1) Thí sinh không được ghi bất cứ điều gì ở phía trên dòng này 2) Thí sinh được sử dụng các loại máy tính Casio : fx – 200, fx – 500A, fx – 500MS, fx – 500ES, fx – 570MS, fx – 570ES, fx 570 Vinacal. 3) Các kết quả cuối cùng về tính gần đúng, nếu không nói gì thêm, làm tròn tới 4 chữ số thập phân 4) Bài thi không được viết bằng mực đỏ, bút chì, không viết bằng hai thứ mực. Phần viết hỏng thì gạch bỏ, không được tẩy xóa bằng bất cứ cách gì (kể cả bút xóa) 5) Thí sinh làm bài trực tiếp vào bảng đề thi này. Ở cột bên trái thí sinh trình bày tóm lược lời giải và ở cột bên phải ghi kết quả ------------------------------------- SỞ GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM VĨNH LONG ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI GIẢI TOÁN TRÊN MÁY TÍNH CẦM TAY CẤP TỈNH NĂM HỌC 2009 – 2010 Môn : SINH HỌC Ngày thi : 05 – 02 – 2010 Bài 1 : Từ bộ ba mở đầu đến bộ ba kết thúc của một gen ở sinh vật nhân thực dài 51.10 -5 mm và số liên kết hyđrô giữa nuclêôtit loại A với T bằng với số liên kết hyđrô giữa nuclêôtit loại G với X. Phân tử mARN trưởng thành do gen này phiên mã có tỉ lệ các loại nuclêôtit (từ bộ ba mở đầu đến bộ ba kết thúc) A : U : G : X lần lượt chia theo tỉ lệ 4 : 2 : 1 : 3 và chuỗi polipeptit được dịch mã từ mARN này có 399 axit amin (kể cả axit amin mở đầu). a. Tính số lượng từng loại nuclêôtit của mARN đã bị loại bỏ trong quá trình biến đổi sau phiên mã. b. Tính số lượng từng loại nuclêôtit trong các bộ ba đối mã (anticôđon) của các phân tử tARN tham gia dịch mã một lần khi tổng hợp chuỗi polipeptit nói trên. Biết rằng, bộ ba kết thúc trên phân tử mARN là UAA. Giải : Cách giải Kết quả * Tính từ bộ ba mở đầu đến bộ ba kết thúc : - Số nuclêôtit mỗi loại của gen : (1) A + G = 51. 10 -5 . 10 7 : 3,4 (2) 2A = 3G (0,5 điểm) A = T = 900 ; G = X = 600. - Số nuclêôtit mỗi loại của mARN trưởng thành : A : U : G : X = 4 : 2 : 1 : 3 = A + U + G + X = (399 + 1) .3 = 1200 (0,5 điểm) A = 480 ; U = 240 ; G = 120 ; X= 360. a. Số lượng từng loại nuclêôtit của mARN đã bị loại bỏ : A = T = 900 – (480 + 240) = 180; G = X = 600 – (120 + 360) = 120. (1,0 điểm) b. Số lượng từng loại nuclêôtit trong các bộ ba đối mã : A = 240 – 1 = 239 ; U = 480 – 2 = 478 ; G = 360 ; X = 120. (1,0 điểm) a. A = T = 180 G = X = 120. (1,0 điểm) b. A = 239 ; U = 478 ; G = 360 ; X = 120. (1,0 điểm) Bài 2 : Một phân tử mARN ở sinh vật nhân sơ được dịch mã bởi một pôliribôxôm gồm 4 ribôxôm đã giải phóng 1592 phân tử nước để tạo ra các liên kết peptit. a. Tính từ bộ ba mở đầu đến bộ ba kết thúc thì số liên kết phôtphođieste giữa các nuclêôtit trong phân tử mARN nói trên là bao nhiêu? 1 b. Tính tổng số liên kết phôtphođieste giữa các nuclêôtit từ bộ ba mở đầu đến bộ ba kết thúc trong các gen con được tạo ra sau quá trình nhân đôi liên tiếp 5 lần từ gen đã tổng hợp phân tử mARN nói trên. Giải : Cách giải Kết quả * Tính từ bộ ba mở đầu đến bộ ba kết thúc : - Số nuclêôtit của mARN = (1592 : 4 + 2) . 