1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

tiểu luận kinh tế du lịch thực trạng hoạt động dụ lịch ở thành phố hải phòng từ 2010 – 2017 và đề xuất phát triển du lịch bền vững

41 177 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 41
Dung lượng 82,1 KB

Nội dung

Xét thấy Hải Phòng là một vùng đất đầy tiềm năng phát triển du lịch với nhiều di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh, các lễ hội truyền thống,… Sở hữu bờ biển dài 125 km cùng vớinhiều địa

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

Lý do chọn đề tài

Tổ chức Du lịch Thế giới Liên hợp quốc nhận định rằng: “Tại nhiều quốc gia đang pháttriển, du lịch là nguồn thu nhập chính, ngành xuất khẩu hàng đầu, tạo ra nhiều công ăn việclàm và cơ hội cho sự phát triển” (WTO-HL 2008) Thật vậy, không thể không công nhậnsức ảnh hưởng của dịch vụ du lịch tới sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam Du lịch ngàycàng có vị trí quan trọng đối với phát triển kinh tế, chính trị, xã hội, góp phần vào chuyểndịch cơ cấu kinh tế, mang lại nguồn thu ngân sách quốc gia, thu hút vốn đầu tư và xuấtkhẩu hàng hoá tại chỗ Du lịch tác động tích cực tới phát triển các ngành kinh tế có liênquan, đặc biệt là ngành thủ công mỹ nghệ; góp phần thực hiện chính sách xóa đói giảmnghèo, tạo ra nhiều việc làm và có thu nhập thường xuyên cho người lao động tại nhiềuvùng, miền khác nhau trên cả nước Việc xây dựng chính sách phát triển du lịch bền vững

sẽ góp phần phát triển kinh tế bền vững

Xét thấy Hải Phòng là một vùng đất đầy tiềm năng phát triển du lịch với nhiều di tích lịch

sử, danh lam thắng cảnh, các lễ hội truyền thống,… Sở hữu bờ biển dài 125 km cùng vớinhiều địa danh du lịch nổi tiếng và 5 phương thức vận tải với đường bộ, đường sắt, hàngkhông, đường biển, đường thủy, Hải Phòng hội tụ đầy đủ mọi điều kiện thuận lợi phát triển

du lịch, Du lịch Hải Phòng đang được định hướng để phát triển thành một trung tâm du

lịch của vùng duyên hải Bắc Bộ Do đó, chúng em đã chọn đề tài Thực trạng hoạt động

dụ lịch ở thành phố Hải Phòng từ 2010 – 2017 và đề xuất phát triển du lịch bền vững.

Mục đích nghiên cứu của đề tài

Có thể nhận thấy, trong những năm vừa qua, công tác quản lý nhà nước về du lịch HảiPhòng mặc dù đã được quan tâm, chú trọng hơn song hiệu quả vẫn còn chưa cao, hoạtđộng du lịch tại đây lại chưa có sự đột phá, chưa thực sự tận dụng triệt để được những lợi

thế của mình Do đó, chúng em chọn đề tài Thực trạng hoạt động dụ lịch ở thành phố Hải Phòng từ 2010 – 2017 và đề xuất phát triển du lịch bền vững nhằm phân tích, khai

thác những tiềm năng du lịch tại Hải Phòng và đề xuất những chính sách, giải pháp đểngành du lịch tại thành phố cảng xinh đẹp này phát triển xứng đáng với tiềm năng vốn cócủa nó

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng: Tập trung nghiên cứu thực trạng Hoạt động du lịch tại Hải Phòng và ảnhhưởng của du lịch đến phát triển du lịch bền vững tại Hải Phòng

Trang 2

- Phạm vi: Đề tài tập trung nghiên cứu các vấn đề tự nhiên, xã hội và các yếu tố phục vụcho hoạt động du lịch cũng như phát triển du lịch bền vững ở thành phố Hải Phòng, tậptrung phân tích một số điểm thu hút khách du lịch: Đồ Sơn, Cát Bà, Núi Voi, Hòn Dấu,

Phương pháp nghiên cứu

Trong quá trình thực hiện tiểu luận, nhóm chúng em đã sử dụng những phương pháp như:phân tích hệ thống, thu thập, xử lí, phân tích số liệu…

Bài tiểu luận được triển khai theo ba phần chính:

Chương 1: Cơ sở lý luận về du lịch và phát triển du lịch bền vững

Chương 2: Thực trạng hoạt động du lịch tại Hải Phòng từ 2010 - 2017

Chương 3: Một số giải pháp thúc đẩy phát triển du lịch bền vững ở Hải Phòng

Trang 3

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DU LỊCH VÀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG

1 MỘT SỐ KHÁI NIỆM VỀ DU LỊCH VÀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG

1.1 Du lịch

Từ giữa thế kỷ 19, du lịch bắt đầu phát triển mạnh và ngày nay đã trở thành một hiện tượngkinh tế xã hội phổ biến Nhiều nước đã lấy chỉ tiêu đi du lịch của dân cư là một trongnhững tiêu chí đánh giá chất lượng cuộc sống Tuy nhiên, khái niệm “Du lịch” được hiểurất khác nhau tại các quốc gia khác nhau và từ nhiều góc độ khác nhau

Luật du lịch được Quốc hội thông qua năm 2005 đã đưa ra khái niệm: “Du lịch là các hoạtđộng có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mìnhnhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thờigian nhất định”

Khái niệm về du lịch theo cách tiếp cận của các đối tượng liên quan đến hoạt động Du lịch:

-Đối với người đi du lịch: Du lịch là cuộc hành trình và lưu trú của họ ở ngoài nơi

cư trú để thoả mãn các nhu cầu khác nhau: hoà bình, hữu nghị, tìm kiếm kinh nghiệm sốnghoặc thoả mãn các nhu cầu về vật chất và tinh thần khác

-Đối với người kinh doanh du lịch: Du lịch là quá trình tổ chức các điều kiện về sản

xuất và phục vụ nhằm thoả mãn, đáp ứng các nhu cầu của người du lịch và đạt được mụcđích số một của mình là thu lợi nhuận

-Đối với chính quyền địa phương: Du lịch là việc tổ chức các điều kiện về hành

chính, về cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật để phục vụ khách du lịch, là tổng hợp cáchoạt động kinh doanh nhằm tạo điều kiện cho khách du lịch trong việc hành trình và lưutrú, là cơ hội để bán các sản phẩm của địa phương, tăng thu ngoại tệ, tăng thu nhập, nângcao đời sống vật chất và tinh thần cho dân địa phương

-Đối với cộng đồng dân cư sở tại: Du lịch là một hiện tượng kinh tế xã hội mà hoạt

động du lịch tại địa phương mình, vừa đem lại những cơ hội để tìm hiểu nền văn hoá,phong cách của những người ngoài địa phương mình, vừa là cơ hội để ìm việc làm, pháthuy các nghề cổ truyền, tăng thu nhập nhưng đồng thời cũng gây ảnh hưởng đến đời sốngngười dân sở tại như về môi trường, trật tự an ninh XH, nơi ăn, chốn ở,

Trang 4

1.2 Hoạt động du lịch

Tại điều 4 Luật Du lịch năm 2005 đã đưa ra khái niệm về hoạt động du lịch: “Hoạt động dulịch là hoạt động của khách du lịch, tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch, cộng đồng dân cư

và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến du lịch”

