1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

tiểu luận kinh tế du lịch tác động kinh tế của du lịch tới sự phát triển kinh tế của đà nẵng

33 116 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 33
Dung lượng 122,32 KB

Nội dung

Đóng góp trực tiếp của Du lịch vào GDP phản ánh chi tiêu nội bộ cho Du lịchtổng chi tiêu trong một quốc gia cụ thể về Du lịch bởi dân cư và người không phải làdân cư cho mục đích kinh do

Trang 1

1 Cơ sở lý thuyết tác động kinh tế của du lịch

1.1 Tác động kinh tế Hiệu ứng số nhân và sự rò rỉ

1.1.1 Quan niệm về tác động kinh tế

Tác động kinh tế là những lợi ích và chi phí trực tiếp và gián tiếp về kinh tế nhậnđược từ sự phát triển và sử dụng các tiện nghi và dịch vụ du lịch

Vai trò của du lịch được đánh giá rất khác nhau giữa các nước Ở một số nơi nóđược coi là cách thức tốt nhất để kiếm được những đồng ngoại tệ quý giá, cải thiện mốiquan hệ với các nước khác và quảng bá với thế giới về một đất nước tươi đẹp, đượcquản lý và điều hành tốt

Du lịch là một hoạt động kinh tế quan trọng ở hầu hết các quốc gia trên thế giới.Ngành Du lịch có các tác động kinh tế trực tiếp, gián tiếp và kéo theo đáng kể Phươngpháp luận của Bộ phận Thống kê của Liên hợp quốc chỉ định lượng được sự đóng góptrực tiếp của Du lịch Tuy nhiên, Hội đồng Du lịch Thế giới (WTTC) thông qua nghiêncứu hàng năm của mình xác nhận rằng tổng đóng góp của Du lịch còn lớn hơn nhiều vàhướng đến mục đích nắm bắt các tác động gián tiếp và kéo theo của nó

Hầu hết những người nghiên cứu Du lịch đồng ý rằng đây là một ngành rất lớnkhi nó liên quan nhiều ngành như hàng không, giải trí, khách sạn, nhà hàng… Sự pháttriển du lịch thường kéo theo sự phát triển của một loạt các ngành khác nhau (hàngkhông, vận tải, thương mại, công nghiệp, nông nghiệp, ngân hàng…)

Trang 2

Đóng góp trực tiếp của Du lịch vào GDP phản ánh chi tiêu nội bộ cho Du lịch(tổng chi tiêu trong một quốc gia cụ thể về Du lịch bởi dân cư và người không phải làdân cư cho mục đích kinh doanh và giải trí) cũng như chi tiêu cá nhân của chính phủ(chi tiêu của chính phủ về các dịch vụ Du lịch trực tiếp liên quan đến du khách, chẳnghạn như văn hóa hoặc giải trí) Sự đóng góp trực tiếp vào GDP của ngành được tính từtổng chi tiêu nội bộ bằng cách “trừ đi” các khoản mua hàng được thực hiện bởi cácngành du lịch khác nhau

Tổng mức đóng góp của Du lịch bao gồm “các tác động rộng lớn hơn” (tức làcác tác động gián tiếp và kéo theo) đối với nền kinh tế Các đóng góp “gián tiếp” baogồm GDP và việc làm được hỗ trợ bởi:

- Chi tiêu đầu tư Du lịch – một khía cạnh quan trọng của hoạt động hiện tại vàtương lai bao gồm hoạt động đầu tư (mua máy bay mới, xây dựng khách sạn mới…);

- Chi tiêu “tập thể” của chính phủ, giúp hoạt động Du lịch theo nhiều cách khácnhau khi nó được thực hiện thay mặt cho “cộng đồng lớn” (tiếp thị và quảng bá du lịch,

Chi tiêu cho việc đi lại trong

nước của các doanh nghiệp

Xuất khẩu khách

Chi tiêu cá nhân cho Du lịch của

chính phủ

Đóng góp gián tiếp

Chi tiêu đầu

tư cho Du lịchChi tiêu tập thể cho Du lịch của chính phủ

Tác động của việc mua hàng

từ các nhà cung cấp

Đóng góp kéo

theo (Chi tiêu của nhân viên trực tiếp và gián tiếp)

Ăn uốngGiải tríQuần áoNhà ởHàng gia dụng

Tổng đóng góp

Tới GDPTới việc làm

Trang 3

hàng không, hành chính, dịch vụ an ninh, dịch vụ an ninh khu nghỉ dưỡng, dịch vụ vệsinh khu vực…).

