1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

TÔN TẠO VÀ PHÁT HUY TÍNH ĐA DẠNG KIẾN TRÚC CỦA TUYẾN PHỐ CHI LĂNG – BẠCH ĐẰNG TRONG KHU PHỐ CỔ GIA HỘI – HUẾ. LUẬN VĂN THẠC SĨ KIẾN TRÚC

36 92 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 36
Dung lượng 599,29 KB

Nội dung

HỒ CHÍ MINH --- PHẠM LÊ UYÊN PHƯƠNG TÔN TẠO VÀ PHÁT HUY TÍNH ĐA DẠNG KIẾN TRÚC CỦA TUYẾN PHỐ CHI LĂNG – BẠCH ĐẰNG TRONG KHU PHỐ CỔ GIA HỘI – HUẾ LUẬN VĂN THẠC SĨ KIẾN TRÚC THÀNH PHỐ

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC TP HỒ CHÍ MINH

-

PHẠM LÊ UYÊN PHƯƠNG

TÔN TẠO VÀ PHÁT HUY TÍNH ĐA DẠNG KIẾN TRÚC CỦA TUYẾN PHỐ CHI LĂNG – BẠCH ĐẰNG

TRONG KHU PHỐ CỔ GIA HỘI – HUẾ

LUẬN VĂN THẠC SĨ KIẾN TRÚC

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – 2019

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ XÂY DỰNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC TP HỒ CHÍ MINH

-

PHẠM LÊ UYÊN PHƯƠNG

TÔN TẠO VÀ PHÁT HUY TÍNH ĐA DẠNG KIẾN TRÚC CỦA TUYẾN PHỐ CHI LĂNG – BẠCH ĐẰNG

TRONG KHU PHỐ CỔ GIA HỘI – HUẾ

Chuyên ngành: KIẾN TRÚC

Mã số: 8580101

LUẬN VĂN THẠC SĨ KIẾN TRÚC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC

PGS.TS KTS NGUYỄN KHỞI

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - 2019

Trang 3

MỤC LỤC

PHẦN 1: MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Tổng quan những vấn đề nghiên cứu liên quan đến đề tài 2

3 Mục tiêu nghiên cứu 2

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2

5 Nội dung nghiên cứu 2

6 Phương pháp nghiên cứu 2

PHẦN 2: NỘI DUNG 3

CHƯƠNG 1: ĐẶC ĐIỂM DI SẢN KIẾN TRÚC TUYẾN PHỐ CHI LĂNG 3

1.1 Quá trình hình thành và phát triển Khu phố cổ Gia Hội 3

1.1.1 Quá trình hình thành và phát triển (H1.1-2) 3

1.1.1.1 Thời kỳ trước năm 1800 3

1.1.1.2 Thời kỳ từ năm 1800 - 1885 3

1.1.1.3 Thời kỳ 1885 - 1930 3

1.1.1.4 Thời kỳ từ năm 1930 - 1975 4

1.1.1.5 Thời kỳ từ năm 1975 tới nay 4

1.1.2 Đặc điểm chính về quy hoạch của Khu phố cổ Gia Hội hiện nay 4

1.1.3 Đặc điểm chung về kiến trúc của Khu phố cổ Gia Hội 5

Trang 4

1.2 Tính chất điển hình của tuyến phố Chi Lăng trong Khu

phố cổ Gia Hội 5

1.2.1 Vị trí đường Chi Lăng trong hệ thống phố xá Khu phố cổ 5

1.2.2 Tính chất điển hình của kiến trúc mặt phố 6

1.3 Đặc điểm tuyến phố Chi Lăng 6

1.3.1 Đặc điểm chức năng của tuyến phố 6

1.3.2 Các loại hình kiến trúc trong tuyến phố 6

1.3.3 Đặc điểm về không gian kiến trúc của tuyến phố 6

Kết luận chương 1 7

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ BẢO TỒN, TÔN TẠO VÀ PHÁT HUY TÍNH ĐA DẠNG KIẾN TRÚC TUYẾN PHỐ CHI LĂNG 7

