1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Thực tiễn áp dụng các quy định pháp luật về chế độ bảo hiểm xã hội tại bảo hiểm xã hội tỉnh quảng ninh

87 66 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 87
Dung lượng 1,17 MB

Nội dung

Bảo hiểm xã hội là một chính sách xã hội phức tạp, liên quan đến quyền lợicủa người lao động lại khá mới mẻ trong nền kinh tế thị trường mới định hình ởViệt Nam, nên việc thực hiện các c

Trang 1

-*** -LUẬN VĂN THẠC SĨ

THỰC TIỄN ÁP DỤNG CÁC QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT

VỀ CHẾ ĐỘ BẢO HIỂM XÃ HỘI TẠI BHXH

TỈNH QUẢNG NINH

Ngành: Luật kinh tế

ĐỖ THỊ SƠN

Hà Nội - 2020

Trang 2

-*** -LUẬN VĂN THẠC SĨ

THỰC TIỄN ÁP DỤNG CÁC QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT

VỀ CHẾ ĐỘ BẢO HIỂM XÃ HỘI TẠI BHXH

Trang 3

Tên tôi là: Đỗ Thị Sơn – tác giả của đề tài “Thực tiễn áp dụng các quy định pháp luật về chế độ bảo hiểm xã hội tại BHXH tỉnh Quảng Ninh”, tôi xin cam

đoan:

- Luận văn này là công trình nghiên cứu thực sự của bản thân tác giả

- Các thông tin được đề cập trong luận văn là chính xác, trung thực và đã được nêu rõ nguồn gốc

- Tác giả xin chịu trách nhiệm về những thông tin trong luận văn

Hà Nội, ngày 20 tháng 11 năm 2019

Tác giả luận văn

Đỗ Thị Sơn

Trang 4

Trước hết, cho phép tác giả được gửi lời cảm ơn sâu sắc đến tập thể các nhà

giáo Khoa Luật và Khoa Sau Đại học, Trường Đại học Ngoại Thương những

người đã tận tâm truyền đạt các kiến thức nền tảng và trao đổi kinh nghiệm thực tếgiúp cho tác giả có được những hiểu biết cần thiết để hoàn thành luận văn này

Đặc biệt, tác giả xin được gửi lời cảm ơn chân thành nhất và bày tỏ lòng kính

trọng tới thầy giáo, giảng viên TS Ngô Quốc Chiến, người đã dành cho tác giả sự

giúp đỡ trực tiếp và tận tình từ việc định hướng, triển khai cho tới khi hoàn thànhluận văn này

Bên cạnh đó, tác giả cũng xin cám ơn lãnh đạo Phòng Chế độ BHXH, PhòngKHTC, Phòng Thanh tra-Kiểm tra - Bảo hiểm xã hội tỉnh Quảng Ninh đã tạo điềukiện, cung cấp thông tin, báo cáo số liệu để tác giả có thể hoàn thành luận văn

Hà Nội, Ngày 20 tháng 11 năm 2019

Tác giả luận văn

Đỗ Thị Sơn

Trang 5

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i

LỜI CẢM ƠN ii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT vi

DANH MỤC BẢNG vii

DANH MỤC HÌNH vii

PHẦN MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI VÀ PHÁP LUẬT VỀ CHẾ ĐỘ BẢO HIỂM XÃ HỘI 9

1.1 Khái quát về bảo hiểm xã hội 9

1.1.1 Khái niệm bảo hiểm xã hội 9

1.1.2 Chức năng của bảo hiểm xã hội 11

1.2 Khái quát về chế độ bảo hiểm xã hội 13

1.2.1 Khái niệm pháp luật chế độ bảo hiểm xã hội 13

1.2.2 Đặc điểm của pháp luật chế độ bảo hiểm xã hội 14

1.2.3 Đối tượng áp dụng 16

1.2.4 Nguồn hình thành quỹ chế độ bảo hiểm xã hội 17

1.2.5 Các chế độ bảo hiểm xã hội 18

1.3 Cơ sở hình thành chế độ bảo hiểm xã hội 22

1.3.1 Cơ sở sinh học 22

1.3.2 Điều kiện và môi trường lao động 23

1.3.3 Cơ sở kinh tế - xã hội 23

1.3.4 Luật pháp và thể chế chính trị 24

1.4 Vai trò của pháp luật về chế độ bảo hiểm xã hội 24

1.5 Nguyên tắc pháp luật về chế độ bảo hiểm xã hội 26

1.6 Giải quyết tranh chấp về chế độ bảo hiểm xã hội 28

Kết luận chương 1 31

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN THỰC HIỆN CHẾ ĐỘ BẢO HIỂM XÃ HỘI 32

Trang 6

2.1 Giới thiệu chung về tỉnh Quảng Ninh và Bảo hiểm xã hội tỉnh Quảng

Ninh 32

2.1.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của tỉnh Quảng Ninh 32

2.1.2 Quá trình hình thành và phát triển của bảo hiểm xã hội tỉnh Quảng Ninh 33

2.2 Thực trạng pháp luật về chế độ bảo hiểm xã hội 36

2.2.1 Các chế độ BHXH bắt buộc 36

2.2.2 Các chế độ bảo hiểm xã hội tự nguyện 46

2.3 Thực tiễn thực hiện pháp luật về chế độ bảo hiểm xã hội tại BHXH tỉnh Quảng Ninh 47

2.3.1 Kết quả đạt được 47

2.3.2 Tồn tại và nguyên nhân 53

2.3.3 Giải quyết tranh chấp về chế độ bảo hiểm xã hội tại BHXH tỉnh Quảng Ninh 56

Kết luận chương 2 59

CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG, GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VÀ KIẾN NGHỊ THỰC THI PHÁP LUẬT VỀ CHẾ ĐỘ BẢO HIỂM XÃ HỘI TẠI BHXH TỈNH QUẢNG NINH 60

3.1 Định hướng hoàn thiện pháp luật về chế độ bảo hiểm xã hội 60

3.2 Giải pháp hoàn thiện pháp luật về chế độ bảo hiểm xã hội 62

3.2.1 Ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện Luật BHXH và tăng cường quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội 62

3.2.2 Xây dựng các chương trình phối hợp với các ngành, các cấp có liên quan để triển khai thực hiện pháp luật về bảo hiểm xã hội 63

3.2.3 Bổ sung các chế độ cho Bảo hiểm xã hội tự nguyện như chế độ ốm đau, thai sản, tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp 64

3.2.4 Các giải pháp nâng cao chế tài xử lí đối với các hành vi vi phạm pháp luật bảo hiểm xã hội 64

3.3 Một số kiến nghị thực thi pháp luật về chế độ bảo hiểm xã hội tại BHXH tỉnh Quảng Ninh 65

Trang 7

3.2.1 Ban hành văn bản hướng dẫn của BHXH tỉnh Quảng Ninh về thực hiện chế độ BHXH kịp thời

Trang 8

Chữ viết tắt Nghĩa đầy đủ

DSPHSK Dưỡng sức phục hồi sức khỏe

TTDVVL Trung tâm dịch vụ việc làm

CĐBHXH Chế độ bảo hiểm xã hội

TNLĐ-BNN Tai nạn lao động – Bệnh nghề nghiệp

Trang 9

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1 Tổng hợp đối tượng hưởng chế độ BHXH từ năm 2104-2018 48

Bảng 2 Tổng hợp giải quyết các chế độ Ốm đau, thai sản, DSPHSKtừ 2014-2018 49

Bảng 3 Tổng hợp giải quyết các chế độ Hưu trí, tử tuất, TNLĐ-BNN từ 2014-201850

Bảng 4 Tổng hợp chi trả các chế độ BHXH từ 2014-2018 51

DANH MỤC HÌNH

Hình 1 Sơ đồ tổ chức bộ máy tại BHXH tỉnh Quảng Ninh 36

Trang 10

TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN VĂN

Tên Luận văn: Thực tiễn áp dụng các quy định pháp luật về chế độ bảo hiểm xã hội tại BHXH tỉnh Quảng Ninh.

Luận văn đã đạt các kết quả chính như sau:

1 Về lý luận

- Đã nêu khái quát toàn bộ pháp luật chế độ bảo hiểm xã hội;

- Đã phân tích và làm rõ các khái niệm, chức năng, vai trò, nguyên tắc, cơ sở hình thành, nội dung về chế độ bảo hiểm xã hội;

- Đưa ra một số vấn đề giải quyết tranh chấp chế độ bảo hiểm xã hội tại ViệtNam

- Cơ chế giải quyết tranh chấp về chế độ BHXH tại BHXH tỉnh Quảng Ninhtrong 05 năm từ năm 2014 đến năm 2018

3 Về định hướng và giải pháp

- Đã nêu một số định hướng và giải pháp hoàn thiện pháp luật chế độ BHXH trong thời gian tới;

Trang 11

- Trên cơ sở phân tích nội dung pháp luật chế độ BHXH và kết quả đạt đượccũng như tồn tại, nguyên nhân Luận văn đã đưa ra một số kiến nghị thực thi pháp luật về chế độ BHXH tại BHXH tỉnh Quảng Ninh.

4 Khả năng ứng dụng thực tiễn của Luận văn

- Luận văn là tài liệu tham khảo hữu ích cho các cơ quan, đơn vị, tổ chứctrong quá trình nghiên cứu, xây dựng và hoàn thiện chính sách và pháp luật về chế

độ bảo hiểm xã hội Một số phương hướng, giải pháp và kiến nghị trong luận văn cógiá trị tham khảo đối với các cơ quan lập pháp khi sửa đổi các quy định của phápluật về Luật BHXH;

- Luận văn là tài liệu có khả năng nghiên cứu để ứng dụng trong thực tiễn thực hiện chế độ BHXH nói chung và tại tỉnh Quảng Ninh nói riêng;

- Luận văn này cũng là tài liệu tham khảo cho sinh viên, học viên cao học có nghiên cứu hoặc học tập môn học pháp luật về BHXH

Trang 12

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Bảo hiểm xã hội là một trong những chính sách lớn của Nhà nước, là mộttrong những trụ cột của hệ thống chính sách an sinh xã hội tạo nền móng cho sựphát triển kinh tế và ổn định xã hội ở mọi quốc gia trên thế giới Bảo hiểm xã hộigóp phần bảo đảm ổn định đời sống cho người lao động ổn định chính trị, trật tự antoàn xã hội, thúc đẩy sự nghiệp xây dựng đất nước So với các quốc gia trên thếgiới, bảo hiểm xã hội Việt Nam ra đời khá muộn do nhiều điều kiện chủ quan cũngnhư khách quan1 Tuy ra đời muộn, nhưng chính sách và pháp luật về bảo hiểm xãhội đã được Đảng và Nhà nước quan tâm Luật bảo hiểm xã hội ra đời năm 2006đánh dấu một bước cụ thể hóa quan trọng về chinh sách bảo hiểm xã hội của nhànước Luật này sau đó đã được sửa đổi, bổ sung năm 2014 Ngoài ra, Nghị quyết số21-NQ/TW về “ Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác BHXH, BHYTgiai đoạn 2012-2020” nêu rõ quan điểm “Bảo hiểm xã hội và Bảo hiểm y tế là haichính sách xã hội quan trọng, là trụ cột chính của hệ thống an sinh xã hội, góp phầnthực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, đảm bảo ổn định chính trị - xã hội và pháttriển kinh tế - xã hội” Từ thực tiễn xã hội, nhu cầu chính đáng của người lao động,bảo hiểm xã hội đã trở thành chính sách xã hội quan trọng của nước ta và hầu hếtcác nước trên thế giới

