Lĩnh vực kinh doanhCông ty Cổ phần Bia Sài Gòn – Miền Trung hoạt động trong các lĩnh vực sau: – Kinh doanh, sản xuất các loại Bia, Rượu, cồn, nước giải khát, thiết bị phụ tùng, nguyên vậ
Trang 1Phần I GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÁC DOANH NGHIỆP
1 CÔNG TY CỔ PHẦN NƯỚC GIẢI KHÁT CHƯƠNG DƯƠNG
1.1 Giới thiệu chung
Tên doanh nghiệp: Công ty cổ phần Nước giải khát Chương Dương
Tên Tiếng Anh: Chuong Duong Beverages Joint Stock Company
Tên viết tắt: CDBECO
Mã chứng khoán: SCD
Địa chỉ: 606 Võ Văn Kiệt, Phường Cầu Kho, Quận 1, thành phố Hồ Chí Minh 1.2 Lịch sử hình thành
- 1950s: Công ty cổ phần Nước giải khát Chương Dương tiền thân là nhà máy Usine Belgique thuộc tập đoàn B.G.I (Pháp)
- 1960s: Đây là nhà máy sản xuất nước giải khát lớn nhất miền Nam giai đoan trước năm 1975
- 1970s: Giữa năm 1977, Tập đoàn B.G.I chinh thức chuyển nhượng quyền sở hữu và bàn giao toàn bộ nhà máy cho nhà nước với tên gọi Nhà máy nước ngọt Chương Dương
- 1980s: Vào thàng 7/1977, tập đoàn BGI bàn giao toàn bộ nhà máy cho Nhà nước Việt Nam với tên gọi Nhà máy nước ngọt Chương Dương trực thuộc Công ty Rượu Bia Miền Nam
- 1990s: Năm 1993 công ty đổi tên thành Công ty nước giải khát Chương Dương trực thuộc Tổng công ty Rượu, Bia, Nước giải khát Việt Nam
- 2000s: Năm 2004, Chương Dương chính thức chuyển sang hoạt động theo mô hình công ty cổ phần và niêm yết tại HOSE sau đó hai năm
1.3 Tầm nhìn chiến lược
Phát triển thương hiệu Chương Dương trở thàng một trong năm thương hiệu nước giải khát hàng đầu tại Việt Nam với tiêu chí mức độ phổ biến của sản phẩm và mức độ yêu thích của người tiêu dung Với tầm nhìn ấy, trong nhiều năm trở lại đây, Chương Dương không ngừng nỗ lực phát triển sản phẩm mới phù hợp thị hiếu người tiêu dung đồng thời luôn giữ vững chất lượng những sản phẩm đã làm nên thương hiệu Chương Dương qua nhiều năm
1.4 Mục tiêu phát triển
- Xây dựng chiến lược phát triển tổng thể đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025
- Tái cấu trúc công ty, nâng cao năng lực cạnh tranh, phấn đấu hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu kế hoạch đã đề ra
- Đầu tư máy móc thiết bị duy trì sản xuất nhà máy hiện có Khởi công xây dựng nhà máy hiện đại 50 triệu lít/năm giai đoạn 1
Trang 2- Đầu tư xây dựng đội ngũ bán hàng, củng cố và phát triển hệ thống phân phối, tăng độ phủ của sản phẩm
- Đầu tư cho thị trường, cải tiến mẫu mã bao bì, gia tăng nhận biết thương hiệu, tái định vị thương hiệu Sá xị Chương Dương
- Giữ vững vị trí hàng đầu sản phẩm nước giải khát có gaz hương Sá xị
- Đa dạng hóa sản phẩm có giá trị dinh dưỡng nhằm đáp ứng thị hiếu người tiêu dùng
- Xây dựng văn hóa doanh nghiệp và bộ quy tắc ứng xử
1.5 Những thành tựu đã đạt được
- Nằm trong Top 100 giả thưởng Sao Vàng Đất Việt năm 2015
- Đạt “Hàng Việt Nam Chất Lượng Cao” trong suốt 18 năm 1997-2014 do người tiêu dùng bình chọn
- Là một trong năm thương hiệu nước giải khát hàng đầu Việt Nam
1.6 Về sản phẩm của công ty
Các loại nước giả khát có gaz bao gồm: Sá Xị, Soda, Nước Cam Chương Dương, Nước Dâu Chương Dương, Nha Đam Chương Dương
2 CÔNG TY CỔ PHẦN BIA SÀI GÒN – MIỀN TRUNG