2.1 Các cơ sở khoa học về bảo tồn, tôn tạo và phát huy tính đa dạng kiến trúc 7

2.1.1 Cơ sở khoa học về bảo tồn di tích kiến trúc 7

2.1.2 Cơ sở khoa học về bảo tồn di sản đô thị 7

2.1.3 Thuật ngữ và khái niệm trong luận văn 9

2.2 Những yếu tố ảnh hưởng đến bảo tồn, tôn tạo và phát huy tuyến phố Chi Lăng trong Khu phố cổ Gia Hội 9

2.2.1 Yếu tố khí hậu 9

2.2.2 Yếu tố văn hóa – xã hội – tín ngưỡng 9

2.2.3 Yếu tố kinh tế - kỹ thuật 10

Trang 5

2.3.Kinh nghiệm bảo tồn, tôn tạo và phát huy tính đa dạng kiến trúc của khu phố cổ - tuyến phố cổ trên thế giới và trong

nước 10

2.3.1 Kinh nghiệm bảo tồn, tôn tạo và phát huy tính đa dạng kiến trúc của khu phố cổ-tuyến phố cổ ở nước ngoài 10

2.3.1.1 Kinh nghiệm bảo tồn các nhà phố Shophouse-Singapore 10

2.3.1.2 Kinh nghiệm bảo tồn Di sản kiến trúc Cảnh Đức Trấn .10

2.3.1 Kinh nghiệm bảo tồn, tôn tạo và phát huy tính đa dạng kiến trúc của khu phố cổ-tuyến phố cổ ở trong nước 11

2.3.1.1 Kinh nghiệm bảo tồn, tôn tạo Khu phố cổ Hội An 11

2.3.2.1 Kinh nghiệm bảo tồn, tôn tạo Khu phố cổ Hà Nội 11

2.4.Thực trạng kiến trúc tuyến phố Chi Lăng 11

2.4.1 Thực trạng kiến trúc nhà phố 11

2.4.2 Thực trạng kiến trúc tôn giáo – tín ngưỡng 11

2.4.3 Thực trạng kiến trúc các thể loại công trình khác 12

Kết luận chương 2 12

CHƯƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP BẢO TỒN, TÔN TẠO VÀ PHÁT HUY TÍNH ĐA DẠNG CỦA DI SẢN KIẾN TRÚC TUYẾN PHỐ CHI LĂNG 13

3.1 Giá trị về tính đa dạng kiến trúc của di sản kiến trúc tuyến phố Chi Lăng 13

Trang 6

3.1.1 Giá trị lịch sử của tuyến phố Chi Lăng 13 3.1.2 Tính đa dạng kiến trúc của tuyến phố 13 3.1.3 Giá trị nghệ thuật kiến trúc nhà phố của tuyến phố 13 3.1.4 Giá trị nghệ thuật kiến trúc tôn giáo – tín ngưỡng của tuyến phố 14 3.1.5 Giá trị nghệ thuật kiến trúc các thể loại công trình khác của tuyến phố 14

3.2 Giải pháp bảo tồn, tôn tạo tính đa dạng kiến trúc của tuyến phố Chi Lăng 15

3.2.1 Giải pháp bảo tồn, tôn tạo kiến trúc nhà phố các tộc người 15 3.2.2 Giải pháp bảo tồn, tôn tạo các di sản kiến trúc tôn giáo – tín ngưỡng 16 3.2.3 Giải pháp bảo tồn, tôn tạo các di sản kiến trúc các thể loại công trình khác 16

3.3 Giải pháp phát huy tính đa dạng kiến trúc của tuyến phố Chi Lăng 16

3.3.1 Phát huy tính đa dạng kiến trúc tuyến phố nhằm phát triển du lịch, kinh tế của địa phương 16 3.3.2 Phát huy giá trị di sản kiến trúc tuyến phố nhằm phát triển đô thị Huế 17

Kết luận chương 3 17 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 18

Trang 7

KẾT LUẬN 18 KIẾN NGHỊ 20

Trang 8

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT

Trang 9

PHẦN 1: MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Kinh nghiệm từ các nước phát triển và ngay tại Việt Nam cho thấy, nếu biết kết hợp chặt chẽ, hài hòa giữa bảo tồn, tôn tạo và khai thác các di sản văn hóa, lịch sử thì luôn luôn tạo ra được lợi thế cho

sự phát triển, nhất là phát triển kinh tế xã hội của địa phương và ngược lại, chính sự phát triển của kinh tế xã hội sẽ tạo điều kiện tốt hơn cho việc quảng bá và bảo tồn các giá trị di sản văn hóa của Huế nói riêng và Việt Nam nói chung