- Mua bán hàng hóa và dịch vụ nội địa bởi các ngành kinh doanh trực tiếp vớikhách du lịch (bao gồm ví dụ như mua thực phẩm và dịch vụ dọn dẹp của khách sạn,các dịch vụ về nhiên liệu và cung cấp của các hãng hàng không, và dịch vụ công nghệthông tin của các đại lí du lịch

Đóng góp “kéo theo” đo lường GDP và việc làm được hỗ trợ bởi chi tiêu củanhững người trực tiếp hay gián tiếp được thuê trong ngành Du lịch

1.1.2 Hiệu ứng số nhân Sự rò rỉ

1.1.2.1 Hiệu ứng số nhân (Multiplier effect)

Hiệu ứng số nhân thu nhập là sự gia tăng thu nhập cuối cùng phát sinh từ bất kỳkhoản chi tiêu mới nào (ở đây là hiệu quả tăng thêm về thu nhập của một khu vực từnhững thu nhập ban đầu của du lịch hoặc chi tiêu của khách du lịch)

Khi du khách tiêu một đồng tiền tại một điểm đến, nó sẽ được lưu thông xungquanh khu vực bởi nhiều người tiếp tục sử dụng nó để mua và bán các sản phẩm bổsung nên giá trị thực sự của nó luôn cao hơn giá trị cơ bản bởi nó tạo ra sức mua khi quatay Hiệu ứng tạo thành chuỗi chi tiêu thu nhập lan khắp địa phương: Chi tiêu ban đầucủa du khách -> Thu nhập của Du lịch -> Chi tiêu của Du lịch -> Thu nhập của các cơ

sở kinh doanh khác -> … -> Người hưởng lợi ích cuối cùng Chuỗi này sẽ liên tụckhông dứt và chỉ chấm dứt khi có sự rò rỉ

1.1.2.2 Sự rò rỉ (leakage)

Hiện tượng rò rỉ xảy ra khi đồng tiền ngừng lưu thông và rò rỉ ra khỏi nền kinh

tế (ở đây là sự thất thoát về thu nhập du lịch do sự truyền ra khỏi địa phương của nguồnthu nhập đó)

Không phải tất cả số tiền nhận được sẽ cần thiết phải chi tiêu hết hoặc đọng lạitoàn bộ trong nền kinh tế Một số nhân viên sẽ để dành (tiết kiệm) tiền, những nhân viênkhông phải là người địa phương có thể gửi tiền về quê, các cơ sở kinh doanh nhập khẩunguyên vật liệu, các công ty chi nhánh của công ty đa quốc gia sẽ gửi lợi nhuận về công

ty chính của mình ở nước khác Do đó, những khoản tiền này được đưa ra khỏi chuỗichi tiêu – thu nhập của khu vực, tạo thành sự rò rỉ

Trang 4

1.2 Tác động kinh tế tích cực

1.2.1 Thu nhập và Sự giàu có

Du lịch liên quan đến một dòng tiền vào và ra rất lớn ở những điểm đến bởi cả

du khách và ngành du lịch Du lịch có nghĩa là những người ngoài đến thăm một địađiểm và mua các sản phẩm du lịch và sau đó về nhà, để lại điểm đến nhiều tiền hơn nó

đã có trước khi họ đến Du lịch mang đến lượng tiền mới, tạo ra sự giàu có trong cộngđồng cho các doanh nghiệp, chính phủ và các cá nhân

Du lịch là một ngành phát triển với tốc độ cao, tạo ra thu nhập, đóng góp ngàycàng lớn vào tổng sản phẩm trong nước (GDP) của các quốc gia Đóng góp trực tiếp của

Du lịch vào GDP năm 2016 là 2,306 tỷ đô la Mỹ (chiếm 3.1% GDP), phản ánh chủ yếuhoạt động kinh tế của các ngành công nghiệp như khách sạn, đại lí du lịch, hàng không

và các phương tiện vận tải hành khách khác Tổng mức đóng góp của Du lịch vào GDP(gồm cả những ảnh hưởng rộng hơn từ đầu tư, chuỗi cung ứng và tác động đến thunhập) là 7,613.3 tỷ đô la Mỹ vào năm 2016 (10.2% GDP)

1.2.2 Việc làm

Như là một phần của ngành dịch vụ, Du lịch sử dụng nhiều lao động, đặc biệt làtrong lĩnh vực khách sạn, chỗ ở và ăn uống Du lịch đem lại 292,220,000 việc làm(chiếm 9.6% tổng việc làm trên thế giới) trong năm 2016 Trong đó, việc làm trực tiếpchiếm 3.6% tổng việc làm, bao gồm từ các ngành khách sạn, đại lí du lịch, hàng không

và các dịch vụ vận chuyển hành khách khác (bao gồm dịch vụ đi lại), hay cả các hoạtđộng từ lĩnh vực nhà hàng hay giải trí được sử dụng trực tiếp bởi khách du lịch Việclàm gián tiếp chiếm khoảng 6% tổng việc làm, ví như những người làm trong ngành sảnxuất máy bay, công ty quan hệ công chúng…

Việc làm du lịch trải dài từ những người thiếu kĩ năng và bán lành nghề đến lànhnghề và chuyên nghiệp, bao gồm làm toàn thời gian, bán thời gian và công việc theo mùa cho mọi lứa tuổi cả nam giới lẫn nữ giới Một vài công việc yêu cầu quan hệ kháchhàng rộng lớn, trong khi một vài cái khác liên quan đến hoạt động kinh doanh phía sau hay các hoạt động hỗ trợ khác Việc làm trong du lịch có tính hay di động cũng như nhân viên có tinh thần làm việc, thăng tiến trong một lĩnh vực, chuyển lĩnh vực hay chuyển đến một quốc gia khác

