1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

kinh tế phát triển

19 575 7
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 19
Dung lượng 163,5 KB

Nội dung

MỤC LỤC MỤC LỤC 1 09 PHẠM XUÂN PHƯỚC 68 2 NỘI DUNG 4 2. Giải pháp xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam : .15 KẾT LUẬN 19 1 DANH SÁCH THÀNH VIÊN STT Họ và tên Lớp 01 Bùi Vũ Ánh 33 02 Mai Văn Bằng 68 03 Trần Bảo Cường 04 04 Lý Khắc Diệp 68 05 Nguyễn Khánh Trường Giang 26 06 Trần Công Phú Khánh 25 07 Nguyễn Ngọc Linh 67 08 Trương Thị Tuyết Mai 67 09 Phạm Xuân Phước 68 10 Phan Trần Huyền Trang 42 11 Trương Bích Trâm 67 12 Võ Đặng Thùy Vân 12 2 LỜI NÓI ĐẦU Trong lịch sử của xã hội loài người, đặc biệt từ khi có giai cấp đến nay, vấn đề giàu nghèo đã xuất hiện và đang tồn tại như một thách thức lớn đối với phát triển bền vững của từng quốc gia, từng khu vực và toàn bộ nền văn minh hiện đại. Đói nghèo và chống đói nghèo luôn luôn là mối quan tâm hàng đầu của các quốc gia trên thế giới. Đói nghèo thường gây ra xung đột chính trị, xung đột giai cấp, dẫn đến bất ổn định về xã hội và chính trị. Mọi dân tộc tuy có thể khác nhau về khuynh hướng chính trị, nhưng đều có một mục tiêu là làm thế nào để dân tộc mình giàu có. Thực tế ở một số nước cho thấy khi kinh tế càng phát triển nhanh bao nhiêu, năng suất lao động càng cao bao nhiêu thì tình trạng đói nghèo của một bộ phận dân cư lại càng bức xúc và có nguy cơ dẫn đến xung đột bấy nhiêu. Trong nền kinh tế thị trường, quy luật cạnh tranh đã thúc đẩy nhanh hơn quá trình phát triển không đồng đều, làm sâu sắc thêm sự phân hoá giữa các tầng lớp dân cư trong quốc gia. Khoảng cách về mức thu nhập của người nghèo so với người giàu càng ngày càng có xu hướng rộng ra đang là một vấn đề có tính toàn cầu, nó thể hiện qua tình trạng bất bình đẳng trong phân phối thu nhập, về nạn đói, nạn suy dinh dưỡng vẫn đang đeo đẳng gần 1/3 dân số thế giới. Ở Việt Nam từ khi có đường lối đổi mới, chuyển đổi nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường có sự điều tiết của nhà nước, tuy nền kinh tếphát triển mạnh, tốc độ tăng trưởng hàng năm là khá cao, nhưng đồng thời cũng phải đương đầu với vấn đề phân hoá giàu nghèo, hố ngăn cách giữa bộ phận dân cư đang có chiều hướng mở rộng. Nghiên cứu chính sách xoá đói giảm nghèo và tác động của chính sách xoá đói giảm nghèo sẽ giúp chúng ta hiểu thêm về thực trạng nghèo đói, thấy được những kết quả đã đạt được và những yếu kém cần được khắc phục trong quá trình thực hiện chính sách xoá đói, giảm nghèo của Đảng và Nhà nước ta, để từ đó có kiến nghị và đề xuất giải pháp tốt hơn, có hiệu quả hơn trong công tác xoá đói giảm nghèo ở nước ta hiện nay. Bởi vậy, chúng em xin chọn đề tài sau làm tiểu luận ‘‘phân tích vấn đề đói nghèo ở Việt Nam và đề xuất các giải pháp giúp xóa đói giảm nghèo’’. Tuy nhóm đã có nhiều cố gắng, nhưng do còn hạn chế về kiến thức nên tiểu luận không tránh khỏi có nhiều thiếu xót, chúng em rất mong nhận được sự góp ý của cô để vấn đề nghiên cứu được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn cô. 3 NỘI DUNG A. TỔNG QUAN LÝ THUYẾT ĐÓI NGHÈO I. Khái niệm Nghèo là một khái niệm có nhiều