2.1.Giới thiệu chung
Tên doanh nghiệp: Công ty Cổ Phần Bia Sài Gòn – Miền Trung
Tên giao dịch: Sai Gon – Mien Trung Beer Joint Stock Company
Tên viết tắt: SMB
Vốn điều lệ: 298.466.480.000 đồng
Địa điểm: 01 Nguyễn Văn Linh, Tp Buôn Ma Thuột, tỉnh DakLak
Email: sgmt.bia@gmail.com
Công ty Cổ Phần Bia Sài Gòn – Miền Trung được thành lập trên cở sở hợp nhất 03 Công
ty theo chủ trương Đại hội đồng cổ đông của 03 công ty CP: Bia Sài Gòn – Quy Nhơn, Bia Sài Gòn – Phú Yên và Bia Sài Gòn – ĐăkLăk, được kế thừa mọi quyền lợi và nghĩa
vụ của các công ty hợp nhất và chính thức hoạt động từ ngày 01/10/2008
Công ty hoạt động theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số: 4100739909 do Sở Kế Hoạch và Đầu Tư Tỉnh DakLak cấp ngày 25/08/2014 Với các cổ đông sáng lập là Tổng Công ty Cổ Phần Bia rượu nước giải khát Sài Gòn và cùng một số cổ đông là các tổ chức
có uy tín khác trong nước Công ty CP Bia Sài Gòn – Miền Trung trở thành đơn vị thành viên của Tổng công ty Bia – Rượu – NGK Sài Gòn (SABECO)
Trang 32.2 Lĩnh vực kinh doanh
Công ty Cổ phần Bia Sài Gòn – Miền Trung hoạt động trong các lĩnh vực sau:
– Kinh doanh, sản xuất các loại Bia, Rượu, cồn, nước giải khát, thiết bị phụ tùng, nguyên vật liệu nghành công nghiệp thực phẩm
– Tư vấn đào tạo, chế tạo máy móc, thiết bị và xây lắp công trình của ngành công nghiệp thực phẩm
– Đầu tư xây dựng khu công nghiệp, khu dân cư, kinh doanh bất động sản, kho bãi và cho thuê văn phòng
– Kinh doanh nông lâm thổ sản, xăng dầu và khai thác, chế biến khoáng sản
– Kinh doanh nhà hàng, khách sạn và dịch vụ du lịch
3 CÔNG TY CỔ PHẦN NƯỚC GIẢI KHÁT TRIBECO
Tên doanh nghiệp: Công ty cổ phần Nước Giải Khát Sài Gòn - TRIBECO
Tên giao dịch quốc tế: SaiGon Beverages Joint Stock Company
Tên viết tắt: TRIBECO
Trụ sở chính: Số 187, Đường Nguyễn Chí thanh, Phường 12, Quận 5, Thành Phố Hồ Chí Minh, Việt Nam
Điện thoại: +84-(0)8-824.96.54
Website: http://www.tribeco.com.vn
Ngành: Sản xuất đồ uống
Công ty Tribeco được thành lập vào năm 1992 với tên gọi Công Ty TNHH Tribeco Năm 1992, sau khi luật công ty ra đời, công ty TNHH Tribeco được thành lập theo giấy phép kinh doanh số 571/GP–UB do UBTP HCM cấp ngày 06/10/1992 và đăng ký kinh doanh số 054399 do trọng tài kinh tế cấp ngày 07/10/1992 Trong đó, phần vốn nhà nước tương đương với 51% vốn điều lệ, phần còn lại là do vốn góp của cổ đông bên ngoài Ngày 16/06/2001 Công ty trách nhiệm hữu hạn Tribeco chuyển thể thành công ty cổ phần nước giải khát Sài Gòn - Tribeco theo giấy phép kinh doanh số 4103000297 do sở
kế hoạch và đầu tư Tp.HCM cấp
Trong đó, đặc biệt chú trọng đến việc phát triển và cho ra đời các sản phẩm bổ dưỡng cao cấp có nguồn gốc từ thiên nhiên như Sữa Đậu Nành, Nước Yến Ngân Nhĩ, nước Yến Đông Trùng Hạ Thảo, Trà Bí Đao, Trà Xanh…
Trang 44 CÔNG TY CỔ PHẦN BIA HÀ NỘI – THANH HÓA
4.1.Giới thiệu chung
Tên công ty: CÔNG TY CỔ PHẦN BIA HÀ NỘI - THANH HÓA
Tên giao dịch quốc tế: HA NOI - THANH HOA BEER JOINT STOCK COMPANY Địa điểm: 152 Quang Trung, phường Ngọc Trạo, thành phố Thanh Hoá
Điện thoại: (02373) 852 503 - 758 676 Fax: (02373) 853 270
Website : Biathanhhoa.com.vn Email: thb@biathanhhoa.com.vn