Bảo hiểm xã hội là sự bảo đảm bù đắp một phần hoặc thay thế thu nhập củangười lao động khi người lao động bị giảm hoặc bị mất thu nhập do ốm đau, thaisản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết…dựa trên cơ sởđóng góp vào quỹ bảo hiểm xã hội do Nhà nước tổ chức thực hiện và sử dụng

1 Hệ thống bảo hiểm xã hội đầu tiên được thiết lập tại nước Phổ (nay là Cộng hòa Liên bang Đức) dưới thời của Thủ tướng Otto von Bismarck (1850 ), sau đó lan sang các nước châu Âu (Anh: 1991, Ý: 1919, Pháp: từ

1918 ), các nước châu Mỹ Latinh, Hoa Kỳ, Canada (từ sau 1930) và cuối cùng là các nước châu Phi, châu

Á (giành độc lập sau chiến tranh thế giới lần thứ 2) Bảo hiểm xã hội tại Việt Nam có mầm mống dưới thời phong kiến Pháp thuộc Sau cách mạng tháng 8/1945 Chính phủ nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà, đã ban hành sắc lệnh 29/SL ngày 12/3/1947 thực hiện bảo hiểm ốm đau, tai nạn lao động và hưu trí (chỉ có một số

bộ phận) Đến khi hoà bình lập lại, ngày 27/12/1961 Nhà nước ban hành Nghị định 128/CP của Chính phủ về

“Điều lệ tạm thời thực hiện các chế độ BHXH đối với công nhân viên chức” và được thực hiện từ ngày 1/1/1962.

Trang 13

quỹ đó để đảm bảo ổn định đời sống cho người lao động, đảm bảo an sinh xã hội(Khoản 1, Điều 3, Luật BHXH số 58/2014/QH13).

Dựa trên những nhu cầu tất yếu của người lao động và mục tiêu cơ bản củaĐảng và Nhà nước, chính sách bảo hiểm xã hội là chính sách cơ bản nhất của hệthống an sinh xã hội của mỗi quốc gia2 Việc ban hành chính sách bảo hiểm xã hộiphụ thuộc vào từng điều kiện kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia và xu hướng vậnđộng khách quan của nền kinh tế - xã hội Để đáp ứng được an sinh xã hội phải đảmbảo việc triển khai và thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội, vấn đề cốt lõi là phải cụthể hoá chính sách thông qua các chế độ bảo hiểm xã hội “Chế độ bảo hiểm xã hội

là những quy định cụ thể và chi tiết, là sự bố trí, sắp xếp những chế định thực hiệnbảo hiểm xã hội đối với người lao động (Bùi Đình Thanh, 1993) Nói cách khác, đó

là một hệ thống các quy định được pháp luật hoá về đối tượng và phạm vi; về nghĩa

vụ và quyền lợi, về điều kiện và mức đóng góp cho từng trường hợp bảo hiểm xãhội cụ thể Mục đích chính của các chế độ bảo hiểm xã hội là bù đắp một phần vàtrợ cấp vật chất cho người lao động khi gặp rủi ro đã được quy định, ban hành trongluật

Bảo hiểm xã hội là một chính sách xã hội phức tạp, liên quan đến quyền lợicủa người lao động lại khá mới mẻ trong nền kinh tế thị trường mới định hình ởViệt Nam, nên việc thực hiện các chế độ Bảo hiểm xã hội đã cho thấy những hạnchế, tồn tại nhất định trên phạm vi cả nước Ngoài ra, việc thực hiện các chế độ vềbảo hiểm xã hội trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh còn có những đặc thù riêng so với cácđịa phương khác như: Số công nhân lao động khai thác than, hầm lò lớn, thực hiệncác công việc nặng nhọc, độc hại cần được đảm bảo quyền lợi khi tham gia bảohiểm xã hội Bên cạnh đó, các doanh nghiệp vừa và nhỏ phát triển ngày càng đông,các doanh nghiệp về xây dựng mọc lên nhiều hơn so với những năm trước khiếncho việc giải quyết các chế độ bảo hiểm xã hội lớn hơn so với một số tỉnh khác trên

2Trong chính sách ASXH, về mặt cấu trúc gồm các bộ phận hợp thành (còn gọi là các trụ cột) là BHXH cho người lao động; trợ giúp xã hội đối với mọi thành viên của xã hội khi họ gặp phải rủi ro; chăm sóc sức khỏe

và các dịch vụ xã hội bằng nguồn vốn của cộng đồng… Trong các bộ phận này của ASXH, BHXH là một bộ phận (hay trụ cột) lớn nhất, cơ bản nhất và ổn định nhất của hệ thống này Chính sách BHXH được coi là trụ cột lớn nhất của hệ thống ASXH quốc gia, bởi lẽ BHXH có đối tượng rất lớn và toàn bộ người lao động – những người tạo ra của cải vật chất cơ bản cho xã hội.

Trang 14

cả nước Công tác phối hợp giữa Bảo hiểm xã hội với các sở, ban, ngành trong việcthực hiện chính sách bảo hiểm xã hội theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội cònnhiều bất cập, chồng chéo; chế tài xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảohiểm xã hội còn quá nhẹ, tính cưỡng chế của pháp luật chưa nghiêm Nhận thức củamột số người sử dụng lao động (SDLĐ) về chính sách, pháp luật bảo hiểm xã hộicòn hạn chế, trách nhiệm xã hội chưa cao, ý thức chấp hành pháp luật thấp, vì lợinhuận chủ sử dụng lao động cố tình trốn tránh trách nhiệm đóng bảo hiểm xã hộicho người lao động, không ký kết hợp đồng lao động hoặc chỉ ký hợp đồng dưới 01tháng (để lách luật) Về phần mình, người lao động thì do áp lực thu nhập, việc làmnên ngại đấu tranh Thực tế vẫn còn tình trạng rất nhiều đơn vị, cá nhân, người laođộng còn có hành vi trục lợi bảo hiểm xã hội như: vừa đi làm vừa hưởng bảo hiểmthất nghiệp; đang hưởng bảo hiểm thất nghiệp nhưng vẫn hưởng lương hưu; người

sử dụng lao động cấp giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội tràn lan,không đúng người, đúng bệnh; nhiều trường hợp người lao động không đi khám tạicác cơ quan y tế nhưng vẫn được cấp giấy ốm Một vấn đề khác cần phải kể đến, đó

là công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách pháp luật về bảo hiểm xã hội chưathực sự đi vào chiều sâu, thiếu tính đồng bộ giữa các ngành, nên một bộ phận ngườilao động, nhân dân chưa hiểu được bản chất tốt đẹp, tính cộng đồng, nhân đạo vànhân văn cao cả của chính sách bảo hiểm xã hội, do đó chưa tích cực tham gia bảohiểm xã hội

Vì vậy việc việc nghiên cứu “Thực tiễn áp dụng các quy định pháp luật về chế

độ bảo hiểm xã hội tại Bảo hiểm xã hội tỉnh Quảng Ninh” là rất cần thiết nhằm

đánh giá thực trạng pháp luật và đưa ra một số giải pháp thực hiện đối với bảo hiểm

xã hội tỉnh Quảng Ninh hiện nay

2 Tình hình nghiên cứu đề tài

Chế độ, chính sách và pháp luật về bảo hiểm nói chung và chế độ bảo hiểm xãhội nói riêng không phải là một chủ đề mới mẻ ở Việt Nam Chủ đề này đã đượcnghiên cứu dưới góc độ kinh tế, quản lý và pháp luật Tuy nhiên, tác giả nhận thấyrằng, các nghiên cứu luật học về chế độ bảo hiểm xã hội tại một địa bàn cụ thể là

Trang 15

Quảng Ninh chưa được nghiên cứu đầy đủ Trong nỗ lực thực hiện luận văn này, tácgiả đã tìm và đã thấy một số công trình sau:

Trong luận văn thạc sỹ luật học về “Bảo hiểm xã hội tự nguyện – Thực trạngpháp luật và bảo hiểm xã hội tự nguyện ở Việt Nam” bảo vệ tại Khoa Luật, Đại họcQuốc gia Hà Nội, năm 2015, tác giả Võ Lan Anh đã phân tích các quy định phápluật Việt Nam về bảo hiểm xã hội tự nguyện Nghiên cứu này đã đề cập đến chế độbảo hiểm xã hội nói chung, nhưng chưa phân tích, đánh giá thực trạng áp dụng phápluật tại các địa bàn cụ thể như Quảng Ninh

Tác giả Nguyễn Lan Hương, trong luận văn thạc sỹ luật học về “Pháp luật vềbảo hiểm xã hội bắt buộc và thực tiễn thi hành trên địa bàn tỉnh Phú Thọ”, bảo vệ tạiTrường Đại học Luật Hà Nội năm 2012, đã phân tích thực tiễn áp dụng pháp luật vềbảo hiểm nói chung và pháp luật về bảo hiểm xã hội bắt buộc nói riêng Luận vănnày cũng đã phân tích thực trạng áp dụng pháp luật tại một địa bàn cụ thể là tỉnhPhú Thọ Tuy nhiên, nghiên cứu này phân tích các quy định và thực trạng áp dụngcác quy định của pháp luật bảo hiểm năm 2006, trong khi đó đạo luật này đã đượcsửa đổi khá nhiều vào năm 2014 và vì vậy, một nghiên cứu phân tích các quy địnhcủa Luật năm 2014 là cần thiết Ngoài ra, Phú Thọ và Quảng Ninh là hai tỉnh cónhiều khác biệt, do đặc thù về địa hình và cơ cấu kinh tế xã hội Một nghiên cứutrên địa bàn tỉnh Phú Thọ là không đủ để áp dụng cho Quảng Ninh và vì vậy cần cómột nghiên cứu riêng để nhấn mạnh đến đặc thù của tỉnh Quảng Ninh

