CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập-Tự do-Hạnh phúc KẾ HOẠCH ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC NĂM HỌC 2010-2011 Họ và tên: Trần Hoa Quế Tổ: Toán- Lý Đơn vị: Trường THCS Minh Sơn I/NHỮNG CĂN CỨ ĐỂ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH: - Căn cứ công văn số: 780/CV-PGD&ĐT của PGD Hữu Lũng, ngày 26 tháng 10 năm 2009 V/v triển khai kế hoạch đổi mới phương pháp dạy học. - Căn cứ công văn số 295/CV-GDĐT ngày 20/9/2010 của phòng GD&DDT Hữu Lũng “Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2010-2011” - Căn cứ Kế hoạch triển khai công tác đổi mới quản lý giáo dục, tiếp tục đổi mới phương pháp dạy học năm học 2010-2011 của trường THCS Minh Sơn. - Căn cứ kế hoạch của tổ chuyên môn. Tôi xây dựng kế hoạch thực hiện một đổi mới trong năm học như sau: II/ MỤC TIÊU, NỘI DUNG ĐỔI MỚI: - Nâng cao chất lượng giáo dục trí dục góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện; trên cơ sở tiếp tục thực hiện cuộc vận động “Mỗi thầy giáo, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tựhọc và sáng tạo”. Đổi mới phương pháp dạy học nhằm phát huy tinh thần ham học của học sinh, nêu cao tinh thần trách nhiệm của bản thân góp phần thực hiện phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. - Dựa trên tinh thần: “ Mỗi giáo viên có một sáng kiến đổi mới phương pháp dạy học, mỗi đơn vị có một đổi mới trong hoạt động chỉ đạo chuyên môn” nhằm không ngừng nâng cao chất lượng, hiệu quả dạy-học môntoán trong nhà trường THCS, tôi thực hiện đổi mới phương pháp dạy, họctoán 6. III/ NỘI DUNG THỰC HIỆN: 1. Nội dung đăng ký thực hiện đổi mới trong năm học: “ Dạy học chú trọng rèn luyện phương pháp tự học” 2. Đối với hoạt động chuyên môn của giáo viên: - Bản thân trước hết phải có nền tảng kiến thức chuyên môn vững vàng, không ngừng nâng cao hiểu biết về kiến thức khoa họctự nhiên, xã hội; rèn luyện khảnăng ứng xử sư phạm; nắm vững đối tượng và vận dụng hợp lí phương pháp, hình thức tổ chức dạy học, cải tiến phương pháp, tích cực học tập, tham khảo ý kiến đồng nghiệp để nâng cao chất lượng hiệu quả giờ dạy. 1 - Bám sát tài liệu chuẩn kiến thức kĩ năng, phương pháp giáo dục và áp dụng phù hợp với thực tế cơ sở. - Luôn có ý thức học hỏi trau dồi chuyên môn nghiệp vụ bằng các tiết dự giờ đồng nghiệp. - Tích cực ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác soạn giảng . 2. Đối với học sinh: giáo viên cần giúp các em xác định đúng động cơ, thái độ học tập, chuẩn bị đầy đủ sách vở, tài liệu tham khảo theo yêu cầu bộ môn, chú trọng rèn kỹ năng, thói quen và tinh thần tựhọc cho học sinh. IV/ CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN: 1/Trước hết bản thân giáo viên cần hiểu rõ hướng đổi mới phương pháp dạy học hiện nay là: -Tích cực hoá hoạt động của học sinh, khơi dậy và phat triển khả năngtự học, nhằm hình thành tư duy tích cực, độc lập, sáng tạo. -Nâng cao năng lực phát hiện và giải quyết vấn đè. -Rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn. -Tác động vào tình cảm, đem lại niềm tin, hứng thú học tập cho học sinh. 2/ Do đặc trưng riêng của phân môn đại số, việc dạy học cần chú trọng: -Kết hợp giữa ôn cũ và giảng mới. -Thực hiện vừa giảng, vừa luyện, kết hợp ôn tập từng bước với hệ thống hoá kiến thức. -Rèn luyện các kỹ năng cơ bản của phân môn đại