Trang 5

1.2.3 Thuế thu nhập

Chính phủ cần phải cung cấp các dịch vụ cơ bản, do đó cần thêm nhiều thu nhập

từ thuế thu nhập, thuế doanh thu và thuế bất động sản… Hoạt động du lịch đóng gópmột phần không hề nhỏ cho nền kinh tế một đất nước Một phần doanh thu từ du lịchđược đưa vào ngân sách nhà nước thông qua các khoản thuế Du lịch tạo ra nhiều loạithuế đặc biệt như trong phòng khách sạn, vé máy bay, thuê ô tô… Chính phủ thích cácloại thế này vì chúng được trả bởi du khách gồm cả những người không phải dân địaphương Các cán bộ du lịch làm việc với các nhà làm chính sách để đảm bảo rằng thuếsuất không quá cao khiến điểm đến mất cạnh tranh Thuế du lịch đặc biệt dùng cho quỹchuyên dụng để nghiên cứu du lịch, quảng bá, phát triển, bảo tồn và các dự án khácnhằm nâng cao chất lượng ngành du lịch

1.2.4 Cơ sở hạ tầng

Cơ sở hạ tầng không đủ hay không chắc chắn sẽ đem lại sự không hài lòng của

du khách cũng như mất mát của việc kinh doanh Khi Du lịch mở rộng đến các khu vựcnguyên sơ, cơ sở hạ tầng sẽ cần được nâng cấp từ đường bộ, hàng không, đường biển vàcác tiện ích như nước, xả thải, điện, viễn thông, mạng… cộng thêm các dịch vụ như cơ

sở đổi tiền Thông thường, việc phát triển cơ sở hạ tầng thuộc trách nhiệm của chínhphủ hay đôi khi từ những người đóng thuế, công dân và những người dân địa phươngđược hưởng lợi ích từ việc sử dụng nó

1.2.5 Xuất khẩu vô hình

Điểm du lịch cũng thuộc ngành kinh doanh xuất khẩu khi mà họ đón khách dulịch nước ngoài Một doanh nghiệp trong một nước bán sản phẩm - ở đây là kinhnghiệm du lịch - cho một người đến từ một nước khác Thay vì xuất sản phẩm ra nướcngoài, khách hàng du lịch đến để lấy sản phẩm, đây gọi là xuất khẩu vô hình (hay xuấtkhẩu tại chỗ)

Du lịch quốc tế xuất khẩu tại chỗ được nhiều mặt hàng không phải qua nhiềukhâu nên tiết kiệm được lao động, chênh lệch giá giữa người bán và người mua khôngquá cao Người tiêu dùng mua hàng với giá thấp, người sản xuất bán được với giá caonên điều này kích thích sản xuất và tiêu dùng

Xuất khẩu vô hình của Du lịch giúp bù lại nhập khẩu trong cán cân thanh toáncủa một quốc gia Nếu một nước có lượng tiền từ du lịch trong nước nhiều hơn so vớicông dân của nó tiêu dùng vào du lịch nước ngoài thì nó sẽ có thặng dư du lịch, nếu

Trang 6

không thì sẽ có thâm hụt du lịch Điều quan trọng là dù xuất khẩu du lịch có tăng nhậpkhẩu du lịch hay tỉ giá hối đoái hay không thì nó vẫn liên quan đến tất cả các giao dịchquốc tế này.

1.2.6 Hiệu ứng số nhân và Sự rò rỉ

Du lịch có hiệu ứng số nhân thu nhập Điều này xảy ra thông qua việc chi tiêutrực tiếp, gián tiếp hay kéo theo Điểm đến của việc chi tiêu này có hệ số nhân cao hơnbởi vì tiền duy trì việc lưu thông dài hơn Những quốc gia phát triển mạnh thường có hệ

số nhân lớn trong khi các nước nhỏ hơn (đặc biệt các quốc đảo) có hệ số thấp hơn nhiều

Không phải tất cả số tiền nhận được sẽ cần thiết phải chi tiêu hết hoặc đọng lạitoàn bộ trong nền kinh tế Sự rò rỉ xảy ra ở nhiều hình thức, một vài cái là không tránhkhỏi và cần thiết để thỏa mãn nhu cầu khách du lịch Một trong những hình thức thôngthường là chi phí nguyên vật liệu và trang thiết bị hiện đại nhập khẩu, chi phí sản phẩmnhập khẩu, lợi nhuận từ chủ sở hữu và nhà đầu tư nước ngoài, chi phí quảng cáo, miễnthuế, lợi nhuận từ khách sạn và hãng hàng không nước ngoài… và chi phí trả cho cácđại lí du lịch

Ngoài một vài tác động tích cực, sự rò rỉ chủ yếu làm giảm hiệu quả của hiệuứng số nhân thu nhập từ du lịch tại một khu vực Nếu khu vực tự cung tự cấp nhiều hơnthì sẽ làm giảm sự rò rỉ, giúp tăng lợi ích thu được từ du lịch hơn

Các điểm đến có thể phát triển quá nhanh đến mức phụ thuộc quá vào ngành dulịch Những nơi này phải chịu quá nhiều nợ và đầu tư quá nhiều nguồn trong phát triển

du lịch; phải tiếp tục nuôi dưỡng “cỗ máy” để thanh toán cho các mặt hàng như sân baymới, khoản nợ cho khu nghỉ dưỡng và tái phát triển đất đai Sự phụ thuộc vào du lịch