Theo các tài liệu nghiên cứu, khu phố cổ Gia Hội là vùng dân cư

cổ của Kinh thành Huế, nơi đây có hàng trăm di tích và công trình kiến trúc tuyệt đẹp Khi nhà Nguyễn thành lập, khu phố cổ nằm bên cạnh Kinh thành Huế đã phát triển nhanh chóng, trở thành một phố thị đông đúc Có thể khẳng định, khu phố cổ Gia Hội là nơi biểu hiện một cách sống động và chân thực nhất về đời sống của người Huế xưa Vấn đề bức xúc đặt ra hiện nay là trước dòng chảy thời gian, cùng với tốc độ đô thị hóa chóng mặt, và không được bảo tồn, tôn tạo kịp thời, những ngôi nhà cổ dần bị biến mất, số ít còn lại nằm lạc lõng, cũng như trong tình trạng xuống cấp, khiến các hộ dân sống trong những ngôi nhà này phải thấp thỏm, lo âu

Vì vậy, đề tài “Tôn tạo và phát huy tính đa dạng kiến trúc

tuyến phố Chi Lăng – Bạch Đằng trong khu phố cổ Gia Hội – Huế” được chọn để thực hiện luận văn với mong muốn đóng góp

nghiên cứu của mình trong việc tìm kiếm những đề xuất và giải pháp phù hợp, khả thi trong việc bảo tồn, tôn tạo và phát huy tính đa dạng kiến trúc, cũng như làm cơ sở khoa học cho quá trình nghiên cứu sâu hơn sau này

Trang 10

2 Tổng quan những vấn đề nghiên cứu liên quan đến đề tài

Hầu như có rất ít tài liệu nghiên cứu về đề tài này Năm 2014,

đồ án tốt nghiệp thiết kế đô thị với đề tài là Thiết kế đô thị khu phố

cổ Gia Hội, tuy nhiên chỉ dừng lại ở mức độ đồ án

3 Mục tiêu nghiên cứu

- Xác định những nét đặc trưng và giá trị về tính đa dạng kiến trúc của tuyến phố Chi Lăng

- Đề xuất các giải pháp nhằm góp phần bảo tồn, tôn tạo và phát huy tính đa dạng kiến trúc của tuyến phố Chi Lăng

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận văn: nghiên cứu tính đa dạng

kiến trúc của tuyến phố Chi Lăng trong khu phố cổ Gia Hội – Huế

Phạm vi nghiên cứu của luận văn:

Thời gian: từ thời Nguyễn đến nay (1802 - 2018) Không gian: khu vực nghiên cứu thuộc phường Phú Cát – Huế Tuyến phố Chi Lăng:

từ đoạn đường Nguyễn Du đến đường Nguyễn Bỉnh Khiêm

5 Nội dung nghiên cứu

Tập hợp các nghiên cứu từ trước tới nay về khu phố cổ Gia Hội

và tuyến phố Chi Lăng.Tiến hành điều tra, khảo sát tuyến phố Chi Lăng Trên cơ sở kết hợp dữ liệu và đánh giá rút ra từ điều tra thực địa, tham khảo kinh nghiệm bảo tồn, tôn tạo ở trong và ngoài nước nhằm đề xuất các giải pháp bảo tồn, tôn tạo và phát huy tính đa dạng kiến trúc cho tuyến phố Chi Lăng

6 Phương pháp nghiên cứu

Sưu tầm và tham khảo tài liệu, phương pháp thu thập thông tin, điều tra, điền giã, quan sát, khảo sát, phương pháp lịch sử, phương pháp phân tích - tổng hợp Đồng thời tìm ra các nội lực sẵn có và các

