Đâu làcáimớicủa Ðại hội? Dự thảo Báo cáo chính trị trình Ðạihội X của Ðảng đã được công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng để lấy ý kiến nhân dân. Một câu hỏi lớn được đặt ra: đâu làcáimớicủa Ðại hội? Ðể trả lời, đương nhiên cần nghiên cứu sâu sắc toàn bộ nội dung của Dự thảo Báo cáo chính trị. Và không những thế, còn cần nghiên cứu cả dự thảo các văn kiện khác như Báo cáo về kinh tế - xã hội, Báo cáo về công tác xây dựng Ðảng v.v . Ở đây, trong phạm vi bài báo này, xin được bắt đầu từ việc tìm hiểu chủ đề củaÐại hội. Bởi cái mới, hay sự khác biệt giữa đại hội này với đại hội khác, thường được thể hiện trước hết ở chủ đề. Từ năm 1986 đến nay, trải qua 20 năm đổi mới, Ðảng ta đã họp bốn Ðạihội đại biểu toàn quốc mà mỗi kỳ đại hội ấy đều để lại một dấu ấn sâu sắc và đánh dấu một cột mốc quan trọng trong quá trình phát triển đất nước. Ðạihội VI (năm 1986) đề ra đường lối đổi mới toàn diện và mở ra thời kỳ đổi mới ở nước ta. Ðạihội VII nêu Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Ðạihội VIII (năm 1996) đánh dấu sự kết thúc những năm tháng khủng hoảng kinh tế - xã hội và đưa đất nước tiến vào giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Ðạihội IX (năm 2001), Ðạihộiđầu tiên của Ðảng ta khi bước vào thế kỷ 21, đề ra Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2001 - 2010, theo đó, trong 10 năm đầu thế kỷ mới, phấn đấu đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển, nâng cao rõ rệt đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Mặc dù chủ đề của các kỳ đại hội nêu trên đều được xác định, song tại các Ðạihội VI, VII và VIII, các Báo cáo chính trị đều không nêu thành tiêu đề. Riêng ở Ðạihội IX, Báo cáo chính trị lấy tiêu đề là: "Phát huy sức mạnh toàn dân tộc, tiếp tục đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa". Tiêu đề này cũng tức là chủ đề củaÐại hội, thể hiện rõ tinh thần, nội dung và phương hướng cơ bản của công cuộc xây dựng đất nước trong thời kỳ mới. Lần này, Dự thảo Báo cáo chính trị trình Ðạihội X chọn tiêu đề: "Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấucủa Ðảng, phát huy sức mạnh toàn dân tộc, đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển". Ðối chiếu hai tiêu đề ấy, có ý kiến cho rằng, nếu coi tiêu đề của Báo cáo chính trị cũng là chủ đề củaÐại hội, thì chủ đề củaÐạihội IX và Ðạihội X là giống nhau. Khác chăng là ở chỗ, bên cạnh hai nội dung mà cả hai chủ đề đều có là phát huy sức mạnh toàn dân tộc và tiếp tục đổi mới, Ðạihội IX đã nêu bật nhiệm vụ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, còn Ðạihội X thì nhấn mạnh việc nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấucủa Ðảng và mục tiêu sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển. Ý kiến khác cho rằng, nếu như Ðạihội IX là đi thẳng vào nhiệm vụ trung tâm của thời kỳ quá độ - công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đồng thời cũng khẳng định rõ ràng và dứt khoát mục tiêu tiến lên chủ nghĩa xã hội; còn nói sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển, thì vừa không nêu được mục tiêu xã hội chủ nghĩa, vừa không chỉ rõ tiêu chí của tình trạng kém phát triển là gì? Sự thật, trước đây cũng như sau này, đối với Ðảng và nhân dân ta, mục tiêu phấn đấu xuyên suốt trong thời kỳ mớilà độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, xây dựng dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là hai nội dung cơ bản và trọng yếu nhất để phát triển kinh tế. Xây dựng đất nước luôn luôn gắn liền với bảo vệ Tổ quốc, vì đó là hai nhiệm vụ chiến lược đồng thời tiến hành. Như vậy, chủ đề củaÐạihội X không phải lặp lại, càng không phải nói khác đi mà là kế thừa và phát triển chủ đề củaÐạihội IX, phù hợp yêu cầu và nhiệm vụ của tình hình hiện nay. Cáimới trong chủ đề củaÐạihội X được thể hiện không chỉ trong cấu trúc các thành tố, mà còn trong nội dung của từng thành tố ấy. Ðưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển là mục tiêu từng được đề ra tại Ðạihội IX, trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2001-2010. Nhưng nay có thêm chữ sớm với hàm ý phấn đấu đạt càng sớm càng tốt mục tiêu ấy ngay trong nhiệm kỳ kế hoạch 5 năm 2006-2010. Hiện nay, theo cách phân loại các nước trên thế giới, nước ta được xếp vào loại nước đang phát triển có thu nhập thấp (cái ngưỡng thấp hiện nay là 750 USD và dự kiến đến năm 2010 sẽ là 950 USD/người). Nếu căn cứ vào kết quả về mặt kinh tế - xã hộicủa kế hoạch 5 năm 2001-2005, và nhất làcủa năm 2005, dựa trên các dự báo tình hình và khả năng phát triển của ta trong 5 năm 2006-2010, thì việc vượt qua cái ngưỡng thu nhập thấp, này là điều không những đạt được, mà còn có thể đạt trước năm 2010. Tuy nhiên, tình trạng kém phát triển thể hiện không chỉ ở thu nhập thấp, mà còn ở sự chậm trễ trong một số lĩnh vực khác. Với những thành tựu đạt được sau 20 năm đổi mới, thế và lực của nước ta đã lớn mạnh lên nhiều so với trước và trình độ phát triển cũng khá hơn. Nhưng, nước ta còn đang đứng trước nhiều thách thức lớn, đan xen nhau, tác động tổng hợp và diễn biến phức tạp. Kinh tế nói chung vẫn còn đang trong tình trạng kém phát triển, còn tụt hậu so với nhiều nước trong khu vực và trên thế giới. Khoa học và công nghệ còn ở trình độ thấp. Vì vậy, đặt mục tiêu sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển, không chỉ là một đòi hỏi bức xúc của dân tộc ta trên bước đường tiến lên, mà còn là yêu cầu cao của sự phấn đấu quyết liệt, phấn đấu để trong vòng 15 năm tới, hay sớm hơn nữa, nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Phát huy sức mạnh toàn dân tộc cũng là một thành tố trong chủ đề củaÐạihội IX, nay được khẳng định lại với yêu cầu cao hơn. Cao hơn cả về nội dung và các biện pháp thực hiện, theo đó sự nghiệp đổi mới, xây dựng đất nước trong thời kỳ mới tuyệt nhiên không phải là sự nghiệp riêng của một giai cấp, một tầng lớp xã hội nào, mà là sự nghiệp chung của toàn dân tộc; sức mạnh toàn dân tộc là sức mạnh của cả kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại, sức mạnh của tất cả các thành phần kinh tế, các lực lượng chính trị, xã hội, các dân tộc, tôn giáo, các tầng lớp nhân dân trong nước và người Việt Nam định cư ở nước ngoài cùng có mục tiêu chung là giữ vững độc lập dân tộc và chủ quyền quốc gia, vì dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Những gì mà chúng ta đã làm được trong việc mở rộng khối đại đoàn kết toàn dân tộc, phát triển các thành phần kinh tế, động viên mạnh mẽ các nguồn lực trong 5 năm vừa qua cho phép chúng ta tin tưởng vững chắc ở sức mạnh toàn dân tộc. Có phát huy đầy đủ sức mạnh đó, chúng ta mới có thể tiến