Từ đó có thể rút ra ngành du lịch là tổng hợp các điều kiện, các hiện tượng và các mốiquan hệ tác động qua lại giữa khách du lịch với các nhà cung cấp các sản phẩm du lịch, vớichính quyền và cộng đồng dân cư ở địa phương trong quá trình thu hút và tiếp đón khách

du lịch Từ khái niệm này, các yếu tố cơ bản tham gia hoạt động du lịch bao gồm:

o Khách du lịch là chủ thể của du lịch, là đối tượng phục vụ của các ngành tham giahoạt động du lịch

o Tài nguyên du lịch là khách thể của du lịch, nơi tạo ra sức thu hút con người đếntham quan, du lịch

o Các hoạt động du lịch gồm các doanh nghiệp cung ứng các sản phẩm du lịch Chínhquyền trung ương và sở tại coi sự phát triển du lịch là một trong những chiến lượcphát triển kinh tế – xã hội ở địa phương, xây dựng các cơ chế, chính sách ,luật phápcho sự phát triển du lịch Dân cư ở địa phương coi du lịch là cơ hội để giải quyếtcông ăn việc làm, tăng thu nhập và giao lưu văn hoá

"Phát triển bền vững là sự phát triển nhằm thoả mãn các nhu cầu hiện tại của con ngườinhưng không tổn hại tới sự thoả mãn các nhu cầu của thế hệ tương lai"

Hơn nữa, phát triển bền vững còn gắn với sự tham gia của cộng đồng trong việc thúc đẩyphát triển kinh tế và hướng tới công bằng xã hội

1.4 Phát triển du lịch bền vững

Du lịch bền vững là sự phát triển du lịch đáp ứng được các nhu cầu hiện tại mà không làmtổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu về du lịch của tương lai

Trang 5

Điều này hướng đến việc quản lý toàn bộ các tài nguyên, các điều kiện tự nhiên, môitrường sinh thái và các điều kiện kinh tế, xã hội, văn hoá kèm theo, theo cách mà chúng ta

có thể thoả mãn các nhu cầu về kinh tế, xã hội và thẩm mỹ, đồng thời duy trì tính toàn vẹn

về văn hoá, các quá trình sinh thái chủ yếu, sự đa dạng sinh học và các hệ thống duy trìnuôi dưỡng sự sống

Phát triển du lịch bền vững là một trong những chính sách vô cùng quan trọng và ý nghĩa

mà mỗi quốc gia phải thực hiện Phát triển du lịch bền vững không chỉ giúp bảo vệ môitrường sống của sinh vật và con người, mà còn giúp phát triển kinh tế, ví dụ, từ việc khaithác các đặc sản văn hóa của vùng, người dân trong vùng có thể nâng cao đời sống nhờkhách du lịch đến thăm quan, sử dụng những dịch vụ du lịch và sản phẩm đặc trưng củavùng miền, của vùng Phát triển du lịch bền vững cũng giúp người làm du lịch, cơ quan địaphương, chính quyền và người tổ chức du lịch được hưởng lợi, và người dân địa phương

có công ăn việc làm Hơn nữa, phát triển du lịch bền vững còn đảm bảo các vấn đề về xãhội, như việc giảm bớt các tệ nạn xã hội bằng việc cung cấp công ăn việc làm cho ngườidân trong vùng

1.5 Các tiêu chí cơ bản về phát triển du lịch bền vững

Phát triển du lịch bền vững là mục tiêu quan trọng và cấp thiết của mỗi quốc gia Để cóngành du lịch bền vững, vừa phát triển mạnh về doanh thu, vừa hạn chế các vấn đề về môitrường và xã hội, cần có một số tiêu chí cơ bản về kinh tế, về tài nguyên môi trường và về

xã hội

1.5.1 Tiêu chí kinh tế

Một trong những tiêu chí cần thiết để phát triển du lịch bền vững là bền vững về kinh tế.Trong đó, bền vững về kinh tế cần được hiểu là sự phát triển ổn định lâu dài của du lịch,tạo ra nguồn thu đáng kể, góp phần tích cực vào sự tăng trưởng của kinh tế - xã hội, đemlại lợi ích cho cộng đồng, đặc biệt người dân địa phương

Trước hết, ngành du lịch cần có tiêu chí nhất định, chú trọng về chất lượng nguồn khách dulịch, bởi đây là đối tượng quan trọng nhất, có ảnh hưởng nhất tới sự phát triển bền vữngcủa du lịch Cần có nguồn khách du lịch dồi dào, chất lượng tốt, thời gian lưu trú cao, khảnăng chi trả cao, đặc biệt là tạo ra sức thu hút khách quay lại du lịch

Đóng góp của ngành du lịch vào GDP của nền kinh tế cũng là một tiêu chí quan trọng,phản ánh mức độ quan trọng của ngành, từ đó hướng tới phát triển du lịch thành ngànhkinh tế mũi nhọn Nếu tổng đóng góp của du lịch vào GDP tăng, nền kinh tế sẽ phát triển,đồng thời cho thấy vị trí của ngành trong toàn thể nền kinh tế

Trang 6

Cơ sở vật chất kỹ thuật đóng một vai trò hết sức quan trọng trong quá trình tạo ra và thựchiện sản phẩm du lịch cũng như quyết định mức độ khai thác tiềm năng du lịch nhằm thoảmãn nhu cầu của khách du lịch Chính vì vậy nên sự phát triển của ngành du lịch bao giờcũng gắn liền với việc xây dựng và hoàn thiện cơ sở vật chất kỹ thuật Du lịch là ngành

“sản xuất” nhiều và đa dạng về thể loại dịch vụ, hàng hoá nhằm thoả mãn nhu cầu củakhách du lịch Do vậy cơ sở vất chất kỹ thuật du lịch gồm nhiều thành phần khác nhau, tuynhiên đều cần đảm bảo được các tiêu chí về những điều kiện tốt cho nghỉ ngơi du lịch, vềhiệu quả kinh tế tối ưu trong quý trình xây dựng và khai thác cơ sở vật chất kỹ thuật

Nguồn nhân lực có thể coi là chìa khóa giúp đẩy mạnh phát triển du lịch bền vững Độingũ nhân lực dồi dào, chất lượng tốt, trình độ cao sẽ là yếu tố chính giúp ngành du lịch cónhững bước tiến xa hơn trong chất lượng dịch vụ và sản phẩm du lịch, đáp ứng và làm hàilòng khách du lịch Để nguồn nhân lực có chất lượng tốt, trước hết cần nâng cao nhận thức

về yêu cầu hội nhập về nhân lực du lịch; tổ chức hệ thống đào tạo du lịch phù hợp với yêucầu hội nhập, đẩy mạnh liên kết đào tạo du lịch,

1.5.2 Tiêu chí về tài nguyên môi trường

Để phát triển du lịch bền vững, tiêu chí về tài nguyên môi trường là cực kì quan trọng.Ngày nay, song song với việc phát triển du lịch là đi đôi với việc tàn phá môi trường tựnhiên xung quanh Hành động này chỉ đem lại cho quốc gia và doanh nghiệp một chút ít lợiích trước mắt, còn về lâu dài đây chính là mối nguy hại đe dọa đến sự sống còn của môitrường, cũng như ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của con người và các sinh vật khác

Để ngành du lịch phát triển bền vững, các tiêu chí về tài nguyên môi trường là đặc biệtquan trọng Bền vững về môi trường được thể hiện ở sự sử dụng hợp lý các nguồn tàinguyên thiên nhiên và điều kiện môi trường xã hội, phục vụ nhu cầu các thế hệ hiện tại màvẫn để lại cho các thế hệ tương lai những tài nguyên và điều kiên môi trường cần thiết cho

sự phát triển Tại các khu du lịch và các điểm du lịch, công tác quản lý, bảo vệ môi trườngcần được đặt lên hàng dầu Trong các mùa du lịch, nhu cầu du lịch tăng quá nhanh vớilượng khách lớn rất dễ dàng gây tổn hại đến môi trường nếu không có công tác quản lý vàcác biện pháp hợp lí Vì vậy, để phát triển bền vững ngành du lịch cần phải đảm bảo lượngkhách gia tăng cũng như cường độ hoạt động không vượt ngưỡng cho phép của môitrường

1.5.3 Tiêu chí về xã hội

Để ngành du lịch phát triển bền vững, cần có những tiêu chí nhất định về mặt xã hội Dulịch bền vững cần phải tôn trọng tính trung thực về xã hội và văn hóa của các cộng đồng

Trang 7

địa phương, bảo tồn di sản văn hóa và các giá trị truyền thống đã được xây dựng và đangsống động, và đóng góp vào sự hiểu biết và chia sẻ liên văn hóa.