Trong một nghiên cứu tổng quát hơn về “Bảo hiểm thất nghiệp trong nền kinh

tế thị trường ở Việt Nam”, luận án tiến sỹ luật học, tác giả Lê Thị Hoài Thu đã biệnluận cho sự cần thiết xây dựng và hoàn thiện chế độ bảo hiểm thất nghiệp ở ViệtNam Tuy nhiên, luận án này được bảo vệ tại Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2002nên đã có nhiều điểm không còn phù hợp với thực tiễn hiện nay

Ngoài ra, còn có thể kể đến một số bài viết đăng trên các tạp chí hoặc cáctrang thông tin, nhưng các bài viết này chủ yếu tập trung nghiên cứu tổng quan vềBHXH và việc thực hiện các chế độ BHXH bắt buộc, BHXH tự nguyện mang tínhphổ biến kiến thức pháp luật, hơn là các nghiên cứu luật học về các nội dung như:

Trang 16

đối tượng tham gia, mức đóng BHXH, phương thức đóng, điều kiện hưởng, quỹBHXH, quản lý, tổ chức Các đề tài chỉ đề cập đến một phần của chế độ bảo hiểm

xã hội như BHXH bắt buộc, BHXH tự nguyện, hoặc so sánh sự khác nhau của cácchế độ bảo hiểm xã hội qua các năm mặc dù các đề tài đã phản ánh được một phầnthực trạng áp dụng chế độ BHXH, những quy định, những bất cập trong việc thựchiện chế độ chính sách nhưng chưa đưa ra cụ thể các quy định trong pháp luật vềchế độ bảo hiểm xã hội tại Việt Nam

Như vậy, việc nghiên cứu thực trạng áp dụng những quy định của pháp luật vềchế độ bảo hiểm xã hội tại địa bàn tỉnh Quảng Ninh là cần thiết, nhằm đưa ra cácgiải pháp cụ thể góp phần áp dụng hiệu quả hơn chế độ bảo hiểm xã hội tại một địabàn cụ thể và, xa hơn, gợi ý một số sửa đổi pháp luật về chế độ bảo hiểm xã hội

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1 Mục đích nghiên cứu

Trong phạm vi nghiên cứu đề tài luận văn, học viên phân tích và làm rõ cơ sở

lý luận và các quy định của pháp luật về chế độ bảo hiểm xã hội nói chung và đánhgiá thực tiễn thực hiện pháp luật về chế độ bảo hiểm xã hội tại tỉnh Quảng Ninh nóiriêng, đồng thời chỉ ra những mặt tồn tại, yếu kém, nguyên nhân, từ đó đề xuất xâydựng căn cứ khoa học cho những giải pháp phù hợp mang tính khả thi nhằm nângcao hiệu quả thực hiện pháp luật về chế độ bảo hiểm xã hội trong thời gian tới, phục

vụ tốt hơn quyền lợi bảo hiểm xã hội cho người lao động trên địa bàn tỉnh QuảngNinh

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Để đạt được mục đích nghiên cứu nêu trên, đề tài sẽ giải quyết các nhiệm vụsau:

Thứ nhất, Trình bày khái quát một số vấn đề lý luận về BHXH và các chế độ

BHXH ở nước ta hiện nay: chế độ BHXH bắt buộc; BHXH tự nguyện, BHTN đượcquy định trong các văn bản luật

Trang 17

Thứ hai, phân tích, đánh giá thực trạng thực hiện pháp luật về chế độ BHXH

trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh để thấy được những kết quả, hạn chế, vướng mắc vànguyên nhân để đảm bảo chế độ BHXH là công cụ hữu hiệu nhất của an sinh xã hội

ở nước ta trong thời gian tới

Thứ ba, đề xuất một số giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả

pháp luật về chế độ BHXH; đóng góp những ý kiến đề xuất cho việc sửa đổi LuậtBHXH phù hợp với thực tế cuộc sống, đảm bảo quyền lợi cho người lao động trênđịa bàn tỉnh Quảng Ninh nói riêng và 63 tỉnh thành trên toàn quốc nói chung

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của Luận văn là các quy định pháp luật về chế độ bảohiểm xã hội và thực trạng thực hiện pháp luật về chế độ bảo hiểm xã hội tại BHXHtỉnh Quảng Ninh

4.2 Phạm vi nghiên cứu

Về không gian, bên cạnh việc phân tích các quy định của pháp luật về bảohiểm, vốn mang tính bắt buộc chung trên cả nước, Luận văn sẽ tập trung nghiên cứuthực tiễn áp dụng các quy định này tại một địa bàn cụ thể là tỉnh Quảng Ninh

Về thời gian, Luận văn chủ yếu nghiên cứu thực tiễn áp dụng các quy định củapháp luật hiện hành, tức là khởi đầu từ năm 2014 với Luật Việc làm năm 2014 chotới hiện nay

5 Phương pháp nghiên cứu

Để thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu nêu trên, Luận văn sẽ sử dụng cácphương pháp nghiên cứu luật học truyền thống như phân tích, so sánh, tổng hợp,thống kê xử lý số liệu

Phương pháp phân tích và tổng hợp được sử dụng chủ yếu ở Chương 1 vàChương 2 nhằm làm rõ cơ sở lý luận về chế độ bảo hiểm xã hội, các quy định củapháp luật và thực tiễn áp dụng các quy định của pháp luật về chế độ bảo hiểm xãhội

Trang 18

Phương pháp tổng hợp, so sánh được áp dụng chủ yếu trong Chương 2 vàChương 3 để làm rõ các ưu điểm, nhược điểm trong thực trạng áp dụng các quyđịnh của pháp luật về chế độ bảo hiểm xã hội tại Quảng Ninh và đưa ra một số giảipháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác này.

6 Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu

6.1 Câu hỏi nghiên cứu

Để làm rõ thực tiễn áp dụng các quy định của pháp luật về chế độ bảo hiểm xãhội tại Quảng Ninh và trên cơ sở đó đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệuquả của bảo hiểm xã hội tại địa bàn này, tác giả thấy cần trả lời ba câu hỏi sau:

Thứ nhất, chế độ bảo hiểm xã hội có đặc điểm và đóng vai trò như thế nào đối

với sự phát triển kinh tế, văn hóa xã hội của đất nước?

Thứ hai, các chế độ bảo hiểm xã hội được quy định trong pháp luật Việt Nam

như thế nào? Đối tượng nào được hưởng? Điều kiện được hưởng? Mức hưởng?

Thứ ba, thực trạng quy định pháp luật về chế độ bảo hiểm xã hội tại Quảng

Ninh còn những vướng mắc, tồn tại gì? Đâu là các giải pháp khắc phục, nâng caohiệu quả pháp luật về chế độ bảo hiểm xã hội?

6.2 Giả thuyết nghiên cứu

Trước khi nghiên cứu, tác giả đặt ra một số giả thuyết nghiên cứu Trên cơ sởcác giả thuyết nghiên cứu đó, tác giả đã xác định định hướng nghiên cứu, tập hợp vàphân tích tài liệu nghiên cứu để kiểm tra giả thuyết nghiên cứu và hiệu chỉnh giảthuyết nghiên cứu Có ba giả thuyết nghiên cứu được luận văn giữ lại là:

Thứ nhất, chế độ chính sách bảo hiểm xã hội có nhiều đặc điểm chung và riêng

biệt, đóng vai trò rất quan trọng trong việc đảm bảo an sinh xã hội nhằm bù đắp mộtphần thu nhập bị mất của người lao động

Thứ hai, các chế độ bảo hiểm xã hội được quy định cụ thể trong các quy phạm

pháp luật như Luật BHXH năm 2014 và các thông tư, nghị định, văn bản hướng dẫnkhác

Trang 19

Thứ ba, các quy định pháp luật về chế độ BHXH chưa được áp dụng hiệu quả

tại Quảng Ninh, mới chỉ đáp ứng được một phần nhu cầu cuộc sống, đảm bảo cho

đa số quyền lợi của một bộ phận dân chúng do còn nhiều bất cập, vướng mắc cầnkhắc phục mới có thể phát huy hiệu quả thực sự trong đời sống

7 Đóng góp của Luận văn

Đề tài của luận văn nghiên cứu việc thực hiện pháp luật về chế độ bảo hiểm xãhội để hệ thống hóa được những vấn đề từ cơ sở lý luận, vai trò và thực tiễn thựchiện chế độ bảo hiểm xã hội tại BHXH tỉnh Quảng Ninh Từ đó nêu lên được nhữngkết quả đạt được những vấn đề cần giải quyết, rút ra những hạn chế và nguyên nhântồn tại ảnh hưởng cũng như đề xuất một số giải pháp cụ thể có giá trị tham khảo chocác cơ quan hữu quan trong quá trình hoàn thiện và thực hiện pháp luật về chế độbảo hiểm xã hội, đặc biệt là các cơ quan bảo hiểm xã hội, các đơn vị tham gia bảohiểm xã hội

8 Kết cấu của Luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết thúc, mục lục, phụ lục và danh mục tài liệu thamkhảo, Luận văn được kết cấu gồm 3 chương:

Chương 1 KHÁI QUÁT VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI VÀ PHÁP LUẬT VỀ CHẾ ĐỘ BẢO HIỂM XÃ HỘI

Chương 2 THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN THỰC HIỆNCHẾ ĐỘ BẢO HIỂM XÃ HỘI

Chương 3: ĐỊNH HƯỚNG, GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VÀKIẾN NGHỊ THỰC THI PHÁP LUẬT VỀ CHẾ ĐỘ BẢO HIỂM XÃ HỘI TẠIBHXH TỈNH QUẢNG NINH

Trang 20

CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI VÀ PHÁP LUẬT VỀ CHẾ ĐỘ BẢO HIỂM XÃ HỘI

1.1 Khái quát về bảo hiểm xã hội

1.1.1 Khái niệm bảo hiểm xã hội

Thuật ngữ “bảo hiểm xã hội” lần đầu tiên xuất hiện và được sử dụng làm tiêu

đề cho một văn bản pháp luật vào năm 1935 (Luật Bảo hiểm xã hội năm 1935 củaHợp chủng quốc Hoa Kỳ)3 Sau đó thuật ngữ này xuất hiện trở lại trong một số đạoluật, trong thời gian chiến tranh thế giới thứ hai và được Tổ chức Lao động quốc tế(ILO) nhanh chóng chấp nhận thuật ngữ “bảo hiểm xã hội”, đây chính là mốc quantrọng ghi nhận giá trị và sự tồn tại của thuật ngữ này, một thuật ngữ diễn đạt đơngiản nhưng phản ánh được nguyện vọng sâu sắc nhất của nhân dân lao động trêntoàn thế giới

Trên thế giới, thuật ngữ “bảo hiểm xã hội” được hiểu không giống nhau giữacác nước về mức độ phạm vi rộng hẹp của nó Tuy vậy, về cơ bản thì thuật ngữ nàyđược hiểu với nghĩa là sự bảo đảm an toàn của xã hội đối với thành viên của nóthông qua các quy trình của hệ thống công cộng, nhằm giải tỏa những lo âu về kinh

tế và xã hội cho thành viên Nói cách khác, nó góp phần khắc phục sự suy giảmhoặc mất nguồn thu nhập của các thành viên trong xã hội và gia đình do ốm đau,thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hưu trí, tử tuất và thất nghiệp; đồngthời cung cấp về dịch vụ y tế, trợ cấp gia đình có con nhỏ4

Trong Luật BHXH, bảo hiểm xã hội được định nghĩa là “sự bảo đảm thay thếhoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thunhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao độnghoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội” (Khoản 1, Điều 3, Luật BHXH

số 58/2014/QH13)

BHXH còn được nghiên cứu dưới nhiều góc độ khác:

3Luật Bảo hiểm xã hội năm 1935 của Hoa Kỳ (the Social Security Act of 1935) chỉ bao gồm bốn chế độ bảo hiểm là chế độ hưu trí, tử tuất, mất khả năng lao động và thất nghiệp.

