Theo tiêu chí tài nguyên, môi trường

Một phần của tài liệu tiểu luận kinh tế du lịch thực trạng hoạt động dụ lịch ở thành phố hải phòng từ 2010 – 2017 và đề xuất phát triển du lịch bền vững (Trang 26 - 29)

3. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN DU LỊC HỞ HẢI PHÒNG THEO TIÊU CHÍ PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG:

3.3Theo tiêu chí tài nguyên, môi trường

Xác định rõ môi trường du lịch là vấn đề quan trọng có ý nghĩa sống còn đối với sự phát triển của ngành du lịch, Thành ủy và UBND thành phố Hải Phòng đã chủ động ban hành một số văn bản chỉ đạo: Nghị quyết số 04/NQ-TƯ của Thành ủy Hải Phòng về phát triển du lịch giai đoạn 2013 - 2020, định hướng 2030; Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ thành phố lần thứ XV xác định:” phát triển mạnh du lịch, nhất là du lịch cao cấp theo hướng vừa khai thác có hiệu quả tài nguyên du lịch, vừa tôn tạo, bảo vệ tài nguyên, môi trường sinh thái …” Tuy nhiên, vấn đề bảo vệ môi trường vẫn đang là một vấn đề nhức nhối cần được giải quyết khi phát triển du lịch.

Thứ nhất là áp lực của lượng khách ngày càng đông đến với Hải Phòng khiến lượng rác thải tăng cao. Trong mấy năm gần đây, Việt Nam là điểm đến an toàn cho khách du lịch, lượng khách du lịch quốc tế ngày càng tăng cả số lượng và thành phần, làm gia tăng số lượng khách tham quan đến các khu du lịch trong nước trong đó có Hải Phòng. Đối với khách du lịch nội địa, do nhu cầu hành hương, lễ hội, lưu lượng ngày nghỉ và mức sống của người dân không ngừng tăng lên, dẫn đến số lượng khách từ các địa phương đến các điểm du lịch Đồ Sơn, Cát Bà không ngừng tăng lên. Lượng khách tăng dẫn đến rác thải gia tăng tỷ lệ thuận theo từng năm, nếu chỉ sử dụng mức tính trung bình 01 khách du lịch thải ra 3,5 kg rác/ngày thì lượng rác thải do khách thải ra vào năm 2010 là 13.000kg, năm 2015 là 15.000kg và đến 2020 là 24.000kg. Khối lượng nước thải cũng gia tăng tương ứng, nếu lượng nước thải được tính là 80% lượng nước cấp thì lượng nước thải trung bình cho 01 khách du lịch là 120 lít và nhân viên phục vụ là 60 lít, như vậy lượng nước thải phải xử lý cho một ngày đối với khách du lịch tại Hải Phòng vào năm 2010 là 480.000 lít, năm 2015 là 700.000 lít và 2020 là 900.000 lít. Trong khi đó, hệ thống xử lý tập trung rác thải, nước thải trên các khu, điểm du lịch chưa được hoàn chỉnh và chưa được đầu tư.

Thứ hai là tính mùa vụ của du lịch tạo áp lực rất lớn với việc bảo vệ môi trường. Là một tỉnh nằm ở vùng Bắc bộ nên chịu ảnh hưởng sâu sắc của thời tiết khí hậu miền Bắc và ảnh hưởng mang tính xã hội về mùa lễ hội, mùa du lịch của khách quốc tế và kỳ nghỉ của

học sinh, sinh viên nên mùa du lịch lượng khách du lịch gia tăng tại các điểm khu du lịch trên địa bàn Hải Phòng; thời gian từ tháng 5 đến tháng 9, mức tăng từ 70 - 90%. Sự gia tăng đột biến trong thời gian ngắn và lực lượng lao động phục vụ cho công tác bảo vệ môi trường chưa đầy đủ, chưa hoàn thiện dẫn đến công tác khắc phục các sự cố môi trường xảy ra không hiệu quả dẫn đến áp lực đối với tài nguyên tự nhiên đặc biệt là hệ sinh thái rất lớn.

Thứ ba là áp lực đến công tác bảo tồn giá trị tự nhiên và đa dạng hệ sinh học. Cát Bà được công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới và cũng là bộ phận không tách rời của Di sản Thiên nhiên thế giới Hạ Long. Sự công nhận đó của các tổ chức quốc tế đang mang lại nguồn khách du lịch ngày càng tăng cho Hải Phòng và các tỉnh lân cận. Theo thống kê, lượng khách đến Cát Bà năm 2002 là 109.000 lượt người, đến năm 2005 l.450.000 lượt người, đến năm 2008 tăng lên gần 01 triệu lượt khách. Đây là một thách thức không nhỏ đối với Du lịch Hải Phòng trong công tác bảo tồn giá trị tự nhiên và đa dạng hệ sinh học.

Thứ tư là các doanh nghiệp còn thiếu trách nghiệm đối với môi trường chung. Do áp lực về doanh thu và thu hồi vốn đầu tư khiến một số cơ sở kinh doanh dịch vụ đã không tuân thủ đối với trách nhiệm của doanh nghiệp, cá nhân trong bảo vệ môi trường chung. Hiện nay, nhiều doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ tại khu vực Đồ Sơn, Cát Bà chưa có hệ thống thu gom, xử lý nước thải còn đổ nước thải thẩm thấu xuống đất hoặc đổ ra biển; một số nhà hàng tại Đồ Sơn còn buôn bán các động vật quý hiếm được bảo vệ; hiện tượng săn bắt, khai thác hệ sinh thái quý hiếm còn xảy ra trong các khu bảo tồn. Một số dự án, các dịch vụ còn khai thác các tài nguyên nhạy cảm dễ tổn thương. Vấn đề rác thải, chất thải rắn và khí thải còn gia tăng tại các khu du lịch Đồ Sơn, ven biển Cát Bà trong thời vụ và cuối vụ du lịch

Thứ năm là công tác quản lý giám sát môi trường vẫn chưa được thường xuyên. Du lịch Hải Phòng mang lại nhiều nguồn thu cho ngân sách địa phương và giải quyết nhiều việc làm cho người lao động. Do bất cập trong công tác tổ chức nên chưa có bộ phận, hay cán bộ chuyên trách về môi trường du lịch trực thuộc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Là địa phương có nhiều khu, điểm du lịch, tập trung nhiều nhất tại khu du lịch Đồ Sơn và đảo Cát Bà, nhưng tại các khu du lịch cơ quan quản lý chuyên ngành du lịch chưa tiến hành quan trắc và đánh giá tác động du lịch đối với môi trường từ hoạt động du lịch và những ngành khác tại các khu vực này. Tại các khu vực nhạy cảm đối với thiên nhiên chưa có hệ thống quan trắc môi trường hay định kỳ quan trắc để theo dõi diễn biến môi trường và hệ sinh thái. Hệ thống thu gom, xử lý rác thải và nước thải tập trung cho từng khu du lịch hầu như chưa có nên các cơ sơ kinh doanh dịch vụ còn thải tự do ra môi trường gây ô nhiễm cục bộ tại một số khu du lịch.

Một phần của tài liệu tiểu luận kinh tế du lịch thực trạng hoạt động dụ lịch ở thành phố hải phòng từ 2010 – 2017 và đề xuất phát triển du lịch bền vững (Trang 26 - 29)