Các doanh nghiệp hoạt động du lịch vừa và nhỏ cần được phát triển mạnh, không chỉ giúpđẩy mạnh phát triển kinh tế mà còn đóng góp thêm trong xã hội như tăng thêm việc làm,thu nhập cho người dân…

Để ngành du lịch phát triển bền vững, sự hợp tác của cộng đồng địa phương là tiêu chí xãhội quan trọng, bởi chính cộng đồng địa phương là chủ nhân của nguồn tài nguyên du lịch

Do vậy, cần đảm bảo các lợi ích của cộng đồng địa phương, phát huy vai trò và thu hút sựtham gia của cộng đồng địa phương, có các ưu tiên và lợi ích cho người dân địa phươngtham gia các hoạt động du lịch Từ đó góp phần tăng phúc lợi xã hội và đẩy mạnh pháttriển du lịch bền vững

2 MỤC TIÊU CỦA PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG

2.1 Về kinh tế

Mục tiêu của phát triển du lịch bền vững về mặt kinh tế là tạo ra thu nhập lớn hơn chi phí,đạt được tăng trưởng cao, ổn định lâu dài, tối ưu hóa đóng góp cho ngành du lịch vào thunhập quốc dân, góp phần thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển

2.2 Về xã hội

Về mặt xã hội, mục tiêu của phát triển du lịch bền vững là thu hút cộng đồng tham gia vàocác hoạt động du lịch, tạo nhiều việc làm góp phần nâng cao chất lượng du lịch, đáp ứngcao độ nhu cầu của khách du lịch

2.3 Về môi trường

Du lịch bền vững là hoạt động du lịch đi kèm với bảo vệ môi trường Mục tiêu của pháttriển du lịch bền vững là sử dụng tài nguyên và môi trường du lịch theo hướng tiết kiệmbền vững, đảm bảo sự tái tạo và phục hồi của tài nguyên, nâng cao chất lượng của tàinguyên và môi trường, thu hút cộng đồng khách du lịch và các hoạt động bảo tồn, tôn tạotài nguyên

3 NGUYÊN TẮC PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG

Du lịch bền vững là du lịch giảm thiểu các chi phí và nâng cao tối đa các lợi ích của du lịchcho môi trường thiên nhiên và cộng đồng địa phương, và có thể được thực hiện lâu dàinhưng không ảnh hưởng xấu đến nguồn sinh thái mà du lịch phụ thuộc vào Để thực hiệnmục tiêu phát triển du lịch bền vững, có những nguyên tắc nhất định mà các quốc gia đềucần tuân thủ và duy trì:

Trang 8

3.1 Khai thác sử dụng nguồn lực một cách hợp lý

Nguồn lực là tổng thể vị trí địa lí, tài nguyên thiên nhiên, hệ thống tài sản quốc gia, nguồnnhân lực, đường lối chính sách, vốn và thị trường… ở cả trong nước và ngoài nước có thểđược khai thác nhằm phục vụ cho việc phát triển du lịch Việc sử dụng, bảo tồn bền vữngtài nguyên thiên nhiên văn hóa xã hội là hết sức cần thiết đảm bảo cho sự phát triển lâu dài,khai thác phục vụ hoạt động du lịch dựa trên sự tính toán nhu cầu hiện tại

Ngành Du lịch cần ngăn chặn sự phá hoại tới nguồn tài nguyên thiên nhiên, môi trườngnhân văn, phát triển và thực thi chính sách môi trường hợp lý trên các lĩnh vực của du lịch,lắp đặt các thiết bị giảm thiểu ô nhiễu không khí, nguồn nước Thực thi nguyên tắc phòngngừa, tôn trọng các nhu cầu của người dân địa phương, bảo vệ và ủng hộ việc thừa hưởng

di sản văn hóa dân tộc trên thế giới, triển khai các hoạt động du lịch có trách nhiệm và đạođức, kiên quyết bài trừ các hoạt động du lịch trái thuần phong mỹ tục

3.2 Giảm sự tiêu thụ tài nguyên quá mức và giảm rác thải

Phần lớn tài nguyên du lịch được xem là những tài nguyên tái tạo, do vậy việc khai thác tàinguyên đó phục vụ du lịch cần đảm bảo trong sự cân bằng với tốc độ tự tái tạo, bổ sungmột cách tự nhiên của hệ thống tài nguyên Như vậy, chúng ta có thể đảm bảo sự thỏa mãnlâu dài của du khách, tăng tính hấp dẫn và phong phú của các sản phẩm du lịch Song songvới đó, giảm thiểu chất thải du lịch cũng là cần thiết để tránh được những chi phí tốn kémcho việc hồi phục tổn hại về môi trường và gia tăng chất lượng dịch vụ du lịch, qua đócũng duy trì quá trình sinh thái thiết yếu, và giúp duy trì di sản thiên nhiên và đa dạng sinhhọc tự nhiên

3.3 Phát triển du lịch phải hỗ trợ kinh tế cho địa phương

Với tính đặc thù liên ngành, phát triển bền vững không phải chỉ riêng nó mà kéo theo nhiềulĩnh vực khác, trong lĩnh vực du lịch, việc hỗ trợ cho ngành nghề khác không chỉ các doanhnghiệp lớn mà các doanh nghiệp vừa và nhỏ là những đơn vị được hỗ trợ nhiều, dẫn đến hỗtrợ kinh tế cho địa phương Nói cách khác, ngành Du lịch làm nền cho sự đa dạng hóa bằngkinh tế bằng hoạt động trong nhiều lĩnh vực Đầu tư cho du lịch, không chỉ là sản phẩm dulịch, khu dự án, còn là sơ sở hạ tầng du lịch, cơ sở hạ tầng địa phương, mang lại lợi ích chonhiều thành phần kinh tế nhân dân sở tại

3.4 Khuyến khích sự tham gia của cộng đồng địa phương vào các hoạt động du lịch

Khả năng bền vững của du lịch phụ thuộc rất lớn vào sự ủng hộ và tham gia của cộng đồngđịa phương Khi cộng đồng địa phương được tham gia vào phát triển du lịch, họ sẽ trở

Trang 9

thành đối tác tích cực, có vị trí đặc biệt trong khu vực và vùng Thông qua sự khuyến khíchlàm chủ các cơ sở thủ công nghiệp, dịch vụ hướng dẫn, nhà hàng,….sự tham gia của địaphương sẽ ngăn chặn sự thất thoát ngoại tệ và mang lại lợi ích chung cho cộng đồng.

