Việc phát triển du lịch cũng gây sự rò rỉ ngoại tệ không nhỏ. Trong suốt quá trình phát triển du lịch, việc nâng cấp hệ thống, cơ sở vật chất từ phương tiện đi lại, cơ sở hạ tầng hay hàng hóa cũng đều rất cần thiết. Chính vì vậy, Đà Nẵng cũng cần một lượng các công ngoại tệ không nhỏ để nhập khẩu những thiết bị này và sử dụng các dịch
vụ nước ngoài. Du lịch phát triển, các khu nghỉ dưỡng cao cấp, các nhà hàng mọc lên như nấm. Tuy nhiên, những khu nghỉ dưỡng, khách sạn đó lại không phải thuộc sở hữu của người địa phương mà lại là của các công ty hay tập đoàn quốc tế.
Bên cạnh đó, trình độ của người dân nơi đây cũng không được cao, chưa đáp ứng được yêu cầu của công việc, việc phải thuê những người ở bên ngoài tới để làm việc. Những nhân viên không phải là người địa phương có thể gửi tiền về quê, các cơ sở kinh doanh nhập khẩu nguyên vật liệu, các công ty chi nhánh của công ty đa quốc gia sẽ gửi lợi nhuận về công ty chính của mình ở nước khác. Như Parkson Đà Nẵng hay Lottle Mart, KFC,… đều là những tập đoàn nước ngoài. Lợi nhuận của họ sẽ ra khỏi nền kinh tế Việt Nam, do vậy sẽ tạo nên một dạng rò rỉ mà tiền không tiếp tục được lưu thông. Việc làm đã góp phần làm cho tài chính của Đà Nẵng bị thất thoát không hề nhỏ, không hoàn toàn mang lại lợi ích cho người dân địa phương mà phát triển du lịch vốn được trông mong rất nhiều là sẽ làm được điều này.