Trang 7

này giới hạn khả năng trở thành một nền kinh tế lớn mà dẫn đến sự rò rỉ cao hơn và đầu

cơ nhà đất, giá cả hàng hóa và dịch vụ cao hơn và nhiều quyền sở hữu từ bên ngoài hơn

Nó cũng khiến phần lớn của nền kinh tế dễ bị tổn thương tới các vấn đề trong thị trườngnguồn chính thường không đa dạng hóa hợp lí Khi nền kinh tế du lịch phụ thuộc vàođiểm đến tiến triển tốt, có thể nói rằng một cơn thủy triều cao nâng được tất cả con tàu,nhưng ngược lại cũng đúng

Các hoạt động du lịch có thể gây suy giảm các nguồn lợi kinh tế của địa phương,đặc biệt là các nguồn tài nguyên tự nhiên Sự phát triển du lịch thiếu quy hoạch hoặckhông đồng bộ có thể gây ảnh hưởng không tốt đến mục tiêu du lịch bền vững của địaphương Một số lĩnh vực trong du lịch cần dùng nhiều quỹ đất có thể ảnh hưởng đếnquỹ đất cần cho các ngành khác (nông nghiệp…)

2 Tác động kinh tế của du lịch đến sự phát triển kinh tế của Đà Nẵng 2.1 Khái quát về du lịch Đà Nẵng

2.1.1 Các ưu thế phát triển du lịch Đà Nẵng

2.1.1.1 Vị trí địa lý

Thành phố Đà Nẵng là đô thị loại I trực thuộc TW, cũng là trung tâm Kinh tế Văn hoá – Chính trị lớn của khu vực miền Trung và Tây Nguyên, Việt Nam Về khoảngcách địa lý, Đà Nẵng gần như là trung tâm giữa thủ đô Hà Nội và thành phố Hồ ChíMinh

-Bên cạnh đó, Đà Nẵng còn là trung tâm của 3 di sản văn hóa thế giới là Cố đô

Huế, phố cổ Hội An và thánh địa Mỹ Sơn Bắc giáp tỉnh Thừa Thiên – Huế, Tây và

Nam giáp tỉnh Quảng Nam, Đông giáp Biển Đông Đà Nẵng nằm ở trung độ đất nước,trên trục giao thông Bắc – Nam về đường bộ, đường sắt, đường biển, đường hàng không

và điểm cuối của Hành lang Kinh tế Đông Tây trải dài từ Việt Nam, Lào, Thái Lan vàBurma (Myanmar)

Không chỉ là tâm điểm của ba di sản thế giới, thành phố Đà Nẵng còn có nhiềudanh thắng tuyệt đẹp nhờ có vị thế tựa lưng vào dải Trường Sơn hùng vĩ, về phía Bắc cóđèo Hải Vân được mệnh danh là “thiên hạ đệ nhất hùng quang”, về phía Đông Bắc cóbán đảo Sơn Trà vươn ra biển và núi Bà Nà ở phía Tây

Trang 8

Với diện tích 1.256,53 km² gồm 06 quận và 02 huyện (gồm cả huyện đảo HoàngSa) cùng lợi thế đường bờ biển dài hơn 60km, Đà Nẵng sở hữu nhiều bãi biển đẹp, trảidài thoai thoải Đặc biệt có bãi biển Mỹ Khê đã được tạp chí Forbes của Mỹ bình chọn

là một trong sáu bãi biển quyến rũ nhất hành tinh

2.1.1.2 Khí hậu và thời tiết

Đà Nẵng nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ cao và ít biếnđộng Nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 25,6ºC, cao nhất là tháng 6 (29,2ºC), thấpnhất là tháng 2 (21,2ºC)

Đà Nẵng nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ cao và ít biếnđộng Nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 25,6ºC, cao nhất là tháng 6 (29,2ºC), thấpnhất là tháng 2 (21,2ºC) Riêng vùng rừng núi Bà Nà ở độ cao gần 1.500m có nhiệt độtrung bình từ 17ºC đến 20ºC Độ ẩm không khí trung bình hàng năm là 83,4% Lượngmưa trung bình hàng năm là 1.355mm, cao nhất là tháng 10 với 266mm, thấp nhất làtháng 2 với 7mm

Khí hậu Đà Nẵng là nơi chuyển tiếp đan xen giữa khí hậu miền Bắc và miềnNam, với tính trội là khí hậu nhiệt đới ở phía Nam Mỗi năm có 2 mùa rõ rệt: mùa khô

từ tháng 1 đến tháng 7 và mùa mưa kéo dài từ tháng 8 đến tháng 12, thỉnh thoảng cónhững đợt rét mùa đông nhưng không đậm và không kéo dài

Các tháng nóng nhất của Đà Nẵng là tháng 6,7 và tháng 8, thời gian lạnh nhấtcủa Đà Nẵng rơi vào tháng 12 và tháng 1 (tuy nhiên nhiệt độ xuống thấp cũng khoảng