Trang 11

tác động bên ngoài vào đối tượng nghiên cứu để đưa ra các giải pháp

và đề xuất mang tính khả thi hơn

7 Cấu trúc luận văn

Chương 1: Đặc điểm Di sản kiến trúc tuyến phố Chi Lăng

Chương 2: Cơ sở khoa học về bảo tồn, tôn tạo và phát huy tính đa

dạng kiến trúc tuyến phố Chi Lăng

Chương 3: Các giải pháp bảo tồn, tôn tạo và phát huy tính đa dạng

của Di sản kiến trúc tuyến phố Chi Lăng

Phần kết luận và kiến nghị

PHẦN 2: NỘI DUNG CHƯƠNG 1: ĐẶC ĐIỂM DI SẢN KIẾN TRÚC TUYẾN PHỐ

CHI LĂNG 1.1 Quá trình hình thành và phát triển Khu phố cổ Gia Hội 1.1.1 Quá trình hình thành và phát triển (H1.1-2)

1.1.1.1 Thời kỳ trước năm 1800

Vào thời kỳ này, khu phố cổ Gia Hội chưa thật sự được định hình, khu vực này như một bán đảo Các hoạt động thương mại của đất Huế tập trung ở khu cảng Thanh Hà thời bấy giờ

1.1.1.2 Thời kỳ từ năm 1800 - 1885

Khu phố cổ Gia Hội bắt đầu hình thành sau đó được quy hoạch (1840), xây dựng nhà cửa ngăn nắp để tạo nên các dãy chợ Dinh (đường Chi Lăng ngày nay) Là thời kỳ có nhiều phủ chúa, công trình có giá trị được xây dựng như đền, chùa, các hoạt động thương mại tập trung ở phố cổ Bao Vinh

1.1.1.3 Thời kỳ 1885 - 1930

Bắt đầu có sự xuất hiện của người Hoa từ Bao Vinh chuyển đến đánh dấu sự hình thành của các công trình Hội quán người Hoa Thời

Trang 12

kỳ này khu vực cũng bị đô hộ của Pháp, hình thành kiến trúc thuộc địa ở các dãy nhà phố và nhà vườn

1.1.1.4 Thời kỳ từ năm 1930 - 1975

Thành phần dân cư da dạng Pháp, Hoa, Ấn, Nhật, Việt, kèm theo đó là những công trình tôn giáo xuất hiện, các Hội quán là nơi sinh hoạt văn hóa - tín ngưỡng của người Hoa, Đền Hindu và một số biệt thự Pháp, hoạt động thương mại diễn ra mạnh mẽ

1.1.1.5 Thời kỳ từ năm 1975 tới nay

Những biến động về kinh tế xã hội làm cho kinh tế khu vực bắt đầu đi xuống, tình trạng phân lô bán nền, kèm theo hình thái kiến trúc cổ bị thay thế bởi kiến trúc hiện đại và sự mai một của một số

công trình kiến trúc cổ có giá trị

1.1.2 Đặc điểm chính về quy hoạch của Khu phố cổ Gia Hội hiện nay

Địa bàn, mối quan hệ với thành phố và qui mô dân cư

Khu phố cổ Gia Hội ngày nay thuộc hai phường Phú Cát, Phú Hiệp – Tp Huế, là khu dân cư cổ của Tp Huế Nằm ở phía Đông Kinh thành và được kết nối với Kinh thành bởi cầu Đông Ba và cầu Gia Hội Đồng thời khu phố cổ này nằm gần các địa điểm du lịch nổi tiếng ở Huế Năm 2001 thì dân số nơi đây khoảng 25.458 người Trong đó tuyến phố Chi Lăng tập trung người Hoa sinh sống đông nhất vào khoảng 200 người

Tổ chức mạng lưới đường phố và cấu trúc không gian đô thị

Gần hai thế kỷ trôi qua mạng lưới đường, hình thái sông gần như không có gì thay đổi Mạng lưới đường dạng ô bàn cờ với mặt cắt đường nhỏ, khoảng lùi của ngôi nhà tương đối đồng bộ Do đó, tuy là nhà liên kế, từng ngôi nhà có chủ quyền riêng lẻ, vẫn tạo thành một

Trang 13

cấu trúc đồng bộ chặt chẽ cho một tuyến phố hay một cụm nhà gồm

cả nhà phố, nhà hẻm (H1.5)

