Khi xây dựng mẫu phiếu khảo sát với 16 câu hỏi, tác giả xây dựng dựa trên mục tiêu nghiên cứu của đề tài là: “Hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính trong các doanh nghiệp xây
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TÀI CHÍNH
HỌC VIỆN TÀI CHÍNH
NGUYỄN THỊ LAN ANH
HOÀN THIỆN HỆ THỐNG CHỈ TIÊU PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH TRONG CÁC DOANH NGHIỆP XÂY DỰNG CẦU ĐƯỜNG VIỆT NAM
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
HÀ NỘI - 2017
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TÀI CHÍNH
HỌC VIỆN TÀI CHÍNH
NGUYỄN THỊ LAN ANH
HOÀN THIỆN HỆ THỐNG CHỈ TIÊU PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH TRONG CÁC DOANH NGHIỆP XÂY DỰNG CẦU ĐƯỜNG VIỆT NAM
Chuyên ngành: Kế toán
Mã số: 62.34.03.01
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1 PGS.TS NGUYỄN THỊ ĐÔNG
2 PGS.TS NGUYỄN NĂNG PHÚC
HÀ NỘI - 2017
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan bản luận án là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng
Hà Nội, ngày tháng năm 2017
Tác giả luận án
Nguyễn Thị Lan Anh
Trang 4MỤC LỤC
Trang
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN i
MỤC LỤC ii
DANH MỤC BẢNG vi
DANH MỤC HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ viii
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ HỆ THỐNG CHỈ TIÊU PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP 10
1.1 Các công trình nghiên cứu liên quan đến luận án 10
1.1.1 Các công trình nghiên cứu về phân tích tài chính doanh nghiệp và hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính doanh nghiệp 10
1.1.2 Các công trình nghiên cứu về phân tích tài chính và hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính theo từng lĩnh vực hoạt động 15
1.2 Kết luận về các công trình đã công bố và xác lập vấn đề nghiên cứu 20
1.2.1 Kết luận về các công trình đã công bố 20
1.2.2 Xác lập vấn đề nghiên cứu 24
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 26
Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HỆ THỐNG CHỈ TIÊU PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP 27
2.1 Tài chính doanh nghiệp và phân tích tài chính doanh nghiệp 27
2.1.1 Tài chính doanh nghiệp 27
2.1.2 Phân tích tài chính doanh nghiệp 32
2.2 Bản chất, yêu cầu, nguyên tắc xây dựng và phân loại hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính doanh nghiệp 36
2.2.1 Bản chất, yêu cầu, nguyên tắc xây dựng 36
2.2.2 Phân loại 40
2.3 Hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính doanh nghiệp 43
2.3.1 Phân hệ chỉ tiêu đánh giá khái quát tình hình tài chính 43
Trang 52.3.2 Phân hệ chỉ tiêu phân tích tình hình tài chính 46
2.3.3 Phân hệ chỉ tiêu phân tích rủi ro tài chính 64
2.3.4 Phân hệ chỉ tiêu dự báo nhu cầu tài chính 67
2.4 Hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính doanh nghiệp tại một số nước trên thế giới và bài học kinh nghiệm áp dụng cho Việt Nam 68
2.4.1 Kinh nghiệm thế giới 68
2.4.2 Bài học áp dụng cho Việt Nam 74
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 78
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VỀ THỰC TRẠNG HỆ THỐNG CHỈ TIÊU PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH TRONG CÁC DOANH NGHIỆP XÂY DỰNG CẦU ĐƯỜNG VIỆT NAM 79
3.1 Tổng quan về các doanh nghiệp xây dựng cầu đường Việt Nam 79
3.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển 79
3.1.2 Đặc điểm cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý hoạt động và phân cấp quản lý vốn 83
3.1.3 Đặc điểm hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp xây dựng cầu đường Việt Nam có ảnh hưởng đến hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính 91
3.2 Thực trạng hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính trong các doanh nghiệp xây dựng cầu đường Việt Nam 97
3.2.1 Phân hệ chỉ tiêu đánh giá khái quát tình hình tài chính 99
3.2.2 Phân hệ chỉ tiêu phân tích tình hình tài chính 102
3.2.3 Phân hệ chỉ tiêu phân tích rủi ro tài chính 116
3.2.4 Phân hệ chỉ tiêu dự báo nhu cầu tài chính 117
3.3 Đánh giá thực trạng hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính tại các doanh nghiệp xây dựng cầu đường Việt Nam 118
3.3.1 Ưu điểm 118
3.3.2 Hạn chế và nguyên nhân 119
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 124
Chương 4: HOÀN THIỆN HỆ THỐNG CHỈ TIÊU PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH TRONG CÁC DOANH NGHIỆP XÂY DỰNG CẦU ĐƯỜNG VIỆT NAM 125
Trang 64.1 Định hướng phát triển và quan điểm hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu phân tích
tài chính áp dụng trong các doanh nghiệp xây dựng cầu đường Việt Nam 125
4.1.1 Định hướng phát triển ngành cầu đường Việt Nam 125
4.1.2 Quan điểm hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính 127
4.2 Giải pháp hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính áp dụng trong các doanh nghiệp xây dựng cầu đường Việt Nam 131
4.2.1 Hoàn thiện phân hệ chỉ tiêu đánh giá khái quát tình hình tài chính 131
4.2.2 Hoàn thiện phân hệ chỉ tiêu phân tích tình hình tài chính 133
4.2.3 Hoàn thiện phân hệ chỉ tiêu phân tích rủi ro tài chính 148
4.2.4 Hoàn thiện phân hệ chỉ tiêu dự báo nhu cầu tài chính 149
4.3 Điều kiện thực hiện giải pháp hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính áp dụng trong các doanh nghiệp xây dựng cầu đường Việt Nam 163
4.3.1 Về phía Nhà nước và cơ quan chủ quản 163
4.3.2 Về phía các doanh nghiệp xây dựng cầu đường 165
KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 167
KẾT LUẬN CHUNG 168 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Trang 7(Build-Transfer -Operate) EBIT Lợi nhuận trước thuế và lãi vay
(Earnings before tax and intererest) EBITDA Lợi nhuận trước thuế, lãi vay và khấu hao
(Earnings before interest, taxes, depreciation and amortization) FDI Đầu tư trực tiếp nước ngoài
(Foreign Direct Investment)
PPP Hợp đồng đối tác công tư
QLDN Quản lý doanh nghiệp
SXKD Sản xuất kinh doanh
Trang 8DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1: Bảng kê số lượng doanh nghiệp xây dựng cầu đường Việt Nam 82 Bảng 3.2: Bảng so sánh chi phí đường cao tốc và cầu cạn của Việt Nam và Quốc tế 97 Bảng 3.3: Hệ thống bảng đánh giá chính sách huy động vốn của Công ty Cổ phần
Xây dựng 510-CIENCO 5 năm 2015 so với năm 2014 100 Bảng 3.4: Bảng đánh giá khả năng sinh lợi tài sản của công ty cổ phần 473-
CIENCO 4 năm 2015 so với năm 2014 101 Bảng 3.5: Bảng đánh giá khả năng sinh lợi tài sản của Công ty Cổ phần Cầu 12-
CIENCO 1 năm 2015 so với năm 2014 101 Bảng 3.6: Bảng đánh giá khả năng sinh lợi tài sản các công ty con năm 2015 của
Tổng Công ty Xây dựng Công trình giao thông 1- CIENCO 1 102 Bảng 3.7: Bảng phân tích kết cấu tài sản, nguồn vốn của Công ty Cổ phần Đầu tư
và Xây dựng công trình 3 104 Bảng 3.8: Bảng phân tích năng lực hoạt động của Công ty Cổ phần Cầu 14 -
CIENCO1 105 Bảng 3.9: Bảng cơ cấu chi phí sản xuất qua các năm của công ty mẹ (Giai đoạn
sau cổ phần hoá (CPH)) 106 Bảng 3.10: Bảng cơ cấu chi phí sản xuất hợp nhất qua các năm (Giai đoạn sau cổ
phần hoá) 106 Bảng 3.11: Bảng phân tích cơ cấu chi phí SXKD giai đoạn 2007-2009 của Công
ty Cổ phần Xây dựng 565- Tổng công ty Xây dựng Trường Sơn 107 Bảng 3.12: Bảng phân tích hiệu quả sử dụng chi phí giai đoạn 2007-2009 của
Công ty Cổ phần Xây dựng 565- Tổng công ty Xây dựng Trường Sơn 108 Bảng 3.13: Bảng phân tích tình hình thanh toán của Công ty Cổ phần Cầu 12 -
CIENCO 1 năm 2015 so với năm 2014 109 Bảng 3.14: Bảng phân tích các khoản phải trả tại Công ty Cổ phần Đầu tư và
Cầu đường CII năm 2015 110 Bảng 3.15: Bảng phân tích khả năng thanh toán ngắn hạn của Công ty Cổ phần
Đầu tư và Xây dựng 492 - CIENCO 4 111 Bảng 3.16: Bảng phân tích khả năng sinh lợi của Công ty Cổ phần 473 -
CIENCO 4 năm 2015 so với năm 2014 112
Trang 9Bảng 3.17: Bảng phân tích khả năng sinh lợi của Công ty Cổ phần Cầu
12-CIENCO 1 năm 2015 so với năm 2014 112 Bảng 3.18: Bảng phân tích khả năng sinh lợi của Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây
dựng công trình 3 đối với công ty con năm 2015 so với năm 2014 112 Bảng 3.19: Bảng phân tích khả năng sinh lợi của các công ty con năm 2014 của
Tổng công ty Xây dựng công trình giao thông 1 - CIENCO 1 113 Bảng 3.20: Bảng phân tích khả năng sinh lợi của các công ty con năm 2015 của
Tổng Công ty Xây dựng công trình giao thông 1- CIENCO 1 114 Bảng 3.21: Bảng xác định mức phí quản lý công trình cầu Ngà của Công ty Cổ
phần Xây dựng số 4 Thăng Long 115 Bảng 3.22: Bảng phân tích rủi ro tài chính của Công ty Cổ phần Công trình giao