Công ty Cổ phần Bia Hà Nội - Thanh Hóa (khi thành lập là Nhà máy Bia Thanh Hoá) được thành lập ngày 01/ 3/ 1989 theo Quyết định số 220 QĐ/ UBTH ngày 21/ 02/ 1989 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hoá
- Tháng 3/ 1996 Nhà máy bia Thanh Hoá đổi tên thành Công ty Bia Thanh Hoá theo Quyết định số 466 TC/ UBTH ngày 25/ 3/ 1996 của UBND tỉnh Thanh Hoá
- Tháng 10/ 1999 sáp nhập Công ty Hara vào Công ty Bia Thanh Hoá theo Quyết định
số 2098/ QĐ-UB, ngày 30/ 9/1999 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hoá
- Tháng 3/ 2001 Công ty Bia Thanh Hoá trở thành thành viên hạch toán độc lập của Tổng Công ty Rượu - Bia - Nước giải khát Việt Nam theo Quyết định số 0348/QĐ-BCN ngày 16/02/2001 của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp và Quyết định số 519/QĐ-UB ngày 02/ 3/2001 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hoá
- Tháng 5/ 2003 Công ty Bia Thanh Hoá trở thành thành viên hạch toán độc lập của Tổng Công ty Bia - Rượu - Nước giải khát Hà Nội theo quyết định số 75/2003/QĐ-BCN, ngày 06/ 5/ 2003 của Bộ Công nghiệp về việc tách Tổng Công ty Rượu - Bia - Nước giải khát Việt Nam thành 02 Tổng Công ty là Tổng Công ty Bia - Rượu - Nước giải khát Hà Nội và Tổng Công ty Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn
- Tháng 4/ 2004 Công ty Bia Thanh Hoá chuyển thành Công ty cổ phần Bia Thanh Hoá theo quyết định số 246/2003/QĐ-BCN ngày 30/ 12/ 2003 của Bộ Công nghiệp
- Tháng 11/ 2018 Công ty Cổ phần Bia Thanh Hóa đổi tên thành Công ty Cổ phần Bia
Hà Nội - Thanh Hóa theo Nghị quyết số 60/NQ-ĐHĐCĐ-THB ngày 22/ 11/ 2018 của Đại hội đồng cổ đông
4.2.Lĩnh vực kinh doanh
- Công nghiệp đồ uống có và không có cồn
- Bia các loại, nước ngọt có ga, rượu vang nhập khẩu chiết chai - Bịch PE, đá cây
Trang 5- Nhập nguyên liệu, vật tư, thiết bị, phụ tùng phục vụ cho sản xuất, kinh doanh của Công ty và phục vụ cho sản xuất kinh doanh các mặt hàng Rượu, Bia, Nước giải khát
- Sản xuất kinh doanh và xuất nhập khẩu các sản phẩm rượu, bia, nước giải khát các loại có ga, không có ga, nước khoáng
- Kinh doanh nhà hàng, khách sạn
Phần II NHẬN XÉT VỀ TÀI SẢN CỐ ĐỊNH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP
1 CÔNG TY CỔ PHẦN NƯỚC GIẢI KHÁT CHƯƠNG DƯƠNG
a Tài sản cố định hữu hình
Tài sản cố định hữu hình được thể hiện theo nguyên giá trừ đi giá trị hao mòn lũy kế
Nguyên giá tài sản cố định hữu hình bao gồm giá mua và những chi phí có liên quan trực tiếp đến việc đưa tài sản vào sẵn sàng hoạt động như dự kiến Các chi phí mua sắm, nâng cấp và đổi mới tài sản cố định được ghi tăng nguyên giá của tài sản và chi phí bảo trì, sửa chữa được hạch toán vào kết quả hoạt động kinh doanh khi phát sinh
Khi tài sản cố định được bán hay thanh lý, các khoản lãi hoặc lỗ phát sinh
do thanh lý tài sản (là phần chênh lệch giữa tiền thu thuần từ việc bán tài sản với giá trị còn lại của tài sản) được hạch toán vào kết quả hoạt động kinh doanh
Khấu hao tài sản cố định hữu hình được trích theo phương pháp khấu hao đường thẳng trong suốt thời gian hữu dụng ước tính của các tài sản như sau:
b Tài sản cố định vô hình