3.5 Chú trọng công tác đào tạo nguồn nhân lực

Với phát triển du lịch bền vững, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực là nhiệm vụ vô cùngcần thiết Một lực lượng lao động đào tạo kỹ năng thành thạo, không những mang lại lợiích về kinh tế cho ngành mà còn nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch Trong khâu tuyểndụng, chú ý nguồn nhân lực địa phương, chú trọng trong đào tạo chuyên môn, cần lồngghép các vấn đề môi trường, xã hội trong công tác đào tạo, nâng cao nhận thức cho cán bộ,học sinh, người dân tham gia vào hoạt động du lịch về bản sắc văn hóa, sự độc đáo sảnphẩm văn hóa tại địa phương mình Hỗ trợ cho các cơ sở giáo dục bằng lợi nhuận chia sẻ

từ lĩnh vực du lịch

3.6 Nâng cao nhận thức

Nguyên tắc này bao gồm nâng cao nhận thức của du khách, của cộng đồng địa phương, củanhững người tham gia du lịch về mặt bảo vệ môi trường tự nhiên và các giá trị văn hóatruyền thống cũng như các hiểu biết về thiên nhiên, văn hóa lịch sử tại nơi diễn ra hoạtđộng du lịch Có thể tận dụng sức mạnh to lớn từ internet, các công cụ tìm kiếm, sự bùng

nổ của mạng xã hội và các thiết bị thông minh để tuyên truyền nâng cao nhận thức của cácđối tượng liên quan trong mục tiêu hướng tới phát triển du lịch bền vững

4 NHỮNG ẢNH HƯỞNG CỦA DU LỊCH TỚI MÔI TRƯỜNG KINH TẾ

-XÃ HỘI - MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN

4.1 Ảnh hưởng tới kinh tế

• Ảnh hưởng tích cực:

Sự phát triển du lịch thường kéo theo sự phát triển của một loạt các ngành khác: hàngkhông, vận tải, thương mại, công nghiệp, nông nghiệp, ngân hàng v.v do du lịch là mộtngành kinh tế tổng hợp liên quan đến nhiều ngành khác trong nền kinh tế quốc dân Khimột khu vực nào đó trở thành một điểm du lịch, khách du lịch từ mọi nơi đến điểm du lịch

đó sẽ làm cho nhu cầu vể mọi hàng hóa dịch vụ tảng lên đáng kể

Du lịch đóng góp ngày càng lớn vào GDP của các quốc gia Theo thống kê của Tổ chức

Du lịch Thế giới, năm 2004, thu nhập du lịch chiếm 10,9% GDP của thế giới Hơn nữa, dulịch cũng đóng góp vào nguồn thu chính phủ thông qua nghĩa vụ thuế từ các đơn vị kinhdoanh hoạt động du lịch và thuế VAT từ khách du lịch

Trang 10

Du lịch là ngành xuất khẩu tại chỗ mang lại hiệu quả cao nhất Du lịch quốc tế xuất khẩutại chỗ được nhiều mặt hàng không phải qua nhiều khâu như đóng gói, vận chuyển,… nêntiết kiệm được lao động, chênh lệch giá giữa người bán và người mua không quá cao.Người tiêu dùng mua hàng với giá thấp, người sản xuất bán được với giá cao nên điều nàykích thích sản xuất và tiêu dùng.

Du lịch là ngành thu ngoại tệ, qua đó góp phần đáng kể vào việc cân bằng cán cân thanhtoán quốc tế của nhiểu quốc gia Ví dụ, tại Thụy Sỹ, thu nhập từ ngành du lịch bù đắp đượctới 50-70% cán cân thâm hụt

• Ảnh hưởng tiêu cực:

Sự phát triển du lịch gây sức ép ngày càng cao đối với hạ tầng cơ sở (sử dụng nhiều điện,nước, nhiên liệu, làm tăng lượng nước thải và chất thải); tăng chi phí cho hoạt động củacông an, cứu hỏa, dịch vụ y tế, sửa chữa, bảo trì hệ thống đường giao thông và các dịch vụcông khác

Nhu cầu gia tăng cho những dịch vụ chính và hàng hóa phục vụ du lịch gây ra sự tâng giáhàng tiêu dùng, làm ảnh hưởng đến cuộc sống của dân cư Du lịch phát triển có thể gây ra

sự gia tăng về chi phí xây dựng và tăng giá trị đất đai

Du lịch có thể dẫn tới sự lệ thuộc kinh tế của cộng đồng dân cư Đối với các địa phươnghoặc quốc gia phụ thuộc quá nhiều vào du lịch, khi gặp những biến động lớn về kinh tế và

xã hội ở nước ngoài làm ngành du lịch bị ảnh hưởng, các hoạt động kinh tế khác cũng sẽ bịđảo lộn Bên cạnh đó, một số khu vực du lịch được tập trung đầu tư phát triển một cáchbiệt lập với các khu vực khác trong cả nước làm xuất hiện những chênh lệch về kinh tế vàtrình độ phát triển giữa các vùng

4.2 Ảnh hưởng tới xã hội

• Ảnh hưởng tích cực:

Khuyến khích phát triển mạnh thêm du lịch sẽ giúp cho các địa phương giải quyết hàngloạt vấn đề: tạo công ăn việc làm, nâng cao dân trí, phát triển kết cấu hạ tầng, từ đó, làmthay đổi cơ cấu kinh tế và lao động tại địa phương theo hướng tăng tỷ trọng dịch vụ, pháttriển đô thị văn minh, hiện đại phù hợp với sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đấtnước

Sự phát triển du lịch góp phần ngăn cản sự di cư từ các vùng nông thôn đến các thành phố

vì ngành du lịch giúp cho người dân ở vùng nông thôn kiếm được việc làm với thu nhậpkhá cao ngay trên quê hương họ Phát triển du lịch ở các vùng miền nông thôn khôngnhững sẽ đánh thức những tiềm năng trên để phát triển kinh tế nông thôn, xây dựng nông

Trang 11

thôn mới theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, mà còn làm tăng thêm thu nhập chođông đảo người dân sống ở nông thôn.

Sự phát triển du lịch nội địa góp phần đáp ứng được nhu cầu tinh thần của người dân, tăngcường giao lưu, tiếp cận với cuộc sống hiện đại, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống

Du lịch quốc tế góp phần vào việc mở rộng và củng cố các mối quan hệ đối ngoại và làmtâng thêm sự hiểu biết lẫn nhau giữa các dân tộc và các nước trên thế giới Hội nghị du lịchthế giới được tổ chức tại Manila (Philipin) vào năm 1980 đã khẳng định: du lịch là nhân tốtạo thuận lợi cho ổn định xã hội, nâng cao hiệu suất làm việc của cộng đồng, thúc đẩy sựhiểu biết và tôn trọng lẫn nhau giữa các quốc gia, dân tộc

• Ảnh hưởng tiêu cực:

Ngành du lịch là ngành kinh tế mang tính thời vụ, do đó ảnh hưởng rất lớn tới việc sửdụng lao động Cư dân địa phương ở nhiều trung tâm du lịch, trong khi đất đai của họ bịmất dần do sự phát triển của các hoạt động du lịch do không được đào tạo và bồi dưỡng, cóthể biến thành những người lao động giản đơn, lao động thời vụ với tiền công rẻ mạt và thunhập không ổn định Đây cũng là bài toán khó cho các nhà quản lý

Di sản thiên nhiên và văn hoá cũng như tính đa dạng của các nền văn hoá đang tồn tại lànhững hấp lực to lớn, một kiểu du lịch cực đoan hoặc quản lý tồi có thể đe doạ tính toànvẹn của hình thể tự nhiên và ý nghĩa của di sản Sự viếng thăm thường xuyên của khách dulịch cũng có thể làm cho hệ sinh thái, văn hoá và lối sống cộng đồng chủ nhà bị xuống cấp

Du lịch gây ra một số tệ nạn xã hội do kinh doanh các loại hình không lành mạnh: Bêncạnh những tác động tích cực làm tăng tầm hiểu biết và ý thức con người đối với nền vănhóa, một số nhân tố tiêu cực đã làm xấu đi bộ mặt của ngành nghề, gây ra những ấn tượngkhông tốt (tranh dành, lôi kéo khách,…)

4.3 Ảnh hưởng tới môi trường tự nhiên

• Ảnh hưởng tích cực:

Bảo tồn thiên nhiên: Hoạt động du lịch tạo ra hiệu quả tốt đối với việc sử dụng hợp lý vàbảo vệ tối ưu các nguồn tài nguyên và môi trường du lịch góp phần tích cực vào việc bảotồn các vườn quốc gia, các khu bảo tồn tự nhiên, các khu rừng văn hóa – lịch sử – môitrường, tu bổ, bảo vệ hệ thống đền đài lịch sử, kiến trúc mỹ thuật

Tăng cường chất lượng môi trường: Du lịch có thể cung cấp những sáng kiến cho việc làmsạch môi trường thông qua kiểm soát chất lượng không khí, nước, đất, ô nhiễm tiếng ồn,

Trang 12

thải rác và các vấn đề môi trường khác thông qua các chương trình quy hoạch cảnh quan,thiết kế xây dựng và duy tu bảo dưỡng các công trình kiến trúc.