số như: +Kỹ năng tính toán không dụng cụ và có dụng cụ (bảng số, máy tính bỏ túi), lập bảng biểu. +Kỹ năng thực hiện các phép biến đổi đồng nhất. +Kỹ năng giải phương trình, hệ phương trình và bất phương trình. +Kỹ năng đọc và vẽ đồ thị. +Kỹ năng chứng minh đẳng thức, bất đẳng thức, tính chia hết. +Kỹ năngtoánhọc hoá các tình huống thực tế, giải toán bằng cách lập phương trình, vé đồ thị… 3/ Giáo viên cần nắm vững các đặc trưng cơ bản của phương pháp dạy học đổi mới gồm: Dạy học thông qua các hoạt động của học sinh; Dạy học chú trọng rèn luyện phương pháp tự học; Tăng cường học tập cá thể với học tập hợp tác; Kết hợp đánh giá của thầy với đánh giá của trò. 4/ Yêu cầu của phương pháp dạy học chú trọng rèn luyện phương pháp tựhọc là: Giáo viên giúp học sinh chuyển từ thói quen học tập thụ động sang tựhọc chủ động. Muốn vậy cần truyền thụ những tri thức phương pháp để học sinh biết cách học, biết cách suy luận, biết cách tìm lại những điều đã quên, biết cách tìm tòi để phát hiện kiến thức mới, tạo điều kiện để học sinh có thể tự đọc hiểu được tài 2 liệu, tự làm được bài tập, nắm vững và hiểu sâu các kiến thức cơ bản, đồng thời phát huy được tiềm năng sáng tạo của bản thân. -Trong quá trình giảng dạy, vận dụng kết hợp 2 phương pháp: Dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề; Dạy học hợp tác trong nhóm nhỏ. 5/Thường xuyên bồi dưỡng năng lực tựhọc cho học sinh qua việc hướng dẫn sử dụng SGK, tài liệu tham khảo; Qua đàm thoại với thầy, với bạn; Qua luyện tập; Qua ôn tập; Qua kiểm tra, đánh giá… V/TIẾN TRÌNH THỰC HIỆN KẾ HOẠCH ĐỔI MỚI: Với học sinh lớp 6, hầu hết còn bỡ ngỡ với lớp học đầu cấp, chưa có ý thức tự giác, chưa biết cách tự học, khó có thể tự học, đặc biệt đối với môn toán. Vậy nên việc rèn luyện phương tựhọc cho học sinh cần được chú trọng thường xuyên, từng bước, từng khâu, cụ thể theo tiến trình sau: * Bước 1: Giáo viên cần tích cực đổi mới cách soạn bài. -Trước hết phải thay đổi quan niệm về mục tiêu bài học, thay đổi thói quen viết mục tiêu giảng dạy cho thầy bằng viết mục tiêu học tập cho trò.Mục tiêu cần đạt sau bài học là học sinh có được kiến thức, kỹ năng, thái độ gì? ở mức độ như thế nào? chứ không phải những điều giáo viên phải đạt được sau mỗi bài dạy. Chấm dứt cách viết mục tiêu một cách chung chung, chiếu lệ, hình thức. -Hình thức trình bày giáo án: vẫn theo khung hình chung, gồm các mục: tiết… bài… I. Mục tiêu: 1.Kiến thức: -Học sinh biết: -Học sinh hiểu: -Học sinh vận dụng: 2. Kỹ năng: hình thành hoặc củng cố kỹ năng gì? 3.Thái độ: giáo dục thái độ, tư tưởng gì? II. Chuẩn bị: -Giáo viên: -Học sinh: III.Hoạt động dạy học: -Vào bài: cần cải tiến cách vào bài cho thiết thực, gây sự chú ý, hứng thú cho học sinh ngay từ đầu giờ. -Nội dung bài giảng được thiết kế theo các hoạt động, mỗi tiết thực hiện từ 5-6 hoạt động, mỗi hoạt động cần chỉ rõ giáo viên làm gì, học sinh làm gì? Kết thúc tiết học, học sinh thu được kiến thức gì?( chú trọng rèn phương pháp tựhọc cho học sinh.) -Kiểm tra bài cũ: thực hiện đầu giờ hoặc kết hợp trong quá trình giảng bài, chú ý kiểm tra việc vận dụng kiến thức của học sinh. - Phải có những kiến thức cơ bản, học sinh ghi chép để học. - Phần củng cố và luyện tập cần dành thời gian thích đáng. 3 - Có nội dung, hướng dẫn, giao việc cụ thể để học sinh tựhọc ở nhà. * Bước 2: Chú trọng rèn phương pháp tựhọc cho học sinh. -Trước hết là việc hướng dẫn, tạo thói quen theo đặc trưng bộ môn, theo cách dạy của giáo viên: theo phương pháp quy nạp, đi từ ví dụ, bài tập rồi rút ra định nghĩa, kết luận. -Hướng dẫn cách tựhọc ở nhà cho học sinh: xem lại ví dụ, bài tập đã làm trên lớp, học thuộc định nghĩa, tìm các cách giải khác, làm hết bài tập về nhà( dù đúng hay sai), đọc trước nội dung bài mới. -Nhất thiết phải kiểm tra phần việc đã giao cho học sinh, tránh tình trạng “Đánh trống bỏ dùi”.Thực hiện kiểm tra miệng đầu giờ bằng việc kiểm tra bài tập về nhà của học sinh. -Rèn khảnăngtựhọc qua các hoạt động nhóm, hoạt động độc lập trong phần luyện tập, các tiết ôn tập. -Coi việc dặn dò học sinh là một hoạt động dạy học: không nhắc qua loa là chuẩn bị bài… mà giao việc cụ thể, hướng dẫn, gợi ý cách học, cách làm, nội dung thảo luận nhóm cần được giao trước. ( Hoạt động này cần dành từ 3-5 phút) * Bước 3: Tiến trình thực hiện -Học kỳ I: đưa học sinh vào nề nếp, thực hiện thói quen bộ môn, giáo dục ý thức tự giác, trung thực trong học tập. +Hướng dẫn cách tự học, cung cấp nội dung tựhọc bằng giao bài, giao việc cụ thể. +Tổ chức các hoạt động tự học: trao đổi nhóm, suy nghĩ độc lập, khảnăng trình bày vấn đề trước tập thể lớp, tổ. + Bước đầu cho học sinh làm quen và tiếp cận công nghệ thông tin qua những tiết ôn tập chương, luyện tập, giải toán trên mạng… -Học kỳ II: Tiếp tục rèn kỹ năng, thói quen và ý thức tự học. +Động viên, khuyến khích bằng điểm số, bằng tuyên duơng đối với học sinh tích cực trong hoạt động xây dựng bài mới. +Nghiêm khắc, công bằng trong đánh giá hoạt động tự học của học sinh. +Tạo hứng thú và nhu cầu tự học của học sinh. VI/ KẾ HOẠCH CỤ THỂ: Thời gian Nội dung thực hiện Bổ sung, điều chỉnh kế hoạch Tháng 9 Đưa học sinh vào nề nếp, định hướng để các em có thói quen, kỹ năng theo đặc trưng bộ môn, theo yêu cầu cấp học. Tháng 10 -Chú trọng hướng dẫn cách tựhọc ở nhà cho học sinh, bồi dưỡng ý thức tự giác, tinh thần ham học. 4 Tháng 11 -Tích cực trong việc kiểm tra sự chuẩn bị bài của học sinh, thay đổi hình thức, thời gian kiểm tra bài cũ( kết hợp kiểm tra khi giảng bài mới) Tháng 12 -Tổ chức báo cáo tham luận, trao đổi về phương pháp tựhọc của 2 học sinh khá, giỏi ( thực hiện kết hợp trong giờ sinh hoạt lớp) Tháng 1+2 -Rèn luyện phương pháp tự nghiên cứu qua hoạt động độc lập của học sinh, tạo điều kiện cho học sinh thể hiện khả năngtựhọc qua hoạt động nhóm, qua tranh luận với bạn, qua vấn đáp với thầy. Tháng 3+4 -Bước đầu giúp học sinh tiếp cận, làm quen với công nghệ thông tin để thể hiện tinh thần, ý thức tựhọc qua tiết ôn tập. Tháng 5 Hoạt động nhóm nhằm củng cố, khắc sâu kiến thức, giúp nhau tự ôn tập tốt. Trên đây là kế hoạch hoạt động đổi mới phương pháp dạy học của tôi trong năm học 2010-2011.Rất mong sự chỉ đạo , định hướng và góp ý của các BGH, Tổ chuyên môn và đồng nghiệp. DUYỆT CỦA TỔ CHUYÊN MÔN Minh Sơn, ngày 02/ 11/ 2010 Người Lập Trần Hoa Quế DUYỆT CỦA BGH 5 6 . lớp học đầu cấp, chưa có ý thức tự giác, chưa biết cách tự học, khó có thể tự học, đặc biệt đối với môn toán. Vậy nên việc rèn luyện phương tự học cho học. pháp dạy học đổi mới gồm: Dạy học thông qua các hoạt động của học sinh; Dạy học chú trọng rèn luyện phương pháp tự học; Tăng cường học tập cá thể với học tập