15, 16°C, thời gian có mưa là tháng 11 cho đến tháng 2 năm sau, thời gian có thời tiếtđẹp nhất là tháng 3 và tháng 4, trời nắng, và mát mẻ cũng là khoảng thời gian Đà Nẵngthu hút nhiều khách du lịch nhất

2.1.1.3 Con người và môi trường

Không chỉ được thiên nhiên ưu đãi cho nhiều cảnh quang đẹp, Đà Nẵng còn làmột thành phố đáng sống bởi sự trong lành và yên bình nơi đây Từng liên tục giữ thứhạng cao nhất nước về tốc độ phát triển kinh tế nhưng Đà Nẵng vẫn duy trì tốt an ninhtrật tự, không có người lang thang xin ăn, không có người nghiện ma túy trong cộngđồng và rất hiếm khi xảy ra tình trạng kẹt xe

Trang 9

Đó là lí do mà du khách hoàn toàn thoải mái và yên tâm khi đi dạo khắp thànhphố Đến với Đà Nẵng, du khách sẽ được thưởng thức nhiều món ăn đặc sản như mìQuảng, bánh tráng thịt heo, hải sản tươi sống ở hơn 150 nhà hàng cao cấp và đạt chuẩn.

Đà Nẵng, thành phố sạch đẹp điều quan trọng cũng đến từ chính con người ĐàNẵng, từ người lớn đến các em thiếu nhi đều có nếp sống văn hóa đẹp riêng biệt Nhữngtuyến phố lúc nào cũng khang trang, lộng lẫy, thu hút khách du lịch Trải qua nhiều nămtháng, nhưng nét đẹp trong đời sống của người Đà Nẵng cũng không bị phai nhạt, lãngquên Con người Đà Nẵng rất bình dị, đáng mến, chân thành và vô cùng hiếu khách

2.1.1.4 Cơ sở hạ tầng

Trên địa bàn thành phố Đà Nẵng hiện có đủ 4 loại đường giao thông thông dụnglà: đường bộ, đường sắt, đường biển và đường hàng không, thuận lợi cho khách du lịchđến từ mọi miền tổ quốc và nước ngoài

Tổng số km đường trên địa bàn thành phố (không kể các hẻm, kiệt và đường đất)

là 382,583 km Trong đó: quốc lộ 70,865 km; tỉnh lộ 99,716 km; đường huyện 67 km;đường nội thị 181,672 km Chiều rộng trung bình của mặt đường là 08m Mật độ đường

bộ phân bố không đều, ở trung tâm là 3 km/km2, ngoại thành là 0,33 km/km2

Tuyến đường sắt Bắc Nam chạy ngang qua thành phố Đà Nẵng có chiều dàikhoảng 30 km, với các ga Đà Nẵng, Thanh Khê, Kim Liên, Hải Vân Nam Trong đó, ga

Đà Nẵng là một trong những ga lớn của Việt Nam

Nằm ở trung độ cả nước, vấn đề giao thông đường biển của thành phố khá thuậnlợi Từ đây, có các tuyến đường biển đi đến hầu hết các cảng lớn của Việt Nam và trênthế giới Với 02 cảng hiện có là cảng Tiên Sa và cảng Sông Hàn nằm ở vị trí khá thuận

lợi, trang thiết bị hiện đại Cảng nước sâu Tiên Sa là nơi thường xuyên tiếp nhận du

thuyền cao cấp, đưa du khách đến với Đà Nẵng

Sân bay hàng không quốc tế Đà Nẵng có diện tích là 150 ha (diện tích cả khuvực là 842 ha), với 2 đường băng, mỗi đường dài 3.048m, rộng 45m; có khả năng cho

hạ cách các loại máy bay hiện đại như B747, B767, A320 Hàng tuần, tại sân bay ĐàNẵng đó khoảng 84 chuyến bay nội địa, 6 chuyến bay quốc tế đến Hồng Kông và TháiLan Đà Nẵng có sân bay quốc tế với công suất 6 triệu khách/năm và hiện có nhiềuđường bay trực tiếp quốc tế

Trang 10

Hệ thống cấp nước và cấp điện cho sinh hoạt cũng như sản xuất đang dần đượcnâng cấp, xây dựng mới để phục vụ ngày càng tốt hơn cho đời sống của người dân cũngnhư cho hoạt động sản xuất kinh doanh.

Thông tin liên lạc phát triển mạnh, được hiện đại hóa và trở thành trung tâm lớnthứ ba trong cả nước

Bên cạnh đó là hệ thống cầu trong thành phố Đặc biệt có cầu Sông Hàn - câycầu quay đầu tiên ở Việt Nam - niềm tự hào của người dân thành phố Cầu Sông Hàn làbiểu tượng cho sức sống mới, là khát vọng đi lên của thành phố được xây dựng bằng sựđóng góp của mọi người dân Cầu Sông Hàn, Cầu Thuận Phước và tiếp theo là CầuRồng đã tạo thêm thuận lợi cho giao thông vận tải, khơi dậy tiềm năng kinh tế nói riêng

và du lịch nói chung

2.1.2 Thực trạng du lịch Đà Nẵng

2.1.2.1 Lượng khách du lịch

Lượng khách du lịch đến Đà Nẵng tăng hàng năm với tốc độ tăng khá cao Tốc

độ tăng trưởng về khách du lịch bình quân hàng năm giai đoạn 2009-2013 là xấp xỉ30%, trong đó khách nội địa tăng 19.12%/năm và khách quốc tế 32.74%/năm Mặc dùnăm 2009, toàn cầu trong điều kiện khủng hoảng tài chính, tuy nhiên khách du lịch đếnthành phố vẫn tăng gần 15% so với năm 2008, đạt hơn 1.1 triệu lượt khách Cụ thể tốc