Du lịch góp phần tích cực tu sửa phát triển cảnh quan đô thị, cảnh quan tại các điểm du lịchnhư tu sửa nhà cửa thành những cơ sở du lịch mới, cải thiện môi trường cho cả du khách

và cư dân địa phương bằng cách gia tăng phương tiện vệ sinh công cộng, đường sá thôngtin, năng lượng, nhà cửa xử lí rác và nước thải,

• Ảnh hưởng tiêu cực:

Tài nguyên nước: Ô nhiễm nguồn nước xảy ra do các nguyên nhân khác nhau như do cácchất thải chưa được xử lí thải vào nguồn nước, do việc thải dầu, mỡ, các chất hyđrocacboncủa các phương tiện giao thông thuỷ ( tàu, thuyền du lịch, ca nô…) Hay do hoạt động của

du khách như: vứt rác bừa bãi, Đặc biệt, tại những nơi chặt phá rừng ngập mặn để xâybến cảng, chất lượng nước giảm đi rất nhiều, nước bị đục, quá trình trầm lắng tăng Sinhvật đáy bị huỷ diệt, chất bẩn do nạo vét tăng nên

Tài nguyên không khí: Tuy được coi là ngành “công nghiệp không khói”, nhưng du lịch cóthể gây ô nhiễm khí thông qua phát xả khí thải động cơ xe máy và tàu thuyền, đặc biệt là ởcác trọng điểm và trục giao thông chính Trạng thái ồn ào phát sinh do việc tăng cường sửdụng các phương tiện cơ giới như thuyền, phà gắn máy, xe máy…cũng như hoạt động của

du khách tại các điểm du lịch tạo nên những hậu quả trước mắt cũng như lâu dài

Tài nguyên đất: Du lịch kéo theo việc xây dựng kết cấu hạ tầng, khách sạn và công trìnhdịch vụ du lịch Điều này tất yếu dẫn đến việc xâm lấn những diện tích đất trước đây lànhững cảnh quan thiên nhiên, những khu đất trồng trọt và chăn nuôi Bên cạnh đó, việcthay đổi mục đích sử dụng đất dẫn đến mất cân bằng sinh thái, thay đổi cảnh quan, đẩynhanh quá trình xói mòn

Tài nguyên sinh vật: Một số hoạt động thái quá của du khách như chặt cây bẻ cành, sănbắn chim thú tại những khu rừng tự nhiên cũng là nguyên nhân làm giảm sút cả số lượnglẫn chất lượng sinh vật trong phạm vi khu du lịch Các yếu tố ô nhiễm như là rác và nướcthải không được xử lí đúng mức sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến các hệ sinh thái ở dưới nước.Việc săn bắt chuyên nghiệp cũng góp phần làm giảm đi nhiều loài sinh vật đang bị đe doạdiệt vong

Trang 13

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG DU LỊCH TẠI THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG GIAI ĐOẠN 2010 – 2017

1 TỔNG QUAN VỀ HẢI PHÒNG VÀ TIỀM NĂNG DU LỊCH

1.1 Khái quát về thành phố Hải Phòng

Hải Phòng, hay còn được gọi là Thành phố cảng, là trung tâm công nghiệp, cảng biển lớn

nhất ở miền Bắc, một đầu mối giao thông quan trọng chiến lược của cả nước với hệ thốnggiao thông thủy, bộ, hàng không đa dạng và hiện đại Đây cũng là trung tâm kinh tế, vănhóa, y tế, giáo dục, thương mại của Vùng duyên hải Bắc Bộ Hải Phòng là thành phố lớnthứ 3 Việt Nam và lớn thứ hai miền Bắc sau Hà Nội, được xếp vào một trong năm đô thịđặc biệt của Việt Nam

1.2 Lịch sử

Hải Phòng là vùng đất đầu sóng, ngọn gió của đất nước, có vị thế chiến lược trong toàn bộtiến trình đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc ta Người Hải Phòng với tinh thầnyêu nước nồng nàn, tính cách dũng cảm, kiên cường, năng động, sáng tạo, đã từng chứngkiến và tham gia vào nhiều trận quyết chiến chiến lược trong chiến tranh giải phóng dântộc và bảo vệ Tổ quốc Đồng thời, đây cũng là vùng đất in đậm dấu ấn chống giặc ngoạixâm trong suốt quá trình lịch sử 4000 năm của dân tộc Việt Nam với các chiến thắng lẫylừng trên sông Bạch Đằng: trận Bạch Đằng 938 của Ngô Quyền, trận Bạch Đằng 981 của

Lê Hoàn, trận Bạch Đằng 1288 của Trần Hưng Đạo mà đến nay các chiến tích đó vẫn còntồn tại rất nhiều di tích lịch sử, lưu truyền biết bao truyền thuyết dân gian, để lại cho hậuthế nhiều công trình văn hóa, nghệ thuật có giá trị

Ngày 20/11/ 1946, quân và dân Hải Phòng đã tiến hành thành công cuộc chiến tranh nhândân chống thực dân Pháp, lập được nhiều chiến công, góp phần vào chiến thắng Điện BiênPhủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” Từ đó Đảng bộ và nhân dân Hải Phòng đãliên tục cố gắng để xây dựng Hải Phòng trở thành cảng biển cấp quốc gia và có tầm quantrọng trong việc vận chuyển hàng hóa

1.3 Vị trí địa lý

Hải Phòng là một thành phố ven biển thuộc khu vực đồng bằng duyên hải Bắc Bộ, phíaBắc giáp tỉnh Quảng Ninh, phía Tây giáp tỉnh Hải Dương, phía Nam giáp tỉnh Thái Bình,phía Đông giáp Vịnh Bắc Bộ thuộc biển Đông – cách huyện đảo Bạch Long Vĩ khoảng70km Thành phố cách thủ đô Hà Nội 120 km về phía Đông Đông Bắc

Trang 14

1.4 Tài nguyên du lịch tự nhiên

Địa hình đồi núi ở Hải Phòng chiếm 15%, phân bố chủ yếu ở phía Bắc nên địa hình phíaBắc có hình dáng và cấu tạo địa chất của vùng trung du với những đồng bằng xen đồi

1.4.2 Khí hậu, thủy văn, sông ngòi

• Khí hậu

Thời tiết Hải Phòng mang tính chất đặc trưng của thời tiết miền Bắc Việt Nam: nóng ẩm,mưa nhiều, có 4 mùa Xuân, Hạ, Thu, Đông tương đối rõ rệt Mùa đông ở Hải Phòng khíhậu thường lạnh và khô, kéo dài từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau; khí hậu mùa hè thườngnồm và mưa nhiều, kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10 Lượng mưa trung bình hàng năm từ

1600 – 1800 mm Bão thường xảy ra từ tháng 6 đến tháng 9

• Sông ngòi

Hải Phòng có mạng lưới sông ngòi khá dày đặc, điều này góp phần rất lớn tạo nên sự thuậnlợi cho sự phát triển giao thông đường thủy nội địa Các sông ở Hải Phòng đều là hạ lưucủa hệ thống sông Thái Bình chảy theo hướng Tây Bắc – Đông Nam đổ ra Vịnh Bắc Bộtạo ra một vùng hạ lưu màu mỡ, dồi dào nước ngọt phục vụ đời sống của nhân dân nơi đây