Sự khác biệt giữa Khu phố cổ Gia Hội với các Khu phố khác

-Các công trình kiến trúc mang Phong cách Trung Hoa pha nét kiến trúc Triều Nguyễn đã tạo nên một nét rất riêng cho khu phố cổ (H1.6a-c)

- Lối sống chất “mệ” là điểm dễ phân biệt của khu phố cổ

- Buôn bán hàng gánh và các hoạt động ẩm thực hầu như trên các tuyến đường đều có và rất sôi động, (H1.7.a)

- Nổi bật với các tiệm may, thời trang tại nhà theo phong cách Huế

và cà phê trong những ngôi nhà cổ (H1.7b-c)

- Có một lối văn hóa - văn hóa “cùng xóm”

1.1.3 Đặc điểm chung về kiến trúc của Khu phố cổ Gia Hội

Tổng thể kiến trúc nhà ở trên các đường phố của khu phố cổ đều

là nhà liên kế thấp tầng, đa dạng về chiều cao, hệ số sử dụng đất thấp, mật độ xây dựng không cao(H1.8) Cửa sổ, cửa đi tạo ra độ đặc rỗng của mặt đường phố, đường hẻm giống nhau, quy mô chiều cao của dãy nhà tương đối đồng đều (H1.9.a) Cùng với đó là những ngôi nhà với kiến trúc thuộc địa khá phổ biến (H1.9.b-c) Các công trình kiến trúc tôn giáo – tín ngưỡng khá nhiều nằm đan xen trong các dãy nhà ở (H1.9.d)

1.2 Tính chất điển hình của tuyến phố Chi Lăng trong Khu phố

cổ Gia Hội

1.2.1 Vị trí đường Chi Lăng trong hệ thống phố xá Khu phố cổ

Ra đời cùng lúc với việc xây dựng Kinh thành, nên là con đường thương mại xưa cũ nhất và sầm uất nhất trong khu phố cổ Gia Hội Nếu kinh thành Huế và lăng tẩm các vua triều Nguyễn là những

Trang 14

gì còn sót lại của một vương triều đã lùi vào dĩ vãng thì con đường Chi Lăng chính là “dấu ấn” vẫn chưa vội phai mờ của đời sống của

cư dân mảnh đất thần kinh xưa

1.2.2 Tính chất điển hình của kiến trúc mặt phố

Trên tuyến phố cổ còn tồn tại một khối lượng khá lớn những căn nhà được xây dựng từ nửa sau thế kỷ XIX và thời Pháp thuộc Bên cạnh đó là một vài công trình kiến trúc tôn giáo – tín ngưỡng, có không gian tách biệt ở phía trước, với phong cách kiến trúc bản địa truyền thống Nhờ đó mà kiến trúc đường Chi Lăng có thể coi là trọn vẹn nhất và đa dạng nhất ở khu phố cổ Gia Hội với sự hiện hữu của quỹ kiến trúc cổ và cũ, với khung cảnh kiến trúc cảnh quan đường phố khá thống nhất

1.3 Đặc điểm tuyến phố Chi Lăng

1.3.1 Đặc điểm chức năng của tuyến phố

Vào cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, tuyến phố là một đầu mối giao thông quan trọng, ngày nay tuy không còn buôn bán sầm uất như trước, nhưng hiện nay với tính chất là tuyến phố kinh tế cổ quan trọng trong việc định hướng phát triển của Tp Huế trong tương lai

1.3.2 Các loại hình kiến trúc trong tuyến phố

Nhà mặt phố có mặt bằng dạng ống, kết hợp ở, sinh hoạt, thờ cúng Bán hàng, dịch vụ, các công trình tôn giáo – tín ngưỡng và các thể loại công trình khác như: nhà thờ họ (Từ đường), phủ đệ,…

1.3.3 Đặc điểm về không gian kiến trúc của tuyến phố

Các khối kiến trúc thấp tầng có tỷ lệ hài hòa với hệ thống đường nhỏ hẹp, mang lại cảm giác dễ chịu trong tổ chức không gian kiến trúc Thỉnh thoảng có các ngôi nhà mới xây cao hơn một hay hai tầng cũng không làm thay đổi cấu trúc chung của tuyến phố Các công trình tôn giáo có quy mô xây dựng vừa và nhỏ với kiến trúc bản địa