mặt, nhiều khía cạnh nên chưa bao giờ đồng nhất về khái niệm giữa các tổ chức, cá nhân nghiên cứu về nghèo đói. Theo Benjamin Seebohn Rowntree : ‘‘nghèo đói là tình trạng thiếu một số lượng tiền để có được những thứ cần thiết cho việc duy trì thể chất thuần túy’’ Tại hội nghị Thượng đỉnh thế giới và phát triển xã hội tổ chức tại Copenhagen, Đan Mạch năm 1995 : ‘‘ người nghèo là tất cả những ai có thu nhập dưới 1USD một ngày cho mỗi người, số tiền coi như đủ để mua những sản phẩm thiết yếu để tồn tại ’’. Ủy ban kinh tế xã hội khu vực châu Á-Thái Bình Dương tổ chức ở Thái Lan 1993 : ‘‘ nghèo đói là tình trạng một bộ phận dân cư không có khả năng thỏa mãn những nhu cầu cơ bản của con người mà những nhu cầu ấy phụ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế- xã hội, phong tục tập quán của từng vùng và những phong tục ấy được xã hội thừa nhận’’… Tuy nhiên, dù rất đa dạng, nhưng khái niệm nghèo đói luôn chứa đựng ba khía cạnh cơ bản và quan trọng :  Thứ nhất, người nghèo có mức sống thấp hơn mức sống trung bình của cộng đồng dân cư.  Thứ hai, người nghèo không được thụ hưởng những nhu cầu cơ bản ở mức tối thiểu dành cho con người  Cuối cùng, là người nghèo thiếu cơ hội lựa chọn tham gia vào quá trình phát triển cộng đồng. II. Nguyên nhân Nguyên nhân nghèo đói rất đa dạng, bao gồm : 1. Các nguyên nhân theo vùng địa lý :  Điều kiện tự nhiên khắc nghiệt : Mức độ nghèo đói thường có quan hệ mật thiết với điều kiện địa lý tự nhiên. Nhìn chung thì nghèo đói cao ở các vùng địa lý cách biệt, có rất ít tài nguyên cơ bản như đất, nước, ít mưa cùng với các điều kiện khí hậu khắc nghiệt khác.  Khả năng quản lý của chính phủ và chính quyền địa phương : Điều này tuỳ thuộc vào môi trường chính sách, tăng trưởng kinh tế, khả năng ổn định thị trường và chính trị, mức độ hội nhập, hệ thống luật pháp công 4 bằng và hiệu quả, an ninh trong khu vực và toàn cầu. Các cải cách thị trường để thúc đẩy tăng trưởng và trợ giúp người nghèo. Còn thể hiện ở khả năng cung cấp cơ sở hạ tầng và các dịch vụ công: giúp người dân có cơ hội sản xuất kinh doanh thuận lợi hơn tạo điều kiện cải thiện mức sống gia đình … 2. Nguyên nhân từ cộng đồng  Các định chế và quan hệ xã hội : Ngoài các định chế, các mạng xã hội cũng đóng vai trò quan trọng: quan hệ họ hàng, các tổ chức địa phương và mạng lưới của người nghèo(vốn xã hội).  Sự cách biệt với xã hội : Quan hệ xã hội : các hộ gia đình có mối quan hệ tốt với những người xung quanh dễ nhận được sự giúp đỡ, hỗ trợ trong những thời điểm khó khăn nhất là ở vùng sâu vùng xa, vùng cao, nơi mà sự hỗ trợ chính thức từ chính quyền thường đến rất chậm. Cách biệt về địa lý làm hạn chế sự giao lưu bên ngoài, không tiếp xúc được với các sáng kiến hay thông tin mới.  Sự bất bình đẳng giữa các dân tộc : Đa phần các nhóm dân tộc thiểu số thường nhận được sự bất công từ nơi sống cô lập, hạn chế khả năng tiếp cận các nguồn lực sản xuất. Họ còn phải đối mặt những khác biệt về văn hoá, ngôn ngữ, dễ tách biệt với xã hội, không tiếp cận với việc làm, giáo dục cũng như các dịch vụ công cộng khác do đó dễ dẫn đến nghèo đói hơn. 3. Các nguyên nhân về mặt nhân khẩu học  Cấu trúc và quy mô hộ gia đình : quy mô hộ nghèo thường lớn hơn quy mô họ không nghèo vì họ phải trả nhiều chi phí hơn cho hằng ngày, chi cho việc học, khám chữa bệnh.  