- Quyền sử dụng đất: Giá trị quyền sử dụng đất là toàn bộ các chi phí thực tế công ty đã trả để có được quyền sử dụng đất hợp pháp (gồm chi phí đã trả cho
tổ chức, cá nhân chuyển nhượng hoặc chi phí đền bù, giải phóng mặt bằng, san lấp mặt bằng, lệ phí trước bạ,…) hoặc theo thỏa thuận của các bên khi góp vốn
- Bản quyền, bằng sáng chế: Là các chi phí thực tế chi ra để có bản quyền tác giả, bằng sáng chế cho một thương hiệu riêng, mới
Trang 6- Phần mềm máy tính: Là toàn bộ các chi phí thực tế doanh nghiệp đã chi ra để
có chương trình phần mềm
c Danh mục tài sản cố định của công ty trong 3 năm (2016-2018):
Tài sản cố định hữu
Giá trị hao mòn lũy
Tài sản cố định vô
Giá trị hao mòn lũy
Tổng tài sản cố
Tổng tài sản 294,615,102 240,022,328 235,635,482
Qua bảng trên, ta thấy tỷ lệ tài sản cố định trên tổng tài sản của công ty là rất thấp, lần lượt là 4,89%, 4,65%, 3,33% qua các năm 2016, 2017, 2018 Tài sản của công ty phần lớn lại là từ tài sản ngắn hạn và các khoản đầu tư tài chính khác
2 CÔNG TY CỔ PHẦN BIA SÀI GÒN – MIỀN TRUNG
a.Tài sản cố định hữu hình và khấu hao
Tài sản cố định hữu hình được trình bày theo nguyên giá trừ đi giá trị hao mòn lũy kế Nguyên giá tài sản cố định hữu hình được xác định theo giá gốc
Nguyên giá hình thành tài sản cố định hữu hình hình thành từ mua sắm và xây dựng chuyển giao là toàn bộ các chi phí mà Công ty phải bỏ ra để có tài sản cố định tính đến thời điểm đưa tài sản đó vào trạng thái sẵn sàng sử dụng
Các chi phí phát sinh sau ghi nhận ban đầu được ghi tăng nguyên giá của tài sản nếu chúng thực sự cải thiện trạng thái hiện tại so với trạng thái tiêu chuẩn ban đầu của tài sản
đó, như:
Thay đổi bộ phận của tài sản cố định hữu hình làm tăng thời gian sử dụng hữu ích, hoặc làm tăng công suất của chúng;
Trang 7 Cải tiến bộ phận của tài sản cố định hữu hình làm tăng đáng kể chất lượng sản phẩm sản xuất ra;
Áp dụng quy trình công nghệ sản xuất mới làm giảm chi phí hoạt động của tài sản
so với trước
Các chi phí phát sinh để sửa chữa, bảo dưỡng nhằm mục đích khôi phục hay duy trì khả năng đem lại lợi ích kinh tế của tài sản theo trạng thái hoạt động tiêu chuẩn ban đầu, không thỏa mãn một trong các điều kiện trên, được ghi nhận vào chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ
Khấu hao tài sản cố định được tính theo phương pháp đường thẳng dựa trên thời gian sử dụng ước tính của tài sản phù hợp với khung khấu hao quy định tại Thông tư số
45/2013/TT-BTC ngày 25/04/2013 của Bộ Tài chính Thời gian khấu hao cụ thể của các loại tài sản cố định như sau:
Năm
b.Tài sản cố định vô hình và khấu hao
Quyền sử dụng đất
Giá trị quyền sử dụng đất là toàn bộ các chi phí thực tế Công ty đã chi ra có liên quan trực tiếp tới đất sử dụng, bao gồm: tiền chi ra để có quyền sử dụng đất hợp pháp, chi phí cho đền bù, giải phóng mặt bằng, san lấp mặt bằng, lệ phí trước bạ…Quyền sử dụng đất không phải tính khấu hao do Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất do Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk cấp ngày 19 tháng 11 năm 1988 là vô thời hạn
Phần mềm máy tính
Phần mềm máy tính là toàn bộ chi phí mà công ty đã chi ra đến thời điểm đưa phần mềm vào sử dụng Phần mềm máy tính được khấu hao theo phương pháp đường thẳng trong thời gian 05 năm
