương , Sức Khỏe & Đời Sống Phát hiện sớm chứng sa sút trí tuệ ở người già Dù do nguyên nhân nào thì người mắc bệnh này cũng sẽ trải qua sự suy giảm không thay đổi được cả về chức năng và trí tuệ, kéo dài từ 2 đến 10 năm. Cuối cùng, bệnh nhân trở thành người lệ thuộc hoàn toàn và thường tử vong do các bệnh nhiễm trùng. Sa sút trí tuệ là sự suy giảm chức năng trí tuệ và những lĩnh vực khác về nhận thức, dẫn đến giảm khả năng hoạt động sống hàng ngày. Đây là một trong những rối loạn ảnh hưởng trầm trọng nhất đến người cao tuổi. Đặc trưng của bệnh là sự suy giảm nhận thức xảy ra trong tình trạng ý thức vẫn bình thường. Đó không phải là loại rối loạn nhận thức có thể hồi phục như mê sảng hay trầm cảm. Tần suất mắc bệnh sa sút trí tuệ tăng nhanh theo tuổi. Ở tuổi sau 60, tỷ lệ này tăng gấp đôi mỗi 5 năm. Ở tuổi 60-64, chỉ có 1% bị sa sút trí tuệ, nhưng đến tuổi trên 85 thì tỷ lệ này là 30-50%. Cần phân biệt sa sút trí tuệ và quên lành tính do tuổi. Quên lành tính do tuổi là tình trạng giảm trí nhớ do tuổi cao, là kết quả của tiến trình hoạt động thần kinh chậm dần do tuổi tác. Khởi đầu của quên lành tính là tình trạng khó nhớ thông tin mới và chậm nhớ lại thông tin cũ do suy giảm khả năng tập trung và chú ý. Tuy nhiên, khi cho bệnh nhân thời gian và có biện pháp động viên thì việc sinh hoạt hằng ngày của họ vẫn bình thường Biểu hiện thường gặp nhất của sa sút trí tuệ giai đoạn sớm là giảm trí nhớ gần. 5 Bệnh nhân có thể quên điều mình vừa nói và lặp đi lặp lại câu này nhiều lần trong vài phút. Họ thường xuyên quên nơi để những vật dụng cá nhân. Tình trạng quên kéo dài và dẫn đến tâm lý hoang tưởng là bị mất trộm. Trong giai đoạn sớm này, bệnh nhân cũng gặp khó khăn khi tìm từ diễn đạt ý mình muốn nói hoặc giải thích một điều gì đó. Họ thường phải nói vòng vo, chẳng hạn như không nhớ từ cà vạt nên phải mô tả nó là một vật quấn quanh cổ áo. Ngoài ra, bệnh nhân cũng có thể quên hay khó khăn trong việc sử dụng hoặc làm những công việc hằng ngày như lái xe, giữ tiền, nấu ăn . Những biểu hiện khác của sa sút trí tuệ giai đoạn sớm là thay đổi cá tính, rối loạn cảm xúc và giảm sự phán đoán. Người bệnh có những hành động không giống như họ đã từng làm, chẳng hạn như một người keo kiệt đột nhiên tặng cho hội từ thiện vài chục triệu đồng. Những thay đổi tính khí khác như trầm cảm hay hoang tưởng cũng thường xảy ra. Cần lưu ý trong giai đoạn sớm này, hoạt động xã hội của người sa sút trí tuệ vẫn không bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, họ thường có những thay đổi về tính khí như cáu gắt, tàn nhẫn, kích động . Sự ổn định trí tuệ của bệnh nhân cũng khá mỏng manh. Trong những tình huống khó khăn hay bức xúc thì sự suy giảm trí tuệ có thể biểu lộ rõ rệt, chẳng hạn như khi phải đi một quãng đường xa để thăm con cháu thì họ có thể đi lạc hay mất định hướng, đi vòng vo. Ở mức độ trung bình, bệnh nhân bị giảm khả năng thực hiện các công việc thường ngày như tắm rửa, mặc