độ tăng trưởng khách du lịch Đà Nẵng vẫn không ngừng trong giai đoạn sau từ

2013-2017 được thể hiện trong biểu đồ sau:

t ng l ổng lượt khách ượt khách t khách khách qu c t ốc tế ế khách n i đ a ội địa ịa

Biểu đồ 1 Khách du lịch đến Đà Nẵng (2013 - 2017) (theo Cục thống kê Đà Nẵng)

Trang 11

Qua biểu đồ có thể thấy được lượng khách du khách tăng rất cao và rất nhanhtrong giai đoạn này Trong vòng 4 năm, lượng khách du lịch đến Đà Nẵng tăng gần gấp

3 lần Trong đó, ước có 2.3 triệu lượt khách quốc tế, tăng gần gấp 4 lần so với năm2013; khách nội địa ước đạt 4,3 triệu lượt, tăng gần gấp đôi so với năm 2013 Tuynhiên, lượng du khách chủ yếu vẫn đến từ trong nước, lượng khách nước ngoài cònchiếm tỉ trọng nhỏ

Theo khảo sát của nhóm nghiên cứu dự án, kết quả điều tra hoạt động du lịchnăm 2017 đối với khách quốc tế và khách du lịch nội địa tại 11 khu, điểm du lịch theocách điều tra chọn mẫu (ngẫu nhiên, thuận tiện và trực tiếp hỏi khách dựa trên bản câuhỏi đã chuẩn bị sẵn), trong đó tập trung điều tra 3 nhóm thông tin chính gồm: thông tinchung của khách và chuyến đi; thông tin về chi tiêu của khách trong chuyến đi và đánhgiá của khách về dịch vụ du lịch tại Đà Nẵng

Thông tin chung của khách chỉ ra rằng, khách đến Đà Nẵng chủ yếu là khách trẻ,tập trung ở độ tuổi từ 15-44, hơn 80% khách quốc tế đến Đà Nẵng lần đầu, chỉ 7%khách đến lần thứ 3 trở lên, trong khi khách nội địa lần lượt là 41% và 27% Số đêm lưulại Đà Nẵng của khách quốc tế (bình quân 3,6 ngày) nhiều hơn khách nội địa (3 ngày)

Trong năm 2017, tổng lượt khách tham quan, du lịch đến Đà Nẵng ước đạt 6,6triệu lượt, tăng 19% so với năm 2016, đạt 104,8% kế hoạch năm 2017; trong đó kháchquốc tế ước đạt 2,3 triệu lượt, tăng 36,8% so với năm 2016, khách nội địa ước đạt 4,3triệu lượt, tăng 11,3% so với năm 2016

Lượng khách du lịch đường hàng không đến Đà Nẵng ước đạt 1.580.300 lượtkhách, tăng 74,4% so với năm ngoái Khách đường bộ Thái Lan, Lào đến Đà Nẵng ướcđạt 14.120 lượt khách; ước đón 28 chuyến tàu du lịch cập cảng Tiên Sa với 120.000 lượtkhách, tăng 46% so với năm 2016; lượng khách đường sông ước đạt 355.000, tăng70,7% so với năm 2016

2.1.2.2 Doanh thu du lịch

Theo công bố của Bộ Văn hoá – Thể thao và Du lịch, năm 2009 ngành du lịch đãmang về cho đất nước khoảng 4 tỉ USD Đây là một trong năm ngành có nguồn thungoại tệ lớn nhất của nước ta Trong đó thành phố Đà Nẵng định hướng phát triển du

Trang 12

lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, được các cấp Đảng, chính quyền đặc biệt quantâm.

Tông doanh thu Khách quốc tế Khách nội địa

Biểu đồ 2 Doanh thu thuần ngành du lịch phân theo nguồn khách (2009-2013)

Doanh thu du lịch Đà Nẵng tăng vọt trong khoảng 2009 – 2011 (gần như gấpđôi) và có xu hướng chậm dần vào 2012 – 2013 (do ảnh hưởng của khủng hoảng kinhtế) Mặc dù lượng khách quốc tế thấp hơn rất nhiều so với khách nội địa Tuy nhiên,doanh thu thuần từ khách quốc tế lại cao gần bằng khách nội địa Có thể thấy kháchquốc tế chi tiêu nhiều hơn khách nội địa rất nhiều làm cho nguồn ngoại tệ thu được từngành du lịch tăng lên đáng kể trong giai đoạn này Nhưng từ 2012 doanh thu từ kháchquốc tế có sự giảm nhẹ từ 3439 tỉ đồng còn 3280 tỉ đồng, còn doanh thu từ khách nộiđịa không thay đổi, duy trì ở mức 3834 tỉ đồng