thông Vận tải Quảng Nam năm 2015 so với năm 2014 116 Bảng 3.23: Bảng phân tích rủi ro tài chính của Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây
dựng công trình 3 đối với công ty con năm 2015 so với năm 2014 116 Bảng 3.24: Bảng kê phân tích rủi ro thanh khoản của Tổng công ty Xây dựng
Thăng Long năm 2015 117 Bảng 3.25: Bảng dự báo nhu cầu tài chính năm 2016 của Công ty Cổ phần Xây
dựng Giao thông Thừa Thiên Huế 118 Bảng 4.1: Bảng bổ sung hệ thống chỉ tiêu đánh giá khát quát tình hình tài chính
doanh nghiệp 131 Bảng 4.2: Bảng hoàn thiện cách xác định chỉ tiêu “Sức sinh lợi tài sản” của
CIENCO1 ở công ty con năm 2015 132 Bảng 4.3: Bảng bổ sung hệ thống chỉ tiêu phân tích năng lực hoạt động của tài sản 133 Bảng 4.4: Bảng bổ sung hệ thống chỉ tiêu phân tích tình hình và khả năng thanh toán 140 Bảng 4.5: Bảng hoàn thiện cách xác định chỉ tiêu “Sức sinh lợi vốn chủ sở hữu”
của CIENCO 1 ở công ty con năm 2015 145 Bảng 4.6: Bảng bổ sung hệ thống chỉ tiêu phân tích lưu chuyển tiền của doanh nghiệp147 Bảng 4.7: Bảng hoàn thiện cách xác định chỉ tiêu “Khả năng tạo tiền từ vốn chủ
sở hữu” của CIENCO 1 ở công ty con năm 2015 148 Bảng 4.8: Bảng bổ sung hệ thống chỉ tiêu dự báo nhu cầu tài chính 149 Bảng 4.9: Bảng tổng hợp hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính hoàn thiện của
doanh nghiệp xây dựng cầu đường Việt Nam 151
Trang 10DANH MỤC HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1: Tỷ trọng các thành phần kinh tế trong ngành xây dựng 81 Biểu đồ 3.2: Tỷ lệ vốn góp của nhà nước vào các Tổng công ty Xây dựng Cầu
đường thuộc Bộ Giao thông Vận tải tính đến 31/12/2015 84
Hình 3.1: Mô hình cổ phần của các Tổng công ty xây dựng cầu đường Việt Nam 86 Hình 3.2: Mô hình công ty TNHH 1 thành viên của các Tổng công ty xây dựng
cầu đường Việt Nam 87
Trang 11MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Lịch sử phát triển của ngành giao thông vận tải Việt Nam nói chung, xây dựng cầu đường nói riêng đã trải qua 70 năm hình thành và phát triển Từ những năm 1954, ngành xây dựng cầu đường cùng những ngành kinh tế khác cùng gánh vác nhiệm vụ vừa giải phóng đất nước, vừa khôi phục nền kinh tế Đến nay, kinh
tế nước ta đang trải qua thời kỳ hội nhập và phát triển, ngành xây dựng cầu đường trở thành ngành mũi nhọn hỗ trợ các ngành kinh tế khác và toàn bộ nền kinh tế phát triển
Sự phát triển của ngành giao thông vận tải nói chung, ngành xây dựng cầu đường nói riêng phụ thuộc nhiều vào tốc độ tăng trưởng kinh tế và các chính sách
vĩ mô của Nhà nước Chu kỳ ngành xây dựng cầu đường chịu sự tác động mạnh
từ chu kỳ tăng trưởng kinh tế ước tính kéo dài khoảng 3 đến 10 năm Với vai trò
là ngành hỗ trợ cho nền kinh tế, tăng trưởng của ngành xây dựng cầu đường phụ thuộc vào các yếu tố như tốc độ phát triển cơ sở hạ tầng giao thông nông thôn và
đô thị, vốn đầu tư FDI, lãi suất cho vay và lạm phát Thực tế, Chính phủ luôn duy trì một mức giải ngân vào lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ tầng, đặc biệt là cầu đường Tuy nhiên, vốn vẫn là một trong những “bài toán” khó đối với các doanh nghiệp xây dựng cầu đường do đặc thù sản phẩm có giá trị lớn, chù kỳ sản xuất kéo dài Ngoài ra, các chính sách tài khoá, chính sách tiền tệ cũng có tác động trực tiếp tới ngành xây dựng cầu đường Với chính sách thắt chặt tiền tệ của nhà nước đã đẩy lãi suất cho vay lên cao, khiến cho nguồn vốn đổ vào xây dựng cầu đường giảm mạnh Ngành xây dựng cầu đường nước ta đã gặp phải rất nhiều khó khăn về tài chính
Thực tế cho thấy còn rất nhiều bất cập trong quy trình đấu thầu và thi công các công trình Khâu đấu thầu đôi khi không công khai, minh bạch, các nhà thầu không đủ năng lực, tìm mọi cách nhận thầu, dù năng lực tài chính yếu kém Thông tin tài chính của các nhà thầu đôi khi do chủ ý hoặc vô ý làm sai lệch, không chính xác, không đầy đủ, dẫn đến chủ đầu tư đánh giá sai lệch về năng lực tài chính của
Trang 12nhà thầu Từ đó kéo theo việc công trình thi công chậm tiến độ, chất lượng công trình kém, lãng phí chi phí thi công, tìm cách tăng giá công trình để được bù giá… Tất cả những nguyên nhân thuộc về tài chính các doanh nghiệp xây dựng cầu đường gặp phải đều xuất phát từ việc không đánh giá chính xác tình hình tài chính doanh nghiệp Thông tin tài chính doanh nghiệp xây dựng cầu đường cung cấp cho những người sử dụng, đặc biệt đối với nhà quản trị doanh nghiệp vẫn chưa đảm bảo độ tin cậy, chính xác, khách quan và đầy đủ Hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính là công cụ mà các doanh nghiệp sử dụng để đánh giá tình hình tài chính doanh nghiệp và dự báo nhu cầu tài chính doanh nghiệp còn chưa hoàn thiện, chưa thể hiện được tính đặc thù riêng biệt của ngành, cũng như chưa làm nổi bật thực sự năng lực tài chính thầu của mình Nguyên nhân này bắt nguồn từ việc bản thân những người sử dụng thông tin tài chính chưa thực sự quan tâm tới hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính doanh nghiệp, chưa thấy rõ được vai trò của hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính là một trong những công cụ hữu hiệu cho việc quản trị tài chính doanh nghiệp, hoặc nếu có sử dụng cũng không đầy đủ
Về mặt lý thuyết, các tài liệu, giáo trình hay các công trình nghiên cứu viết
về hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính doanh nghiệp tương đối nhiều, nhưng thực tế chưa có tài liệu nào cung cấp cho doanh nghiệp xây dựng cầu đường một
hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính hoàn chỉnh, đặc thù của riêng lĩnh vực này,
để họ có thể tham khảo và vận dụng vào doanh nghiệp mình Hơn nữa, trong xu thế hội nhập và phát triển, thị trường chứng khoán ngày càng phát triển, mở rộng,
Bộ Giao thông Vận tải đang từng bước cổ phần hoá 100% các doanh nghiệp xây dựng cầu đường Khi tham gia vào thị trường chứng khoán, đòi hỏi các doanh nghiệp phải công khai thông tin tài chính doanh nghiệp minh bạch, chính xác và đầy đủ mới có thể nâng cao giá trị doanh nghiệp trên thị trường
Xuất phát từ tính cấp thiết của việc hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính cho doanh nghiệp xây dựng cầu đường Việt Nam, tác giả đã chọn đề tài:
“Hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính trong các doanh nghiệp xây dựng cầu đường Việt Nam”
Trang 132 Mục tiêu nghiên cứu đề tài
Xuất phát từ nghiên cứu lý luận và thực tiễn, đề xuất giải pháp hoàn thiện
hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính trong các doanh nghiệp xây dựng cầu đường Việt Nam
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính trong các doanh nghiệp xây dựng cầu đường Việt Nam
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Về mặt nội dung: luận án nghiên cứu lý luận và thực tiễn về hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính doanh nghiệp hướng tới mục tiêu phục vụ quản trị tài chính doanh nghiệp
+ Về mặt không gian: Giới hạn tại các doanh nghiệp Việt Nam có chức năng sản xuất kinh doanh chính là xây dựng cầu đường
Cụ thể, trong lĩnh vưc xây dựng, có rất nhiều loại hình xây dựng như: xây dựng dân dụng, xây dựng công nghiệp, xây dựng cơ sở hạ tầng (Điện, đường, trường, trạm) Xây dựng cầu đường là một lĩnh vực nằm trong xây dựng cơ sở hạ tầng Trong thực tế, các doanh nghiệp Việt Nam có đăng ký kinh doanh lĩnh vực xây dựng cầu đường được phân loại như sau:
Bảng*: Bảng phân loại các doanh nghiệp Việt Nam có đăng ký kinh
doanh lĩnh vực xây dựng cầu đường
Số thứ
tự
Lĩnh vực sản xuất kinh doanh chính Lĩnh vực sản xuất kinh doanh phụ
2 Xây dựng cầu đường
-Liên quan đến xây dựng: xây dựng
dân dụng, xây dựng công nghiệp, thuỷ điện, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng, dịch vụ tư vấn, thiết kế…
-Lĩnh vực khác: sản xuất công nghiệp,
thương mại, dịch vụ…
3 Thương mại, dịch vụ, sản xuất
Trang 14Theo Niên giám trang vàng Việt Nam 2015, trên cả nước có 494 doanh nghiệp Việt Nam có chức năng sản xuất kinh doanh chính là xây dựng cầu đường Các doanh nghiệp này đều là các doanh nghiệp có tư cách pháp nhân, do người có quốc tịch Việt Nam sở hữu và quản lý, hoạt động theo pháp luật Việt
Nam, được chia thành 3 nhóm: Nhóm các công ty niêm yết gồm: Tổng công ty
Công trình giao thông 1 (CIENCO 1), Tổng công ty Công trình giao thông 4 (CIENCO 4), Tổng công ty Công trình giao thông 5 (CIENCO 5), Tổng công ty Công trình giao thông 6 (CIENCO 6), Tổng công ty Công trình giao thông 8 (CIENCO 8) hoạt động dưới sự quản lý của Bộ Giao thông Vận tải, Tổng công ty