4Có thể xem được tại: http://www.dankinhte.vn/cac-khai-niem-ve-bao-hiem-xa-hoi/ [truy cập ngày

08/11/2019].

Trang 21

Dưới góc độ kinh tế, BHXH là một phạm trù kinh tế tổng hợp, là sự bù đắp vàthay thế một phần thu nhập nhằm đảm bảo ổn định cuộc sống cho NLĐ khi họ bịgiảm hoặc mất thu nhập trên cơ sở đóng góp vào quỹ BHXH của cộng đồng nhữngngười tham gia bảo hiểm theo quy định của pháp luật (Nguyễn Văn Định, 2012, tr.46) Trong thời kỳ phát triển kinh tế thị trường, quá trình công nghiệp hóa, hiện đạihóa và trong sản xuất lao động thì con người luôn gặp phải những khó khăn, rủi ronhư: ốm đau, bệnh tật, tai nạn lao động, mất việc làm, thất nghiệp Do đó, để ổnđịnh cuộc sống NLĐ phải tìm các giải pháp đảm bảo thu nhập cho chính mình trongnhững trưởng hợp rủi ro nói trên.

Dưới góc độ xã hội, BHXH là một chính sách nhằm đảm bảo đời sống vật chấtcho NLĐ khi họ không may gặp các “rủi ro xã hội”, nhằm góp phần đảm bảo antoàn xã hội Khi NLĐ gặp phải rủi ro trong cuộc sống thì những nhu cầu được đặt

ra như khắc phục khó khăn về kinh tế, chữa bệnh an dưỡng tuổi già…Vì vậy, Nhànước cần thiết phải có những giải pháp để giải quyết những vấn đề phát sinh xảy rađối với NLĐ, nhằm giúp NLĐ vượt qua khó khăn, ổn định đời sống; đồng thời cũng

là giải pháp nhằm ổn định xã hội Khi đó, vai trò của BHXH được thể hiện rõ nét,

bù đắp thu nhập cho NLĐ, giữ vững nền sản xuất, đảm bảo ổn định xã hội Nhưvậy, dưới góc độ xã hội, chúng ta có thể thấy BHXH là một bộ phận trong nội dungcủa hệ thống bảo đảm xã hội “bảo đảm xã hội là sự bảo vệ của xã hội đối với cácthành viên của mình thông qua một loạt các biện pháp công cộng để đối phó khókhăn về kinh tế xã hội do bị ngưng hoặc bị giảm nhiều về thu nhập gây ra bởi ốmđau, mất khả năng lao động, tuổi già và chết, việc cung cấp chăm sóc y tế và việctrợ cấp cho các gia đình đông con” (Trường Đại học Lao động - xã hội, 2010, tr.34)

Dưới góc độ pháp luật, BHXH là tổng hợp các quy định của pháp luật nhằmbảo vệ NLĐ; sử dụng nguồn đóng góp của NLĐ, NSDLĐ và sự tài trợ, bảo hộ củaNhà nước nhằm trợ cấp vật chất cho người được bảo hiểm (hoặc gia đình của họ)trong trường hợp ốm đau, tai nạn lao động, thai sản, hết tuổi lao động hoặc chết.Như vậy, về phương diện pháp lý, BHXH là tổng thể các quy định của Nhà nướcquy định về quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của các bên khi tham gia vào quan hệ

Trang 22

BHXH; mức đóng góp, phương thức đóng góp và mức hưởng đối với những đốitượng áp dụng BHXH…Trên cơ sở các quy định pháp luật, các bên tham gia phảituân thủ (TS Mạc Tiến Anh, tạp chí BHXH số 04/2005).

Dù tiếp cận dưới góc độ nào thì mục tiêu chính của BHXH cũng được thể hiện

rõ, nhằm bảo vệ NLĐ trước những biến cố cuộc sống và được bảo vệ bằng hệ thốngchính sách

Như vậy, có thể thấy BHXH chính là dạng trợ cấp nhằm bảo đảm thu nhập choNLĐ nên bảo hiểm y tế được tách ra không thuộc khái niệm BHXH Khái niệm vềBHXH nước ta thể hiện rõ mục đích phi thương mại và có sự bảo hộ của nhà nướcthông qua quá trình đóng góp và quản lý quỹ BHXH, thông qua đó Nhà nước bảo

hộ các hoạt động của quỹ BHXH và nhằm mục đích bảo đảm an toàn xã hội và tạođộng lực hữu hiệu để phát triển kinh tế

Tuy có sự định nghĩa khác nhau về bảo hiểm, nhưng xét về nội dung các kháiniệm trên đều bao hàm những nội dung cơ bản của BHXH là sự bù đắp thu nhậpcho NLĐ và trong một số trường hợp còn là gia đình của họ trong những trườnghợp nhất định mà dẫn đến mất hoặc giảm thu nhập và dựa trên cơ sở có sự đóng gópvào quỹ BHXH

1.1.2 Chức năng của bảo hiểm xã hội

Mục tiêu của hoạt động BHXH nhằm thực hiện chính sách xã hội của Nhànước, đảm bảo các khoản trợ cấp tối thiểu cho NLĐ khi họ gặp những rủi ro Chứcnăng của BHXH được xác định bởi chức năng chung của BHXH kết hợp với tính xãhội cao của nó tạo thành BHXH có bốn chức năng chính như sau:

Thứ nhất, bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập cho người lao động khi họ bị giảm hoặc mất môt phần thu nhập do bị giảm hoặc mất khả năng lao động hoặc mất việc làm theo những điều kiện xác định (Nguyễn Văn Định, 2012, tr.

30)

Đối tượng được bảo hộ là thu nhập của NLĐ, khi NLĐ và gia đình của họ bịmất hoặc giảm thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, tuổi già thì BHXH bù

Trang 23

đắp các khoản thu nhập bị thiếu hụt thông qua việc thực hiện chi trả trợ cấp đối vớiNLĐ (hay gia đình của họ) thay cho phần thu nhập bị giảm (mất).

Chức năng này của BHXH được thực hiện khi NLĐ rơi vào những trường hợpkhó khăn và có đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật BHXH Chức năng củaBHXH được thể hiện thông qua mối quan hệ giữa NLĐ - NSDLĐ; giữa cơ quanBHXH – NSDLĐ, đó là quan hệ ba bên có sự đóng góp của các bên; khi sự kiệnpháp lý xảy ra đối với NLĐ, họ sẽ được trợ cấp theo quy định Đây thực sự là chứcnăng thiết thực đối với NLĐ, có sức thuyết phục NLĐ tham gia mạng lưới BHXH

Thứ hai, phân phối lại thu nhập giữa người tham gia bảo hiểm xã hội

Quỹ BHXH được hình thành bởi sự đóng góp của NLĐ, NSDLĐ và hỗ trợmột phần từ phía Nhà nước NLĐ tham gia đóng BHXH được hưởng bảo hiểm khi

có đủ điều kiện theo pháp luật quy định Như vậy, NLĐ đóng góp vào quỹ BHXHkhông chỉ để đảm bảo quyền lợi cho họ mà còn cho NLĐ khác không may găp rủi

ro Như vậy, BHXH đã thực hiện chức năng phân phối lại thu nhập theo cả chiềungang và chiều dọc Sự phân phối này được thực hiện giữa NLĐ may mắn, ít gặprủi ro cho những người không may mắn; giữa người khỏe mạnh đang làm việc chongười ốm đau phải nghỉ việc và rộng hơn là giữa số đông người đóng góp vào quỹBHXH với số ít những người hưởng chế độ trợ cấp theo chế độ xác định Chức năngnày được thể hiện rõ qua hoạt động thu chi của quỹ BHXH

Thứ ba, góp phần nâng cao năng suất lao động

Khi tham gia vào thị trường lao động, NLĐ luôn mong muốn công sức mà họ

bỏ ra phải được đền đáp xứng đáng, tức là tiền lương, tiền công mà họ nhận đượcphải tương đương với sức lao động mà họ bỏ ra Ngoài ra, khi họ gặp phải nhữngrủi ro dẫn đến nguồn thu nhập bị giảm, bị mất khiến đời sống khó khăn, họ càng cầnmột cơ chế nhằm giúp đỡ họ ổn định, vượt qua khó khăn này Trên thực tế, chỉ cóBHXH mới có thể đáp ứng và thực hiện tốt được chức năng này, có BHXH đờisống của NLĐ và gia đình họ luôn được đảm bảo, ổn định yên tâm, gắn bó cùngcông việc, tạo động lực cho họ hăng say lao động và cống hiến

Trang 24

Đối với NSDLĐ, khi đội ngũ lao động yên tâm làm việc, cống hiến hết mìnhcho công việc họ sẽ yên tâm hơn khi đầu tư nâng cao chất lượng máy móc, nâng caonăng suất lao động; qua đó NSDLĐ cũng dự toán cân đối được các nguồn thu chinhằm phát triển doanh nghiệp, đó chính là chức năng đòn bẩy kinh tế phát triển.