đồ, vệ sinh cá nhân. Họ không thể nhớ được thông tin mới, mất định hướng về không gian và thời gia, có thể quên những sự vật xung quanh mình như quên nhà vệ sinh, phòng ngủ ở đâu. Người bệnh cũng dễ bị ngã hoặc có tai biến do sự nhầm lẫn và giảm phán đoán. Những rối loạn hành vi có từ giai đoạn sớm vẫn kéo dài đến giai đoạn trung bình và nặng. Hoang tưởng và ảo giác xuất hiện ở khoảng 25% bệnh nhân. Ví dụ: Khi bệnh nhân mất khả năng nhận ra chính bản thân mình trong gương thì họ lại nghi ngờ là có người lạ vào nhà. Sự lệch lạc này có thể ngày càng nặng và kéo dài. Bệnh nhân cũng có những biểu hiện rối loạn hành vi và trở nên kích động. Ở giai đoạn nặng, bệnh nhân không thể thực hiện những sinh hoạt hàng ngày như ăn uống, vệ sinh cá nhân, đi lại và lệ thuộc hoàn toàn vào người thân . Trí nhớ ngắn hạn, dài hạn bị mất hoàn toàn. Bệnh nhân không nhận biết được kể cả những người rất thân của mình, mất đi những khả năng vận động phản xạ khác như nuốt (nên dễ bị rối loạn dinh dưỡng và sặc thức ăn). Kết hợp với tình trạng kém dinh dưỡng và ít vận động, nằm liệt giường, bệnh nhân có thể bị loét da. Ở giai đoạn muộn của sa sút trí tuệ, bệnh nhân sẽ bị tăng tần suất các tai biến; chẳng hạn như biến chứng của việc mất nước, kém dinh dưỡng, viêm phổi hít, loét da. Sự lệ thuộc hoàn toàn vào người khác có khi đưa bệnh nhân đến tình huống phải vào nhà dưỡng lão. Nếu tiếp tục ở tại nhà, người chăm sóc và bệnh nhân phải được trang bị những thiết bị cần thiết khác. Khi nghi ngờ người thân bị sa sút trí tuệ, bạn hãy đưa họ đến khám tại các phòng khám chuyên khoa tâm thần, thần kinh hoặc lão khoa. (Theo Sức Khỏe & Đời Sống) Thảo dược chữa bệnh tăng huyếtáp Tăng huyếtáp là bệnhrất thường gặp ở người trung niên, người cao tuổi và đang ngày càng có xu hướng gia tăng, được xem là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên thế giới. Hiện nay, có rất nhiều thuốc giúp điềutrị căn bệnh này. Bên cạnh đó, y học cổ truyền còn có rất nhiều thảo dược, nhiều loại cây quý có tác dụng hạ huyết áp. Bài viết dưới đây xin giới thiệu một số thảo dược thông dụng, dễ tìm. Cúc hoa vàng Tên khoa học Chrysanthemun indicum L., C. boreale Ma và C. Lavandulaejolium (Fisch) Mak. Thường dùng hoa để làm thuốc. Trong hoa có chứa 3 glucosid và một số tinh dầu thơm. Theo y học cổ truyền: Cúc hoa vị ngọt, đắng, tính hơi hàn. Vào các kinh phế, can, thận. Có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, mát gan, sáng mắt. Thường được dùng để chữa các chứng phong nhiệt ở can kinh, mắt mờ, mắt đỏ sưng đau, hoa mắt chóng mặt. Liều dùng 4-24g. Theo y học hiện đại: Dịch triết cồn cúc hoa vàng có tác dụng làm hạ huyếtáp kéo dài thông qua tác dụng giãn mạch ngoại vi. Trong thực tiễn lâm sàng, cúc hoa vàng làm giảm nhẹ các triệu chứng của 6 bệnh tăng huyếtáp như đau đầu, mất ngủ, choáng váng. Ngoài ra còn được sử dụng rộng rãi trong điềutrị các bệnh cảm lạnh, viêm não, cảm cúm . Bài thuốc ứng dụng: Cúc hoa 