36 thuộc Bộ Quốc phòng, Công ty Xây dựng Cầu đường CII, Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng công trình 3, Công ty Cổ phần Cầu 14-Cienco1, Công ty Cổ
phần 482-Cienco4….; Nhóm các công ty nhà nước và sử dụng vốn nhà nước:
Tổng công ty Xây dựng Thăng Long thuộc Bộ Giao thông Vận tải; Các doanh nghiệp xây dựng cầu đường thuộc Bộ Quốc phòng như: Tổng công ty Xây dựng Trường Sơn, Tổng công ty Xây dựng Lũng Lô, Tổng công ty Tràng An; Các doanh nghiệp độc lập sử dụng vốn nhà nước do Tổng công ty kinh doanh và đầu
tư vốn nhà nước (SCIC) làm chủ sở hữu : Công ty Cổ phần Quản lý và Xây dựng đường bộ 26- Đăklăk, Công ty Cổ phần Giao thông Vận tải Quảng Nam …;
Nhóm các doanh nghiệp khác: Các công ty con, công ty liên kết không phải công
ty niêm yết thuộc các Tổng công ty; Các doanh nghiệp độc lập như: Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng Thành Công, Công ty Trách nhiệm hữu hạn (TNHH) Thương Mại và Xây dựng Hoa Bội, Công ty Cổ phần Giao thông xây dựng số 1
Hà Giang, Công ty Cổ phần Quản lý và Sửa chữa cầu đường Gia Lai.… hoạt
động theo luật doanh nghiệp
+ Về mặt thời gian: Nghiên cứu dữ liệu và thông tin tài chính từ năm 2007 đến năm 2015
4 Phương pháp nghiên cứu đề tài
Phương pháp nghiên cứu của luận án bao gồm: Phân tổ, thống kê, logic học, toán học, điều tra, khảo sát và các phương pháp của phân tích tài chính doanh nghiệp
Trang 15như phương pháp liên hệ, đối chiếu, đánh giá các nội dung liên quan đến hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính của các doanh nghiệp xây dựng cầu đường
Nguồn dữ liệu phục vụ nghiên cứu: Có hai nguồn dữ liệu phục vụ
nghiên cứu là dữ liệu thứ cấp và sơ cấp
o Nguồn dữ liệu thứ cấp: là nguồn dữ liệu chủ yếu để phục vụ cho đề tài nghiên cứu Nguồn dữ liệu này được thu thập từ hai đối tượng: Bên trong doanh nghiệp và bên ngoài doanh nghiệp với khoảng thời gian dẫn liệu từ năm 2007 đến năm 2015 Nguồn dữ liệu bên trong doanh nghiệp gồm: Hệ thống Báo cáo tài chính năm của các doanh nghiệp xây dựng cầu đường đã được kiểm toán năm 2015; Các bản Báo cáo thường niên, Báo cáo tình hình SXKD các năm năm 2014, 2015 của các doanh nghiệp xây dựng cầu đường; Bản cáo bạch của các doanh nghiệp xây dựng cầu đường năm 2007 đến 2015; Hệ thống báo cáo quản trị nội bộ của các doanh nghiệp xây dựng cầu đường năm 2012 đến năm 2015; Nghị quyết Đại hội đồng cổ đông của các doanh nghiệp năm 2015; Báo cáo của Hội đồng quản trị, Ban giám đốc, Ban kiểm soát của các doanh nghiệp xây dựng cầu đường; Số liệu từ các phòng kế toán tài chính, phòng dự án kế hoạch của các doanh nghiệp xây dựng cầu đường Nguồn dữ liệu bên ngoài doanh nghiệp gồm: Dữ liệu từ cục thống kê Việt Nam; Dữ liệu từ Niên giám trang vàng Việt Nam 2015; Các bản phân tích, báo cáo ngành, chiến lược phát triển ngành của Bộ Giao thông Vận tải và của các công ty chứng khoán; Tạp chí các số của ngành giao thông vận tải; Tạp chí Cầu đường của Hội Khoa học Kỹ thuật Cầu đường Việt Nam
Với nguồn dữ liệu thu thập từ bên trong doanh nghiệp, luận án sử dụng chủ yếu trong nội dung nghiên cứu thực trạng về hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính ở các doanh nghiệp xây dựng cầu đường Việt Nam Nguồn dữ liệu thu thập
từ bên ngoài doanh nghiệp phục vụ phân tích những đặc điểm chung của ngành
o Nguồn dữ liệu sơ cấp:
Nguồn dữ liệu sơ cấp của luận án là nguồn dữ liệu được thu thập từ phương pháp điều tra, khảo sát Số lượng doanh nghiệp được tác giả chọn khảo
sát là 56/494 doanh nghiệp xây dựng cầu đường trên cả nước [Phụ lục 17] với
các tiêu chí như sau:
Trang 16- Địa bàn của doanh nghiệp khảo sát:
+ Doanh nghiệp xây dựng cầu đường hoạt động theo mô hình công ty mẹ con: Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Nghệ An, là địa bàn tập trung các Tổng công ty xây dựng cầu đường hoạt động theo mô hình mẹ - con
Doanh nghiệp xây dựng cầu đường hoạt động theo mô hình doanh nghiệp độc lập: Thành phồ Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Đồng Nai, Hải Phòng, Phú Thọ, Hà Giang, Nam Định, Đắc Lắc là các tỉnh thành có nhiều doanh nghiệp xây dựng cầu đường độc lập có quy mô nguồn vốn vừa và lớn
TP Hồ Chí Minh 43%
Hà Nội 14%
Nghệ An 13%
Tỉnh khác 30%
Hình *: Địa bàn doanh nghiệp xây dựng cầu đường Việt Nam khảo sát
- Cấu phần của doanh thu SXKD: 100%, hoặc chủ yếu là doanh thu công
trình cầu đường với tư cách thầu chính và thầu phụ
- Quy mô nguồn vốn: Được xếp vào mô hình doanh nghiệp vừa và lớn
theo nghị định 56/2009 - NĐCP của Chính phủ về tiêu chí nguồn vốn (Doanh nghiệp xây dựng cầu đường quy mô vừa có nguồn vốn từ 20 tỷ đến 100 tỷ đồng; doanh nghiệp xây dựng cầu đường quy mô lớn có nguồn vốn > 100 tỷ đồng )
- Năng lực và khả năng cạnh tranh trên thị trường: Đây là các doanh
nghiệp có tên tuổi nổi bật và năng lực nhận thầu cao trên thị trường xây dựng cầu đường ở các tỉnh, thành phố, có thể đại diện cho 494 doanh nghiệpViệt Nam có chức năng sản xuất kinh doanh chính là xây dựng cầu đường trên cả nước Các
Trang 17doanh nghiệp này đã hoàn thành nhiều công trình cầu đường có giá trị lớn, trọng điểm cấp huyện, tỉnh, thành, quốc gia
Về phương pháp điều tra, khảo sát, tác giả đã tiến hành gửi “Phiếu khảo
sát” [Phụ lục 18] cho 56 doanh nghiệp xây dựng cầu đường được lựa chọn qua
đường email, bưu điện hoặc gửi trực tiếp đến các doanh nghiệp để thu thập tình hình sử dụng hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính doanh nghiệp giai đoạn 2007-
2015 Khi xây dựng mẫu phiếu khảo sát với 16 câu hỏi, tác giả xây dựng dựa trên mục tiêu nghiên cứu của đề tài là: “Hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính trong các doanh nghiệp xây dựng cầu đường Việt Nam”, đặc biệt phục vụ cho mục đích quản trị doanh nghiệp
Đối tượng được lựa chọn thực hiện phiếu khảo sát: Chủ tịch hội đồng quản
trị, Chủ tịch hội đồng thành viên, Tổng giám đốc, giám đốc, kế toán trưởng, trưởng ban kiểm soát, trưởng phòng kinh tế - kế hoạch và đội trưởng thi công của các doanh nghiệp xây dựng cầu đường Tiêu chí lựa chọn người tham gia thực hiện trả lời nội dung phiếu khảo sát là những người đầu tiên, quan trọng nhất trong vấn
đề quản lý tài chính doanh nghiệp Họ là các nhà quản trị doanh nghiệp, là người đầu tiên quan tâm tới nhiều khía cạnh nhất về tình hình tài chính doanh nghiệp thông qua hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính, am hiểu sâu về tình hình tài chính doanh nghiệp xây dựng cầu đường, có kiến thức về phân tích tài chính doanh nghiệp Các ý kiến đề xuất của các cán bộ doanh nghiệp xây dựng cầu đường được tác giả sử dụng để xây dựng nội dung chương 3 của luận án
Kết quả điều tra thu được 56/56 bản khảo sát đã được người khảo sát ký
và đóng dấu doanh nghiệp Trong đó có 2 doanh nghiệp không có chữ ký xác nhận của người khảo sát mà chỉ đóng dấu doanh nghiệp, chiếm tỷ lệ 3,5% 100% doanh nghiệp được khảo sát đều hoàn thành 16 câu hỏi trong phiếu khảo sát Kết quả khảo sát được tác giả sử dụng phương pháp thống kê, phân loại theo từng câu
hỏi trong phiếu khảo sát [Phụ lục 19] nhằm phục vụ cho việc đánh giá thực trạng
sử dụng và hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính cho các doanh nghiệp xây dựng cầu đường Việt Nam Riêng câu hỏi số 9 về hệ thống chỉ tiêu phân tích
Trang 18tài chính, tác giả phân loại các doanh nghiệp theo từng chỉ tiêu phân tích Kết quả thống kê cho thấy, tổng hợp có 47/56 doanh nghiệp có sử dụng hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính, bao gồm các doanh nghiệp có quy mô lớn và quy mô vừa, có 9/56 doanh nghiệp không sử dụng hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính đều là doanh nghiệp độc lập có quy mô vừa Kết quả khảo sát là cơ sở để tác giả đặt ra câu hỏi nghiên cứu cho luận án như sau:
1 Câu hỏi tổng quát:
Những giải pháp nào nhằm hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính doanh nghiệp xây dựng cầu đường Việt Nam ?
2 Câu hỏi chi tiết:
- Bản chất của hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính doanh nghiệp là gì? Căn
cứ xây dựng ra sao? Các chỉ tiêu phân tích tài chính doanh nghiệp có nội dung, ý nghĩa khác nhau như thế nào khi gắn với đặc điểm từng lĩnh vực ngành nghề cơ bản ?
- Thực trạng hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính các doanh nghiệp xây
dựng cầu đường Việt Nam sử dụng như thế nào?
- Những chỉ tiêu phân tích tài chính nào thực tế chưa được các doanh
nghiệp sử dụng? Bổ sung, hoàn thiện ra sao? Hoàn thiện, bổ sung những chỉ tiêu mới nào mang tính đặc thù lĩnh vực xây dựng cầu đường?