Trang 15

thấp tầng, khuôn viên nhiều cây xanh như những điểm nhấn hấp dẫn trong Bố cục tạo hình kiến trúc của tuyến phố cổ (H1.34)

tố điển hình, đặc trưng để tiến hành nghiên cứu, điều tra, phân tích, nhằm tìm ra những cách ứng xử chung và cụ thể trong việc bảo tồn

và phát huy tính đa dạng văn hóa của tuyến phố

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ BẢO TỒN, TÔN TẠO

VÀ PHÁT HUY TÍNH ĐA DẠNG KIẾN TRÚC TUYẾN PHỐ

CHI LĂNG 2.1 Các cơ sở khoa học về bảo tồn, tôn tạo và phát huy tính đa dạng kiến trúc

2.1.1 Cơ sở khoa học về bảo tồn di tích kiến trúc

Hiến chương Athens(1931), Hiến chương Venice(1964), Hiến chương Burra(1979), Washington(1987), văn kiện Nara(1994), nguyên tắc Valleta (2011)

2.1.2 Cơ sở khoa học về bảo tồn di sản đô thị

Trang 16

Khái niệm Di sản mở rộng

Thể hiện xu hướng không chỉ quan tâm đến một công trình hay một nhóm công trình riêng mà luôn cố gắng bảo tồn cả yếu tố gắn kết như khung cảnh kiến trúc, môi trường đô thị – yếu tố hỗ trợ, bảo tồn và tôn vinh giá trị toàn vẹn của di sản Từ đó di sản không chỉ tồn tại mà còn “sống” được trong bối cảnh đô thị hiện đại, góp phần xây dựng một đô thị có bản sắc, giàu văn hoá, hấp dẫn, phát triển [55]

Các nguyên tắc trong quá trình bảo tồn Di sản đô thị

Cần được tiếp cận theo nhiều hướng khác nhau để gia tăng tính khả thi trong công tác bảo tồn Đặc biệt nếu có thể khơi dậy, khuyến khích được sự tự nguyện của cộng đồng dân cư đô thị thì sẽ tạo cơ hội huy động những nguồn lực to lớn của xã hội vào công tác bảo tồn Điều quan trọng là quản lý cần nhận diện các đặc điểm của Di sản kiến trúc đô thị, phát hiện và lựa chọn những không gian bối cảnh để cải tạo phù hợp, tạo ra những giá trị tiềm năng cho cộng đồng và phát triển đô thị

Quan niệm bảo tồn, tôn tạo và phát huy di sản kiến trúc

Đã được nhiều nước trên thế giới áp dụng thử nghiệm và đạt được hiệu quả nhất định trong công tác bảo tồn di sản kiến trúc Kiến trúc truyền thống là một bộ phận của di sản văn hóa dân tộc ta, nên hoàn toàn áp dụng như bảo tồn di sản văn hóa nhưng không trông chờ một cách thụ động vào cơ chế, quyền lợi bên ngoài đem đến, bởi

sẽ bất lợi cho di sản kiến trúc, vì chúng luôn vận động trong dòng chảy của thời gian và phải phù hợp với thực tiễn

Cơ sở pháp lý Việt Nam về bảo tồn, tôn tạo di sản

Luật di sản văn hóa ban hành năm 2001 (được sửa đổi bổ sung năm 2009) và Nghị định số 98/2010 hướng dẫn chi tiết thi hành luật sửa

đổi bổ sung năm 2009

Trang 17

2.1.3 Thuật ngữ và khái niệm trong luận văn

Tôn tạo: Là những hoạt động nhằm tu sửa gia cố, phục hồi di tích và

không gian cảnh quan của di tích đã bị phá hủy trên cơ sở các cứ liệu

khoa học [46]