12g, quyết minh tử 12g sao thơm, lá dâu 6g, hòe hoa 6g, cam thảo nam 2g. Sắc uống ngày một thang, chia uống nhiều lần trong ngày. Cây xú ngô đồng Tên khoa học Clerodendrum trichotomum Thum, là tên gọi của một số cây như xích đồng nam (Clerodendrum squamatum Vahl) và cây bạch đồng nữ (Clerodendrum fragrns (Vent) Willd). Cây xích đồng nam còn có tên gọi: cây mò đỏ, bấn hoa đỏ. Còn cây bạch đồng nữ còn có tên gọi: cây mò trắng, cây bấn trắng, vậy trắng. Hai cây này thường dùng lá để làm thuốc, có thể dùng dưới dạng chè thuốc. Trong lá cây có chứa một số glucosid và alkaloid, acid . Kinh nghiệm dân gian thường dùng lá bạch đồng nữ chữa các bệnh ghẻ lở, mụn nhọt, rửa chốc đầu . và chữa bệnh khí hư, bạch đới của phụ nữ với liều 15-20g lá khô sắc uống. Rễ xích đồng nam, bạch đồng nữ sắc uống có tác dụng chữa bệnh vàng da, vàng mắt. Theo các nhà khoa học, lá xú ngô đồng có tác dụng hạ huyết áp. Các thí nghiệm trên động vật cho thấy huyếtáp hạ rõ rệt. Thực tiễn lâm sàng cho thấy lá xú ngô đồng được sử dụng để điềutrịbệnh tăng huyếtáp (sau 4-5 tuần dùng hàng ngày, huyếtáp mới giảm có ý nghĩa). Liều dùng hàng ngày 9-16g, chia 3-4 lần uống. Chè lá còn có tác dụng an thần, giảm đau và chống viêm. Bài thuốc ứng dụng: Lá xú ngô đồng 12g, cúc hoa 12g, hoa hòe 6g, cam thảo nam 2g. Sắc uống ngày một thang. Cây ba gạc Tên khoa học Rawolfia verticillata (Lour) Baill, còn có tên gọi San to (Sa Pa), Lạc toọc (Cao Bằng). Cây này mọc hoang ở rừng núi Việt Nam. Thường dùng rễ cây để làm thuốc. Trong rễ cây có một số alkaloid, trong đó có reserpin là chủ yếu. Hoạt chất này đã được chứng minh có tác dụng hạ huyết áp. Tác dụng sinh học của cây ba gạc đã được chứng minh như hạ huyết áp, giảm nhịp tim, an thần. Trong thực tiễn lâm sàng, người ta dùng reserpin để điềutrịbệnh tăng huyếtáp với liều 0,125- 0,5mg/ngày, có thể dùng tới liều 6-15mg/ngày trong thời gian 3 tuần đến 2 tháng, huyếtáp giảm được 30-40% chỉ số huyết áp. Khi sử dụng, có thể dùng dưới dạng thuốc sắc hoặc cao lỏng. Với cao lỏng 1g cao/1g rễ có thể dùng theo liều trung bình 30 giọt mỗi ngày. Có thể tăng tới liều 45-60 giọt/ngày, điềutrị một đợt 10-15 ngày. Bài thuốc ứng dụng: Rễ ba gạc 12g, cam thảo nam 2g. Sắc uống ngày một thang. Hoa hòe Tên khoa học Sophra japonica L., còn có các tên gọi hòe mễ, hòe hoa mễ, hoa hòe. Đây là cây được trồng nhiều ở nước ta và là cây sống lâu năm. Thường dùng nụ hoa làm dược liệu. Trong hoa hòe có chứa rutin là hoạt chất chủ yếu, ngoài ra còn có Betulin. Theo tài liệu cổ, hoa hòe có vị đắng, tính hàn, vào 2 kinh can và đại trường. Quả vào kinh can có tác dụng thanh nhiệt lương huyết. Hoa có tác dụng chỉ huyết, quả có tác dụng gần như hoa nhưng có thể gây sẩy thai. Dân gian thường dùng chữa các bệnh xích bạch lị, trĩ ra máu, thổ huyết, chảy máu cam, phụ nữ băng huyết. Liều dùng 5-20g dưới dạng thuốc sắc. Tác dụng sinh học của hoa hòe đã được chứng minh: Rutin - hoạt chất của hoa hòe có tác dụng giống