Những khókhănkhi ứng dụngTMĐTởViệtNam Nguồn: Chungta.com Thương mại điện tử (TMĐT) là một con dao hai lưỡi đối với các nước đang phát triển: Nếu được triển khai ở giai đoạn đầu và với sự tham gia đông đảo của cộng đồng kinh doanh trong nước, TMĐT có thể thúc đẩy sự phát triển chung, thậm chí đối với cả những doang nghiệp không liên quan trực tiếp tới TMĐT. Mặt khác, nếu tiến hành quá muộn, thị trường giữa các nước có chi phí lao động thấp sẽ bị phân chia và bất kỳ ai tham gia vào thị trường sẽ phải nỗ lực hết mình để thu hồi thị phần từ những đối thủ cạnh tranh đã có những kinh nghiệm và quan hệ kinh doanh được thiết lập. Việc áp dụngTMĐT quá muộn hay với quy mô quá hẹp sẽ tác động tiêu cực tới kinh tế nội địa và cả tới sựphát triển của toàn xã hội do để mất thị phần trên thị trường thế giới vào tay các nước khác. Nhiều nước trong khu vực và trên thế giới đã sẽ tiến hành TMĐT từ rất sớm. Để có thể hiểu kỹ hơn về sự phát triển của TMĐT, hãy xem ví dụ của một công ty sử dụng cách đặt hàng bằng thư của Đức. Nó được thành lập đầu nhữngnăm 20 của thế kỷ XX và vào thời gian đó, đã phát hành danh sách giá bán hàng hoá, cái mà sau này gọi là catalog. Việc giao hàng được tiến hành qua bưu điện với phương thức Giao hàng khi nhận tiền mặt (cash on delivery). Từ giữa nhữngnăm 60, công ty chấp nhận đặt hàng qua điện thoại. Bắt đầu từ nhữngnăm 1995, catalog của công ty được đưa lên CD-ROM. Cho tới nay, mọi hoạt động đều là thương mại từ xa (Tele Trade): người mua, người bán không bao giờ gặp mặt nhau. Chào hàng, đặt hàng, giao hàng và thanh toán đều được thực hiện từ xa. TMĐT bắt đầu tới với công ty vào cuối năm 1995, khi họ được đưa catalog lên Internet. Ngay sau đó, công ty đã có thể nhận đơn đặt hàng qua email hoặc đặt hàng thanh toán trực tuyến qua Web. Như vậy, việc áp dụngTMĐT tương đương với việc đưa ra một kênh liên lạc mới: chào hàng thông qua web, đặt hàng qua web hoặc email, cung cấp thông tin về thẻ tín dụng qua web. Mãi tới tháng 7 năm 1997, luật về chữ ký điện tử của Đức mới được thông qua và cho tới nay vẫn chưa có văn bản luật pháp rõ ràng về việc mã hoá thông tin được ban hành ở Đức. Các hình thức phát triển diễn ra ởViệtNam có thể miêu tả vắn tắt như sau: Catatlog đầu tiên xuất hiện vào khoảng giữa năm 90. Hình thức đặt hàng qua thư chưa xuất hiện. Trừ các đơn hàng nhỏ giữa các đối tác thương mại đã có quan hệ với nhau thì hình thức đặt hàng qua điện thoại vẫn chưa hề phổ biến. Rất ít công ty đưa ra một chào hàng rõ ràng về sản phẩm của mình trên Internet. Có ít doanh nghiệp sử dụng email để đều đặn thông báo cho khách hàng về các mức giá cả hiện thời. Thực tế này đã khá bi quan cho đất nước đã nối mạng Internet từ năm 1997 và có số lượng thuê bao tăng mạnh trong thời gian qua. Dựa trên kinh nghiệm của các nhà tài trợ quốc tế, các dự án phát triển TMĐT tại ViệtNam cho tới nay chủ yếu tập trung vào việc làm thế nào để hỗ trợ bước đi cuối cùng tới TMĐT: Tăng số người dùng máy vi tính, cung cấp cơ sở hạ tầng về Internet và ngân hàng, giúp các công ty sử dụng Internet như một hình thức liên lạc mới và tư vấn cho các nhà lập pháp ban hành những quy định và luật lệ tạo thuận lợi cho sự phát triển của thương mại điện tử. Khi so sánh sự phát triển của thương mại từ xa và TMĐT với tình hình phát triển ởViệt Nam, chúng ta rút ra kết luận là các quy định cụ thể quan trọng nhất để TMĐT ra đời đã sẵn có: Luật Dân sự năm 1995 đã quy định rõ, hợp đồng có thể dưới dạng nói, viết hoặc thông qua việc thực thi những hành động nào đó. Hành động nào đó có thể là việc gửi email hoặc là click vào một nút nào đó trên website. Luật Thương mại năm 1997 qui định hợp đồng có thể dưới dạng nói, viết hoặc bằng hành vi cụ thể. Bộ luật này cũng quy định điện báo, điện tín, fax, email và các hình thức liên lạc điện tử khác được coi là dưới dạng văn bản. Các công ty có thể đăng ký dùng thẻ tín dụng ởViệtNam mà không gặp nhiều