Tỷ lệ phụ thuộc : Tỷ lệ phụ thuộclà tỷ lệ người không tham gia lao động trong hộ so với số người có tham gia lao động trong hộ so với số người có tham gia lao động(bất kể già hay trẻ). Tỷ lệ phụ thuộc càng cao tức có nhiều người ăn theo hơn, gánh nặng ngân sách gia đình lớn hơn nên dễ rơi vào vòng nghèo đói hơn.  Giới tính : Hộ có chủ là nữ giới thường có nhiều khả năng rơi vào nghèo đói hơn so với hộ có chủ hộ là nam giới. 4. Các nguyên nhân ảnh hưởng trực tiếp đến kinh tế hộ gia đình 5  Tình trạng việc làm của hộ : tỷ lệ tham gia lao động, tỷ lệ thất nghiệp thực tế, tỷ lệ làm việc bán thời gian và sự thay đổi việc làm. Nếu tỷ lệ lao động thấp, tỷ lệ thất nghiệp cao và hộ khó thay đổi việc làm thì nhiều khả năng sống trong vòng ngèo đói. Tính ổn định và liên tục của nguồn thu cũng ảnh hưởng đến nghèo đói. Hộ có nguồn thu nhập thất thường luôn chịu áp lực của cảnh nghèo, luôn cảm thấy thiếu an toàn về mặt kinh tế,v.v; thu nhập của hộ làm trong nông nghiệp so với hộ có thu nhập ổn định từ tiền lương.  Học vấn : trình độ học vấn có tương quan tỷ lệ nghịch với tỷ lệ đói nghèo. Trình độ học vấn của chủ hộ cũng ảnh hưởng đến việc chăm sóc, nuôi dưỡng, cho con đi học…các giải pháp thoát nghèo thông qua giáo dục trở nên khó khăn hơn.  Khả năng tiếp cận nguồn lực để sản xuất như đất đai và vốn : Người nghèo thường thiếu nguồn lực và ít khả năng tiếp cận nguồn lực để đầu tư vì thế họ thường rơi vào vòng nghèo đói lẩn quẩn. Thiếu vốn đầu tư dẫn đến năng suất thấp, thu nhập hộ gia đình thấp, tiết kiệm thấp và thiếu hụt vốn đầu tư. Thường bị hạn chế trong tiếp cận các nguồn tín dụng chính thức của chính của chính phủ, còn các nguồn phi chính thức ít có khả năng giúp hộ gia đình thoát nghèo. Mặc dù có nhiều nguồn, nhiều dự án cung cấp tín dụng cho người nghèo thông qua các chương trình quốc gia về xoá đói giảm nghèo nhưng vẫn còn rất nhiều người nghèo chưa thể tiếp cận các nguồn tín dụng này do người nghèo thiếu hiểu biết, không có khả năng thế chấp, không biết cách làm ăn dẫn đến không có khả năng trả nợ vì thế họ tiếp tục nghèo thêm.  Thiếu ý chí vươn lên và thái độ tiêu cức với cuộc sống III. Giải pháp chung 1. Giải pháp về kinh tế quản lí:  Bảo đảm kinh tế phát triển cao, bền vững là điều kiện tiên quyết giảm nghèo.  Đẩy mạnh phát triển kinh tế,chuyển dịch cơ cấu kinh tế.  Đẩy mạnh chất lượng giáo dục, đào tạo nâng cao dân trí.  Đẩy mạnh mục tiêu xoá đói giảm nghèo,phát triển văn hoá thông tin.  Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hoá.  Đẩy mạnh và đổi mới phương pháp tuyên truyền giáo dục tư tưởng chính trị. 2. Giải pháp về cơ sở hạ tầng: 6  Tập trung xây dựng kết cấu hạ tầng,phát triển các loại hình dịch vụ,giáo dục,y tế,văn hoá,bảo vệ môi trường.  Song song với đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, đầu tư tu bổ cũng cần được chú trọng. 3. Giải pháp về giáo dục và dạy nghề:  Tăg mức độ sẵn có của giáo dục thông qua chương trình xây trường học.  Giảm chi phí đến trường cho mỗi cá nhân các gia đình nghèo.  Nâng cao chất lượng giáo dục.  Khuyến khích các tổ chức cá nhân tình nguyện tham gia giúp đỡ người nghèo nâng cao trình độ. 4. Giải pháp về vốn:  Ưu tiên các hộ chính sách trong diện hộ nghèo đói vay trước. − Lãi suất cho vay: đây là yếu tố mang nội dung kinh tế và tâm lí đối với người đi vay, đặc biệt là người nghèo.Cần xây dựng một hệ thống lãi suất ưu tiên dành riêng cho người nghèo. − Thực hiện chính sách cụ thể về hỗ trợ sản xuất, tạo việc làm, tăng thu nhập.  Đối với các hộ gia đình nghèo: − Khuyến khích dân nghèo mù chữ tham gia tích các lớp học văn hoá nhằm xoá mù chữ. − Thực hiện các chính sách ưu tiên về giáo dục như miễn,giảm học phí,trợ cấp sách vở và chi phí trong học tập. B. VẤN ĐỀ ĐÓI NGHÈO Ở VIỆT NAM VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP GIÚP XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO I. VẤN ĐỀ NGHÈO ĐÓI Ở VIỆT NAM 1. Tỷ lệ hộ nghèo ở nước ta đã giảm nhanh, trong đó thành thị giảm nhanh hơn nông thôn. Đây được coi là một trong những thành tựu phát triển kinh tế xã hội ở nước ta trong thời gian qua. Nghèo được hiểu là tình trạng một bộ phận dân cư không có khả năng thoả mãn nhu cầu cơ bản của con người mà nhu cầu tuỳ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế xã hội, phong tục tập quán của từng vùng và được xã hội thừa nhận. Trên thực tế, lượng hóa mức độ nghèo thông qua chuẩn nghèo, và chuẩn nghèo thay đổi cùng với sự tăng trưởng và phát triển kinh tế. Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội (Bộ LĐTBXH) nước ta ban hành; điều chỉnh tiêu chí hộ nghèo, người nghèo qua từng giai đoạn, và chuẩn nghèo áp dụng cho giai đoạn 2001 - 2005 là người có thu nhập bình quân dưới 100.000 đồng/tháng ở vùng nông thôn đồng bằng, dưới 150.000 đồng/tháng đối với vùng thành 7 thị và 80.000 đồng đối với vùng núi, hải đảo. Đây là cơ sở để xác định đối tượng mục tiêu tác động (hưởng lợi) từ các chính sách của chương trình quốc gia XĐGN. Ngoài chuẩn nghèo nêu trên, nhiều tiêu chí khác được sử dụng trong các nghiên cứu, phân tích nghèo đói ở Việt Nam, như: chuẩn nghèo lương thực thực phẩm, chuẩn nghèo chung . Nếu chuẩn nghèo lương thực thực phẩm dựa vào cơ sở thu nhập của người nghèo chỉ đáp ứng nhu cầu ăn, uống (thông qua nghiên cứu "rổ hàng hoá thiết yếu") thì chuẩn nghèo chung có tính đến các chi phí cho nhu cầu thiết yếu khác như ở, đi lại, giáo dục, y tế. Hiện nay các cơ quan chức, năng ở nước ta đang nghiên cứu để đưa ra chuẩn nghèo mới cho giai đoạn 2006- 2010. Việt Nam đã hoàn thành trước thời hạn mục tiêu Thiên niên kỷ về giảm một nửa tỷ lệ người dân có mức thu nhập dưới 1 USD/ngày và giảm một nửa tỷ lệ người thiếu đói trong giai đoạn 1990-2015. Theo ông John Hendra, trong tất cả các mục tiêu thiên niên kỷ, Việt Nam đạt được tiến bộ ấn tượng nhất ở mục tiêu thiên niên kỷ về giảm nghèo (MDG1), từ 58.1% năm 1990 xuống còn 14.5% năm 2008; tỉ lệ thiếu đói giảm hơn 2/3, từ 24.9% năm 1993 xuống còn 6.9% năm 2008. Bên cạnh đó, Việt Nam cũng đã đạt được những tiến bộ đáng kể về phổ cập giáo dục tiểu học, với tỉ lệ nhập học tiểu học là 97% và 88.5% trẻ em đi học đã hoàn thành 5 năm tiểu học. Trong số này, hơn 90% tiếp tục học trung học cơ sở và không có sự chênh lệch lớn giữa thành thị và nông thôn . Tỉ lệ về giới cũng khá đồng đều, với gần một nửa học sinh là trẻ em gái ở cả cấp tiểu học lẫn trung học. Tỷ lệ phụ nữ tham gia hoạt động kinh tế năm 2010 ước đạt mực 83%, trong khi của nam giới là 85%. Hiện nay, Việt Nam là một trong những nước đứng đầu khu vực về tỷ lệ phụ nữ tham gia Quốc hội: 25,8% đại biểu Quốc hội là phụ nữ. Tỷ lệ hộ nghèo ở nước ta trong thời gian qua Đơn vị: % Các chỉ tiêu 1993 1998 2002 Tỷ lệ hộ nghèo (theo chuẩn chung) - Thành thị - Nông thôn 58,1 25,1 66,4 37,4 9,2 45,5 28,9 6,6 35,6 8 Tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn lương thực - Thành thị - Nông thôn Khoảng cách nghèo - Thành thị - Nông thôn 24,9 7,9 29,1 18,5 6,4 21,5 15 2,5 18,6 9,5 1,7 11,8 10,9 1,9 13,6 6,9 1,3 8,7 2. Số hộ nghèo vẫn còn nhiều, và phần lớn ở vùng nông thôn, số hộ ở cận kề chuẩn nghèo còn đông. Mức độ nghèo còn cao. Dù đã đạt những tiến bộ kinh tế vượt bậc trong những năm, Việt Nam vẫn là một nước nghèo, xét theo tiêu chuẩn quốc tế, và một phần lớn dân số vẫn còn nghèo. Có khoảng 70% dân số vẫn sinh sống tại các vùng nông thôn, và tình hình này sẽ tiếp tục kéo dài dù tốc độ đô thị hoá đang tăng lên nhanh chóng. 3. Phân hóa giàu nghèo, giữa các khu vực nông thôn và thành thị, giữa các vùng kinh tế và giữa Sự các đơn vị hành chính đang tồn tại với khoảng cách tương đối lớn, có xu hướng tăng. Sự bất bình đẳng giữa các nhóm dân cư khá rõ nét, các hộ nghèo ít có cơ hội tiếp cận đối với giáo dục, y tế, việc làm và các hoạt động văn hoá, tinh thần . so với các hộ giàu. Hiện nay, nhóm giàu nhất ở Việt Nam bằng 20% số hộ gia đình nhận được 40% lợi ích từ an sinh xã hội, trong khi đó nhóm nghèo nhất chỉ nhận được chưa tới 7% Oxford Analytica, hãng phân tích chiến lược nổi tiếng của Anh, vừa có báo cáo đánh giá về thu nhập của người Việt Nam. Theo đó, chênh lệch về thu nhập ở Việt Nam đang ngày càng lớn thêm, hay nói cách khác, bất bình đẳng xã hội đang gia tăng và tiềm ẩn nguy cơ gây bất ổn nghiêm trọng, mặc dù đó là điều khó tránh khỏi ở một quốc gia đang phát triển. 10 năm qua, diện mạo kinh tế Việt Nam đã thay đổi nhiều theo hướng tích cực. Thu nhập thực tế trên đầu người tăng khoảng 7%/năm. Khoảng 30 triệu người, tương đương một phần ba dân số, đã thoát khỏi cảnh nghèo đói. Ngân hàng Thế giới dự đoán Việt Nam sẽ đạt được phần lớn trong số 8 mục tiêu thiên niên kỷ, trong đó mục tiêu đầu tiên là triệt để loại trừ tình trạng bần cùng (nghèo cùng cực) và thiếu ăn. 9 Việt Nam có thêm nhiều người giàu, nhưng người nghèo lại cũng nghèo đi vì bị gạt ra ngoài rìa công cuộc phát triển kinh tế. Năm 1990, thu nhập của những hộ nghèo nhất Việt Nam chiếm 8% tổng thu nhập quốc dân. Năm 2006, tỷ lệ này sụt xuống chỉ còn 5,6%. gược lại, năm 1990, thu nhập của những hộ khá giả nhất chiếm 42,7% tổng thu nhập quốc dân thì đến năm 2006, tỷ lệ này đã chiếm gần nửa, lên 49,3%. Theo Báo cáo Phát triển Con người do UNDP công bố mới đây, Việt Nam xếp hạng 105 trên 177 nước về chỉ số phát triển con người (HDI), dưới Algeria và trên Indonesia. Hệ số Gini - số đo mức độ bất bình đẳng về thu nhập, phản ánh chênh lệch giàu nghèo trong một quốc gia - tăng từ 0,345 vào năm 1990 lên 0,432 vào năm 2006. (Hệ số Gini nhận giá trị từ 0 đến 1; càng tiến gần đến 1 thì sự bất bình đẳng càng cao). Ở các thành phố, nơi tập trung số người giàu có nhất cả nước (chiếm 20% dân số), lạm phát đang ảnh hưởng đến mức sống của người dân. Gạo, cá, thịt… các lương thực – thực phẩm lên giá đang và sẽ làm cuộc sống của những cư dân thành thị có thu nhập thấp thêm khó khăn. Nhóm dân cư giàu đã có ưu thế trong nhiều lĩnh vực dịch vụ, kể cả việc làm. Bởi vì số giờ làm việc trung bình của nhóm giàu nhiều hơn nhóm nghèo đến 1,7 lần, không phải vì những người nghèo làm ít giờ và không muốn làm việc, mà do tình trạng thiếu việc làm, đặc biệt là tình trạng thời gian nhàn rỗi ở khu vực nông thôn. Những người giàu đạt cao hơn những người nghèo về tỉ lệ biết chữ, chi tiêu cho giáo dục bình quân năm, tỉ lệ đến khám chữa bệnh tại các cơ sở y tế, chi tiêu y tế bình quân năm, số giờ làm việc trung bình tuần, thu nhập bình quân đầu người tháng, chi tiêu cho đời sống bình quân… 4. Với chủ trương, chính sách xoá đói giảm nghèo đúng đắn của Đảng và Nhà nước, việc thực hiện chương trình xoá đói giảm nghèo mang lại những kết quả to lớn, mang tính xã hội cao. Việt Nam đã đạt những thành tựu to lớn trong công tác xoá đói giảm nghèo, điều đó được cả thế giới công nhận. Trước hết là các chính sách đúng đắn của Đảng và Nhà nước thông qua việc thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xoá đói giảm nghèo. Thứ hai là huy động vốn. Thứ ba là sự tham gia hiệu quả của các cấp chính quyền, các tổ chức xã hội, cộng đồng và của từng người dân. Thứ tư là xây dựng và thực hiện thành 10 [...]... căn bản về chính trị _ xã hội cùng với những thành tựu như một sự “thần kì” về kinh tế , khoa học – công nghệ Nhật Bản đã vươn lên , trở thành một siêu cường quốc kinh tế , trung tâm kinh tế - tài chính thế giới Từ năm 1945-1952 , Nhật đã thực hiện ba cuộc cải cách kinh tế lớn : − Một là, thủ tiêu chế độ tập trung kinh tế , trước hết là giải tán các “ Daibatxu”( là các tập đoàn , công ty tư bản lũng... nào trên thế giới đói nghèo vấn đang là vấn đề kinh tế - xã hội bức xúc, ảnh hưởng trực tiếp từ sự phát triển của quốc gia Bởi vậy, xóa đói giảm nghèo toàn diện và bền vững luôn được Đảng và Nhà nước ta hết sức quan tâm và đã xác định đây là mục tiêu xuyên suốt trong quá trình phát triển kinh tế xã hội và là một trong những nhiệm vụ quan trọng góp phần phát triển đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa... rộng các mối quan hệ kinh tế, thương mại quốc tế sẽ tạo điều kiện cho Việt Nam tiếp tục thực hiện thành công các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội đặt ra trong thời kỳ 2001-2010 Tuy 16 nhiên, toàn cầu hoá và hội nhập cũng đặt ra những thách thức lớn đối với công tác XĐGN của các quốc gia trong đó có Việt Nam Trước hết đó là sự liên kết và phụ thuộc lẫn nhau giữa các nền kinh tế dẫn đến những hình... quả kinh tế, xã hội nhanh, thiết thực, ưu tiên cho các công trình phục vụ sản xuất; Hoàn thiện cơ chế để huy động đa dạng nguồn lực, gắn giảm nghèo với phát hiển kinh tế, phát huy tiềm năng thế mạnh tại chỗ của từng địa phương, tiết kiệm chi tiêu hành chính, huy động công sức của dân, khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào các vùng khó khăn bằng các chính sách ưu đãi về đất, thuế hợp tác quốc tế về... Nhà nước, song song với tăng trưởng kinh tế phải đẩy mạnh giảm nghèo, bảo đảm công bằng và ổn định xã hội trong quá trình phát triển giữa các vùng miền trong cả nước; xã hội hoá các hoạt động giảm nghèo; đa dạng hoá việc huy động nguồn lực cho giảm nghèo, phát huy tiềm năng thế mạnh trên từng địa bàn kết hợp nguồn lực của dân, cộng đồng, Nhà nước, doanh nghiệp, quốc tế nhằm đảm bảo nguồn lực cho mục... phủ triển khai từ năm 1998 bao gồm các dự án mục tiêu và một số chính sách về y tế, giáo dục và hỗ trợ xã hội cho người nghèo Tiếp đến là chương trình 135 cũng được triển khai vào thời gian này, mục tiêu ban đầu là hỗ trợ 1715 xã đặc biệt khó khăn về xây dựng các công trình hạ tầng cơ sở quy mô nhỏ: Điện, đường, trường, trạm Hiện số xã diện 135 đã lên tới hơn 2000 xã, các chính sách hỗ trợ đã phát triển. .. với những năm đầu của thập kỷ 90 Tuy nhiên, do điều kiện đặc thù của Việt Nam xuất phát điểm kinh tế thấp, đối tượng nghèo đói lớn, địa hình địa lý phức tạp, nguồn lực cho XĐGN lại hạn hẹp nên ở giai đoạn 1 XĐGN mới nỗ lực giải quyết cơ bản nhu cầu về “ăn”, “xoá đói” và những năm gần đây mở rộng hơn đến các nhu cầu y tế, giáo dục và nhà ở cho người nghèo Và cũng do diện đối tượng đói nghèo lớn, nguồn... nước  Nguyên nhân chủ quan: Sau 20 năm đổi mới đến năm 2005 kinh tế đã đạt được một số thành tựu nhưng số lượng người nghèo vẫn còn đông, có thể lên đến 26% (4,6 triệu hộ) do các nguyên nhân khác như sau: • Sai lệch thống kê: do điều chỉnh chuẩn nghèo của Chính phủ lên cho gần với chuẩn nghèo của thế giới (1USD/ngày) cho các nước đang phát triển làm tỷ lệ nghèo tăng lên • Việt Nam là nước nông nghiệp... sự bất ổn của giá cả…) Thứ 2, toàn cầu hoá sẽ tác động nhiều hơn đối với lao động có trình độ cao làm việc trong khu vực kinh tế chính thức, các đô thị lớn, trong khi đa số người nghèo lại có trình độ thấp sinh sống chủ yếu tại các vùng nông thôn hoặc làm việc trong các khu vực kinh tế phi chính thức Do vậy việc đảm bảo cho người nghèo hưởng thụ được các kết quả của toàn cầu hoá là một trong những thách... được sự hỗ trợ của nước ngoài đặc biệt là Mĩ ) Quan trọng nhất là chính phủ Nhật Bản rất coi trọng giáo dục và khoa học – kĩ thuật, luôn tìm cách đẩy nhanh sự phát triển bằng cách mua phát minh sáng chế Tính đến năm 1968 , Nhật đã mua bằng phát minh sáng chế của nước ngoài trị giá 6 tỉ USD Khoa học và công nghệ của Nhật chủ yếu tập trung vào lĩnh vực sản xuất ứng dụng dân dụng đạt được nhiều thành . kinh tế quản lí:  Bảo đảm kinh tế phát triển cao, bền vững là điều kiện tiên quyết giảm nghèo.  Đẩy mạnh phát triển kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế. . rộng các mối quan hệ kinh tế, thương mại quốc tế sẽ tạo điều kiện cho Việt Nam tiếp tục thực hiện thành công các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội đặt ra

Ngày đăng: 16/10/2013, 23:11

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w