như vitamin P nên có tác dụng làm bền và giảm tính thấm của mao mạch, giảm trương lực cơ trơn và chống co thắt, giảm tác dụng của adrenalin trong cơ thể. Trên thực tế lâm sàng, người ta thường dùng hoa hòe để dự phòng tai biến của bệnh xơ vữa động mạch và điều trịbệnh tăng huyết áp. Ngoài ra còn dùng trong các trường hợp phụ nữ băng huyết, chảy máu cam, ho ra máu, tổn thương ngoài da do bức xạ, chống dị ứng, thấp khớp, làm vết thương chóng liền sẹo. 7 Bài thuốc ứng dụng: Hoa hòe 12g, quyết minh tử 6g, cam thảo nam 2g. Sắc uống ngày một thang. Ích mẫu Tên khoa học Leonurus Heterophyllus Sw. Còn có tên gọi sung úy, chói đèn. Thường dùng thân lá với tên ích mẫu thảo hoặc quả chín có tên gọi là sung úy tử. Là cây được trồng để làm thuốc và cũng mọc hoang ở nhiều nơi ven suối, ven sông. Hoạt chất của ích mẫu gồm có flavonoid, trong đó có một chất được xác định là rutin. Ngoài ra còn có glucosid, steroid, tanin, tinh dầu . Trong quả có alkaloid là leonurin. Theo tài liệu cổ, ích mẫu vị cay, đắng, tính hơi hàn, có tác dụng trục ứ huyết, sinh huyết mới, hoạt huyết, điều kinh. Liều dùng 6-12g dưới dạng thuốc sắc hoặc cao thuốc. Trong dân gian thường dùng ích mẫu để chữa các bệnh phụ nữ. Còn dùng để chữa bệnh huyếtáp cao, bổ huyết, bệnh về mạch vành, rối loạn thần kinh tim, lỵ . Quả ích mẫu dùng để làm thuốc thông tiểu, phù thũng, thiên đầu thống . Tác dụng sinh học của ích mẫu trên tim mạch đã được các nhà khoa học chứng minh. Cao lỏng ích mẫu có tác dụng làm hạ huyếtáp thông qua cơ chế làm giảm tác dụng co mạch của adrenalin . Ngoài ra, ích mẫu còn có tác dụng tốt đối với cơ tim có bệnh. Tác dụng an thần của ích mẫu đã được ghi nhận. Một số vi khuẩn gây bệnh ngoài da cũng bị ức chế bởi ích mẫu . Liên Xô (cũ) đã áp dụng rượu thuốc ích mẫu điềutrị tăng huyết áp, rối loạn thần kinh tim và làm thuốc an thần. Bài thuốc ứng dụng: Ích mẫu thảo 12g, lá dâu 12g, cam thảo nam 2g. Sắc uống ngày một thang. Đỗ trọng Tên khoa học Cortex Eucommiae. Là vỏ của cây đỗ trọng, chưa thấy mọc hoang ở nước ta, hiện đã di thực được. Vị thuốc này ta vẫn còn phải nhập. Trong đỗ trọng, có các alkaloid, D.glucosid, resin, acid hữu cơ, albumin, tinh dầu, chất béo . Theo tài liệu cổ, đỗ trọng có vị ngọt, hơi cay, tính ôn, vào 2 kinh can và thận. Có tác dụng bổ can thận, mạnh gân cốt, an thai, dùng chữa đau lưng, đi tiểu nhiều, chân gối yếu mềm. Tác dụng sinh học của đỗ trọng trên tim mạch đã được chứng minh là tác dụng hạ huyếtáp do ức chế trong tâm vận mạch ở hành tủy. Ngoài ra còn có tác dụng làm mạnh sự co bóp cơ tim, lợi tiểu . Liên Xô (cũ) đã chính thức công nhận đỗ trọng là vị thuốc dùng để điều trịbệnh tăng huyết áp, được dùng dưới dạng cao lỏng, thuốc sắc hoặc ngâm rượu. Cần chú ý: liều thấp có tác dụng giãn mạch, liều cao lại gây co mạch. Đỗ trọng có thể dùng để điềutrị tăng huyếtáp có biến chứng suy tim. Ngoài ra còn có thể chữa các bệnh đau lưng, ra mồ hôi trộm, phụ nữ hay sẩy thai, trẻ em kinh