khó khăn. Giao dịch từ doanh nghiệp tới doanh nghiệp (B2B) chiếm phần lớn trong TMĐT và ở Việt Nam, Internet cũng sử dụng các tiêu chuẩn, quy định như trên thế giới. Nghị định mới 55/CP của Chính phủ về Internet đã cho phép các công ty thương mại tự đưa trang web của mình lên Internet mà không cần tới vai trò can thiệp sâu của ISP hay ICP vào như trước. Mặc dù vậy, cho tới nay vẫn chưa có một công ty nào của ViệtNam sử dụng một giải pháp Internet hoàn chỉnh hay chấp nhận đơn đặt hàng cố định. Lý do chính là hầu như không thể tiến hành Thương mại từ xa ởViệtNam mà không có thương mại từ xa thì không thể tiến hành thương mại điện tử. Hiện nay, một khi hoá đơn được ký phát thì việc huỷ bỏ nó là rất khó khăn. Do vậy, ởViệt Nam, hình thức Mua hàng thử (với đảm bảo cho phép người mua hoàn trả vô điều kiện) là gần như không thể áp dụng. Do đó, người bán sẽ gặp nhiều rủi ro: họ sẽ phải trả thuế đánh vào các khoản doanh thu mà trên thực tế chưa bao giờ tồn tại. Ngoài ra, người mua thường viện nhiều lý do để trả lại hàng trong thương mại từ xa hơn là mua hàng ở cửa hàng thực. Do vậy, các qui định liên quan cần được sửa đổi để tạo điều kiện dễ dàng hơn cho việc huỷ bỏ hoá đơn. Các giao dịch được giữ kín, một trong những nền tảng cơ bản của Thương mại từ xa và TMĐT, hiện nay chưa được thực thi tại ViệtNam do, xét về mặt kỹ thuật, việc mã hoá làm phạm luật ởViệt Nam. Chí ít thì việc mã hoá https (cho các website bảo mật) cần được chính thức cho phép càng nhanh càng tốt. Ngay khinhững yêu cầu này được đáp ứng thì các doanh nghiệp sẽ có thể áp dụng thương mại từ xa, bước tiến quan trọng đầu tiên vào ngưỡng cửa TMĐT. Để có thể giúp các nhà kinh doanh TMĐT và loại bỏ nhữngkhókhăn có thể vướng với hải quan và thuế vụ, xin thử nêu một số giải pháp sau: Hiện tại, các doanh nghiệp ViệtNam thông thường không có quyền mở tài khoản ở nước ngoài. Đối với những gì không được nêu ra bằng văn bản thì các công ty và các quan chức có xu hướng hiểu các đạo luật theo hướng mọi thứ mà không được quy định rõ ràng được phép làm tức là bị cấm. Chí ít, chừng nào các ngân hàng của ViệtNam chưa sẵn sàng cấp các tài khoản thương mại hoạt động qua Internet (mặc dug điều này có thể tiến hành dễ dàng) thì văn bản luật nên quy định cho phép các công ty được phép mở các tài khoản ngân hàng ở nước ngoài, nếu như điều đó tạo điều kiện thuận lợi cho họ nhận tiền thanh toán. Tại các nước khác tương tự Việt Nam, việc sử dụng các tài khoản ở nước ngoài là rất phổ biến, đặc biệt là ởnhững nước mà trình độ phát triển của khu vực ngân hàng chậm hơn chu cầu phát triển của nền kinh tế. Pháp lệnh về Hợp đồng kinh tế năm 1990 có những nội dung gây ra một số nhầm lẫn do nó phần nào mâu thuẫn với Bộ Luật dân sự năm 1995 và Luật Thương mại năm 1997. Hoặc là pháp lệnh đó phải được xoá bỏ hoàn toàn hoặc là được điều chỉnh bổ sung với các bộ luật ban hành trong thời gian gần đây, chủ yếu là liên quan tới lĩnh vực Thương mạ từ xa và TMĐT. Trong bối cảnh thiếu một khung pháp lý hoàn chỉnh hơn, chúng ta cần hiểu rằng, sẽ có nhiều rủi ro hơn cho các đối tác kinh doanh. Tuy nhiên, theo như kinh nghiệm của các nước khác trên thế giới, các doanh nghiệp đều sẵn sàng chấp nhận rủi ro ở mức hạn chế (chẳng ai sử dụngTMĐT trong một thương vụ trị giá hàng triệu USD với một đối tác không biết mặt), đặc biệt khi lợi ích tiềm năng của TMĐT là rất lớn. Nhà nước có thể đưa ra lý do để kiểm soát chặt chẽ các công ty quốc doanh, nhưng nhà nước không nên cấm các doanh nghiệp tư nhân chấp nhận rủi ro, thậm chí nếu như điều đó khiến cho khu vực tư nhân có thêm một số lợi thế cạnh tranh so với khu vực nhà nước. . Những khó khăn khi ứng dụng TMĐT ở Việt Nam Nguồn: Chungta.com Thương mại điện tử (TMĐT) là một con dao hai lưỡi đối. dùng thẻ tín dụng ở Việt Nam mà không gặp nhiều khó khăn. Giao dịch từ doanh nghiệp tới doanh nghiệp (B2B) chiếm phần lớn trong TMĐT và ở Việt Nam, Internet