5 Những đóng góp mới của luận án
- Về lý luận:
Thông qua việc nghiên cứu tổng quan các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước về hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính doanh nghiệp nói chung và lĩnh vực xây dựng cầu đường nói riêng, đặc biệt là các công trình trên thế giới, luận án nghiên cứu lý luận hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính doanh nghiệp và xây dựng hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính doanh nghiệp hướng tới phục vụ quản trị tài chính doanh nghiệp Trong đó, hệ thống chỉ tiêu phân tích được nghiên cứu trong mối liên hệ với điều kiện SXKD của từng lĩnh vực ngành nghề, chú trọng lĩnh vực xây dựng
Trang 19- Về thực tiễn:
Từ việc nghiên cứu chi tiết mô hình quản lý, hình thức quản lý vốn, đặc điểm SXKD của các doanh nghiệp xây dựng cầu đường Việt Nam và những ảnh hưởng đến hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính, luận án nghiên cứu thực trạng hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính, là cơ sở đề xuất các giải pháp hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính cho doanh nghiệp xây dựng cầu đường Việt Nam Giải pháp hoàn thiện theo từng nhóm chỉ tiêu phân tích tài chính, bao gồm: Hoàn thiện và bổ sung các chỉ tiêu đã được xây dựng nhưng chưa được các doanh nghiệp áp dụng; Hoàn thiện và bổ sung các chỉ tiêu phân tích tài chính đặc thù lĩnh vực xây dựng cầu đường, trong đó có đề cập đến chỉ tiêu phân tích tài chính phản ánh mối quan hệ tài chính công ty mẹ - con và lựa chọn các chỉ tiêu phân tích tài chính cho các doanh nghiệp xây dựng cầu đường Việt Nam quy mô vừa
6 Kết cấu của đề tài
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục bảng, hình, Phụ lục và Danh mục tài liệu tham khảo, Luận án được kết cấu thành 4 chương:
Chương 1: Tổng quan nghiên cứu về hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính doanh nghiệp
Chương 2: Cơ sở lý luận về hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính doanh nghiệp
Chương 3: Kết quả nghiên cứu về thực trạng hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính trong các doanh nghiệp xây dựng cầu đường Việt Nam
Chương 4: Giải pháp hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính trong các doanh nghiệp xây dựng cầu đường Việt Nam
Trang 20Chương 1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ HỆ THỐNG CHỈ TIÊU PHÂN TÍCH
TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP
1.1 Các công trình nghiên cứu liên quan đến luận án
Doanh nghiệp xây dựng cầu đường cũng là một “cá thể” trong “ngôi nhà”
hệ thống các doanh nghiệp tham gia góp phần phát triển kinh tế của mỗi quốc gia Phân tích tài chính doanh nghiệp vẫn được xem là một mảng kiến thức khoa học
để các nhà khoa học khám phá, xây dựng và phát triển Trên thế giới và trong nước, có rất nhiều công trình nghiên cứu về tài chính doanh nghiệp và hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính doanh nghiệp Có công trình nghiên cứu và xây dựng hệ thống chỉ tiêu phân tích chung cho các lĩnh vực ngành nghề, có công trình nghiên cứu mang đặc thù từng lĩnh vực cụ thể Mỗi công trình nghiên cứu mang lại cho nền khoa học kinh tế những quan điểm khác nhau về hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính doanh nghiệp Có thể tổng hợp các công trình nghiên cứu khoa học đã được công bố liên quan đến luận án như sau:
1.1.1 Các công trình nghiên cứu về phân tích tài chính doanh nghiệp và hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính doanh nghiệp
Phân tích tài chính doanh nghiệp và hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính doanh nghiệp là đề tài được rất nhiều các nhà khoa học nghiên cứu, bao gồm các công trình trong và ngoài nước, với phương pháp nghiên cứu, mục đích nghiên cứu và cách thức tiếp cận khác nhau
Đối với các công trình nghiên cứu về phân tích tài chính và hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính doanh nghiệp trong nước, chủ yếu là các tài liệu, giáo trình học tập, giáo trình tham khảo, luận án tiến sĩ, được sử dụng trong các trường đại học khối kinh tế, có thể tổng hợp như sau:
Tác giả Ngô Thế Chi, Đoàn Xuân Tiên, Vương Đình Huệ (1995), với công trình “Kế toán, kiểm toán và phân tích tài chính doanh nghiệp”, đã trình bày
về mối quan hệ giữa kế toán, kiểm toán và phân tích tài chính doanh nghiệp Từ
đó nghiên cứu nội dung và cách xác định các chỉ tiêu phân tích tài chính doanh
Trang 21nghiệp [13] Tác giả Nguyễn Trọng Cơ (1999), nghiên cứu luận án tiến sĩ đề tài
“Hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính trong doanh nghiệp cổ phần phi tài chính ở Việt Nam” Luận án trên cơ sở nghiên cứu và so sánh sự khác biệt trong cơ chế quản lý tài chính của công ty cổ phần phi tài chính với các doanh nghiệp khác, đã nghiên cứu thực trạng phân tích tài chính các công ty cổ phần phi tài chính gồm: Đánh giá khái quát tình hình tài chính của doanh nghiệp qua bảng cân đối kế toán, phân tích báo cáo tài chính qua báo cáo kết quả kinh doanh, phân tích tình hình tăng giảm vốn chủ sở hữu, phân tích kết quả đầu tư và tình hình đầu tư, phân tích tình hình công nợ và khả năng thanh toán, phân tích cơ cấu vốn và kết quả kinh doanh, phân tích cấu trúc tài chính, phân tích tình hình thu nhập của người lao động Từ đó, đề xuất các phương án hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính trong doanh nghiệp cổ phần phi tài chính [21] Tác giả Nguyễn Văn Công và cộng sự (Nguyễn Năng Phúc, Trần Quý Liên) (2002), với công trình: “Lập đọc, kiểm tra và phân tích báo cáo tài chính”, là tài liệu tham khảo dành cho các đối tượng giảng viên, sinh viên ngành kinh tế tham khảo về cách lập đọc báo cáo tài chính, từ đó làm cơ sở để xác định các chỉ tiêu phân tích tài chính doanh nghiệp [17] Tác giả Nguyễn Viết Lợi (2003) nghiên cứu luận án tiến sĩ với đề tài “Hoàn thiện hệ thống báo cáo tài chính nhằm cung cấp thông tin phục vụ cho phân tích tài chính doanh nghiệp ở Việt Nam” Nội dung luận án đi sâu vào nghiên cứu cơ sở thông tin để phục vụ cho phân tích tài chính doanh nghiệp [44] khác với ý tưởng của tác giả Nguyễn Năng Phúc và cộng sự (2003), với công trình “Phân tích báo cáo tài chính”, nghiên cứu nội dung, phương pháp
và các chỉ tiêu phân tích báo cáo tài chính Trong đó, nội dung phân tích báo cáo tài chính bao gồm: Đánh giá khái quát tình hình tài chính, phân tích cấu trúc vốn
và đảm bảo vốn cho kinh doanh, phân tích tình hình và khả năng thanh toán của doanh nghiệp, phân tích hiệu quả kinh doanh, định giá doanh nghiệp, dấu hiệu khủng hoảng và rủi ro tài chính, dự báo các chỉ tiêu trên Báo cáo tài chính Đặc biệt, công trình nhấn mạnh đặc điểm phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp vừa và nhỏ [52] Thu hẹp phạm vi nghiên cứu hơn, tác giả Nguyễn Năng Phúc và
Trang 22cộng sự Nghiêm Văn Lợi, Nguyễn Ngọc Quang (2006), tiếp tục nghiên cứu công trình “Phân tích tài chính công ty cổ phần” Nội dung công trình nghiên cứu về quy trình phân tích, phương pháp phân tích và hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính trong các công ty cổ phần Trong đó, hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính công ty cổ phần bao gồm: Phân tích tình hình biến động về quy mô tài sản và nguồn vốn, phân tích biến động cơ cấu về tài sản và cơ cấu nguồn vốn, phân tích tình hình đầu tư, phân tích tình hình đảm bảo nguồn vốn cho SXKD, phân tích tình hình và khả năng thanh toán, phân tích hiệu quả sử dụng vốn và phân tích về rủi ro tài chính của công ty [53] Tác giả Ngô Thế Chi và tác giả Nguyễn Trọng
Cơ (2008), với công trình “Phân tích tài chính doanh nghiệp” nghiên cứu các phương pháp phân tích tài chính doanh nghiệp, phân tích chính sách tài chính của doanh nghiệp, tình hình sử dụng vốn, tiềm lực tài chính, phân tích khả năng sinh lợi và dự báo tài chính trong doanh nghiệp [14] Tác giả Lê Thị Xuân và cộng sự Nguyễn Xuân Quang, Nguyễn Tiến Vinh, Nguyễn Thị Đào (2010) với công trình
“Phân tích tài chính doanh nghiệp” với góc nhìn của các nhà phân tích trẻ, tiếp cận phong cách phân tích hiện đại, gắn liền thực tế với lý thuyết Công trình nghiên cứu về nội dung phân tích các báo cáo trong hệ thống báo cáo tài chính doanh nghiệp, phân tích các tỷ số, lưu chuyển tiền tệ, dự báo nhu cầu tài chính doanh nghiệp Trong đó chỉ tiêu và phương pháp phân tích được minh hoạ với số liệu cụ thể của Công ty Cổ phần sữa Vinamilk xuyên suốt nội dung của công trình [76] Tác giả Nguyễn Trọng Cơ và Nghiêm Thị Thà (2010), với công trình
“Phân tích tài chính doanh nghiệp dùng cho các lớp không chuyên ngành” quan tâm tới góc độ nghiên cứu phân tích tài chính của những người không có kiến thức chuyên sâu về chuyên ngành tài chính Công trình nghiên cứu nội dung và phương pháp phân tích tài chính doanh nghiệp dành cho các chuyên ngành thuế - hải quan, ngân hàng, quản trị kinh doanh, tài chính quốc tế, marketing, đồng thời đánh giá đối với hoạt động kinh tế tài chính phục vụ cho quản lý, đầu tư và điều hành vĩ mô nền kinh tế Nhà nước [23] Tác giả Nguyễn Văn Công và Nguyễn Thị Quyên (2016), với công trình “Phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp”, đã
Trang 23xây dựng hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính phục vụ cho phân tích báo cáo tài chính gồm: Đánh giá khái quát tình hình tài chính doanh nghiệp và cân bằng tài chính, đòn bẩy và cấu trúc tài chính, tình hình và khả năng thanh toán, rủi ro tài chính và kết quả kinh doanh, phân tích khả năng sinh lợi, phân tích dòng tiền, phân tích giá trị doanh nghiệp và dự báo các chỉ tiêu tài chính [20]