giản (co giật). Bài thuốc ứng dụng: Đỗ trọng 100g, nhân sâm 12g. Ngâm với 1 lít rượu trắng 29,5 độ (rượu lúa mới). Ngày uống 2- 3 lần, mỗi lần 5ml. Hoặc: đỗ trọng 5-12g, sắc uống ngày một thang. Hoặc: đỗ trọng 5-12g, cúc hoa 12g, hoa hòe 6g. Sắc uống ngày một thang. Đậu Đỏ: - Tiểu đường: Đậu đỏ có tác dụng tráng dương, điều hoà kinh nguyệt, nấu Đậu đỏ với Bí đỏ ăn, trị được bệnh tiểu đường. - Quai bị: Khi bị sưng quai bị, lấy 1 vốc Đậu đỏ tán nhỏ mịn, trộn với lòng trắng trứng hoà thêm giấm thoa dày lên là khỏi - Sót nhau: Sau khi sinh mà nhau không ra, nếu hài nhi là con trai lấy 7 hạt Đậu đỏ, gái lấy 9 hạt đậu đỏ, múc nước chảy về hướng đông cho sản phụ uống thì nhau sẽ ra. (Nam dược Thần Hiệu) - Khó sinh: Sản phụ khó sinh có thể nguy hiểm tính mạng của cả mẹ lẫn con. Gặp trường hợp này mau lấy 7 hạt Đậu đỏ cho sản phụ nuốt sồng, chiêu với 1 lít nước dun sôi để nguội, sản phụ sẽ sinh được 8 (Bản Thảo Liệt Thuyết) - Mày đay: Do dị ứng trước gió và thời tiết lạnh mà mắc chứng bệnh Mày đay, da bị mẫn đỏ. Dùng Đậu đỏ và hoa kinh giới, bằng nhau tán nhỏ, hoà với lòng trắng trứng gà, bôi lên thì lặn (Nam dược Thần Hiệu) Đậu xanh: Quai bị: Bị nhiễm chứng sưng quai bị, đau nhức phát sốt. Mau lấy 1 vốc Đậu xanh, tán thật nhỏ, trộn với Giấm, phết dày lên chổ sưng, hễ khô lại thấm thêm Giấm, mỗi ngày làm vậy vài lần thì khỏi (Nam dược Thần Hiệu) Bệnh sởi - đậu: Đậu xanh, đậu đỏ, đậu đen, đậu nành,. Mỗi thứ 50 gr, sao vàng, sắc kỹ, mỗi ngày 1 thang, uống thay nước, uống liền trong 3 ngáỹe ngừa và trị được các chứng sởi, đậu. (Lương y Phạm Huy Sóc) Mè đen: - Rụng tóc: Lấy 1 bát Mè rang chín, tán nhuyễn, thêm đường nấu uống, toóc hết rụng và rất đen (Hoa Hạ Kỳ Phương) - Thiếu sữa: Sau khi sinh, nếu ít sữa không đủ cho con bú. Dùng 1 thăng Mè rang nỡ trên muối, giả nhỏ chấm xôi hoặc cơm nếp ăn. Rất linh nghiệm. (Tế Thế Kỳ Phương) - Đái ra máu: Lỡ bị chứng bệnh đái ra máu, lấy 1 thăng Mè, giã nát, múc 2 thăng nước đang chảy(Lưu trường thuỷ) ngâm 1 đêm, sáng sớm vắt lấy nước uống là khỏi. Có thể dùng nước lọc thay thế (Nam dược Thần Hiệu) - Đau lưng: Mắc chứng bệnh này, dùng 1 thăng Mè đen, sao cháy, tán thành bột . Mỗi lần uống 3 đồng với rượu hoặc mật hay nước gừng. Uống vài ba lần thì khỏi (Nam dược Thần Hiệu) - Kiết lỵ kinh niên: Dùng 1 chén hạt vừng, giã nhỏ, nấu kỹ, pha thêm 1 chút mật ong, uống mỗi ngày 2 lần. Uống một vài ngày thì khỏi (Cổ Phương) - Viêm đại tràng mãn tính: Dùng 1 thăng Mè đen rang bốc mùi thơm, 1 chén mật mía. Mỗi lần uống 1 thìa canh mè, trộn với 1/3 thìa canh mật, ngày uống 2 lần. Uống liền trong 1 tháng là khỏi (Kinh nghiệm dân gian) - Táo bón: Đi tiêu không được trong bụng tức ách, người bức bối khó chịu, nếu không chữa sẽ nguy hiểm. Để chữa trị chứng này, uống 1 chén Dầu Mè đen, hoặc nhai 1 nắm Mè vào mỗi buổi sáng sẽ giúp đi tiêu dễ dàng (Cổ Phương Diệu Dụng) - Tai bỗng bị điếc: Đó là do Thận bị bệnh, Thận khí và Tâm khí không giao thông với nhau