Bất động sản đầu tư
Nguyên giá của bất động sản đầu tư được mua bao gồm giá mua và các chi phí liên quan trực tiếp như phí dịch vụ tư vấn về pháp luật liên quan, thuế trước bạ và chi phí giao dịch liên quan khác
Bất động sản đầu tư cho thuê
Trang 8Bất động sản đầu tư cho thuê là giá trị nhà cửa vật kiến trúc do Công ty nắm giữ nhằm mục đích thu lợi từ việc cho thuê được trình bày theo nguyên giá trừ giá trị hao mòn lũy
kế Thời gian khấu hao của nhà cửa là từ 16 năm đến 25 năm
c.So sánh cách ghi nhận của Công ty với ngành sữa và nước giải khát
Về cơ bản, cách ghi nhận tài sản cố định của công ty tương tự với các công ty cùng
ngành:
Giá trị của tài sản hữu hình được trình bày theo nguyên tắc nguyên giá trừ đi giá trị hao mòn lũy kế;
Nguyên giá cho tài sản cố định hữu hình bao gồm giá mua, thuế nhập khẩu, các loại thuế mua hàng không hoàn lại và chi phí liên quan trực tiếp để đưa tài sản đến
vị trí và trạng thái hoạt động cho mục đích sử dụng đã dự kiến;
Khấu hao được tính theo phương pháp đường thẳng dựa trên thời gian sử dụng hữu ích của tài sản cố định;
Nguyên giá của tài sản vô hình được ghi nhận bằng toàn bộ chi phí mà doanh
nghiệp bỏ ra để đưa tài sản vào sử dụng theo dự tính (trong trường hợp mua riêng biệt) hoặc giá trị hợp lý của tài sản đó (trong trường hợp mua bán, sát nhập doanh nghiệp)
d.Tài sản cố định của Công ty cổ phần Bia Sài Gòn- Miền Trung
Danh mục tài sản cố định của công ty trong 3 năm (2016 – 2018) như sau:
Tài sản cố định hữu
Nguyên giá 1.132.651.965.702 1.307.620.976.397 1.359.922.554.947 Giá trị hao mòn lũy kế (740.346.234.784) (829.860.640.997) (917.058.926.069) Tài sản cố định vô hình 729.667.783 582.667.770 549.117.766
Giá trị hao mòn lũy kế (676.989.179) (823.989.192) (857.539.196)
Tổng tài sản cố định 393.035.398.701 478.343.003.170 443.412.746.644 Tổng tài sản 646.647.520.679 758.517.049.979 838.815.034.591
Qua bảng trên, có thể thấy tỷ lệ tài sản cố định trên tổng tài sản của Công ty cổ phần Bia Sài Gòn- Miền Trung lần lượt là 60.78%, 63.06% và 52.86% qua các năm 2016, 2017 và
2018 Tỷ lệ này cho thấy tài sản cố định chiếm tỷ lệ khá cao so với tổng tài sản của Công ty: trung bình trên 50% cho cả 3 năm
Trang 9So sánh với các công ty khác cùng ngành, tỷ trọng tài sản cố định trên tổng tài sản của công ty cao hơn rất nhiều (tỷ lệ chung cho ngành này là 27.5%) Lý do dẫn đến việc này
có thể là do bên cạnh hoạt động chính là sản xuất bia, công ty còn có hoạt động chế tạo máy móc, thiết bị và xây lắp công trình của ngành công nghiệp thực phẩm
3 CÔNG TY CỔ PHẦN NƯỚC GIẢI KHÁT TRIBECO
a.Tài sản cố định hữu hình và tài sản cố định vô hình
Tài sản cố định được phản ánh theo nguyên giá trừ khấu hao lũy kế, ngoại trừ các tài sản cố định đã được đánh giá lại trong quá trình cổ phần hóa của Tổng Công ty Nhà nước theo Quyết định số 1862/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ Nguyên giá bao gồm các chi phí liên quan trực tiếp đến việc có được tài sản cố định Trong quá trình cổ phần hóa của Tổng Công ty Nhà nước, tài sản cố định đã được đánh giá lại tại ngày 32 tháng 12 năm 2006 và tại ngày 30 tháng 4 năm 2008