Thứ tư, phát huy tiềm năng và gắn bó lợi ích

“Quỹ BHXH được hình thành bởi sự đóng góp của NLĐ, NSDLĐ và Nhànước, thông qua hoạt động của quỹ, một nguồn vốn nhàn rỗi sẽ được đưa vào đầu tưmang lại lợi nhuận, tăng thêm nguồn thu cho quỹ” (Trường kinh tế quốc dân, 2012,

tr 58) Với hình thức đóng góp và phát triển quỹ BHXH như vậy, BHXH hoàn toàn

có thể giúp NLĐ vượt qua những khó khăn khi gặp phải rủi ro góp phần bảo đảm ổnđịnh đời sống cho NLĐ và gia đình họ

BHXH giúp NLĐ yên tâm công tác, đảm bảo cuộc sống cho họ khi gặp rủi rohay khi đến tuổi già và đảm bảo cho người thân của họ có một khoản thu nhập tốithiểu Đối với nhà nước, chi trả BHXH cho NLĐ là cách thức phải chi ít nhất nhưngvẫn giải quyết tốt những rủi ro, khó khăn về đời sống của NLĐ và gia đình họ, gópphần làm cho sản xuất phát triển, xã hội ổn định và an toàn

1.2 Khái quát về chế độ bảo hiểm xã hội

1.2.1 Khái niệm pháp luật chế độ bảo hiểm xã hội

Pháp luật chế độ bảo hiểm xã hội là tập hợp các quy định của pháp luật về đốitượng hưởng và phạm vi hưởng; về nghĩa vụ và quyền lợi, về điều kiện và mứchưởng trên cơ sở sự đóng góp vào quỹ tài chính chung của người lao động, người sửdụng lao động và sự hỗ trợ của Nhà nước

Việc ban hành các chế độ BHXH phải căn cứ vào điều kiện kinh tế-xã hội củamỗi quốc gia trong từng thời kỳ và xu hướng vận động Chế độ BHXH được cụ thểhoá dưới dạng các văn bản pháp luật và dưới luật, các thông tư, điều lệ, cụ thể: LuậtBHXH năm 2014; Quyết định số 636/QĐ-BHXH ban hành quy định về hồ sơ vàquy trình giải quyết hưởng các chế độ BHXH; Quyết định số 828/QĐ-BHXH banhành quy định quản lý chi trả các chế độ BHXH, BHTN; Quyết định số 1515/QĐ-BHXH sửa đổi, bổ sung một số điều của quyết định số 828/QĐ-BHXH ngày

Trang 25

27/5/2016 của BHXH Việt Nam ban hành quy định quản lý chi trả các chế độBHXH, BHTN; Nghị quyết số 93/2015/QH13, Về việc thực hiện chính sách hưởngBHXH 1 lần đối với người lao động

Trong Công ước số 102 tháng 6 năm 1952 tại Giơnevơ, tổ chức ILO khuyếnnghị rằng5: hệ thống chế độ BHXH bao gồm 9 chế độ: Chăm sóc y tế; Trợ cấp ốmđau; Trợ cấp thất nghiệp; Trợ cấp tuổi già; Trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghềnghiệp; Trợ cấp tiền tuất mất người nuôi dưỡng; Trợ cấp gia đình; Trợ cấp sinh đẻ;Trợ cấp khi tàn phế

Tuy nhiên, tùy theo tình hình kinh tế - xã hội của từng nước tham gia công ướcGiơnevơ thực hiện khuyến nghị đó ở mức độ khác nhau Ở Việt Nam, Bảo hiểm xãhội bao gồm hai hình thức: Bảo hiểm xã hội bắt buộc và bảo hiểm xã hội tự nguyện(Luật BHXH số 58/2014/QH13)

1.2.2 Đặc điểm của pháp luật chế độ bảo hiểm xã hội

Dựa trên việc phân tích cơ sở lý luận và thực tiễn triển khai chính sách bảohiểm xã hội chúng ta có thể thấy pháp luật chế độ BHXH có các đặc điểm chủ yếusau:

(1) Đặc điểm về chủ thể: Theo Luật BHXH hiện hành thì người lao động thamgia BHXH bắt buộc là đối tượng được hưởng các chế độ BHXH: Ốm đau; thai sản;hưu trí; tử tuất; tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp (được quy định tại Điều 24, Điều

30, Điều 42, Điều 53 và Điều 66 Luật BHXH năm 2014)

(2) Đặc điểm về nguồn luật:

Nguồn của pháp luật về chế độ bảo hiểm xã hội là các văn bản quy phạm phápluật trong đó có chứa các quy phạm pháp luật quy định về các chế độ bảo hiểm xãhội

Đặc điểm nguồn của pháp luật về chế độ bảo hiểm xã hội như sau:

5Tổ chức Lao động Quốc tế 1952 , Công ước số 102 về các chế độ BHXH đã được Tổ chức Lao động Quốc

tế ILO thông qua ngày 28/06/1952 Quy phạm tối thiểu về an toàn xã hội.

Trang 26

- Do chủ thể có thẩm quyền ban hành văn bản pháp luật theo quy định của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

- Văn bản được ban hành theo đúng trình tự, thủ tục, dưới hình thức theo luậtđịnh Nội dung văn bản đó có chứa đựng quy phạm pháp luật quy định về các chế

độ bảo hiểm xã hội

- Căn cứ vào chủ thể ban hành, nguồn của pháp luật về chế độ bảo hiểm xã hộibao gồm:

+ Hiến pháp: Hiến pháp là đạo luật có giá trị pháp lí cao nhất quy định nhữngvấn đề cơ bản, quan trọng liên quan đến đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa- xã hộicủa quốc gia Hiến pháp là nguồn của mọi ngành luật trong đó có Luật Bảo hiểm xãhội

+ Luật: Là loại văn bản quy phạm pháp luật do Quốc hội ban hành để cụ thểhóa các quy định của Hiến pháp Có các văn bản chứa đựng quy phạm pháp luật vềchế độ bảo hiểm xã hội như: Luật Bảo hiểm xã hội

+ Nghị định của Chính phủ: Tất cả những Nghị định của Chính phủ ban hànhvới tư cách là văn bản quy phạm pháp luật về chế độ bảo hiểm xã hội đều là nguồn của pháp luật về chế độ bảo hiểm xã hội

+ Văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan hành chính nhà nước: Các thông

tư của Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, thủ trưởng cơ quan thuộc Chínhphủ ban hành để hướng dẫn thi hành luật, Nghị định quy định về chế độ bảo hiểm

xã hội

(3) Đặc điểm về chế tài xử lý vi phạm

- Cơ quan, tổ chức có hành vi vi phạm quy định của Luật Bảo hiểm xã hội, tùytheo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử phạt vi phạm hành chính; nếu gây thiệt hạithì phải bồi thường theo quy định của pháp luật

- Cá nhân có hành vi vi phạm quy định của luật này, tùy theo tính chất, mức

độ vi phạm mà bị xử phạt vi phạm hành chính, xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật

Trang 27

Đối tượng được trợ cấp là chính bản thân người lao động tham gia BHXH, họđược hưởng đầy đủ các chế độ quy định tùy theo điều kiện, thời gian và mức hưởng

cụ thể, thời gian hưởng có khi nằm trong quá trình lao động (chế độ trợ cấp ốm đau,thai sản; trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp) có khi thời gian hưởng lại nằmngoài quá trình lao động (chế độ trợ cấp thất nghiệp, chế độ trợ cấp hưu trí) v.v nhằm bảo đảm các khoản thu nhập thay thế cho người lao động khi họ bị giảm hoặcmất khả năng lao động hay mất việc làm dẫn đến giảm hoặc mất hoặc khoản thunhập, qua đó cũng bảo đảm nhu cầu sinh sống cần thiết cho họ cùng gia đình.Những biến cố làm giảm hoặc mất thu nhập của người lao động ở đây là những biến

cố xuất phát từ công việc lao động như: mất việc làm, ốm đau, thai sản, tai nạn laođộng, tuổi già

Bên cạnh đó đối tượng trợ cấp có thể là cho gia đình họ như: vợ chồng, concái hoặc bố mẹ người lao động (chế độ trợ cấp tiền tuất) Nhằm đảm bảo một phầnthu nhập khi người lao động (là trụ cột chính trong gia đình) chẳng may rủi ro màthân nhân của họ đã già yếu không nơi nương tựa không có thu nhập, con cái của họcòn nhỏ có thể đảm bảo được cuộc sống, nhu cầu sinh hoạt tối thiểu

Xác định chính xác đối tượng được trợ cấp bảo hiểm cho mỗi chế độ sẽ giúp

cơ quan BHXH chỉ trả đúng đối tượng, đúng mục đích, đảm bảo quy định của phápluật, đảm bảo sự công bằng trong xã hội đồng thời hạn chế tối đa những hiện tượngnhầm lẫn và tiêu cực phát sinh

Trang 28

1.2.4 Nguồn hình thành quỹ chế độ bảo hiểm xã hội

BHXH là chính sách tác động đến nhiều mặt của đời sống xã hội, chứa dựng

cả nội dung kinh tế, nội dung xã hội và nội dung pháp lý Để đảm bảo thực hiệnđúng quy định, đầy đủ các nội dung trên và đạt được mục tiêu công bằng, an sinh xãhội thì một trong những vấn đề cần được quan tâm là việc quản lý và sử dụng quỹBHXH Việc quản lý và sử dụng quỹ BHXH trên cơ sở Nhà nước thống nhất quản

lý, hạch toán theo quy định của pháp luật, độc lập với ngân sách Nhà nước QuỹBHXH được lập theo mô hình lập quỹ tồn tích cộng đồng nên việc hạch toán củatừng quỹ thành phần được thực hiện theo hàng năm và thông báo định kỳ với cơquan quản lý Quỹ BHXH là quỹ tài chính độc lập tự thu, tự chi, sau khi thành lậpquỹ độc lập với ngân sách Nhà nước, có sự kiểm tra, giám sát của đại diện các bêntham gia: NSDLĐ, NLĐ và Nhà nước Quỹ BHXH là quỹ đảm bảo an toàn thu nhậpcho NLĐ nhưng được hình thành do sự đóng góp của ba bên

“NLĐ đóng góp vào quỹ BHXH là biểu hiện sự gánh chịu trực tiếp rủi ro củachính mình mặt khác nó có ý nghĩa ràng buộc nghĩa vụ và quyền lợi của họ mộtcách chặt chẽ đồng thời đảm bảo cho bản thân và gia đình họ trước biến cố”(Nguyễn Văn Định, 2012, tr 50)

NSDLĐ đóng vào quỹ BHXH để thực hiện trách nhiệm của họ đối với NLĐlàm việc trong đơn vị nhằm bảo đảm một phần quyền lợi của người lao động và giữchân họ làm việc lâu dài gắn kết với đơn vị mình “tránh được những thiệt hại to lớnnhư đình trệ sản xuất, đào tạo lại lao động khi có rủi ro xảy ra đối với người laođộng mặt khác nó giảm bớt đi sự căng thẳng trong mối quan hệ vốn chứa đựngkhông ít mâu thuẫn, tranh chấp giữa chủ và thợ” (Nguyễn Văn Định, 2012, tr 50).Nhà nước đóng góp vào quỹ BHXH với hai tư cách: Nhà nước với tư cách làNSDLĐ đóng góp vào quỹ BHXH cho đội ngũ cán bộ công chức hưởng lương từngân sách nhà nước nhằm bảo toàn sự hoạt động của quỹ; bên cạnh đó, với tư cách

là người quản lý xã hội về mọi mặt với mục đích phát triển kinh tế, ổn định xã hội

Do mối quan hệ giữa chủ - thợ có chứa nhiều mâu thuẫn mà hai bên không thể tự

Trang 29

giải quyết được, Nhà nước buộc phải tham gia nhằm điều hòa mâu thuẫn của haibên thông qua hệ thống các chính sách, pháp luật.