lên nhanh hơn, mạnh hơn. Ðẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới có thể coi là một động lực lớn của sự phát triển. Ðạihội IX nêu vấn đề "Tiếp tục đổi mới" mà nội dung là đổi mới toàn diện và đồng bộ. Nay nhấn mạnh và nâng cao hơn tầm mức, đặt vấn đề "đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới", tức là đổi mới tất cả các mặt của đời sống xã hội, từ tư duy đến hoạt động thực tiễn, từ kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội đến quốc phòng, an ninh và đối ngoại, từ hoạt động lãnh đạo của Ðảng, quản lý của Nhà nước đến hoạt động cụ thể trong từng bộ phận của hệ thống chính trị. Ðó chính là bài học rút ra được từ thực tiễn 20 năm đổi mới. Ðổi mới trong thời gian tới phải thật sự mạnh mẽ, trước hết phải bảo đảm sự gắn kết chặt chẽ và đồng bộ giữa ba nhiệm vụ: phát triển kinh tế là trung tâm, xây dựng Ðảng là then chốt và phát triển văn hóa - nền tảng tinh thần của xã hội. Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấucủa Ðảng là mục tiêu tập trung nhất của nhiệm vụ xây dựng Ðảng - nhiệm vụ then chốt trong toàn bộ sự nghiệp của chúng ta. Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấucủa Ðảng, như Hội nghị Trung ương 13 vừa qua chỉ rõ, là xây dựng Ðảng ta thật sự vững mạnh cả về chính trị, tư tưởng, tổ chức và phương thức lãnh đạo để ngang tầm với trọng trách lãnh đạo sự nghiệp đổi mới trong thời kỳ mới, xứng đáng với lòng mong đợi và niềm tin của nhân dân. Năng lực lãnh đạo của Ðảng cần được thể hiện một cách toàn diện, từ năng lực hoạch định đường lối, chủ trương và các chính sách đến năng lực tổ chức và chỉ đạo thực hiện, năng lực kiểm tra, giám sát toàn bộ công việc của Ðảng, làm cho các chủ trương, chính sách của Ðảng luôn luôn phản ánh được yêu cầu phát triển của thực tiễn và quy luật khách quan, thể hiện mối quan hệ mật thiết giữa Ðảng với nhân dân. Sức chiến đấucủa Ðảng cần được thể hiện qua hành động cụ thể từ các tổ chức đảng cho đến đội ngũ cán bộ, đảng viên. Có nghĩa là toàn Ðảng, từng cấp ủy, từng tổ chức đảng, từng cán bộ, đảng viên phải nỗ lực phấn đấu thực hiện lý tưởng cách mạng của Ðảng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa; kiên quyết đấu tranh chống các tư tưởng sai trái và hành động thù địch; có đủ bản lĩnh và dũng khí chiến đấu với những hiện tượng tiêu cực trong Ðảng, trong xã hội và trong chính bản thân mỗi người; khắc phục tình trạng né tránh, đùn đẩy trách nhiệm, tê liệt sức chiến đấu. Tiêu đề của Báo cáo chính trị - cũng tức là chủ đề Ðạihội - không thể nêu lên toàn bộ nội dung mà Ðạihội sẽ giải quyết. Nhưng, đây là những điểm nhấn cực kỳ quan trọng. Nếu hiểu, trong thời kỳ 5 năm sắp tới, "sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển" là mục tiêu phải đạt bằng được, thì nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấucủa Ðảng, phát huy sức mạnh toàn dân tộc, đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới chính là ba nội dung quan trọng nhất, cũng là ba động lực, ba giải pháp cơ bản để đạt tới mục tiêu ấy. Hà Đăng - Nhân dân . rằng, nếu coi tiêu đề của Báo cáo chính trị cũng là chủ đề của Ðại hội, thì chủ đề của Ðại hội IX và Ðại hội X là giống nhau. Khác chăng là ở chỗ, bên cạnh. Đâu là cái mới của Ðại hội? Dự thảo Báo cáo chính trị trình Ðại hội X của Ðảng đã được công bố trên các phương