Hệ thống đê sông và đê biển ở Hải Phòng khá vững chãi, thể hiện ý chí của người dântrong việc trị thủy để sản xuất nông nghiệp

1.4.3 Cảng, tài nguyên biển

Được coi là cửa ngõ quan trọng của phía Bắc và là khu vực có cảng biển phát triển năngđộng nhất, hệ thống cảng biển ở Hải Phòng ngày càng phát triển mạnh mẽ cùng với đó lànguồn tài nguyên biển phong phú đã giúp cho Hải Phòng duy trì tăng trưởng kinh tế ở mứccao và phát triển hệ thống cảng ngang tầm khu vực và thế giới

Hệ thống cảng biển ở Hải Phòng có sức hút rất lớn, lượng hàng gia tăng không ngừng quacác năm, trong đó chủ đạo vẫn là mặt hàng container, chiếm đến 90% và hơn 50% tổnglượng hàng hóa xuất nhập khẩu ở khu vực này Với sự phát triển cảng biển mạnh mẽ, Hải

Trang 15

Phòng đã và đang từng bước khẳng định vị thế của một thương cảng lớn có công nghệ xếp

dỡ hiện đại, tiên tiến với sự trang bị công nghệ chuyên dụng từ các nước phát triển nhưNhật Bản, Đức, Hà Lan,…

Hải Phòng là một địa phương có vị trí địa lý thuận lợi để phát triển kinh tế biển; nằm ở vịtrí cửa ngõ giao thương miền Bắc của Việt Nam, là một trong ba đỉnh tam giác kinh tếtrọng điểm (Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh) Trên thực tế, tài nguyên biển được coi làmột trong những nguồn tài nguyên quý hiếm của Hải Phòng với gần 1000 loài tôm, cá vàhàng chục loài rong biển có giá trị kinh tế cao như tôm rồng, tôm he, cua bể, đồi mồi, sòhuyết, cá heo, ngọc trai, tu hài, bào ngư,… là những hải sản được thị trường thế giới rất ưachuộng Biển Hải Phòng có nhiều bãi cá, lớn nhất là bãi cá quanh đảo Bạch Long Vĩ.Ngoài ra vùng biển quanh quần đảo Cát Bà có đến 900 loài cá và hàng trăm loài nhuyễnthể

1.4.4 Sinh vật

Hải Phòng có điều kiện tự nhiên rất phong phú, giàu đẹp, và có nhiều nét độc đáo mangsắc thái cảnh quan nhiệt đới gió mùa Chính vì sự ưu ái như vậy mà đảo Cát Bà đã trởthành vùng đảo đa dạng sinh vật biển nhất trong các vùng đảo miền Bắc Việt Nam Nơiđây có rừng quốc gia Cát Bà – khu dự trữ sinh quyển thế giới – là khu rừng nhiệt đớinguyên sinh nổi tiếng, đặc biệt phong phú về số lượng loài động thực vật, trong đó cónhiều loài được xếp vào loài quý hiếm của thế giới Cụ thể, trong số trên 2000 loài độngthực vật tại Cát Bà thì có tới gần 60 loài đã được coi là các loài đặc hữu và quý hiếm đãđược đưa vào Sách đỏ Việt Nam như các loài động vật: ác là, vọoc đầu trắng, quạ khoang,

… và các loài thực vật: chỉ đài, trúc đũa, sến mật,…

1.5 Tài nguyên du lịch nhân văn

Với bề dày lịch sử vinh quang ngàn năm, Hải Phòng có thể coi là một vùng đất hội tụ đủkhí thiêng sông núi Khi đặt chân đến bất cứ đâu trên Hải Phòng, chúng ta đều có thể bắtgặp các đền chùa, di tích hay lễ hội gắn với những truyền thuyết, huyền thoại về lịch sửoanh liệt chống giặc ngoại xâm của Hải Phòng Và chính những nguồn tài nguyên du lịchnhân văn này mới chính là nguồn tiềm năng quan trọng cần được bảo vệ và cải tạo

Trang 16

được xây dựng ở đầu thế kỷ 20, là di tích lịch sử cấp quốc gia Đền Nghè thờ nữ tướng LêChân – vị tướng tài ba trong cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng Hay như chùa Cao Linh – mộttrong những ngôi chùa có cảnh quan đẹp và hấp dẫn của Hải Phòng Với đường nét xâydựng độc đáo, kiến trúc đậm đà bản sắc văn hóa Phật giáo, trong tương lai chùa sẽ trởthành nơi sinh hoạt tín ngưỡng tôn giáo của những người con Phật và hơn thế nữa, nó sẽtrở thành địa điểm tham quan lý tưởng của khách du lịch trong và ngoài nước

Khu di tích và đền thờ Trình quốc công Nguyễn Bỉnh Khiêm thuộc xã Lý Học, huyện VĩnhBảo, thành phố Hải Phòng hàng năm đón tiếp hàng nghìn du khách, đặc biệt là học sinhsinh viên đến dâng hương tưởng nhớ một bậc hiền tài của đất nước Khu di tích này khôngchỉ mang giá trị lịch sử-giáo dục mà còn là một nơi du khách có thể trải nghiệm không gianvăn hóa kiến trúc đặc trưng của đồng bằng Bắc Bộ Nơi đây cũng được Nhà nước côngnhận là di tích quốc gia đặc biệt

1.5.2 Di tích

Đến thành phố Hải Phòng, ngoài thăm quan danh lam thắng cảnh thì du khách không thể

bỏ qua vẻ đẹp cũng như sự cổ kính của các di tích lịch sử nơi đây Những di tích lịch sử ấychính là những bằng chứng hào hùng nhất cho tinh thần chiến đấu chống giặc ngoại xâmcủa quân và dân Hải Phòng nói riêng và dân tộc Việt Nam nói chung Đáng nói đến nhấtchính là di tích Bạch Đằng Giang – nơi hội tụ hồn thiêng sông núi Nằm ngay cửa sôngBạch Đằng, di tích Bạch Đằng Giang xứng đáng là quần thể hội tụ những dấu ấn lịch sử,văn hóa, tín ngưỡng lớn bậc nhất Hải Phòng, là một trong những địa điểm du lịch hấp dẫn

du khách trong và ngoài nước đến thăm quan

Đã là người Việt Nam thì không thể không biết đến những trận đánh lịch sử trên sông BạchĐằng của ông cha ta Nơi đây tuy diện tích không lớn nhưng nó lại đặc biệt vì nó gắn liềnvới 3 trận thủy chiến Và sông Bạch Đằng chính là bằng chứng sống biểu tượng cho tinhthần của một dân tộc anh hùng, đoàn kết vượt qua tất cả để chiến thắng quân xâm lược Đểtrở thành một khu vực có thể hấp dẫn khách du lịch như hiện nay thì chắc chắn không thểnào thiếu bàn tay khéo léo của con người Năm 2008, những người có tâm huyết đã mộtlần nữa khôi phục lại giá trị thiêng liêng của di tích lịch sử này và chỉ trong một thời gianngắn, hàng loạt công trình của khu di tích Bạch Đằng Giang đã được hình thành Nổi tiếngnhất đó là đền thờ ba nhà cầm quân lẫy lừng của dân tộc: Vua Lê Đại Hành, Quốc CôngTiết chế Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn và Đức Vương Ngô Quyền – những người làmnên lịch sử dân tộc, những người đại diện cho tinh thần đấu tranh kiên cường bất khuất củangười Việt Nam