Ngoài ra Quỹ BHXH còn được hình thành từ các nguồn thu khác như: các cánhân, tổ chức từ thiện ủng hộ, lãi đầu tư vốn nhàn rỗi

1.2.5 Các chế độ bảo hiểm xã hội

1.2.5.1 Các chế độ bảo hiểm xã hội bắt buộc

Theo pháp luật Việt Nam thì chế độ BHXH bắt buộc gồm 05 chế độ: Ốm đau,thai sản, tai nạn lao động-bệnh nghề nghiệp, hưu trí, tử tuất (Điều 4, luật BHXH số58/2014)

* Chế độ ốm đau

Ốm đau là sự kiện pháp lý làm cho người lao động tạm thời bị mất khả nănglao động dẫn đến nguồn thu nhập bị ảnh hưởng, là rủi ro thường xảy ra nhất đối vớingười lao động Khi gặp các sự cố về ốm đau, bệnh tật có thể do tính chất của côngviệc cũng có thể không do tính chất công việc gây ra, làm mất khả năng làm việcdẫn đến mất hoặc giảm thu nhập một khoảng thời gian Chế độ ốm đau nhằm đảmbảo cho NLĐ có được khoản trợ cấp thay thế thu nhập bị mất do nghỉ việc vì ốmđau, bệnh tật hay tai nạn không liên quan đến nghề nghiệp đã được giám định ỞViệt Nam hiện nay, chế độ bảo hiểm ốm đau áp còn áp dụng trong trường hợp NLĐnghỉ việc chăm sóc con ốm đau

Để được hưởng chế độ ốm đau, hai điều kiện đặt ra đối với NLĐ là có sự kiện

ốm đau phát sinh trên thực tế và có đóng góp, tham gia BHXH Theo quy định tạiĐiều 17, Công ước 102 của ILO thì các quốc gia nên đảm bảo về thời gian tham giađóng BHXH tối thiểu nhằm tránh sự lạm dụng nguồn quỹ BHXH6

* Chế độ thai sản

6Điều 17 (Công ước 102): Trong trường hợp bảo vệ, trợ cấp nêu ở Điều 16 ít nhất phải bảo đảm cho người được bảo vệ đã có thâm niên có thể được coi là cần thiết, để tránh sự lạm dụng.

Trang 30

Dân số Việt Nam có tỷ lệ nữ chiếm hơn 47,4 triệu người, chiếm trên 50% dân

số cả nước và hơn 47% lực lượng lao động xã hội7 Phụ nữ là nguồn nhân lực quantrọng đã đang và sẽ tham gia trên mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế, chính trị, xãhội Bên cạnh việc làm công tác xã hội, người phụ nữ còn phải đảm đương côngviệc của gia đình với thiên chức làm vợ, làm mẹ Vì vậy để động viên, khích lệ cũngnhư đảm bảo sức khỏe cho người phụ nữ, pháp luật đã quy định cho người phụ nữ

có thiên chức làm mẹ được hưởng chế độ trợ cấp thai sản

Chế độ thai sản là sự đảm bảo thu nhâp, sức khỏe cho người lao đôṇg nữ khi

ho mang ̣ thai, sinh con và người lao động khi nuôi con Đối tượng hưởng của chế độthai sản là lao động nữ (đến khi Luật BHXH năm 2014 ra đời bổ sung thêm đốitượng nam đang đóng BHXH có vợ sinh con) Bảo hiểm thai sản không nhằm bùđắp phần thu nhập bị thiếu hụt do nghỉ việc của NLĐ mà còn góp phần bảo vệ sứckhỏe, động viên khích lệ, tạo tâm lý yên tâm cho lao động nữ trong suốt quá trìnhmang thai và sinh con

*Chế độ tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp

Những rủi ro mà người lao động thường gặp phải trong hoạt động sản xuấtkinh doanh đó là: bị thương do công cụ sản xuất, bị nhiễm độc do môi trường độchại, bị bỏng dẫn đến tình trạng người lao động bị suy giảm khả năng lao động, bịtàn phế hoặc bị chết Nguyên nhân gây ra tai nạn có thể do lỗi chủ quan của ngườilao động, người sử dụng lao động hoặc lỗi khách quan như gặp thời tiết xấu, lở đất,bất ngờ trong quá trình vận chuyển, sản xuất…tất cả tai nạn có thể xảy ra trong giờlàm việc; trên đường đi và về từ nơi ở đến nơi làm việc; trên tuyến đường và khoảngthời gian hợp lý

Vì vậy chế độ TNLĐ-BNN là chế độ BHXH nhằm bù đắp hoặc thay thế thunhập đối với NLĐ khi bị giảm hoặc mất khả năng lao động do tai nạn lao động hoặcbệnh nghề nghiệp

7 Có thể xem được tại: dong-xa-hoi-7987 [truy cập ngày 09/11/2019].

Trang 31

http://tapchibaohiemxahoi.gov.vn/tin-tuc/nu-gioi-viet-nam-chiem-47-luc-luong-lao-*Chế độ hưu trí

Chế độ BHXH hưu trí là một trong 5 chế độ cơ bản nhất của BHXH bắt buộcvới đối tượng hưởng nhiều và chiếm tỷ lệ chi lớn trong tổng số chi trả các chế độ,với mục đích đảm bảo thu nhập cho NLĐ khi họ hết tuổi lao động hoặc không còntham gia quan hệ lao động Do đặc thù riêng về sức khỏe, tuổi thọ, mức độ suy giảmkhả năng lao động tự nhiên nên giữa lao động nam và lao động nữ được hưởngquyền lợi, tỷ lệ khác nhau Vì vậy nhiều quốc gia cũng có quy định khác nhau vềđiều kiện hưởng bảo hiểm hưu trí đối với lao động nam và nữ

Đối với những người hưởng trợ cấp hưu trí theo định kỳ (hàng tháng) không

có sự giới hạn về thời gian hưởng, việc trợ cấp được thực hiện cho đến khi NLĐchết Đối với NLĐ không đủ điều kiện hưởng trợ cấp hưu trí hàng tháng thì đượchưởng trợ cấp một lần hoặc có thể bảo lưu kết quả đóng BHXH chờ đến khi đạt độtuổi quy định hoặc đóng thêm bảo hiểm để đủ điều kiện hưởng

* Chế độ tử tuất

Chế độ tử tuất là một trong những chế độ BHXH mang tính nhân đạo nhất hệthống BHXH Chế độ tử tuất là chế độ dành cho thân nhân người lao động đangtham gia BHXH hoặc đã tham gia BHXH nay đang hưởng chế độ trợ cấp, đang chờhưởng trợ cấp bảo hiểm mà chết Chế độ này đã giúp cho thân nhân người chết cóđược khoản trợ cấp bù đắp một phần thiếu hụt thu nhập của gia đình do người laođộng bị chết

Chế độ bảo hiểm tử tuất bao gồm hai chế độ: mai táng phí và trợ cấp tuất đốivới thân nhân NLĐ, chế độ này quy định chặt chẽ về độ tuổi, mức suy giảm khảnăng lao động và mức độ phụ thuộc của thân nhân đó đối với NLĐ Ở phương diệnnào đó, chế độ tuất quy định một khoản thừa kế người tham gia BHXH chưa hưởnghết phần mà họ đã đóng góp và họ để lại cho thân nhân khi họ bị chết

1.2.5.2 Các chế độ bảo hiểm xã hội tự nguyện

BHXH tự nguyện là loại hình BHXH mà NLĐ tự nguyện tham gia, tự lựachọn mức đóng và phương thức đóng phù hợp với thu nhập của mình để hưởngBHXH Đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện là công dân Việt Nam trong

Trang 32

độ tuổi lao động và không thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc; NLĐ đã từngtham gia BHXH bắt buộc mà còn thiếu số năm đóng BHXH hay những người tự tạolao động, những người chưa có việc làm đều có thể tham gia BHXH tự nguyện.Mỗi quốc gia trên thế giới đã và đang xây dựng cho mình một hệ thống BHXH

tự nguyện với những quy định đặc thù riêng phù hợp với điều kiện kinh tế - chính trị

- xã hội cũng như tâm lý người dân Ở Việt Nam hiện nay, chế độ BHXH tự nguyệnbao gồm 02 chế độ hưu trí và tử tuất (Điều 4, Luật BHXH số 58/2014/QH13)

* Chế độ hưu trí

Chế độ hưu trí trong BHXH tự nguyện có điều kiện, mức hưởng tương tự nhưtrong BHXH bắt buộc, NLĐ phải đảm bảo thời gian đóng BHXH tối thiểu và độtuổi nhất định thì được hưởng trợ cấp Thời gian đóng BHXH tối thiểu theo quyđịnh trong pháp luật nước ta là 20 năm và đạt độ tuổi 55 đối với nữ, 60 đối với nam.Điểm khác của chế độ hưu trí trong hai hình thức là BHXH tự nguyện không có sựgiảm trừ nghỉ hưu trước tuổi

Theo pháp luật Việt Nam đã có sự liên thông giữa hai loại hình bảo hiểm xãhội bắt buộc và bảo hiểm xã hội tự nguyện, nhằm đảm bảo quyền lợi và đảm bảocuộc sống lâu dài của người lao động tham gia BHXH Để tạo điều kiện cho NLĐtham gia BHXH tự nguyện có điều kiện hưởng trợ cấp dài hạn, ngoài điều kiện vềtuổi đời thì pháp luật BHXH còn mở rộng cho “đổi tượng tham gia BHXH tựnguyện đủ tuổi đời nhưng chưa đủ thời gian tham gia BHXH được đóng BHXH 1lần cho nhưng năm còn thiếu nhưng không quá 10 năm để đủ điều kiện hưởng chế

độ hưu trí” (Điều 9, Chương III, Nghị định số 134/2015/NĐ-CP)

* Chế độ tử tuất

Đối với loại hình bảo hiểm xã hội tự nguyện ở nước ta do xuất phát từ nguyêntắc tự nguyện, việc xác định mức hưởng chế độ căn cứ vào mức đóng, mức tham giaBHXH đã được người tham gia lựa chọn, nhằm đảm bảo công bằng về quyền lợi và

có tính đến tương quan phù hợp với quyền lợi hưởng bảo hiểm hưu trí Mục đíchchính của người tham gia BHXH tự nguyện là hướng tới chế độ hưu trí nhưng trong

Trang 33

quá trình tham gia chẳng may gặp rủi ro bị chết thì thân nhân sẽ được hưởng chế độtrợ cấp tuất 1 lần và không quy định mức tối thiểu.