3 = 1200 (0,5 điểm) a. Số liên kết phôtphođieste giữa các nuclêôtit trong phân tử mARN : 1200 -1 = 1199. (1,0 điểm) b. Số liên kết phôtphođieste giữa các nuclêôtit trong các gen con được tạo ra : (1200 – 1) .2 . 2 5 = 76736 (1,5 điểm) a.1199.(1,0 điểm) b. 76736 (1,0 điểm) Bài 3 : Một tế bào trứng của 1 loài được thụ tinh với sự tham gia của 1572864 tinh trùng. Tất cả các tế bào sinh tinh trùng tạo ra các tinh trùng nói trên có số nhiễm sắc thể đơn ở trạng thái chưa nhân đôi là 6291456 và được sinh ra từ 3 tế bào sinh dục đực sơ khai 2n ban đầu có số lần phân bào bằng nhau. a. Tính số lần phân bào của mỗi tế bào sinh dục đực sơ khai ban đầu. b. Tính số nhiễm sắc thể bị tiêu biến trong các tinh trùng không được thụ tinh trong quá trình trên. Giải : Cách giải Kết quả Số tế bào sinh tinh trùng = 1572864 : 4 = 393216 (0,5 điểm) a. Gọi x là số lần phân bào của mỗi tế bào sinh dục đực sơ khai ban đầu : 2 x = 393216 : 3 = 131072 x = 17 (1,5 điểm) b. – Bộ nhiễm sắc thể 2n = 6291456 : 393216 = 16. Số nhiễm sắc thể bị tiêu biến trong các tinh trùng không được thụ tinh (1572864 – 1) . 8 = 12582904. (1,0 điểm) a. 17. (1,0 điểm) b. 12582904. (1,0 điểm) Bài 4 : Quá trình nhân đôi liên tiếp 7 lần từ một tế bào ban đầu của một cá thể lưỡng bội đã cần cung cấp nguyên liệu để tạo ra 3048 nhiễm sắc thể đơn mới. a. Tính số nhiễm sắc thể trong lưỡng bội của cá thể đó. c. Quá trình nguyên phân nói trên đã hình thành bao nhiêu thoi vô sắc? b. Trong bộ nhiễm sắc thể của cá thể này có 2 cặp nhiễm sắc thể tương đồng chỉ chứa toàn các cặp gen đồng hợp, 1 cặp nhiễm sắc thể tương đồng chỉ chứa 1 cặp gen dị hợp có trao đổi đoạn tại 2 điểm và 3 cặp nhiễm sắc thể tương đồng chứa nhiều cặp gen dị hợp có trao đổi đoạn tại 1 điểm trong quá trình giảm phân. Các cặp nhiễm sắc thể tương đồng còn lại đều chứa nhiều cặp gen dị hợp nhưng trong giảm phân không xảy ra trao đổi đoạn. Nếu không xảy ra đột biến thì khả năng tối đa cá thể này có thể tạo ra bao nhiêu loại giao tử. Giải : Cách giải Kết quả a. Số nhiễm sắc thể trong lưỡng bội 2n = 3048 : (2 7 – 1) = 24. (0,5 điểm) b. Số thoi vô sắc hình thành = (2 7 – 1) = 127. (0,5 điểm) c. Khả năng tối đa cá thể này có thể tạo ra số loại giao tử là 1 2 . 2 1 . 4 3 . 2 6 = 8192. (2,0 điểm) a. 24.(0,5 điểm) b. 127. (0,5 điểm) c. 8192. (1,0 điểm) Bài 5 : Ở một loài động vật, xét 3 gen khác nhau, mỗi gen có 2 alen. a. Nếu 3 cặp gen này cùng nằm trên một cặp nhiễm sắc thể thường thì với một trình tự sắp xếp gen nhất định ở loài có thể có bao nhiêu loại kiểu gen bình thường khác nhau? 2 b. Nếu có 2 trong 3 cặp gen nằm trên cùng một cặp nhiễm sắc thể thường và cặp gen còn lại nằm trên cặp nhiễm sắc thể giới tính và có cả alen trên nhiễm sắc thể giới tính X và nhiễm sắc thể giới tính Y thì ở loài có thể có bao nhiêu loại kiểu gen bình thường khác nhau? Giải : Cách giải Kết quả a. Số loại kiểu gen có thể có = 3.3.3 + 3 + 6 = 36 (1,5 điểm) b. Số loại kiểu gen có thể có = (3.3 + 1) . 7 = 70. (1,5 điểm) a. 36. (1,0 điểm) b. 70. (1,0 điểm) Bài 6 : Xét 3 cặp gen dị hợp nằm trên cùng một cặp nhiễm sắc thể thường. a. Nếu ở một cá thể có trình tự sắp xếp các gen trên cặp nhiễm sắc thể này là ABD abd , khoảng cách tương đối trên nhiễm sắc thể giữa gen A với gen B là 20 cM ; giữa gen B với gen D là 15 cM và trong giảm phân xảy ra cả trao đổi chéo đơn lẫn trao đổi chéo kép thì theo lí thuyết cá thể này tạo ra giao tử AbD có tỉ lệ là bao nhiêu? b. Nếu quá trình giảm phân ở một cá thể đã tạo ra 8 loại giao tử với thành phần alen và tỉ lệ như sau : ABD = abd = 2,1% ; AbD = aBd = 12,95% ; ABd = abD = 28,5% và Abd = aBD = 6,45% thì trình tự sắp xếp các gen trên cặp nhiễm sắc thể này và khoảng cách tương đối giữa chúng là bao nhiêu cM? Giải : Cách giải Kết quả a. AbD là giao tử sinh ra do trao đổi chéo kép nên tỉ lệ = 20% . 15% : 2 = 1,5% (1,0 điểm) b. - Kiểu gen : AdB//aDb (1,0 điểm) - Khoảng cách tương đối giữa cặp gen A, a với D, d : = 12,95% .2 + 2,1% = 28 % = 28 cM. (0,5 điểm) - Khoảng cách tương đối giữa cặp gen D, d với B, b : = 6,45% .2 + 2,1% = 15% = 15 cM (0,5 điểm) a. 1,5%. (0,5 điểm) b. AdB//aDb (0,5 điểm) - Khoảng cách A, a với D, d = 28 cM. (0,5 điểm) - Khoảng cách D, d với B, b = 15 cM (0,5 điểm) Bài 7 : Ở ruồi giấm, gen A qui định mắt đỏ, gen a qui định mắt trắng ; gen B qui định cánh xẻ và gen b qui định cánh thường. Phép lai giữa ruồi giấm cái mắt đỏ, cánh xẻ với ruồi giấm đực mắt đỏ, cánh xẻ đã thu được F 1 ruồi cái 100% mắt đỏ, cánh xẻ ; ruồi đực gồm có 40% đực mắt đỏ, cánh thường : 40% đực mắt trắng, cánh xẻ : 10% đực mắt đỏ, cánh xẻ : 10% đực mắt trắng, cánh thường. Xác định kiểu gen và tần số hoán vị gen nếu có. Giải : Cách giải Kết quả Từ kết quả phép lai cho thấy 2 cặp tính trạng màu mắt và dạng cánh của ruồi giấm di truyền liên kết không hoàn toàn trên NST giới tính X ( không có alen trên NST giới tính Y) (0,5 điểm) - F 1 có 40% đực mắt đỏ, cánh thường (X Ab Y) : 40% đực mắt trắng, cánh xẻ (X aB Y) sinh ra từ giao tử liên kết của ruồi giấm cái kiểu gen con cái ở P là X Ab X aB (1,0 điểm) - F 1 có 10% đực mắt đỏ, cánh xẻ (X AB Y): 10% đực mắt trắng, cánh thường (X ab Y) sinh ra từ giao tử hoán vị gen của ruồi giấm cái tần số hoán vị gen = 10% + 10% = 20% (1,0 điểm) - Kiểu gen của ruồi giấm đực mắt đỏ, cánh xẻ ở P là X AB Y (0,5 điểm) - Kiểu gen P : ♀ X Ab X aB x ♂ X AB Y (1,0 điểm) - Tần số hoán vị gen = 20% (1,0 điểm) Bài 8 : Xét một cặp gen của một loài tự phối, a. Thế hệ ban đầu của một quần thể có thành phần kiểu gen là 300 AA + 600 Aa + 100 aa. Qua nhiều thế hệ tự phối, quần thể đã phân hóa thành các dòng thuần về kiểu gen AA và aa. Tính tỉ lệ các dòng thuần về gen kiểu gen AA và aa hình thành trong quần thể này. b. Một quần thể khác của loài có thành phần kiểu gen ở thế hệ ban đầu là 0,36AA + 0,64Aa. Do không thích nghi với điều kiện sống, tất cả các cá thể mang kiểu gen aa ở các thế hệ đều chết. Tính tỉ lệ kiểu gen của quần thể sau 1 thế hệ. 3 Giải : Cách giải Kết quả a. Khi quần thể phân hóa thành các dòng thuần thì tỉ lệ Aa = 0 thì tỉ lệ Aa ban đầu chia đều cho các kiểu gen đồng hợp, nên tỉ lệ các kiểu gen : + AA = 300 600 : 2 300 600 100 + = + + 0,6 (0,5 điểm) + aa = 100 600 : 2 300 600 100 + = + + 0,4 (0,5 điểm) b. – Tỉ lệ kiểu gen sau 1 thế hệ : + Tỉ lệ kiểu gen AA = 0,36 0,64 : 4 (0,36 0,64 : 4) 0,64 : 2 + = + + 13/21 (1,0 điểm) + Tỉ lệ kiểu gen Aa = 0,64 : 2 (0,36 0,64 : 4) 0,64 : 2 = + + 8/21 (1,0 điểm) a. AA = 0,6. (0,5 điểm) aa = 0,4. (0,5 điểm) b.AA = 13/21 ≈ 0,61905 (0,5 điểm) aa = 8/21 ≈ 0,38095 (0,5 điểm) Bài 9 : Một quần thể ngẫu phối ở trạng thái cân bằng Hacdi-Vanbec có 4000 cá thể, trong đó có 3960 cá thể lông xù. Biết rằng, tính trạng này do một gen nằm trên nhiễm sắc thể thường qui định và lông xù trội hoàn toàn so với lông thẳng. a. Tính số cá thể lông xù không thuần chủng có trong quần thể. b. Nếu trong quần thể nói trên xảy ra đột biến gen làm 1% alen A thành alen a thì sau một thế hệ ngẫu phối tỉ lệ cá thể lông xù trong quần thể chiếm bao nhiêu phần trăm? Giải : Cách giải Kết quả - Tần số tương đối của các alen : + Alen a = 4000 3960 4000 − = 0,1. (0,5 điểm) + Alen A = 1 – 0,1 = 0,9. (0,5 điểm) a. Số cá thể lông xù không thuần chủng = 2.0,9.0,1.4000 = 720. (0,5 điểm) b. Tần số tương đối của các alen sau khi đột biến : + Alen A = 0,9 – 1% . 0,9 = 0,891 (0,5 điểm) + Alen a = 1 – 0,891 = 0,109 (0,5 điểm) Tỉ lệ cá thể lông xù (AA+Aa) sau 1 thế hệ là 0,891 2 + 2. 0,891. 0,109 = 0,988119 (0,5 điểm) a. 720. (1,0 điểm) b. 0,988119 (1,0 điểm) Bài 10 : Ở người, gen a nằm trên nhiễm sắc thể thường gây ra bệnh bạch tạng, những người bình thường đều có gen A. Trong một quần thể, cứ 100 người bình thường thì có một người mang gen bệnh. a. Hai người bình thường trong quần thể này kết hôn. Theo lí thuyết thì xác suất họ sinh hai người con đều bình thường là bao nhiêu phần trăm? b. Nếu một người bình thường trong quần thể này kết hôn với một người bình thường có mang gen bệnh thì theo lí thuyết, xác suất họ sinh hai người con đều bình thường chiếm bao nhiêu phần trăm? Giải : Cách giải Kết quả 4 a. Xác suất họ sinh 1 con đều bình thường = 100% – ¼ .1%.1% = 0,999975 (0,5 điểm) Xác suất họ sinh 2 con đều bình thường = 0,999975 2 = 0.99995. (1,0 điểm) b. Xác suất họ sinh 1 con đều bình thường = 100% – ¼ .1%. = 0,9975 (0,5 điểm) Xác suất họ sinh 2 con đều bình thường = 0,9975 2 = 0.99500625 ≈ 0.995006 (1,0 điểm) a. 0.99995. (1,0 điểm) b. ≈ 0.995006 (1,0 điểm) Hết 5 . TẠO ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM VĨNH LONG ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI GIẢI TOÁN TRÊN MÁY TÍNH CẦM TAY CẤP TỈNH NĂM HỌC 2009 – 2010 Môn : SINH HỌC Ngày thi : 05 – 02 –. tế bào sinh tinh trùng tạo ra các tinh trùng nói trên có số nhiễm sắc thể đơn ở trạng thái chưa nhân đôi là 6291456 và được sinh ra từ 3 tế bào sinh dục