Tài sản cố định được khấu hao theo phương pháp đường thẳng để giảm dần nguyên giá tài sản trong suốt thời gian hữu dụng ước tính Thời gian khấu hao của nhóm tài sản như sau:
Quyền sử dụng đất không thời hạn được ghi nhận theo giá gốc và giá trị đã được đánh giá lại trong quá trình cổ phần hóa của Tổng Công ty Nhà nước theo Quyết định số 1862/QĐ-TTG của Thủ tướng Chính phủ và không khấu hao
Quyền sử dụng đất có thời hạn được khấu hao theo phương pháp đường thẳng để giảm dần nguyên giá theo thời gian quy định trong các Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
b.So sánh cách ghi nhận của Công ty với ngành bia, sữa và nước giải khát
Về cơ bản, cách ghi nhận tài sản cố định của công ty tương tự với các công ty cùng ngành:
Giá trị của tài sản hữu hình được trình bày theo nguyên tắc nguyên giá trừ đi giá trị hao mòn lũy kế
Nguyên giá cho tài sản cố định hữu hình bao gồm giá mua, thuế nhập khẩu, các loại thuế mua hàng không hoàn lại và chi phí liên quan trực tiếp để đưa tài sản đến
vị trí và trạng thái hoạt động cho mục đích sử dụng đã dự kiến
Trang 10 Khấu hao được tính theo phương pháp đường thẳng dựa trên thời gian sử dụng hữu ích của tài sản cố định
Nguyên giá của tài sản vô hình được ghi nhận bằng toàn bộ chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra để đưa tài sản vào sử dụng theo dự tính (trong trường hợp mua riêng biệt) hoặc giá trị hợp lý của tài sản đó (trong trường hợp mua bán, sát nhập doanh nghiệp)
c.Tài sản cố định của công ty Cổ phần TRIBECO
Danh mục tài sản cố định của Công ty TRIBECO trong 3 năm (2016-2018)
Tài sản cố định hữu
hình 1.157.698.733.135 954.626.221.143 3.614.859.885.054 Nguyên giá 3.386.884.827.897 3.427.249.784.365 9.497.449.925.191 Giá trị hao mòn lũy kế (2.229.186.094.762) (2.472.623.563.222.) (5.882.599.040.137) Tài sản cố định vô
hình 894.320.646.767 885.677.385.609 952.240.194.140 Nguyên giá 987.925.803.824 989.440.803.824 1.091.397.605.211 Giá trị hao mòn lũy kế (93.605.157.057) (103.763.418.215) (139.157.411.071)
Tổng tài sản cố định 2.052.019.379.902 1.840.303.652.760 4.567.100.079.656 Tổng tài sản 13.466.201.923.958 17.479.843.632.420 22.567.243.789.124
Qua bảng trên ta có thể thấy tỷ lệ tài sản cố định trên tổng tài sản của Công ty cổ phần TRIBECO lần lượt là 15%, 11%,18% qua các năm 2016,2017,2018 Tỷ lệ này cho thấy tài sản cố định chiếm tỷ trọng khá thấp ở công ty này
So sánh với các công ty trong ngành như công ty Bia Sài Gòn- Miền Trung thì con số này thấp hơn hẳn, Bia Sài Gòn Miền Trung với tỷ lệ trên 50% cả ba năm Trong khi đó thì so sánh với công ty Nước giải khát Chương Dương với tỷ lệ xấp xỉ 5% thì con số này cũng không phải quá nhỏ trong ngành
4 CÔNG TY CỔ PHẦN BIA HÀ NỘI
a.Cách ghi nhận tài sản cố định của Công ty cổ phần Bia Hà Nội – Thanh Hoá
Tài sản cố định hữu hình, tài sản cố định vô hình được ghi nhận theo giá gốc Trong quá trình sử dụng, tài sản cố định hữu hình, tài sản cố định vô hình được ghi nhận theo
nguyên giá, hao mòn luỹ kế và giá trị còn lại
Khấu hao được trích theo phương pháp đường thẳng Thời gian khấu hao được ước tính như sau: