1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Ngữ Văn 12

2 124 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 2
Dung lượng 44 KB

Nội dung

Tuần 10: Từ 18/10 đến 23/10/2010 Tiết PPCT 28, 29 ĐẤT NƯỚC (Trích trường ca Mặt đường khát vọng - Nguyễn Khoa Điềm) I/. Mục tiêu bài học: Giúp học sinh: -Thấy được cái nhìn mới mẻ về đất nước thông qua cảm nhận của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm: Đất nước là sự hội tụ và kết tinh bao công sức và khát vọng của nhân dân. Nhân dân là người làm ra đất nước. -Nắm đựoc những nét đặc sắc về nghệ thuật:giọng thơ trữ tình chính trị, sự vận dụng sáng tạo nhiều yếu tố của văn hoá và văn học dân gian làm sáng tỏ thêm tư tưởng “Đất nước của nhân dân “. II/. Phương pháp dạy học: Đọc- hiểu, nêu vấn đề, bình giảng. III/. Chuẩn bị: GV tham khảo tài liệu, soạn giáo án, đồ dùng dạy học. HS soạn bài, đồ dùng học tập. IV/. Tiến trình lên lớp: 1/. Ổn định-kiểm tra sĩ số. 2/. Kiểm tra bài cũ: 3/. Bài mới: Tg Hoạt động GV-HS Nội dung cần đạt Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu phần tiểu dẫn. GV: Nêu nội dung cơ bản của phần tiểu dẫn? HS dựa vào SGK trả lời câu hỏi. GV:Tìm bố cục của đoạn trích ? GV: Xác định đại ý của đoạn trích ? HS phát biểu ý kiến. Tư tưởng "Đất nước của nhân dân" được tác giả cảm nhận như thế nào? HS phát biểu ý kiến. Giáo viên: Những hình ảnh nào gợi cho I/. Giới thiệu chung. 1/.Tác giả: Nguyễn Khoa Điềm sinh năm 1943 tại thôn Ưu Điềm, xã Phong Hoà, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên -Huế trong một gia đình trí thức có truyền thống yêu nước và cách mạng. Được học tập và trưởng thành ở miền Bắc nhưng tham gia chiến đấu ở miền Nam. Thơ Nguyễn Khoa Điềm giàu chất suy tư, cảm xúc nồng nàn sâu lắng về đất nước, con người Việt Nam. 2/. Tác phẩm: Đoạn trích "Đất nước" từ trường ca"Mặt đường khát vọng", hoàn thành năm 1971, nói về sự thức tỉnh của tuổi trẻ miền Nam trước sứ mệnh của mình với non sông, đất nước trong cuộc chiến chống đế quốc Mĩ xâm lược 3. Bố cục đoạn trích: Chia làm hai phần: a/. Những nét riêng, đặc sắc trong cách cảm nhận của tác giả về đất nước. b/. Tư tưởng" Đất nước của Nhân Dân" II/. Đọc. III/. Phân tích. 1/. Những nét riêng, đặc sắc trong cách cảm nhận của tác giả về đất nước. Chọn cách thể hiện tự nhiên và bình dị, tác giả nhìn nhận đất nước trên phương dịên của ca dao, thần thoại: "Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi Đất Nước có trong những cái “ngày xửa ngày xưa…” mẹ thường ta liên tưởng đến Sự tích trầu cau, Truyện Thánh Gióng? Thành ngữ dân gian "gừng cay muối mặn, "từ buổi cha mẹ thương nhau", đến câu chuyện đặt tên cho cái kèo, cái cột "Hạt gạo phải một nắng hai sương" có ý nghĩa gi? HS phát biểu ý kiến. GV:“Đất là nơi anh đến trường….nhớ thầm” ẩn chứa nhận thức gì? .HS trả lời GV: Hình ánh “con chim…, con cá ” mang ý nghĩa gi? HS dựa vào bài soạn trả lời GV: Việc phân chia “Đất” và “Nước” tác giả lí giải ntn? HS suy nghĩ trả lời. GV: đoạn thơ cuối cho thấy trách nhiệm, bổn phân của thế hệ trẻ đối với đất nước ntn? HS suy nghĩ phát biểu hay kể Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn" Đất nước được hiện lên rất thân thuộc, gần gũi qua những gì hết sức đơn sơ: Chuyện cổ tích mẹ kể, lời ca dao, miếng trầu bà ăn, cây tre, hạt gạo… Đất Nước không chỉ bắt nguồn từ truyền thuyết: Trầu cau, Thánh Gióng đời sống lam lũ lo toan hàng ngày “hạt gạo phải một nắng hai sương xay,giả, giần, sàng”, mà còn bắt nguồn từ đời sống nghĩa tình sâu nặng: "Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn”. Và “Đất là nơi anh đến trường Nước là nơi em tắm mát Đất Nước là nơi ta hò hẹn Đất Nước là nơi ta đánh rơi chiếc khăn trong buổi nhớ thầm" Trong mắt của người trẻ tuổi, đất nước là một cõi đầy thơ mộng với bao kỉ niệm dịu ngọt của tình yêu. Như vây, tác giả cảm nhận Đất Nước trên nhiều bình diện, phát hiện nhiều điều mới mẻ. Đất Nước là sự thống nhất hoà hợp của nhiều phương diện văn hoá phong tục truyền thống cả ca dao thần thoại: Hình ánh “con chim…, con cá ” đã trường tồn cùng núi sông rừng biển nơi “dân mình đoàn tụ”. Việc phân chia “Đất” và “Nước” để lí giải mới thấy được tác giả có cái nhìn đa dạng, nhiều chiều: Cội nguồn con Rồng cháu tiên- dòng máu Lạc hồng, đất Tổ các vua Hùng, đồng hiện quá khứ -hiện tại- tương lai. Suy ngẫm về trách nhiệm, bổn phân của thế hệ mình đối với đất nước: Cụm từ “gắn bó”, “san sẻ”, “hóa thân” có ý nghĩa chung tay góp sức xây dựng và bảo vệ đất nước. 4/. Củng cố: Nắm nội dung nét riêng, đặc sắc trong cách cảm nhận của tác giả về đất nước, nghệ thuật sử dụng trích đoạn tác phẩm. 5/. Dặn dò: Soạn bài tiết sau "Đất nước" của Nguyễn Đình Thi. Rút kinh nghiệm Tổ trưởng ký duyệt 16/10/2010 Nguyễn Chi Lăng Chuyên môn ký kiểm tra . thuật:giọng thơ trữ tình chính trị, sự vận dụng sáng tạo nhiều yếu tố của văn hoá và văn học dân gian làm sáng tỏ thêm tư tưởng “Đất nước của nhân dân “. II/ xưa…” mẹ thường ta liên tưởng đến Sự tích trầu cau, Truyện Thánh Gióng? Thành ngữ dân gian "gừng cay muối mặn, "từ buổi cha mẹ thương nhau",

Ngày đăng: 16/10/2013, 22:11

Xem thêm

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

GV: Hình ánh “con chim…, con cá..” mang ý nghĩa gi? HS dựa vào bài soạn trả lời GV: Việc phân chia “Đất” và  “Nước” tác giả lí giải ntn? HS suy nghĩ trả lời. - Ngữ Văn 12
nh ánh “con chim…, con cá..” mang ý nghĩa gi? HS dựa vào bài soạn trả lời GV: Việc phân chia “Đất” và “Nước” tác giả lí giải ntn? HS suy nghĩ trả lời (Trang 2)
w