Trang 13

Biểu đồ 3 Tổng thu du lịch Đà Nẵng (2009 - 2017) (theo Sở Du lịch TP Đà Nẵng)

Là một ngành trọng điểm của Đà Nẵng, Du lịch mang lại nguồn doanh thu cao

và có xu hướng phát triển qua từng năm Tổng thu du lịch Đà Nẵng thường niên tăngmột cách mạnh mẽ, đặc biệt giai đoạn 2013 – 2017, năm sau tăng hơn năm trước 20-28%, thể hiện một nền kinh tế có ngành Du lịch phát triển ổn định và đầy tiềm năng

2.2 Các lợi ích từ tác động kinh tế gắn với Du lịch

Để xác định đóng góp ngành du lịch đối với phát triển kinh tế, cần phải tính toánchỉ tiêu giá trị sản xuất (GO) và giá trị tăng thêm (VA) của ngành du lịch và dịch vụ dulịch

Trang 14

GO ngành du lịch Đà Nẵng tăng liên tục qua các năm và đạt mức tăng cao nhấtvào năm 2010, tuy nhiên lượng tăng tuyệt đối đạt cao nhất là năm 2011 Năm 2013, GOngành này giảm 6,31% tương đương với lượng giảm tuyệt đối là 366.073 triệu đồng,

Trong 5 năm (2009 – 2013), tỷ trọng ngành du lịch đóng góp trong toàn nền kinh

tế thành phố Đà Nẵng tương đối ổn định, đã tác động tích cực đến cơ cấu GO khối dịch

vụ của toàn nền kinh tế

Tốc độ tăng bình quân GO ngành du lịch (tính theo giá thực tế) giai đoạn

2009-2013 là 40,78% (chỉ tiêu này đối với GO chung là 20,77%), đóng góp 1,5 điểm phầntrăm vào mức tăng bình quân chung của GO toàn thành phố

GO ngành du lịch (GODL) 1 383 2 792 4 868 5 799 5 432

Bảng 1.GO ngành du lịch và GO toàn nền kinh tế (Giá thực tế) (Đơn vị: tỷ đồng)

Lượng du khách quốc tế đến Đà Nẵng thấp hơn so với khách nội địa, nhưng tỷ lệđóng góp vào GO chung toàn thành phố giữa hai nguồn khách chênh lệch không đáng

kể là do mức chi tiêu cho du lịch của khách quốc tế cao hơn rất nhiều so với khách nộiđịa Giai đoạn 2009-2013 GO tính được từ nguồn khách quốc tế tăng bình quân 49%đóng góp 0,7 điểm phần trăm vào tốc độ tăng GO bình quân toàn thành phố; tốc độ tăngbình quân GO nguồn khách nội địa là 35,57% đóng góp 0,8 điểm phần trăm vào tốc độtăng GO bình quân toàn thành phố

Giá trị tăng thêm (VA) ngành du lịch Đà Nẵng giai đoạn 2009-2013 tăng liên tụcqua các năm 2009-2012, năm 2013 VA du lịch giảm 0,93% so với năm 2012, nhưngcũng tăng 4 lần so năm 2009, tốc độ tăng bình quân tính được cho cả giai đoạn 2009-

Bảng 2.VA ngành du lịch Đà Nẵng 2009-2013(Giá thực tế) (Đơn vị: tỷ đồng)

Giai đoạn 2009-2013, ngành du lịch đóng góp tích cực vào tăng trưởng GRDPchung toàn thành phố

Trang 15

Bảng 3.Đóng góp của VA ngành du lịch vào tốc độ tăng trưởng (Đơn vị: %)

Bình quân giai đoạn 2009-2013, GRDP tăng 10,29%/năm, trong đó VA ngành

du lịch đóng góp 1,2 điểm phần trăm vào mức tăng bình quân chung toàn thành phố,đây là mức đóng góp tương đối cao so với các ngành kinh tế khác Năm 2010, khi mànền kinh tế toàn cầu có dấu hiệu phục hồi sau cuộc khủng hoảng kinh tế vào nhữngtháng cuối năm 2008 và cả năm 2009, doanh thu ngành du lịch bắt đầu tăng trở lại Vìvậy VA du lịch Đà Nẵng năm 2010 đạt mức tăng cao nhất (65,56%), đóng góp 2,26điểm phần trăm vào mức tăng chung Năm 2013, VA du lịch giảm vì vậy đã làm giảm

đi 0,53 điểm phần trăm trong mức tăng chung

Tỷ trọng VA tính cho khách du lịch trong GRDP tăng là một trong nhữngnguyên nhân làm tác động đến sự chuyển dịch cơ cấu VA giữa các khu vực kinh tế Khuvực dịch vụ chiếm tỷ trọng cao trong GRDP và có xu hướng tăng dần ở giai đoạn 2012-

2013 Năm 2013, VA khu vực dịch vụ chiếm 62,57% trong GRDP tăng 5,59% so vớinăm 2009 Trong đó riêng VA từ hoạt động du lịch chiếm 6,12%, tăng 2,67% so vớinăm 2009