Tính đa dạng: Chính là giá trị văn hóa nổi trội của di sản đô thị Gia

Hội, cấu thành bởi: Tính đa dạng về quỹ văn hóa cộng đồng dân cư

và Tính đa dạng về quỹ kiến trúc đô thị hiện hữu

2.2 Những yếu tố ảnh hưởng đến bảo tồn, tôn tạo và phát huy tuyến phố Chi Lăng trong Khu phố cổ Gia Hội

2.2.1 Yếu tố khí hậu

Đặc trưng của các công trình truyền thống với kết cấu gỗ và mái dốc, quanh năm chịu mưa nhiều, độ ẩm cao cộng thêm nắng nóng hanh khô Gỗ là loại vật liệu kỵ nước, các loại gỗ tốt dù có khả năng chống chịu cao nhất đối phó với nước và tình trạng độ ẩm cao thì sẽ

bị hư hại từ ngoài vào bên trong Nếu như không được bảo tồn, tôn tạo, bảo quản, giữ gìn sẽ làm mất dần dáng vẻ của công trình

2.2.2 Yếu tố văn hóa – xã hội – tín ngưỡng

Ở chốn Thần Kinh, tinh hoa văn hóa được dịp hội tụ và phát triển, dòng văn hóa Cung đình - Bác học xuất hiện với những Di sản tinh thần quý giá về các lĩnh vực thơ ca, âm nhạc, kiến trúc, nghệ thuật múa, nghệ thuật trang trí cũng được phản ánh qua không gian

đô thị Các làng An Hòa, Vỹ Dạ sát Kinh Thành chủ yếu sinh sống

và phát triển kinh tế nông nghiệp, họ giữ gìn qua phong tục, tập quán

và các lễ hội truyền thống góp phần tạo nên một giá trị chung của văn hóa Huế Riêng trong lĩnh vực tín ngưỡng dân gian, hàng năm vẫn đều đặn diễn ra những lễ hội gắn liền với phong tục tập quán dân gian, cúng tế ở các làng Lối sống của người dân xứ Huế là một trong

Trang 18

những nguyên nhân làm cho Huế vẫn giữ lại được rất nhiều Không gian di tích kiến trúc cổ quý giá

2.2.3 Yếu tố kinh tế - kỹ thuật

Sự phát triển kinh tế - kỹ thuật là yếu tố thường xuyên tác động, làm biến đổi đến hình thức bên ngoài của kiến trúc Tức là dạng hình thức vật chất luôn vận động và thay đổi theo xu hướng của toàn cầu

2.3.Kinh nghiệm bảo tồn, tôn tạo và phát huy tính đa dạng kiến trúc của khu phố cổ - tuyến phố cổ trên thế giới và trong nước 2.3.1 Kinh nghiệm bảo tồn, tôn tạo và phát huy tính đa dạng kiến trúc của khu phố cổ-tuyến phố cổ ở nước ngoài

2.3.1.1 Kinh nghiệm bảo tồn các nhà phố Singapore

Shophouse-Với những công trình shophouse, bảo tồn mặt đứng chính và cho phép mở rộng ra phía sau Làm “sống” lại các khu vực phố cổ bằng hình thức du lịch Bảo tồn các nghề truyền thống và thu hút du lịch, đồng thời quảng bá được các đặc trưng của từng khu vực Phân khu bảo tồn theo từng nét đặc trưng riêng về văn hóa, lối sống, kiến trúc, lịch sử hình thành, …với các hướng dẫn và quy định bảo tồn riêng Trong chiến lược thực hiện bảo tồn: Kích thích cộng đồng tham gia trong quá trình bảo tồn và làm sống lại phố cổ

2.3.1.2 Kinh nghiệm bảo tồn Di sản kiến trúc Cảnh Đức Trấn

Các công trình di sản được bảo tồn mặt đứng chính, các công trình nằm sâu trong hẻm cũng cũng được bảo tồn nguyên trạng Khu phố cổ được tái hiện lại cảnh sinh hoạt, mua bán sầm uất xưa Nghề truyền thống được giữ lại Việc phân khu bảo tồn theo tầng bậc kinh

tế và theo các nét đặc trưng về văn hóa với sự hướng dẫn của chuyên gia và có quy định bảo tồn riêng Cải thiện cơ sở hạ tầng trong khu phố cổ Trong chiến lược thực hiện bảo tồn, tôn tạo Chính sách quản

Ngày đăng: 12/08/2020, 23:17

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w