bình thường. Gặp phái chứng này, mau dùng Dầu Mè, mỗi ngày vào tai vài lần, mỗi lần vài giọt, khi nào hết điếc thì ngưng lại (Nam dược Thần Hiệu) - Đau răng: Phần nhiều do hoả trong người quá vượng, phát nhiệt mà gây nên. Để chữa chứng này, dùng 1 bát Mà đen, 1 bát nước, sắc còn 1 bát thì chia đều ra ngậm và súc miệng nhiều lần trong ngày, sau khi súc nhớ nên nhổ ra, không nuốt. Chỉ cần 2 lần sắc thang là khỏi đau (Kinh nghiệm dân gian) - Tóc xấu, ngắn khô, không đen: * Dùng 1 thăng Dầu Mè, nấu với 1 chét lá Dâu tươi, khi Dầu sôi kỹ, lá Dâu chín nhừ, vớ bỏ lá Dâu, lấy Dầu Mè đó hàng ngày xát lên tóc, lên da đầu, ít lâu sau tóc sẽ mọc dài, đen rất đẹp. * Lấy 1 chét tay lá Mè, 1 chét tay lá Dâu, 1 thăng nước vo gạo, cho vào siêu nấu lên, dùng gội đầu, gội độ 7 lần thì tóc mọc dài, đen mượt (Kinh nghiệm dân gian) Hạt cải: - Đau lưng và xương sống: Do bị Thận hư, bị phong, hàn thấp hành, hoặc bị chấn thương, lưng và xương sống đau nhức ê ẩm nằm, ngồi không yên. Dùng 1 nắm hạt Cải tán thành bột, hoà với rượu, bôi lên vài lần là khỏi. 9 (Nam Dược Thần Hiệu) - Đau 2 bên sườn: Bị cảm nhiễm phong hàn, hai bên sườn đau nhức, cử động khó khăn. Lấy 1 vóc hạt Cải tán nhỏ mịn nhào với nước cho đặc sền sệt như bùn, phệt vào chổ đau thì lành. (Nam Dược Thần Hiệu) - Chữa trĩ nội (phân có máu), ngoại (máu ra trước phân), thử trĩ (hậu môn có mụt), trùng trĩ (hậu môn có trùng), nuy trĩ (hâu môn lở loét): Hạt cải tán nhỏ mụn, tẩm với nước và mật rịt vào chổ đau, hễ khô thi lại thay thuốc khác. Rấthiệu nghiệm. - Nhức răng: Răng đau, sưng lệch cả mặt, nhức tới phát khóc. Lấy 1 14 hạt Cải trắng còn tươi, nghiền nát hoà với sữa người mới vắt, nhức răng bên trái thì nhỏ vào lỗ mũi bên phải và ngược lại. Rất hiệu. (Hề Nang Tạp Toản) - Nhức đầu: Đầu nhức hoa cả mắt, lấy 1 nhúm hạt Cải Trắng tán thành bột, hoà với một chút giấm. Thoa lên gáy và 2 bên thái dương, lát sau hết nhức. (Y Thuật Phổ Cứu) - Ợ chua sau khi ăn: Dùng 3 miếng củ Cải trắng, nhai sống thật kỹ mới nuốt. Rất mau khỏi. (Nam Dược Thần Hiệu) - Nhức đầu: Dùng củ Cải Trắng giã sống vắt lấy nước, nằm ngữa, tuỳ bên phải, bên trái nhỏ vào lỗ mũi chốc lát thì lành. (Nam Dược Thần Hiệu) Rau Điếp Cá: - Lòi đom: Đun nước sôi để hơi nguội cho muối vừa đủ mặn, ngâm sơ, rửa qua rồi giả lá Diếp Cá để trên lá chuối rồi ngồi lên hoắc rịt vào chổ đau thì đom sec thụt vào. (Cổ Phương) - Đau mắt đỏ: Lấy chừng 10 lá Diếp Cá rửa thật sạch, giả nhuyễn dùng vải mỏng hay giấy xốp gói đắp lên mắt. (Kinh nghiệm dân gian) - Sốt xuất huyết: Dùng lá Diếp Cá, lá rau Ngót, lá cỏ Mực, Mỗi thứ 100 gr, sắc đặc, uống dẩn trong ngày. (Kinh nghiệm dân gian) 10 . càng tốt! Chữa trị tăng huyết áp là lâu dài. Không có khái niệm khỏi bệnh tăng huyết áp trừ phi những tăng huyết áp thứ phát như tăng huyết áp do hẹp động. hết tăng huyết áp. Liệu chữa khỏi tăng huyết áp không? Chỉ có khái niệm đã khống chế được tăng huyết áp vì đây là bệnh kéo dài trừ phi tăng huyết áp mắc