Trang 17

1.5.3 Lễ hội

Trong bối cảnh hiện nay, lễ hội nói chung và lễ hội dân gian nói riêng là những sản phẩmtinh thần đặc biệt, đáp ứng nhu cầu văn hóa của mọi tầng lớp nhân dân Đồng thời là nguồntài nguyên du lịch quý giá, vừa phục vụ việc khai thác kinh doanh du lịch, vừa góp phầnquảng bá sự đa dạng văn hóa của cộng đồng các dân tộc Việt Nam Lễ hội chọi trâu ở ĐồSơn, Hải Phòng là một ví dụ điển hình cho điều đó

Đã từ bao đời nay, người dân Đồ Sơn thường truyền nhau câu ca dao nói về hội chọi trâu

để nhớ về lễ hội mang đậm bản sắc cư dân vùng biến Hải Phòng:

Dù ai buôn đấu bán đâu

Bên cạnh lễ hội Chọi trâu truyền thống, lễ hội Hoa phượng đỏ cũng là một điểm nhấn dulịch của thành phố này Hoa phượng vỹ được đem đến Hải Phòng khi người Pháp đặt chânđến thành phố và loài hoa này rất phù hợp với thổ nhưỡng nơi đây Theo ước tính, cókhoảng 9000 cây hoa phượng vỹ được trồng trên khắp thành phố Hải Phòng còn được gọivới một cái tên đầy mỹ miều “Thành phố Hoa phượng đỏ” Lễ hội Hoa phượng đỏ được tổchức lần đầu tiên vào năm 2012 và diễn ra hàng năm vào dịp cuối tháng năm, thời điểmloài hoa này khoe sắc rực rỡ nhất Có rất nhiều hoạt động được tổ chức trong thời điểm lễhội như Carnaval đường phố, đêm nhạc, pháo hoa phục vụ du khách đến tham quan thưởngthức vẻ đẹp của hoa phượng đỏ nở rộ trên khắp thành phố

Tóm lại, với những lợi thế đặc thù về vị trí địa lý, tài nguyên tự nhiên dồi dào, phong phú

đã tạo nên thuận lợi hết sức to lớn để Hải Phòng có thể trở thành đầu mối giao thông quantrọng, cửa ngõ chính của cả miền Bắc, kết nối các tỉnh ven biển Đông Bắc Bộ với thủ đô

Trang 18

hàng hóa từ thành phố cảng lớn nhất Việt Nam Bên cạnh đó, những tài nguyên du lịchnhân tạo cũng đóng góp phần rất quan trọng trong việc phát triển du lịch thành ngành kinh

tế mũi nhọn ở Hải Phòng Tất cả các yếu tố trên đã và sẽ làm cho thành phố này trở thànhmột địa danh du lịch nổi tiếng trong nước và quốc tế và là một trong những trọng điểm dulịch hết sức hấp dẫn của vùng ven biển Bắc Bộ, có vị trí đặc biệt trong chiến lược pháttriển du lịch Việt Nam

2 THỰC TRẠNG CƠ SỞ VẬT CHẤT VÀ CƠ SỞ HẠ TẦNG TẠI THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG

2.1 Cơ sở hạ tầng

2.1.1 Hệ thống giao thông

Hải Phòng là một trong những cửa ngõ giao thương quan trọng nhất của miền Bắc, kết nốiThủ đô Hà Nội với các tuyến giao thông hàng hải quốc tế Bởi vậy, hệ thống giao thông ởthành phố này rất được chú trọng đầu tư với các hệ thống cảng biển, đường sông, đườnghàng không, đường bộ, đường sắt vô cùng phát triển Đây cũng là một trong những lợi thế

vô cùng nổi trội của Hải Phòng trong ngành du lịch

• Hệ thống cảng biển

Cảng Hải Phòng là một cụm cảng biển tổng hợp cấp quốc gia, cùng với Cảng Sài Gòn làmột trong 2 hệ thống cảng biển lớn nhất Việt Nam, hiện đang được Chính phủ nâng cấp.Cảng Hải Phòng nằm trên tuyến đường giao thông trên biển, kết nối Singapore với HồngKông và các cảng của Đông Á và Đông Bắc Á

Theo số liệu thống kê của Cảng vụ hàng hải Hải Phòng: Trong những năm gần đây, tốc độtăng trưởng về sản lượng hàng hóa và tàu thuyền thông qua khu vực cảng biển Hải Phòngluôn đạt mức cao từ 10-15% Năm 2015 là 74,56 triệu tấn tương ứng với 19.646 lượt tàuthuyền; năm 2016 là 79,2 triệu tấn tương ứng 18.641 lượt tàu thuyền; 8 tháng đầu năm

2017 là 52,2 triệu tấn tương ứng 12.209 lượt tàu thuyền

Sự phát triển của hệ thống cảng biển giúp Hải Phòng trở nên năng động và nhạy cảm hơnkhi tiếp xúc thường xuyên với luồng hàng mới từ khắp nơi đồ về

• Hệ thống cảng sông, tuyến đường sông

Một số tuyến sông phát triển ở Hải Phòng như Cảng sông Vật Cách, Cảng sông Sở Dầu,Bến tàu khách Cửa Cấm,… giúp Hải Phòng giao thương dễ dàng với các tỉnh phía Bắc nhưQuảng Ninh, Hải Dương, Hà Nội, Tuyên Quang, Việt Trì, Hòa Bình, Lào Cai; cũng nhưcác tỉnh phía Nam như Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình

Trang 19

• Đường sắt

Hải Phòng có một tuyến đường sắt Hà Nội - Hải Phòng, do Pháp xây dựng từ năm 1901,hiện được sử dụng để vận chuyển hành khách và hàng hóa Với chiều dài 102 km, gần nhưsong song với quốc lộ 5A, tuyến chạy qua địa phận các tỉnh thành Hải Dương, Hưng Yên,

Hà Nội Cùng với ga Huế và ga Nha Trang, ga Hải Phòng nằm trong số ít những ga đườngsắt rất đẹp vẫn còn giữ được nguyên vẹn nét kiến trúc thời Pháp thuộc Đây vừa là mộtphương tiện đi lại, vừa là một trong những điểm thu hút khách du lịch của thành phố

• Đường hàng không

Sân bay quốc tế Cát Bi là sân bay đầu tiên của miền Bắc thời Pháp thuộc, hiện được sửdụng hỗn hợp dân sự - quân sự Năm 2014, sân bay đã được đầu tư, nâng cấp cải tạo đườngbăng có thể đón được các loại máy bay cỡ lớn như B747, B777, A330 và trở thành sân bay

dự bị đầy đủ cho Sân bay quốc tế Nội Bài Sân bay Cát Bi còn được đầu tư xây mới thápkhông lưu, nhà ga hành khách và các công trình phụ trợ, chính thức được nâng cấp trởthành Cảng hàng không quốc tế, kết nối Hải Phòng với các trung tâm kinh tế, văn hóa dulịch của Việt Nam và nhiều nước châu Á như Hàn Quốc, Nhật Bản, Thái Lan,

Thành phố có dự án xây dựng thêm một cảng hàng không quốc tế Hải Phòng dự kiến đặttại huyện Tiên Lãng Đây là dự án có khả năng sẽ là sân bay lớn nhất tại miền Bắc với quy

mô khoảng 6000 ha với tổng vốn đầu tư dự tính hiện thời qua 3 giai đoạn đến 2030 là hơn