Đối với các công trình ngoài nước, phân tích tài chính và hệ thống chỉ được nghiên cứu chủ yếu thông qua các bài báo, tạp chí, tài liệu giảng dạy được
sử dụng trong các trường đại học, có thể tổng hợp như sau:
Tác giả I.Altma và E Dward (1968), với bài báo “Financial ratios,
discriminant ananlysis and the prediction of corporate bankcrupcy”, cho rằng hệ
thống chỉ tiêu phân tích tài chính doanh nghiệp chủ yếu nhấn mạnh đến giá trị các chỉ tiêu trên tài sản doanh nghiệp như: vốn, thu nhập, EBIT, doanh thu, nợ… ngoài các chỉ tiêu hiện hành [77, tr 605] Nhóm tác giả Saburo Ishida, Kazuo Hiramatsu, Noriaki Yamaji (1990), với tác phẩm “ 研究論文>主成分分析法による企 業評価システム:結決算データを用いて” (Hệ thống chỉ tiêu cơ bản phân tích Báo cáo tài chính doanh nghiệp), đã xây dựng hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính doanh
nghiệp thành 5 nhóm chỉ tiêu: nhóm chỉ tiêu phân tích khái quát, nhóm chỉ tiêu phân tích khả năng sinh lợi, nhóm chỉ tiêu hoạt động, nhóm chỉ tiêu tỷ lệ, nhóm chỉ tiêu tiềm năng tăng trưởng [112, tr 4] Nhóm tác giả Wiliam L.Meggison (USA), Robert C.Nash (USA) và Mathias van Randenborgh (Germany) (1994),
trong tác phẩm “The Financial and Operating performance of Newly Privatized
firms: an International empirical ananlysis” [98] cùng ý tưởng với nhóm tác giả
KL Dewenter, PH Malatesta (2001), với công trình “State-owned and privately
owned firms: An empirical analysis of profitability, leverage, and labor intensity” [84], đều đề cập đến hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính cho các
doanh nghiệp tư nhân ở các khía cạnh: khả năng sinh lợi, đòn bẩy và cường độ lao động, để chứng minh hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp nhà nước
được tư nhân hoá Tác giả David F.Hawkins (1998), trong tác phẩm “Coporate
Financial reporting and analysis” đã trình bày các kỹ thuật cơ bản để phân tích
Trang 24báo cáo tài chính, phân tích thu nhập, phân tích báo cáo tài sản, chi phí, phân tích báo cáo tài chính thời kỳ, phân tích thu nhập của người nắm giữ cổ phiếu và đưa
ra các vấn đề phân tích báo cáo tài chính đặc biệt Nội dung tác phẩm chủ yếu nhấn mạnh về hệ thống các chỉ tiêu phục vụ phân tích báo cáo tài chính cho công
ty cổ phần [93, Tr 126-141] Nhóm tác giả Doron Nissim, Stephen H.Penman
(1999), trong bài báo “Ratio analysis and equity valuation” cho rằng, hệ thống
chỉ tiêu phân tích tài chính doanh nghiệp chủ yếu phải tính đến khả năng sinh lợi của doanh thu, tài sản và sự tăng trưởng là một trong những yếu tố khẳng định tình hình tài chính doanh nghiệp [100] Tác giả Jacques Richard (2000), với công
trình“Financial accounting-analysis-Valuation”, nghiên cứu về phân tích tài
chính doanh nghiệp trong mối liên hệ với kế toán tài chính Tác giả cho rằng, hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính được chia thành 3 loại: Hệ thống chỉ tiêu phân tích đánh giá hiệu năng, đánh giá khả năng thanh toán và khả năng sinh lợi Trong đó, tính hiệu năng và khả năng sinh lợi có mối quan hệ với nhau thông qua khả năng sinh lợi từ vốn và doanh thu [107, tr 253-256] Nhóm tác giả Veslez-
Pareza, Ricardo Davila (2000), trong tài liệu dành cho giảng dạy: “Financial
analysis and control financial ratio analysis” đã nhấn mạnh, hệ thống chỉ tiêu
phân tích tài chính doanh nghiệp được chia thành 4 loại: Hệ số khả năng thanh toán, hệ số hoạt động, đo lường hiệu quả quản lý điều hành, vốn lưu động của doanh nghiệp, hệ số nợ và đòn bẩy tài chính, tỷ suất sinh lợi [102] Tác giả Peter
Walton với công trình “ Financial statement analysis” (2000), nghiên cứu về
phương pháp phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp, trong đó tác giả trình bày mục tiêu của phân tích, phân tích truyền thống, công cụ phân tích, đồng thời tác giả tóm lược và đưa ra các câu hỏi phân tích báo cáo tài chính, chỉ tiêu chiến lược
và giá trị cổ phiếu [110] Nhóm tác giả Laurence Revsine, Daniel W Collins,
W.Bruce Jonhson (2002), với công trình “Financial reporting and analysis” tiết
lộ sự thật ẩn sau những con số trên báo cáo tài chính và những cạm bẫy cần tránh khi phân tích báo cáo tài chính, trong đó liên quan đến ý nghĩa của các chỉ tiêu
phân tích tài chính [103] Tác giả Charles H Gibson với công trình “Financial
Trang 25reporting and analysis”, (2001) [90], tập thể tác giả Clyde P.Stickney, Paul R
Brown, James M Wahlen (2004), với công trình “Financial reporting
andstatement analysis” [106], tập thể tác giả James M Wahlen, Stephen P
Baginski, Mark Bradshaw (2010), với công trình “Financial reporting, Finance
statement analysis and valuation: a Strategic perspective” [109] cùng ý tưởng
trình bày kỹ năng phân tích báo cáo tài chính thông qua các ví dụ thực tế và nhấn mạnh việc phân tích và giải quyết các kết quả cuối cùng của báo cáo tài chính Tác giả Fanbo là, Zhu Wenbin (2003) với tác phẩm “中小企业信用评价指标的理 论遴选与实证分析 ” (“Nghiên cứu thực nghiệm và chọn các chỉ số đánh giá tín dụng của các doanh nghiệp vừa và nhỏ”) cho rằng doanh nghiệp vừa và nhỏ cần
có một hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính riêng Từ đó, công trình nghiên cứu lựa chọn 16 chỉ tiêu phân tích tài chính trong 30 chỉ tiêu phân tích tài chính doanh nghiệp cho đối tượng doanh nghiệp vừa và nhỏ [113, tr 7] Tác giả David
A Guenther (2004), với công trình “Financial reporting and analysis”, giải thích
về thông tin kinh tế, mối quan hệ giữa các chỉ tiêu trên báo cáo tài chính và cấu trúc báo cáo tài chính bằng các lý thuyết kinh tế [92] Tác giả Josette Peyrard
(2005), với công trình “Phân tích tài chính doanh nghiệp” (bản dịch) đề cập về
vai trò và nội dung phân tích tài chính, cơ sở dữ liệu, phương pháp phân tích
[51] Tác giả Laurence Revsine (2004), với công trình “Financial reporting and
analysis” nhấn mạnh cả hai quá trình báo cáo tài chính và phân tích báo cáo tài
chính, đồng thời giải thích mối quan hệ và khác biệt giữa các nguyên tắc kế toán tổng hợp được chấp nhận (GAAP) và chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế (IFRS) [104]
1.1.2 Các công trình nghiên cứu về phân tích tài chính và hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính theo từng lĩnh vực hoạt động
Ngoài các công trình nghiên cứu về phân tích tài chính và hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính doanh nghiệp, một nhóm các công trình khác trong và ngoài nước nghiên cứu sâu về phân tích tài chính và hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính của các doanh nghiêp thuộc từng lĩnh vực ngành nghề cụ thể, chủ yếu là
Trang 26các luận án tiến sĩ, đề tài nghiên cứu khoa học, bài báo của cá nhân các nhà khoa học Các lĩnh vực được đề cập đến cụ thể như sau:
Lĩnh vực hàng không:
Tác giả Trần Thị Minh Hương (2008), nghiên cứu luận án tiến sĩ với đề tài: “Hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính tại Tổng công ty Hàng Không Việt Nam” Trong đó, hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính của Tổng công
ty Hàng không Việt Nam được tác giả chia thành hai nhóm: nhóm chỉ tiêu phân tích tài chính chung bao gồm: Nhóm đánh giá khái quát tình hình tài chính, phân tích khả năng thanh toán, hiệu quả sử dụng tài sản, khả năng sinh lãi và nhóm chỉ tiêu phân tích đặc trưng của ngành hàng không như: Nhóm chỉ tiêu doanh thu, chi phí và nhóm chỉ tiêu năng lực hoạt động [34]
Lĩnh vực thương mại
Tác giả Charles H.Gibson (2000), với công trình“Financial reporting
analysis” đã chia hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính của các doanh nghiệp
thương mại ở Anh gồm 3 loại: Nhóm chỉ tiêu phân tích đánh giá khả năng thanh toán, đánh giá rủi ro doanh nghiệp và đánh giá khả năng sinh lợi Trong đó, tác giả đặc biệt đề cập đến hệ số TSCĐ thế chấp của doanh nghiệp được sử dụng để thanh toán các khoản nợ thế chấp, khả năng quay vòng để tạo ra một khoản tiền lãi cố định cho doanh nghiệp [89, tr 151-155] Tác giả Nguyễn Văn Hậu (2009), nghiên cứu luận án tiến sĩ với đề tài: “Hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính trong doanh nghiệp thương mại phục vụ quản trị kinh doanh” Nội dung luận án đã đi sâu nghiên cứu và hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính đánh giá khả năng thanh toán, hiệu suất hoạt động kinh doanh thương mại, lựa chọn các chỉ tiêu phân tích tài chính trong doanh nghiệp thương mại phục vụ quản trị kinh doanh và vận dụng các phương pháp phân tích các chỉ tiêu tài chính trong doanh nghiệp thương mại phục vụ quản trị kinh doanh [32]
Lĩnh vực tài chính, ngân hàng:
Tác giả Nguyễn Thị Quyên (2012), nghiên cứu luận án tiến sĩ với đề tài:
“Hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính trong công ty cổ phần niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam” Luận án đi sâu vào nghiên cứu hệ thống
Trang 27chỉ tiêu phân tích tài chính công ty cổ phần niêm yết ngành bất động sản, ngành sản xuất và chế biến thực phẩm, ngành dược phẩm Trong đó, hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính được tác giả phân thành 2 phân hệ: Phân hệ chỉ tiêu đánh giá khái quát tình hình tài chính và phân hệ chỉ tiêu phân tích chi tiết tình hình tài chính [63] Tác giả Hồ Thị Thu Hương (2012), nghiên cứu luận án tiến sĩ với đề tài: “Hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính trong các công ty tài chính ở Việt Nam” Luận án trên cơ sở nghiên cứu về đặc điểm của các công ty tài chính,