Bên cạnh đó, điểm phần trăm đóng góp của VA ngành du lịch vào tăng trưởngchung của khu vưc dịch vụ cũng tăng lên đáng kể Cụ thể, giai đoạn 2009-2013 tốc độtăng trưởng bình quân của VA khu vực dịch vụ là 12,55% (theo giá so sánh 2010), trong

đó VA ngành du lịch đã đóng góp 2,07 điểm phần trăm vào tốc độ tăng của khu vực Sovới các lĩnh vực khác, đây là mức đóng góp tương đối cao

Trang 16

Bảng 4.Cơ cấu GRDP giai đoạn 2009-2013 (Đơn vị: %)

Tỷ trọng VA ngành du lịch trong khu vực dịch vụ tăng liên tục trong giai đoạn2009-2011, và có dấu hiệu giảm nhẹ trong giai đoạn 2012- 2013 Năm 2013 VA ngành

du lịch chiếm 9,78% trong tổng VA khu vực dịch vụ và chiếm 6,12% trong GRDP toànthành phố

Trong vòng 10 năm (2003-2013), Đà Nẵng đã thu hút được hơn 60 dự án du lịchvới tổng vốn đầu tư hơn 3 tỷ USD, tập trung các khu vực như: Bán đảo Sơn Trà, tuyếnSơn Trà - Điện Ngọc, Hải Vân - Nam Ô, Bà Nà - Suối Mơ Tổng lượng khách du lịchđến thành phố giai đoạn 2009-2013 đạt gần 11 triệu lượt, tăng 29,64%/năm, trong đókhách quốc tế tăng 32,74%/năm, khách nội địa tăng 29,12%/năm.; doanh thu thuần thuđược từ hoạt động du lịch ước tăng 62%/năm với giá trị năm 2013 ước đạt 11.236 tỷđồng Tốc độ tăng VA ngành du lịch bình quân giai đoạn 2009-2013 (theo giá so sánh2010) hơn 47%/năm

Nếu như năm 2005, thu nhập bình quân của người dân Đà Nẵng chỉ đạt 850USD thì đến cuối năm 2016, con số này đã đạt 2.980 USD và kỳ vọng tăng trên 3.000USD trong năm 2017

Trong giai đoạn 2012-2017, tăng trưởng tổng sản phẩm xã hội GRDP của ĐàNẵng luôn ở mức 8-9%, cao hơn so với mức bình quân chung của cả nước Năm 2017,GRDP của Đà Nẵng đạt 58.546 tỷ đồng, tăng 9% so với năm 2016

2.2.2 Việc làm

Theo nhóm nghiên cứu về du lịch, ngành “công nghiệp không khói” đã là ngànhkinh tế mũi nhọn của Đà Nẵng khi đóng góp 23,72% GRDP toàn thành phố Đóng gópcủa ngành du lịch đối với nền kinh tế thành phố Đà Nẵng cho thấy ngành du lịch đangtạo ra 77.026 việc làm trực tiếp và 63.511 việc làm gián tiếp cho thành phố này, chiếmtổng số trên 25% tổng số lao động có việc làm tức ¼ cơ cấu việc làm tại thành phố ĐàNẵng Đây quả thực là một con số ấn tượng cho Chiến lược phát triển ngành du lịch củathành phố biển miền Trung

Không những vậy, ngành du lịch phát triển tạo ra một khối lượng việc làm nhiềuđến mức thừa cầu nhưng thiếu cung Theo ông Nguyễn Xuân Bình - Phó giám đốc Sở

Du lịch Đà Nẵng: Nhu cầu lao động hiện nay cần khoảng 27.000 người nhưng trên thực

tế lực lượng này mới chỉ đáp ứng được khoảng 2/3 số lượng, trong đó còn tính cả nhữnglao động tay nghề chưa vững

Từ đó có thể thấy du lịch đã giúp Đà Nẵng thoát xa khỏi vấn đề thiếu việc làm –một vấn đề gây nhức nhối cho bất kì thành phố nào trên thế giới Ngành công nghiệpnày đã giúp giảm di cư từ địa phương lên những thành phố lớn, hỗ trợ những đối tượng

Ngày đăng: 04/08/2020, 20:05

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1.GO ngành du lịch và GO toàn nền kinh tế (Giá thực tế) (Đơn vị: tỷ đồng) - tiểu luận kinh tế du lịch tác động kinh tế của du lịch tới sự phát triển kinh tế của đà nẵng
Bảng 1. GO ngành du lịch và GO toàn nền kinh tế (Giá thực tế) (Đơn vị: tỷ đồng) (Trang 13)
Bảng 3.Đóng góp của VA ngành du lịch vào tốc độ tăng trưởng (Đơn vị: %) - tiểu luận kinh tế du lịch tác động kinh tế của du lịch tới sự phát triển kinh tế của đà nẵng
Bảng 3. Đóng góp của VA ngành du lịch vào tốc độ tăng trưởng (Đơn vị: %) (Trang 14)
Bảng 4.Cơ cấu GRDP giai đoạn 2009-2013 (Đơn vị: %) - tiểu luận kinh tế du lịch tác động kinh tế của du lịch tới sự phát triển kinh tế của đà nẵng
Bảng 4. Cơ cấu GRDP giai đoạn 2009-2013 (Đơn vị: %) (Trang 14)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w