8 tỉ USD Dự án này sẽ mở ra cơ hội vô cùng lớn để Hải Phòng đón các luồng khách dulịch từ khắp mọi tỉnh thành trong cả nước và đặc biệt là các đoàn khách quốc tế một cách

dễ dàng và thuận tiện hơn

• Đường bộ

Quốc lộ 5A, Quốc lộ 10, Quốc lộ 37, hay tuyến Đường cao tốc Hà Nôi – Hải Phòng,Đường cao tốc Quảng Ninh – Hải Phòng – Ninh Bình, Đường xuyên đảo Hải Phòng – CátBà,… đều là những tuyến đường lớn, tỏa từ Hải Phòng đi khắp các tỉnh và địa điểm du lịchkhác Hệ thống giao thông bộ hiện đại và ngày càng được nâng cấp này tạo cho Hải Phòngmột lợi thế vô cùng lớn để đón thêm nhiều lượt khách, đặc biệt là từ khu vực các tỉnh thànhphía Bắc khi việc di chuyển bằng đường bộ đến thành phố ngày càng dễ dàng và tiết kiệmthời gian

2.1.2 Hệ thống cấp thoát nước và nguồn điện

Với quy mô của một thành phố trực thuộc trung ương lớn thứ ba cả nước, Hải Phòng sởhữu một hệ thống cung cấp điện nước hiện đại và đồng bộ, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của

Trang 20

nhân dân và có khả năng cung cấp đầy đủ cho các khu du lịch nghỉ dưỡng, khu chế xuất,khu công nghiệp phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế.

Hệ thống cấp điện

Tổng công suất của Nhà máy Nhiệt điện Hải Phòng giai đoạn 1 và 2 là 2.200 MW Mỗinăm Nhà máy cấp vào mạng lưới điện quốc gia trên 6 tỷ Kwh, góp phần quan trọng vào sựphát triển kinh tế – xã hội của thành phố và các tỉnh khu vực Đông – Bắc

Hệ thống cấp nước

Thành phố hiện có 7 nhà máy xử lý nước với tổng công suất 214.000m3/ngày đêm Chấtlượng nước xử lý đạt tiêu chuẩn của tổ chức WHO và lượng nước đủ đáp ứng cho mọi yêucầu, kể cả hoạt động du lịch Tại mỗi huyện, có các nhà máy xử lý nước cỡ nhỏ cung cấp

đủ cho nhu cầu địa phương

2.1.3 Nhà ở, thông tin liên lạc

Những năm gần đây, Hải Phòng luôn chú trọng chỉnh trang và cải tạo các khu đô thị cũtheo hướng hiện đại, văn minh, cùng với đó là các công trình mới phục vụ nhu cầu giải trí,sinh hoạt cộng đồng của người dân Những khu dân cư cũ kỹ, nhà hàng, khu vực bè phè,nhức nhối giờ đây đã nhường chỗ cho những dự án xã hội như xây vỉa hè kết hợp với hệthống thu gom nước mưa, nước thải; mở rộng sông Tam Bạc bằng việc nạo vét lòng sông,

kè hai bên, làm đường,… Đô thị Hải Phòng giờ đây sẽ khoác lên mình tấm áo mới, thu hútnguồn lực của Nhà nước và Doanh nghiệp tư nhân, xứng đáng là đô thị loại 1 cấp quốc gia,

đo thị lớn thứ 3 của cả nước

Cùng với việc cải tạo các khu đô thị, thành phố cảng cũng thu hút rất nhiều sự chú ý củacác tập đoàn bất động sản lớn như VinGroup, FLC, Sun Group,… bởi các lợi thế nổi trộicủa mình Hàng loạt các dự án du lịch, nghỉ dưỡng, các khách sạn 5-6 sao, các khu biệt thựnổi, biệt thự trong rừng, căn hộ hạng sang và hạng trung, các khu vui chơi giải trí,… đangđược các tập đoàn nhắm đến đầu tư tại các khu vực như Cát Hải - Cát Bà, Thủy Nguyên,

Đồ Sơn,…

Hướng về phía Nam là Khu đô thị ven sông Lạch Tray do Công ty Apage đầu tư theohướng phát triển đô thị xanh với hệ thống 425 biệt thự đơn lập, song lập, nhà phố thươngmại (shophouse), nhà ở liền kề và 6 tòa nhà phức hợp cao tầng, tạo lập phong cách sốngmới, thúc đấy các hoạt động du lịch nghỉ dưỡng tại đây Ngoài ra, tập đoàn VinGroup cũngkhông thể bỏ qua vùng đất đầy tiềm năng này với dự án Vinhomes Imperia Hải Phòngđang được quy hoạch theo thiết kế đa dạng: hiện đại, tân cổ điển và cổ điển với các phânkhu chức năng gồm: khu nhà thấp tầng, cao ốc, công trình công cộng, mặt nước, cây xây

Ngày đăng: 04/08/2020, 20:05

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
2. Ban văn hóa - TTTT Di tích Bạch Đằng Giang, Giới thiệu, Internet: http://ditichbachdanggiang.vn/gioi-thieu, 2017 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giới thiệu
3. Wikipedia, Hải Phòng, Internet: https://vi.wikipedia.org/wiki/H%E1%BA%A3i_Ph%C3%B2ng Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hải Phòng
4. Điều kiện tự nhiên, Internet: http://hppc.gov.vn/101091-l5/3791223-n60.htm, 19/02/2017 5. Tổng hợp các lễ hội truyền thống lâu đời tại Hải Phòng, Internet:http://taihaiphong.com/le-hoi-o-hai-phong, 07/07/2017 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Điều kiện tự nhiên, "Internet: http://hppc.gov.vn/101091-l5/3791223-n60.htm, 19/02/20175. "Tổng hợp các lễ hội truyền thống lâu đời tại Hải Phòng, Internet
6. Những điểm du lịch tâm linh nổi tiếng tại Hải Phòng, Internet: http://haiphongaz.com/du-lich/nhung-diem-du-lich-tam-linh-noi-tieng-tai-hai-phong-32900.html, 2016 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những điểm du lịch tâm linh nổi tiếng tại Hải Phòng
7. Thanh Phương, Hải Phòng: Phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn, Internet: https://baomoi.com/hai-phong-phat-trien-du-lich-thanh-nganh-kinh-te-mui-nhon/c/20804323.epi, 11/11/2016 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hải Phòng: Phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn
8. Thanh Tâm, vietnamtourism.gov.vn, Hội thảo bàn về giải pháp phát triển du lịch Hải Phòng, Internet: http://vietnamtourism.gov.vn/index.php/items/21542,23/09/2016 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hội thảo bàn về giải pháp phát triển du lịch Hải Phòng
9. Sở kế hoạch đầu tư Hải Phòng, “Hệ thống điện và nước”, trích nguồn Haiphongdpi.gov.vn/2017/09/22/he-thong-dien-va-nuoc/ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hệ thống điện và nước
10. Quốc Cường, “Hải Phòng: Thị trường lao động ổn định”, Báo Công thương, 16/02/2017, nguồn baocongthuong.com.vn/hai-phong-thi-truong-lao-dong-on-dinh.html Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hải Phòng: Thị trường lao động ổn định
11. “6 tháng đầu năm Hải Phòng đón hơn 3 triệu lượt du khách”, theo Tổng cục du lịch, nguồn http://vietnamtourism.gov.vn/index.php/items/24199 Sách, tạp chí
Tiêu đề: 6 tháng đầu năm Hải Phòng đón hơn 3 triệu lượt du khách
12. Đại Vũ, “Hạ tầng cảng biển Hải Phòng hướng tới quy mô hiện đại”, Báo xây dựng, nguồn www.baoxaydung.com.vn/news/vn/kinh-te/ha-tang-cang-bien-hai-phong-huong-toi-quy-mo-hien-dai.html Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hạ tầng cảng biển Hải Phòng hướng tới quy mô hiện đại
1. GS.TS. Nguyễn Văn Đính & TS. Trần Thị Minh Hòa, Giáo trình Kinh tế du lịch, HN, NXB Đại học Kinh tế quốc dân, 2006 Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w