đã xây dựng hệ thống chỉ tiêu phân tích cho công ty tài chính gồm 8 nhóm chỉ tiêu mang đậm nét đặc thù, gồm: Nhóm các chỉ tiêu phản ánh quy mô tài chính (Tổng tài sản, tổng thu nhập, tổng lợi nhuận trước thuế, tổng lợi nhuận sau thuế, tổng tiền vào trong kỳ, lưu chuyển tiền thuần), Nhóm chỉ tiêu phản ánh chính sách huy động vốn (Tỷ lệ nợ phải trả trên tổng nguồn vốn, Tỷ lệ huy động M1 trên Tổng nợ phải trả, Tỷ lệ huy động M2 trên Tổng nợ phải trả, Tỷ lệ vốn uỷ thác trên Tổng nợ phải trả), Nhóm chỉ tiêu đánh giá độ an toàn về vốn (Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu, hệ số đòn bẩy tài chính), Nhóm chỉ tiêu phản ánh chính sách tín dụng (Tỷ lệ cho vay M1 trên Tổng tài sản, Tỷ lệ cho vay M2 trên tổng tài sản), Nhóm chỉ tiêu phản ánh chất lượng tài sản (Chất lượng nợ, chất lượng đầu tư), Nhóm chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán (Hệ số cho vay M1 trên huy động M1, hệ số cho vay M2 trên huy động liên ngân hàng, tỷ lệ tài sản thanh khoản trên tổng công nợ), Nhóm chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lợi (ROA, ROE), Nhóm chỉ tiêu phản ánh rủi ro tài chính (rủi ro tín dụng, rủi ro lãi suất, rủi
ro tỷ giá, rủi ro thanh toán) [35] Tác giả Nghiêm Thị Thà và tập thể các tác giả (2011), đã nghiên cứu thành công đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở: “Hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính cho các ngân hàng thương mại” Trong
đó, các tác giả nhấn mạnh đến việc hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính cho các ngân hàng cổ phần [67]
Lĩnh vực xây dựng:
Tác giả Nguyễn Ngọc Quang (2002), nghiên cứu luận án tiến sĩ đề tài:
“Hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính trong các doanh nghiệp xây dựng của Việt Nam” Công trình có phạm vi nghiên cứu là lĩnh vực xây dựng,
Trang 28bao gồm: xây dựng dân dụng, xây dựng công nghiệp, xây dựng cơ sở hạ tầng Các doanh nghiệp xây dựng chủ yếu thuộc Bộ Xây dựng quản lý Xuất phát từ cơ
sở lý luận của phân tích tài chính trong doanh nghiệp xây dựng, tác giả chia hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính thành 2 nội dung: Phân tích khái quát tài chính
và phân tích chi tiết tài chính Trong đó phân tích chi tiết gồm: Phân tích tình hình công nợ và khả năng thanh toán, phân tích hiệu quả kinh doanh, phân tích tỷ suất tài trợ và đầu tư, phân tích mức độ tăng trưởng của doanh nghiệp, phân tích mức độ mạo hiểm và rủi ro tài chính, từ đó hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính cho các doanh nghiệp xây dựng của Việt Nam [60] Hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính cũng được đề cập đến trong luận án tiến sĩ, đề tài: “Phân tích tài chính trong các doanh nghiệp giao thông đường bộ Việt Nam” của tác giả Phạm Xuân Kiên (2011) Tuy nhiên, chỉ tiêu phân tích được tác giả nghiên cứu gián tiếp thông qua nội dung, phương pháp phân tích tài chính doanh nghiệp trong các doanh nghiệp giao thông đường bộ Việt Nam [39] Gần đây nhất, tác giả Mai Khánh Vân (2016), bảo vệ thành công luận án với đề tài: “Hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính cho các công ty xây dựng niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam” Đề tài của tác giả Mai Khánh Vân cùng ý tưởng với tác giả Nguyễn Ngọc Quang nhưng phạm vi nghiên cứu đề tài hẹp hơn, giới hạn trong các doanh nghiệp xây dựng niêm yết trên thị trường chứng khoán Cách tiếp cận đề tài của tác giả Mai Khánh Vân cũng khác so với tác giả Nguyễn Ngọc Quang, xuất phát từ cơ sở lý luận của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán để đi đến nghiên cứu thực trạng và hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính cho công ty xây dựng niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam Luận án chia hệ thống chỉ tiêu phân tích của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán thành 10 nhóm: Nhóm chỉ tiêu phân tích cơ cấu tài sản, nguồn vốn, nhóm chỉ tiêu phản ánh các hoạt động tài trợ, nhóm các chỉ tiêu phản ánh tình hình công nợ và khả năng thanh toán, nhóm chỉ tiêu phản ánh tình hình
và kết quả kinh doanh, nhóm chỉ tiêu phản ánh hiệu suất sử dụng vốn, nhóm chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lợi của vốn, nhóm chỉ tiêu phản ánh đặc điểm của
Trang 29công ty cổ phần, nhóm chỉ tiêu phản ánh tình hình lưu chuyển tiền, nhóm chỉ tiêu phản ánh tình hình tăng trưởng của doanh nghiệp, nhóm chỉ tiêu phản ánh rủi ro tài chính và cảnh báo rủi ro tài chính Từ đó, tác giả đã nghiên cứu thực trạng và hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính của các công ty xây dựng niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam [73]
Đối với các công trình ngoài nước, tại Nigieria, tác giả JL Burati Jr, JJ
Farringto (1992), với tác phẩm “Causes of Quality Deviations in Design and
Construc tion” (bản dịch tiếng Anh), đã xây dựng hệ thống chỉ tiêu xác định mức
độ chênh lệch chi phí giữa thiết kế so với thi công bằng cách xác định hệ số giữa
“Tổng chi phí sai lệch thiết kế so với thi công” với “Tổng chi phí dự án công trình” Ý nghĩa của chỉ tiêu phân tích trên không những chỉ ra độ lệch giữa chi phí thiết kế với chi phí thi công, mà còn có tác dụng xác định nguyên nhân nhằm giảm thiểu sai lệch cho các dự án tương lai [80] Tại Saudi Arabia, tác giả Ibrahim Mahamid (Hail University, Kingdom of Saudi Arabia) (1999), với tác
phẩm: “Common Risks Affecting Time Overrun in Road Construction Projects in
Palestine: Contractors’ Perspective” (bản dịch tiếng Anh) xây dựng các chỉ tiêu
phân tích rủi ro tài chính của dự án công trình xây dựng ở vùng bờ tây Palestine [97] Tác giả Herbert S.Robinson và tập thể các tác giả (2002), với bài báo
“Linking knowledge management strategy to business performance in
construction organizations” đã xây dựng hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính cho
các công ty xây dựng với mục tiêu phục vụ cho quản trị tài chính doanh nghiệp [105, tr 577-586] Tại Mỹ, tác giả R Prud’Homme (2004), với chuyên đề:
“frastructure and development”, đã xây dựng 2 chỉ tiêu để phân tích chi phí lợi
nhuận của một chiếc cầu: Giá trị ròng giảm giá của dòng chảy chi phí và lợi nhuận (DNV kinh tế) và tỷ lệ hoàn vốn nội bộ (IRR kinh tế) [94] Tại Anh, nhóm tác giả HA Bassioni, ADF Price, TM Hassan (2004), với công trình
“Performance Measurement in Construction” đã xây dựng hệ thống chỉ tiêu
đánh giá hiệu quả hoạt động của công ty xây dựng gồm 2 nhóm chỉ tiêu: Hiệu quả hoạt động của dự án và Hiệu quả hoạt động của công ty Trong đó,“Hiệu quả hoạt động của dự án” gồm: Chi phí thi công, thời gian thi công, chi phí dự báo,
Trang 30thời gian dự báo, những khiếm khuyết, sự hài lòng của khách hàng đối với sản phẩm, sự hài lòng của khách hàng về dịch vụ và nhóm chỉ tiêu “Hiệu quả hoạt động của công ty” gồm: Bảo hiểm, khả năng sinh lợi, năng suất [79, tr 46] Tại
Trung Quốc, X Zhang (2005), với tác phẩm “Critical Success Factors for
Public–Private Partnerships in Infrastructure Development” (bản dịch tiếng
Anh) xây dựng các chỉ tiêu phân tích tài chính để đánh giá dự án thi công theo hợp đồng đối tác công tư (PPP) được gọi là thành công Theo tác giả, các chỉ tiêu phân tích tài chính để đánh giá dự án thi công hợp đồng PPP được gọi là thành công gồm: Lịch trình đầu tư, thanh toán và giải ngân; Nguồn gốc, cấu trúc các khoản vay, dự phòng; Cân bằng vay nợ và vốn chủ sở hữu; tỷ lệ vốn chủ sở hữu/
Nợ phải trả; Chi phí tài chính, tỷ lệ lãi suất, nợ vay dài hạn; Khả năng ứng phó với biến động của lãi suất và giá cả; Các khoản phí thuế [108, tr 5] Tại Zambia, nhóm tác giả Chabota Kaliba, Mundia Muya, Kanyuka Mumba (2009), với tác
phẩm: “Cost escalation and schedule delays in road construction projects in
Zambia” (bản dịch tiếng Anh), đã phân tích tốc độ leo thang chi phí và chậm tiến
độ các công trình đường bộ ở doanh nghiệp xây dựng cầu đường Zambia bằng cách xây dựng chỉ tiêu để đánh giá mức độ của các nguyên nhân ảnh hưởng tới leo thang chi chí và chậm tiến độ thông qua chỉ tiêu “Mức độ ảnh hưởng bình quân” (WA) Chỉ tiêu này được xác định bằng thương số giữa tổng các loại ảnh hưởng trên thang Riket với tổng tần suất ảnh hưởng Trong đó, WA dao động từ 25% đến 100%, gồm 4 mức độ: 1 Ảnh hưởng không đáng kể; 2 Ảnh hưởng ít;
3 Ảnh hưởng nhiều; 4 Ảnh hưởng rất nhiều Các loại ảnh hưởng gồm: Thời tiết xấu, mưa lớn, lũ lụt; Thay đổi thiết kế; Bảo vệ môi trường và cắt giảm chi phí; Lịch trình chậm chễ; Đình công; Yếu tố khác: Áp lực của chính phủ, yếu tố kỹ thuật, lạm phát [95, tr 527]
1.2 Kết luận về các công trình đã công bố và xác lập vấn đề nghiên cứu
1.2.1 Kết luận về các công trình đã công bố
Từ việc tổng quan các công trình nghiên cứu về phân tích tài chính doanh nghiệp và chỉ tiêu phân tích tài chính, có thể tổng hợp những vấn đề đã được các công trình khoa học nghiên cứu, giải quyết như sau:
Trang 31- Về phương pháp nghiên cứu: Từ năm 2010 trở về trước, các công trình
nghiên cứu chủ yếu sử dụng phương pháp quan sát trực tiếp, suy luận Phương pháp khảo sát, điều tra thực tế được thực hiện trong các công trình sau năm 2010
- Về nội dung nghiên cứu: Các công trình nghiên cứu được chia thành hai
nhóm Nhóm thứ nhất nghiên cứu về phân tích tài chính và chỉ tiêu phân tích doanh nghiệp; Nhóm thứ hai nghiên cứu về phân tích tài chính và chỉ tiêu phân tích doanh nghiệp lĩnh vực hoạt động Mỗi nhóm nghiên cứu đã giải quyết được các vấn đề sau:
Nhóm thứ nhất, bao gồm các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước Đối
với các công trình trong nước, hầu hết các tác giả đã xây dựng được hệ thống chỉ tiêu cơ bản để áp dụng chung cho các doanh nghiệp Hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính được xây dựng và phân loại rất khác nhau trong mỗi đề tài nghiên cứu của các tác giả Có tác giả phân loại chỉ tiêu phân tích tài chính thành: khái quát - chi tiết, có tác giả lại chia thành nhiều nhóm chỉ tiêu phù hợp với từng nội dung phân tích, có tác giả phân chia hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính theo mục đích phục vụ quản trị nội bộ doanh nghiệp… Hệ thống chỉ tiêu này có thể được phân loại khác nhau, tuy nhiên đều có một điểm chung là thường được trình bày theo nội dung phản ánh