Ưu điểm của chế độ BHXH tự nguyện đã tạo điều kiện thuận lợi cho nhữngngười không thuộc sự quản lý của cơ quan tổ chức nào được tham gia vào một loạihình BHXH để khi về già đủ điều kiện hưởng lương hưu và chế độ đối với thânnhân khi họ chết Việc quy định loại hình BHXH tự nguyện đã tạo điều kiện khuyếnkhích NLĐ tiết kiệm thu nhập để tham gia BHXH nhằm tạo quỹ tích lũy sử dụng bùđắp thu nhập, ổn định cuộc sống cho NLĐ khi hết tuổi lao động, giảm bớt gánhnặng cho cộng đồng, gia đình, góp phần đảm bảo công bằng, an sinh xã hội

1.3 Cơ sở hình thành chế độ bảo hiểm xã hội

Chính sách BHXH có phạm vi ảnh hưởng rất lớn đến người lao động, người sửdụng lao động và cả nền kinh tế của đất nước Vì thế, khi ban hành chính sáchBHXH nói chung, BHXH bắt buộc nói riêng phải dựa trên những cơ sở sinh học vềgiới tính, lứa tuổi của người lao động; điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước trongtừng thời kỳ; điều kiện lịch sử Ngoài ra, chính sách BHXH do nhà nước ban hànhnên nó còn phụ thuộc vào thể chế chính trị của từng quốc gia

1.3.1 Cơ sở sinh học

Cơ sở sinh học tồn tại ngay trong bản thân những người lao động tham giaBHXH Nó được coi là cơ sở khách quan nhất, vì liên quan đến độ tuổi, giới tính, sựsuy giảm sức khoẻ tự nhiên và những nhu cầu tối thiểu trong cuộc sống của mỗi conngười

Độ tuổi của mỗi con người luôn có giới hạn Nhìn trên góc độ quản lý dân số

và nguồn lao động, người ta thường phân chia dân số thành 3 nhóm tuổi: Nhóm dân

số trẻ (từ 0 đến 14 tuổi); nhóm dân số trong độ tuổi lao động (từ 15 đến 60 tuổi) vànhóm dân số già (từ 61 tuổi trở lên)8 Việc phân chia này có ảnh hưởng rất lớn đênviệc xây dựng hệ thống chế độ BHXH và đặc biệt là chế độ trợ cấp hưu trí

8Có thể xem tại: https://danso.org/thuat_ngu/co-cau-dan-so-theo-do-tuoi/ [truy cập ngày 09/11/2019].

Trang 34

Giới tính là cơ sở sinh học liên quan đến nhiều chế độ BHXH Đối với chế độhưu trí tuổi nghỉ hưu của nam giới cao hơn của nữ giới bởi vì khả năng lao động của

nữ giới bị suy giảm khá nhiều sau khi thai sản và chăm sóc con nhỏ ốm đau Mặtkhác giới tính cũng liên quan trực tiếp đến việc mang thai và sinh con của phụ nữ(chế độ thai sản) do đó để đảm bảo nguồn tài chính, đảm bảo sinh hoạt trong thời kỳnày cần phải nắm được số lượng và tỷ suất sinh ở từng nhóm lao động nữ trong độtuổi sinh đẻ

1.3.2 Điều kiện và môi trường lao động

Điều kiện lao động và môi trường lao động giữa các ngành nghề, công việc vàcác vùng, miền khác nhau đôi khi có sự khác nhau rất lớn Ví dụ, cùng làm việctrong ngành khai khoáng, nhưng những người làm các công việc gián tiếp như: kếtoán, thống kê, cung ứng vật tư… sẽ ít bị ảnh hưởng độc hại do công việc và xácsuất xảy ra TNLĐ, bệnh nghề nghiệp cũng thấp hơn so với những người công nhântrực tiếp làm việc dưới hầm lò hoặc cùng làm một công việc giống nhau nhưng ởđiều kiện làm việc khác nhau: hải đảo, vùng sâu, vùng xa hay đồng bằng Nhữngyếu tố về điều kiện và môi trường này cũng là một sơ sở quan trọng khi xây dựng hệthống chế độ BHXH

1.3.3 Cơ sở kinh tế - xã hội

Khi ban hành chính sách BHXH và thiết lập hệ thống các chế độ BHXH, điềukiện cơ sở kinh tế - xã hội có tác động rất lớn và đôi khi đóng vai trò quyết định Cơ

sở kinh tế - xã hội biểu hiện ở các mặt như tiềm lực và sức mạnh kinh tế của đấtnước, trình độ dân trí và nhận thức xã hội của người lao động cũng như người sửdụng lao động, ở khả năng tổ chức và quản lý xã hội của mỗi quốc gia

Đây là điều kiện mang tính phổ biến ở tất cả các quốc gia trên thế giới Đối vớinước ta, kể từ khi hình thành chính sách BHXH, xây dựng hoặc sửa đổi, bổ sungcác chế độ BHXH, Nhà nước ta đều căn cứ vào điều kiện lịch sử cụ thể, các mụctiêu và nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của từng thời kỳ đó

Trang 35

1.3.4 Luật pháp và thể chế chính trị

Hệ thống các chế độ BHXH phải được cụ thể hoá trong các văn bản pháp luật

về BHXH Các văn bản này phải nằm trong mối quan hệ với các bộ luật khác cóliên quan của từng nước cụ thể như: Luật lao động, Luật Việc làm; Luật sỹ quanquân đội; Luật công chức; Luật doanh nghiệp v.v… Vì vậy, “tính thống nhất, tínhđồng bộ giữa các văn bản pháp luật, thiết lập và hoàn thiện từng chế độ cũng nhưtoàn bộ hệ thống các chế độ BHXH thì nội dung của chúng không được mâu thuẫnvới các bộ luật khác có liên quan” (Phạm Đình Thành, 2018) Ngoài ra, thể chếchính trị cũng ít nhiều ảnh hưởng đến sự hình thành và nội dung hệ thống các chế

độ BHXH

1.4 Vai trò của pháp luật về chế độ bảo hiểm xã hội

Pháp luật BHXH có vai trò trong việc cụ thể hóa chính sách BHXH quốc gia

Ở từng giai đoạn, từng thời kỳ phát triển của đất nước, Đảng và Nhà nước đều đặt

ra những chính sách phát triển BHXH nói riêng và chính sách an sinh xã hội nóichung Vì vậy pháp luật về BHXH có vai trò quan trọng trong việc phát triển xã hội

ổn định được thể hiện ở những nội dung sau:

Thứ nhất, thực hiện pháp luật về chế độ BHXH nhằm ổn định cuộc sống của

người lao động, trợ giúp người lao động khi họ gặp rủi ro hoặc giảm mất thu nhậpnhư: ốm đau, tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp, thất nghiệp hay khi nghỉ chế độthai sản ở nhà chăm sóc con sớm trở lại trạng thái sức khỏe ban đầu cũng như sớm

có việc làm để đảm bảo cuộc sống Do đó, bảo hiểm xã hội có vai trò to lớn đối vớingười lao động đồng thời bảo hiểm xã hội cũng là cơ hội để mỗi người thực hiệntrách nhiệm tương trợ cho những khó khăn của các thành viên khác Thông qua vaitrò điều tiết thu thập, việc lấy từ sự đóng góp chung của số đông người tham giaBHXH, người có sức khỏe và công việc ổn định để chi trả chế độ trợ cấp cho nhữngngười gặp rủi ro trên cơ sở nguyên tắc chia sẻ rủi ro, đảm bảo mục tiêu an sinh, pháttriển

Thứ hai, thực hiện tốt pháp luật chế độ BHXH, đặc biệt là chế độ hưu trí, góp

phần ổn định cuộc sống cho người lao động khi hết tuổi lao động hoặc không còn

Trang 36

khả năng lao động, giúp họ có những khoản đều đặn để chi dùng sinh hoạt khi già

cả, mất sức lao động góp phần ổn định cuộc sống cho bản thân và gia đình

Người lao động tham gia bảo hiểm xã hội được đảm bảo về thu nhập ổn định ởmức độ cần thiết nên họ có tâm lý yên tâm, tự tin hơn trong cuộc sống Nhờ cóBHXH, cuộc sống của những thành viên trong gia đình người lao động cũng đượcđảm bảo an toàn

Thứ ba, thực hiện chính sách BHXH góp phần ổn định và nâng cao năng suất

lao động, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh phát triển, bảo đảm sự bình đẳng của ngườilao động trong các thành phần kinh tế

BHXH giúp cho các tổ chức sử dụng lao động ổn định hoạt động, ổn định sảnxuất kinh doanh, đảm bảo cuộc sống cho NLĐ trong thời gian làm việc cũng nhưtrong thời gian gặp rủi ro Mặt khác BHXH tạo điều kiện để người sử dụng lao động

có trách nhiệm với người lao động, không chỉ khi trực tiếp sử dụng lao động màtrong suốt cuộc đời người lao động, cho đến khi già yếu

BHXH còn giúp các đơn vị sử dụng lao động ổn định một phần nguồn chi,ngay cả khi có rủi ro lớn xảy ra thì cũng không lâm vào tình trạng nợ nần hay phásản Nhờ đó các chi phí được chủ động hạch toán, ổn định, riêng biệt và tạo điềukiện để phát triển không phụ thuộc vào hoàn cảnh khách quan

Thứ tư, BHXH là một công cụ đắc lực của Nhà nước, góp phần vào việc phân

phối lại thu nhập quốc dân một cách đảm bảo công bằng, hợp lý giữa các tầng lớpdân cư, đồng thời giảm chi cho ngân sách nhà nước, bảo đảm an sinh xã hội bềnvững (Nguyễn Văn Chiều, 2014)

BHXH còn là sự phản ánh trình độ phát triển kinh tế xã hội của một quốc gia.Nếu hệ thống chính sách xã hội nghèo nàn thì chứng tỏ nền kinh tế chậm phát triển,

xã hội lạc hậu, đời sống nhân dân thấp kém Khi kinh tế càng phát triển, đời sốngcủa người lao động được nâng cao thì nhu cầu tham gia BHXH của họ càng lớn, hệthống chính sách ngày càng đa dạng phong phú

Trang 37

1.5 Nguyên tắc pháp luật về chế độ bảo hiểm xã hội

Nguyên tắc điều chỉnh pháp luật đối với BHXH là những tư tưởng chỉ đạoxuyên suốt và chi phối toàn bộ hệ thống quy phạm pháp luật BHXH trong việc điềuchỉnh quan hệ BHXH, những nguyên tắc điều chỉnh pháp luật BHXH thể hiện quanđiểm, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước trong vấn đề đảm bảo ổn địnhđời sống, đảm bảo mục tiêu an sinh xã hội, phát triển kinh tế - xã hội

Thứ nhất, mức hưởng bảo hiểm xã hội được tính trên cơ sở mức đóng, thời gian đóng và có chia sẻ giữa những người tham gia bảo hiểm xã hội (Khoản 1, Điều 4, Luật BHXH số 58/2014/QH13).

Mức hưởng BHXH được tính trên cơ sở mức đóng, hay hiểu cách khác là gắnthu BHXH với chi chế độ BHXH là một trong những nguyên tắc đặc trưng cơ bảnxuyên suốt toàn bộ nội dung của BHXH Thời gian đóng, mức đóng BHXH lànhững điều kiện cần để hưởng BHXH, ngoài ra trong một số trường hợp yếu tố nàyđặc biệt quan trọng đối với chế độ bảo hiểm dài hạn

Việc chia sẻ giữa những người tham gia bảo hiểm xã hội trong nguyên tắc nàycũng được hiểu là BHXH thực hiện trên cơ sở số đông bù số ít, càng đông ngườitham gia BHXH, mở rộng nhiều nội dung BHXH thì gánh nặng đóng góp phí đốivới từng người càng có cơ hội giảm xuống, sự san sẻ rủi ro càng được thực hiện dễdàng hơn

Thứ hai, mức đóng BHXH bắt buộc được tính trên cơ sở tiền lương tháng của người lao động Mức đóng BHXH tự nguyện được tính trên cơ sở mức thu nhập tháng do người lao động lựa chọn nhưng mức thu nhập này không thấp hơn mức lương cơ sở (Khoản 2, Điều 4, Luật BHXH số 58/2014/QH13).

Nguyên tắc này có quan hệ chặt chẽ với nguyên tắc mức hưởng trên cơ sở mứcđóng được phân tích ở trên Mục đích của nguyên tắc này là để mức hưởng các chế

độ của người tham gia BHXH không quá thấp khi sự kiện BHXH phát sinh và bảođảm an toàn quỹ BHXH Nếu không đưa ra một mức đóng góp nhất định thì mứchưởng không đủ để bù đắp thu nhập khi mà mức hưởng các chế độ dài hạn chiếm

ưu thế (cụ thể là chế độ hưu trí) Pháp luật BHXH hiện hành căn cứ tiền

Trang 38

lương, tiền công làm cơ sở đóng BHXH với mức sàn là lương cơ sở, mức trần là 20tháng lương cơ sở để bảo đảm công bằng và bảo đảm ngân sách nhà nước khôngphải bảo trợ cho những mức bảo hiểm quá cao, ảnh hưởng đến an toàn quỹ BHXH

và hoạt động chi ngân sách

Thứ ba, NLĐ vừa có thời gian đóng BHXH bắt buộc vừa có thời gian đóng BHXH tự nguyện được hưởng chế độ hưu trí và chế độ tử tuất trên cơ sở thời gian

đã đóng BHXH Thời gian đóng BHXH đã được tính hưởng BHXH một lần thì không tính vào thời gian làm cơ sở tính hưởng các chế độ BHXH (Khoản 3, Điều 4, Luật BHXH số 58/2014/QH13).

Kể từ khi Luật BHXH năm 2006 ra đời cho đến Luật BHXH số58/2014/QH13, quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật Nhà nướcluôn lấy việc đảm bảo quyền lợi của NLĐ là mục tiêu chính Vì vậy NLĐ nếu cóthời gian tham gia BHXH bắt buộc chưa đủ hoặc ngược lại vẫn được hưởng chế độhưu trí và thân nhân NLĐ vẫn được hưởng chế độ tử tuất Ngoài ra, trong quá trìnhtham gia BHXH mà NLĐ có thời gian tham gia BHXH ngắt quãng, không liên tục

sẽ không bị trừ đi mà vẫn được tính cộng dồn vào tổng thời gian tham gia Nếu thờigian này NLĐ đã thanh toán chế độ 1 lần thì không được tính làm căn cứ giải quyếtchế độ hưu trí và tử tuất

Nguyên tắc này tạo sự liên thông giữa BHXH bắt buộc và BHXH tự nguyện,tạo ra sự bình đẳng giữa các thành phần kinh tế, là cơ sở để mở rộng đối tượng thamgia BHXH

Thứ tư, Quỹ BHXH được quản lý tập trung, thống nhất, công khai, minh bạch, được sử dụng đúng mục đích và được hạch toán độc lập theo các quỹ thành phần, các nhóm đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định và chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định (Khoản 4, Điều 4, Luật BHXH số 58/2014/QH13).

Nguồn thu của BHXH, bao gồm thu do đóng góp của người lao động, người

sử dụng lao động, đóng góp của Nhà nước trong một số trường hợp và các nguồnthu hợp pháp khác tạo thành quỹ BHXH Các nguồn thu này khi đưa vào quỹ

Trang 39

BHXH một phần sẽ được chi dùng ngay (cho các trợ cấp BHXH ngắn hạn); nhưngphần lớn dùng để chi trả cho các trợ cấp BHXH dài hạn mà tính từ khi đóng phảihàng chục năm sau mới phải chi (nếu tính riêng cho một người) Vì vậy để đạt đượcmục tiêu làm tăng quy mô của quỹ BHXH, góp phần cải thiện cho các trợ cấpBHXH cả trợ cấp dài hạn và trợ cấp ngắn hạn; đồng thời đảm bảo cho các hoạt độngcủa BHXH được tốt hơn cả trong hiện tại và tương lai thì quỹ BHXH phải đượcquản lý thống nhất, dân chủ, công khai, minh bạch, được sử dụng đúng mục đích.

Thứ năm, việc thực hiện BHXH phải đơn giản, dễ dàng, thuận tiện, bảo đảm kịp thời và đầy đủ quyền lợi của người tham gia BHXH (Khoản 5, Điều 4, Luật BHXH số 58/2014/QH13).

Việc giải quyết chế độ BHXH vốn phức tạp, nhiều thủ tục, dễ phát sinh phiền

hà, sách nhiễu từ tổ chức BHXH đối với đơn vị sử dụng lao động và người laođộng Chính vì vậy, nguyên tắc này là cơ sở quan trọng để nâng cao hiệu quả quản

lý hành chính nhà nước, đảm bảo sự công bằng trong giải quyết các chế độ BHXHcũng như đảm bảo quyền lợi của người lao động Việc thực hiện các thủ tục đơngiản tạo điều kiện cho người lao động không mất thời gian và dễ tiếp cận các nộidung chế độ chính sách

1.6 Giải quyết tranh chấp về chế độ bảo hiểm xã hội

Tranh chấp về BHXH là tranh chấp trong việc thực hiện các chế độ BHXH doNhà nước quy định, các tranh chấp về BHXH có thể nảy sinh khi một trong các bênhoặc cả hai bên trong quan hệ BHXH xung đột với nhau về quyền lợi BHXH.Những tranh chấp về BHXH đều tập trung ở những vấn đề liên quan tới việc khôngthực hiện hoặc thực hiện không đúng các quy định của Nhà nước trong việc giảiquyết các quyền lợi cho NLĐ và các đối tượng thụ hưởng khác, trong đó phải kểđến các thành viên đủ điều kiện của NLĐ

Việc khiếu nại của người tham gia BHXH được đưa ra trong Công ước số

1029 (năm 1952) của ILO, và nhấn mạnh trong Công ước số 128 (năm 1967)10 quy

9Công ước về An toàn xã hội (quy phạm tối thiểu), 1952

Trang 40

định NLĐ có quyền yêu cầu người đại diện của mình để khiếu nại, bảo vệ quyền lợicủa NLĐ Thông thường việc khiếu nại về quyền, lợi ích của NLĐ thường đượcthực hiện thông qua trao đổi bằng văn bản, những văn bản này là cơ sở để thực hiệnviệc khởi kiện Việc tranh chấp thường xảy ra giữa các mối quan hệ: NLĐ vớiNSDLĐ, NLĐ với cơ quan BHXH hoặc NSDLĐ với cơ quan BHXH, vì vậy khimột bên có văn bản yêu cầu trả lời, giải quyết về quyền và lợi ích thì bên kia cótrách nhiệm trả lời bằng văn bản những đề nghị, yêu cầu của người khiếu nại và đâycũng là cơ sở để thực hiện việc khởi kiện (nếu xảy ra).

Ngay từ khi Luật BHXH chưa ra đời, cơ chế giải quyết tranh chấp trong lĩnhvực BHXH ở Việt Nam đã được cụ thể hóa tại Bộ Luật Lao động 2002, sau sửa đổinội dung trong Bộ Luật Lao động 2012 Đến khi Luật BHXH ra đời, Luật BHXH đãgiành riêng chương VIII để quy định cơ chế khiếu nại tố cáo và xử lý vi phạm vềBHXH, đáp ứng nhu cầu của thực tiễn và phù hợp với nguyện vọng của NLĐ; Tuynhiên, trong thực tế việc giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực BHXH được thực hiệntheo cả Luật Khiếu nại, Bộ Luật Lao động và Luật BHXH Vì vậy cơ chế giải quyếttranh chấp giữa NLĐ với NSDLĐ với cơ quan BHXH, giữa NSDLĐ và cơ quanBHXH bao gồm:

Một là cơ chế thỏa thuận: Trong các phương thức giải quyết tranh chấp, bước

đầu tiên được sử dụng là “Việc giải quyết tranh chấp lao động trước hết phải đượchai bên trực tiếp thương lượng nhằm giải quyết hài hòa lợi ích của hai bên tranhchấp, ổn định sản xuất, kinh doanh, bảo đảm trật tự và an toàn xã hội” chỉ khi nàogiữa các bên không thỏa thuận được thì mới sử dụng đến biện pháp.tiếp theo, đó là

“Việc giải quyết tranh chấp lao động do cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyềngiải quyết tranh chấp lao động tiến hành sau khi một trong hai bên có đơn yêu cầu

do một trong hai bên từ chối thương lượng, thương lượng nhưng không thành hoặcthương lượng thành nhưng một trong hai bên không thực hiện” (Điểm 5, Điểm 6,Điều 194, Bộ Luật lao động năm 2012)

10 Điều 34, Công ước số 128 về Trợ cấp tàn tật, tuổi già và tiền tuất, 1967

1 Mọi người khiếu nại đều phải được quyền kháng cáo trong trường hợp bị từ chối trợ cấp, hoặc khiếu nại về chất lượng hay số lượng của trợ cấp.

2 Phải quy định những thủ tục trong trường hợp cần thiết, cho phép người khiếu nại được tự chọn hoặc được một đại diện của tổ chức đại diện những người được bảo vệ làm đại diện hoặc giúp đỡ cho mình.

Ngày đăng: 01/08/2020, 19:49

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w