cơ bản như: Nhóm chỉ tiêu đánh giá quy mô sử dụng vốn, nhóm chỉ tiêu đánh giá mức độ độc lập tài chính doanh nghiệp, nhóm chỉ tiêu đánh giá khả năng thanh toán của doanh nghiệp, nhóm chỉ tiêu đánh giá mức độ đầu tư, nhóm chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh lợi của doanh nghiệp, nhóm chỉ tiêu phân tích kết cấu biến động tài sản, nguồn vốn của doanh nghiệp, nhóm chỉ tiêu phân tích năng lực hoạt động tài sản của doanh nghiệp, nhóm chỉ tiêu phân tích hiệu quả sử dụng chi phí đầu vào của doanh nghiệp, nhóm chỉ tiêu phân tích mức độ tạo tiền và tình hình lưu chuyển tiền
tệ, nhóm chỉ tiêu phân tích rủi ro tài chính, dự báo nhu cầu tài chính… Đối với các công trình nước ngoài thường nghiên cứu về phân tích tài chính doanh nghiệp và chỉ tiêu phân tích tài chính như một vấn đề chủ yếu trong công trình nghiên cứu bằng cách phân chia hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính thành nhiều nội dung khác nhau, hay sử dụng nó như một công cụ để phân tích tài chính doanh nghiệp và phân tích
Trang 32báo cáo tài chính thông qua các lý thuyết kinh tế, ví dụ minh hoạ thực tế Trong đó,
hệ thống chỉ tiêu phân tích đã được xây dựng theo mục đích phục vụ cho quản trị tài chính doanh nghiệp
Như vậy, theo quan điểm của các nhà khoa học nghiên cứu các công trình trên, hệ thống chỉ tiêu phân tích chung có thể sử dụng để phân tích tình hình tài chính cho tất cả các lĩnh vực ngành nghề Vì vậy, không mang nét đặc thù cho lĩnh vực ngành nghề nào Nếu sử dụng hệ thống các chỉ tiêu phân tích tài chính trên, người sử dụng thông tin khó có thể phân biệt được đặc thù tài chính của lĩnh vực sản xuất, thương mại, du lịch, khách sạn, xây dựng… khác nhau như thế nào Việc chỉ sử dụng một hệ thống chỉ tiêu phân tích chung cho các lĩnh vực ngành nghề làm giảm thông tin đầy đủ về năng lực cạnh tranh của từng ngành, do nội dung các chỉ tiêu không thể hiện được đặc thù từng lĩnh vực, ngành nghề
Nhóm thứ hai: Tất cả các công trình trong nước và ngoài nước nghiên cứu
về phân tích tài chính doanh nghiệp và hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính theo lĩnh vực hoạt động chủ yếu đi sâu vào nghiên cứu và hoàn thiện nội dung phân tích tài chính doanh nghiệp hoặc hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính doanh nghiệp của một số lĩnh vực ngành nghề cơ bản như: Hàng không, thương mại, tài chính, ngân hàng, xây dựng Vì vậy, cách tiếp cận đề tài và việc xây dựng hệ
thống chỉ tiêu sẽ mang tính đặc thù của các ngành nghề, lĩnh vực khác nhau
- Xét riêng lĩnh vực xây dựng: Đây là lĩnh vực mà tác giả lựa chọn để nghiên
cứu, các vấn đề đã được giải quyết trong các công trình đã công bố như sau:
Về mục tiêu nghiên cứu, các công trình nghiên cứu về lĩnh vực này đã giải
quyết được mục tiêu nghiên cứu là hoàn thiện các chỉ tiêu của doanh nghiệp xây dựng dân dụng, xây dựng niêm yết trên thị trường chứng khoán và phương pháp phân tích tài chính doanh nghiệp giao thông đường bộ nói chung Trong đó, với mục tiêu hoàn thiện chỉ tiêu phân tích tài chính doanh nghiệp xây dựng và doanh nghiệp xây dựng niêm yết, tính đặc thù của ngành nghề được chọn lọc theo từng chỉ tiêu, không bổ sung chỉ tiêu mới đặc thù, không cụ thể hoàn thiện chỉ tiêu phân tích tài chính cho tiểu ngành nào trong lĩnh vực xây dựng, trong đó có lĩnh
Trang 33vực cầu đường Với mục tiêu nghiên cứu phân tích tài chính doanh nghiệp, việc hoàn thiện chỉ tiêu phân tích tài chính là công cụ để tác giả tập trung vào hoàn thiện nội dung và phương pháp phân tích tài chính
Về đối tượng nghiên cứu, đối với công trình trong nước về lĩnh vực này,
đối tượng nghiên cứu của các công trình là hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính doanh nghiệp xây dựng của Việt Nam, doanh nghiệp xây dựng niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam, chỉ tiêu, nội dung, phương pháp phân tích tài chính doanh nghiệp giao thông và đường bộ Việt Nam, Các công trình nước ngoài chủ yếu chỉ đề cập đến một khía cạnh cụ thể của lĩnh vực này như: phân tích rủi ro, phân tích chi phí, lợi nhuận, tốc độ leo thang chi phí, tiến độ thi công, chênh lệch chi phí giữa thiết kế và thi công, hiệu quả của các công trình theo hợp đồng PPP, phân tích rủi ro trong dự án công trình… Chưa có công trình nghiên cứu khoa học nào đề cập một cách toàn diện tất các các khía cạnh tài chính của doanh nghiệp xây dựng cầu đường
Về phạm vi nghiên cứu, đối với lĩnh vực này, các công trình đã nghiên cứu
với giới hạn phạm vi là các doanh nghiệp xây dựng Việt Nam, doanh nghiệp xây dựng niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam và giao thông đường bộ Việt Nam Lĩnh vực xây dựng bao gồm: xây dựng dân dụng, xây dựng công nghiệp, xây dựng cơ sở hạ tầng Các doanh nghiệp xây dựng chủ yếu thuộc Bộ Xây dựng quản lý Việc các công trình nghiên cứu lựa chọn phạm vi nghiên cứu quá rộng dẫn đến hạn chế trong việc bao trùm được toàn bộ đặc điểm SXKD cũng như chỉ tiêu tài chính của từng tiểu ngành nhỏ Thực tế nghiên cứu cho thấy, đối với công trình nghiên cứu về chỉ tiêu phân tích tài chính ngành xây dựng Việt Nam, tác giả chủ yếu đề cập và thu thập số liệu của các doanh nghiệp xây dựng dân dụng, không có lĩnh vực xây dựng cầu đường thuộc xây dựng cơ sở
hạ tầng Với đề tài có phạm vi nghiên cứu tiểu ngành giao thông đường bộ, giới hạn chủ yếu thu thập và nghiên cứu số liệu doanh nghiệp đường bộ, không có doanh nghiệp thi công cầu
Trang 34Về cách tiếp cận, công trình nghiên cứu đề tài về hoàn thiện chỉ tiêu phân
tích tài chính doanh nghiệp xây dựng của Việt Nam đã tiếp cận theo hướng nghiên cứu trực tiếp cơ sở lý luận về tài chính doanh nghiệp và phân tích doanh nghiệp xây dựng để xây dựng hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính Việc xây dựng hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính dựa trên cơ sở cấp quản lý và chọn lọc, đặc thù của từng chỉ tiêu Với hệ thống chỉ tiêu này, chưa thực sự thể hiện rõ nét đặc thù của doanh nghiệp xây dựng, vẫn còn dễ lẫn lộn với các lĩnh vực ngành nghề khác Công trình nghiên cứu về chỉ tiêu phân tích tài chính doanh nghiệp xây dựng niêm yết trên thị trường chứng khoán chọn cách tiếp cận xuất phát từ
cơ sở lý luận của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán để xây dựng
hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính cho công ty xây dựng niêm yết trên thị trường chứng khoán
1.2.2 Xác lập vấn đề nghiên cứu
Từ việc tổng hợp những nội dung đã được nghiên cứu về phân tích tài chính doanh nghiệp và hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính, tác giả nhận thấy khoảng trống tri thức cần được nghiên cứu cho đề tài của mình như sau:
Thứ nhất, về mục tiêu nghiên cứu, chưa có công trình nghiên cứu nào
hoàn thiện, bổ sung mới những chỉ tiêu phân tích tài chính mang tính đặc thù xây dựng cầu đường Việt Nam vào hệ thống chỉ tiêu đã được các nhà khoa học xây dựng Đồng thời, đề cập hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính phản ánh mối quan hệ tài chính mẹ- con cho các Tổng công ty (công ty mẹ) xây dựng cầu đường Việt Nam hoạt động theo mô hình mẹ - con và hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính cho các doanh nghiệp xây dựng cầu đường Việt Nam quy mô vừa Trong đó, các chỉ tiêu phân tích tài chính vừa phục vụ cho việc phân tích tài chính của doanh nghiệp, vừa phân tích cho riêng từng công trình, do đặc thù doanh nghiêp xây dựng cầu đường hạch toán lãi lỗ theo từng công trình
Thứ hai, về đối tượng nghiên cứu, các công trình nghiên cứu về chỉ tiêu
phân tích tài chính doanh nghiệp xây dựng cầu đường mới chỉ nghiên cứu các chỉ tiêu đơn lẻ, phản ánh một nội dung tài chính cụ thể, chưa có công trình nào đi sâu
Trang 35vào nghiên cứu hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính toàn diện, khái quát, bao trùm toàn bộ các vấn đề tài chính của lĩnh vực xây dựng cầu đường, cụ thể là xây dựng cầu đường Việt Nam
Thứ ba, về phạm vi nghiên cứu, chưa có công trình nào lựa chọn phạm vi
nghiên cứu về không gian với tiểu ngành hẹp trong ngành xây dựng của Việt Nam là xây dựng cầu đường với ba nhóm doanh nghiệp: Công ty niêm yết; Công
ty Nhà nước và sử dụng vốn nhà nước; Nhóm công ty khác Với phạm vi nghiên cứu hẹp hơn, luận án có thể nghiên cứu sâu hơn về đặc điểm chỉ tiêu phân tích tài chính lĩnh vực, ngành nghề mình lựa chọn
Thứ tư, về cách tiếp cận, chưa có công trình nào nghiên cứu về hệ thống chỉ
tiêu phân tích tài chính doanh nghiệp xây dựng cầu đường tiếp cận từ lý luận về tài chính doanh nghiệp và phân tích tài chính của các doanh nghiệp nói chung để xây dựng hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính trong mối liên hệ với đặc điểm SXKD các lĩnh vực ngành nghề cơ bản, chú trọng lĩnh vực xây dựng
Các công trình nghiên cứu về hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính doanh nghiệp đã được các nhà khoa học nghiên cứu sẽ được tổng hợp, phân loại, bổ sung và kế thừa để xây dựng một hệ thống phân tích tài chính hoàn chỉnh cho doanh nghiệp xây dựng cầu đường Việt Nam
Nội dung luận án được trình bày trong các chương tiếp theo
Trang 36cả các lĩnh vực ngành nghề làm giảm tính cạnh tranh, rõ ràng về tình hình tài chính cho các doanh nghiệp, do không phân biệt được đặc thù lĩnh vực từng ngành nghề Đối với các công trình nghiên cứu về phân tích tài chính doanh nghiêp và hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính doanh nghiệp theo lĩnh vực hoạt động được các tác giả nghiên cứu, chủ yếu cho các lĩnh vực: hàng không, thương mại, tài chính ngân hàng và xây dựng Trong đó, có khá nhiều công trình nghiên cứu trong nước về lĩnh vực xây dựng, cụ thể là xây dựng cầu đường Mỗi công trình đều mang đặc điểm riêng về đối tượng, phạm vi nghiên cứu, cách tiếp cận
và nội dung nghiên cứu Các công trình nghiên cứu nước ngoài về hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính doanh nghiệp xây dựng cầu đường chủ yếu tập trung về một trong những vấn đề chủ yếu, mà chưa bao quát được hết các vấn đề tài chính của lĩnh vực này Xuất phát từ việc tổng quan các công nghiên cứu, tác giả đã tìm
ra khoảng trống cho công trình nghiên cứu của mình, là cơ sở cho việc xây dựng nội dung các chương tiếp theo của luận án
Trang 37Chương 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HỆ THỐNG CHỈ TIÊU PHÂN TÍCH
TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP
2.1 Tài chính doanh nghiệp và phân tích tài chính doanh nghiệp
2.1.1 Tài chính doanh nghiệp
Tài chính là một bộ phận cấu thành trong các hoạt động kinh tế của doanh nghiệp Nó có mối liên hệ hữu cơ và tác động qua lại với các hoạt động kinh tế khác Mối quan hệ tác động qua lại này phản ánh và thể hiện sự tác động gắn bó thường xuyên giữa phân phối sản xuất với tiêu thụ sản phẩm Phân phối vừa phản ánh kết quả của sản xuất và trao đổi, vừa là điều kiện cho sản xuất và trao đổi có thể tiến hành bình thường và liên tục Có rất nhiều khái niệm về tài chính doanh nghiệp được các nhà nghiên cứu đưa ra Từ khái niệm về tài chính doanh nghiệp mang tính tổng hợp như: “Tài chính doanh nghiệp là một khâu của hệ thống tài chính trong nền kinh tế, là một phạm trù kinh tế khách quan gắn liền với sự ra
đời của nền kinh tế hàng hoá tiền tệ” [37, tr 5], đến những khái niệm cụ thể hơn,
được chia thành hai nhóm hệ thống quan điểm:
Hệ thống quan điểm thứ nhất đi sâu vào bản chất của tài chính doanh nghiệp, định nghĩa: Tài chính doanh nghiệp là hệ thống các quan hệ kinh tế dưới hình thức giá trị, phát sinh trong quá trình phân phối của cải xã hội thể hiện thông qua việc tạo lập và sử dụng các quỹ tiền tệ của doanh nghiệp để phục vụ cho yêu cầu SXKD của doanh nghiệp và các nhu cầu chung của xã hội [23, tr 5], [27, tr 157], [42, tr 12], [66, tr 86], [14, tr 16], [38], [71]
Theo quan điểm này, quan hệ kinh tế không thể thiếu đối với bất cứ một doanh nghiệp nào muốn thực hiện các mục tiêu của mình để tiến hành hoạt động
SXKD bình thường Các quan hệ kinh tế đó bao gồm:
- Quan hệ trong nội bộ doanh nghiệp: Một trong những nhân tố không thể
thiếu trong quá trình SXKD của doanh nghiêp là vai trò của công nhân viên trong doanh nghiệp Họ tham gia lao động, cống hiến cho doanh nghiệp để nhận được khoản tiền lương, tiền công, tiền thưởng, các khoản phụ cấp … từ doanh nghiệp
Trang 38Ngoài ra, còn có các quan hệ khác như: quan hệ thanh toán giữa các bộ phận trong doanh nghiệp: giữa bộ phận quản lý với phân xưởng, tổ đội; giữa các tổ đội, phân xưởng hoặc giữa các phòng ban với nhau Cũng có khi là quan hệ thanh toán giữa doanh nghiệp với cán bộ công nhân viên khi họ thanh toán tạm ứng Việc phân chia lợi nhuận sau thuế như: chi trả cổ tức cho các cổ đông, trích lập các quỹ phục
vụ cho hoạt động SXKD và ngoài SXKD của doanh nghiệp, cũng thể hiện quá trình phân phối và sử dụng vốn trong nội bộ doanh nghiệp
- Quan hệ giữa doanh nghiệp với Nhà nước: Doanh nghiệp Nhà nước là tổ
chức kinh tế do Nhà nước thành lập, sở hữu toàn bộ vốn điều lệ hoặc có cổ phần, vốn góp chi phối Hình thức tổ chức của doanh nghiệp nhà nước có thể là công ty nhà nước, công ty cổ phần hoặc công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước Dù tồn tại dưới hình thức nào cũng có sự tham gia của vốn Nhà nước để doanh nghiệp hoạt động Ngược lại, về phía doanh nghiệp, phải có nghĩa vụ nộp thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế giá trị gia tăng và các loại thuế, phí khác Đồng thời, phần lợi nhuận thực hiện còn lại được phân chia theo tỷ lệ vốn góp của Nhà nước và vốn doanh nghiệp tự huy động
- Quan hệ giữa doanh nghiệp với các tổ chức tài chính trung gian: đó là
quan hệ giữa doanh nghiệp với các ngân hàng thương mại trong việc vay vốn, gửi tiền, quan hệ giữa doanh nghiệp với các công ty bảo hiểm khi mua bán bảo hiểm trong quá trình SXKD, quan hệ trong việc mua bán vật tư, tài sản hàng hoá với các công ty tài chính Đây là hình thức biến những nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi để đầu tư cho mục tiêu của doanh nghiệp
- Quan hệ giữa các doanh nghiệp với nhau: Mối quan hệ này phát sinh trong
quá trình thanh toán các sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, các hoạt động đầu tư như góp vốn liên doanh liên kết, phân chia lợi nhuận từ hoạt động đầu tư mang lại
- Quan hệ giữa doanh nghiệp với các tổ chức kinh tế nước ngoài: Khi nền
kinh tế mở cửa hội nhập, các doanh nghiệp trong nước và các tổ chức kinh tế nước ngoài có xu thế hoà nhập Các doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn của các tổ chức kinh tế thế giới, ngược lại các tổ chức kinh tế nước ngoài đầu tư về vốn, tài sản cho doanh nghiệp để hai bên khai thác được hết lợi thế của nhau, cùng phát triển
Trang 39Hệ thống quan điểm thứ hai mang tính chất hình thức, định nghĩa: Tài chính doanh nghiệp là luồng chuyển dịch (hay những quan hệ) giá trị, các luồng vận động của những nguồn tài chính trong quá trình tạo lập và sử dụng các quỹ tiền tệ hoặc vốn hoạt động của doanh nghiệp nhằm đạt tới mục tiêu doanh lợi
trong khuôn khổ của pháp luật [33, tr 5], [9, tr 6], [31]
Như vậy, tổng hợp hai hệ thống quan điểm trên, xét về bản chất, tài chính doanh nghiệp là mối quan hệ phân phối giá trị, tiền tệ được thể hiện bằng mối quan hệ kinh tế giữa doanh nghiệp với các chủ thể khác trong nền kinh tế Xét về hình thức, tài chính doanh nghiệp được thể hiện dưới hình thức các luồng chuyển dịch giá trị, luồng vận động của nguồn tài chính
Theo quan điểm của tác giả, để hạn chế tính trừu tượng của các định nghĩa trên, tài chính doanh nghiệp được hiểu là sự vận động về vốn của doanh nghiệp thông qua các mối quan hệ về tài chính của doanh nghiệp với các chủ thể khác trong nền kinh tế, nhằm phục vụ cho các hoạt động SXKD của doanh nghiệp
Xuất phát từ quan điểm trên, tài chính doanh nghiệp thể hiện những vai trò sau: [33, tr 8,9], [24, tr 99-100], [66, tr 91-95], [37, tr 7], [6, tr 58]
Tài chính doanh nghiệp là đòn bẩy kích thích và điều tiết hoạt động kinh doanh thông qua việc đảm bảo đủ vốn, huy động nguồn vốn tốt nhất cho doanh nghiệp và đánh giá hiệu quả sử dụng vốn thông qua phân tích tài chính doanh
nghiệp Cụ thể:
- Tài chính doanh nghiệp giữ vai trò đảm bảo đủ nguồn vốn cho doanh nghiệp hoạt động và phát triển: Doanh nghiệp phải có vốn để trang trải cho các chi phí SXKD Vì vậy, cần huy động các nguồn tài chính đảm bảo cho nhu cầu tài chính thường xuyên của doanh nghiệp Quy luật cạnh tranh khắc nghiệt của
cơ chế thị trường đòi hỏi các doanh nghiệp luôn luôn “đủ mạnh” mới có thể tồn tại Một trong những yếu tố sống còn của doanh nghiệp, đó là vốn Tài chính doanh nghiệp luôn thể hiện vai trò thanh toán nhu cầu vốn, lựa chọn nguồn vốn trong xã hội để phục vụ cho mục đích SXKD của mình Khi đã có được nguồn vốn, phải tổ chức huy động và sử dụng vốn một cách phù hợp nhằm duy trì và thúc đẩy SXKD có hiệu quả
Trang 40- Tài chính doanh nghiệp giữ vai trò huy động vốn với chi phí thấp nhất: Việc huy động vốn của doanh nghiệp phải vừa đảm bảo được nhu cầu tài chính ngắn hạn và các khoản nợ phát sinh nhưng phải đảm bảo sự ổn định cho nhu cầu tài chính dài hạn Nguồn vốn huy động thường từ vốn góp của các cổ đông, phát hành trái phiếu, vay nợ…Hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp là công cụ kích thích sự mở rộng, tăng trưởng trong SXKD Đặc biệt là với các khoản vốn vay
- Tài chính doanh nghiệp giữ vai trò sử dụng có hiệu quả các nguồn tài trợ: Hiệu quả của việc sử dụng vốn thể hiện ở dự án có tỷ lệ hoàn vốn cao, tạo ra được những cơ hội đầu tư tốt nhất, thay thế, đổi mới tài sản cho doanh nghiệp Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn và các nguồn tài trợ không có cách nào khác là thông qua phân tích tài chính doanh nghiệp nói chung và hiệu quả sử dụng vốn nói riêng
Theo tác giả, tài chính doanh nghiệp về cơ bản phải thực hiện được vai trò quan trọng nhất là huy động và sử dụng vốn có hiệu quả nhất cho mục tiêu SXKD của doanh nghiệp
Nghiên cứu vai trò của tài chính doanh nghiệp là cơ sở để nghiên cứu nội dung phân tích tài chính doanh nghiệp, là công cụ để đáp ứng mục tiêu quản lý tài chính doanh nghiệp Để thể hiện rõ vai trò của mình, tài chính doanh nghiệp phải đảm bảo các chức năng sau: [37, tr 8,9], [9, tr 14-15], [12, tr 9-12], [24, tr 105-107]
- Đảm bảo nhu cầu vốn cho hoạt động SXKD của doanh nghiệp
Có thể nói vốn là khâu đầu tiên và quan trọng nhất đối với hoạt động SXKD của doanh nghiệp Ngay từ khi bắt đầu thành lập doanh nghiệp, vốn là yếu tố không thể thiểu để doanh nghiệp có thể tiến hành hoạt động SXKD Số vốn này có thể được hình thành từ nhiều hướng khác nhau Có thể do ngân sách nhà nước cấp, nếu là doanh nghiệp nhà nước Tỷ lệ vốn góp của Nhà nước sẽ quyết định hình thức sở hữu của doanh nghiệp Cũng có thể do doanh nghiệp tự huy động từ các nguồn khác nhau như: liên doanh, liên kết hoặc đi vay ngân hàng và các tổ chức tín dụng, cá nhân khác, đối với các công ty cổ phần, TNHH,
tư nhân…Số vốn này có thể được mở rộng trong quá trình SXKD của doanh