1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

TIET 24-26

7 339 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 7
Dung lượng 124,5 KB

Nội dung

Lịch sử 12 cơ bản Bài 16 PHONG TRÀO GIẢI PHÓNG DÂN TỘC VÀ TỔNG KHỞI NGHĨA THÁNG TÁM (1939-1945) NƯỚC VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA RA ĐỜI - Tiết 24, 25, 26 - PPCT. I/MỤC TIÊU BÀI HỌC: HS cần nắm vững: 1/Về kiến thức:  Đường lối CM đúng đắn , sự lãnh đạo tài tình của Đảng và chủ tịch Hồ Chí Minh.  Công cuộc chuẩn bị cho Tổng khởi nghĩa của Đảng  Diễn biến của Tổng khởi nghãi tháng Tám.  Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của CMTT năm 1945. 2/Về kỹ năng :  Xác định được kiến thức cơ bản  Rèn luyện kỹ năng phân tích, so sánh, đánh giá các sự kiện lịch sử. 3/Về thái độ.  Bồi dưỡng niềm tin vào sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng.  Bồi dưỡng tinh thần hăng hái , nhiệt tình CM , không quản gian khổ , hi sinh vì sự nghiệp CM ; noi gương tinh thần CMTT của ông cha , trân trọng giữ gìn và biết phát huy thành quả CMTT. II. PHƯƠNG PHÁP: thuyết trình kết hợp với phân tích , khái quát hóa. III. THIẾT BỊ, TÀI LIỆU DẠY HỌC: Sử dụng lược đồ để tường thuật diễn biến các cuộc khởi nghĩa ,TKN IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1.Ổn định lớp: 2. Kểm tra bài cũ: Tiết 24:  Chủ trương của Đảng ta trong thời kỳ 1936- 1939? So sánh với chủ trương của Đảng trong thời gian 1930-1931? Tại sao có sự khác biệt đó? Tiết 25:  Nêu các chính sách của thực dân Pháp và px Nhật từ khi px Nhật vào Đông Dương cho đến đầu năm 1945?  Hoàn cảnh, nội dung, ý nghĩa hội nghị TW Đảng tháng 11/1939? Tiết 26:  Hoàn cảnh, nội dung, ý nghĩa hội nghị TW Đảng tháng 5/1941?  Chỉ thị Nhật-Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta ra đời trong hoàn cảnh nào? Nêu nội dung chinhsvaf ý nghĩa của chỉ thị này? 3. Tổ chức dạy - học bài mới: Hoạt động của thầy - trò Kiến thức cơ bản cần nắm - Những nét nổi bật về tình hình chính trị thế giới và trong nước trong những năm 1939-1940? - HS theo dõi SGK trả lời. - GV nhận xét chốt ý - Sự kiện chiến tranh thế giới 2 bùng nổ và chính phủ Pháp đầu hàng px Đức có ảnh hưởng như thế nào đến nước ta? I. Bối cảnh lịch sử 1. Chính trị * Thế giới - 9/1939, CTTG II bùng nổ. - 6/1940: chính phủ Pháp đầu hàng px Đức. *Đông Dương: - Thay toàn quyền mới. - Cuối 9/1940: phát xít Nhật tiến vào -> Pháp ở ĐD nhanh chóng đầu hàng PX Nhật. - Các đảng phái chính trị tăng cường hoạt động. Đặng Thị Bưởi- HD- BRVT Lịch sử 12 cơ bản Hoạt động của thầy - trò Kiến thức cơ bản cần nắm -Thái độ của Pháp khi quân Nhật vào ĐD? -Các chính sách của Pháp- Nhật? Gv giải thích chính sách kinh tế chỉ huy : tăng thuế cũ, đặt thêm thuế mới, kiểm soát việc sản xuất và phân phối, ấn định giá cả . - Tại sao bọn Pháp ở Đông Dương lại chia sẻ quyền lợi của mình (nhượng bộ) cho Nhật? - Tại sao Nhật không lật đổ Pháp để độc chiếm Đông Dương ngay từ 9/1940? - Chính sách cai trị của Pháp- Nhật đã gây lên hậu quả nghiệm trọng như thế nào ? - HS suy nghĩ trả lời. -GV nhận xét chốt ý: Tất cả các tầng lớp, giai cấp (trừ tay sai đế quốc, đại địa chủ và tư sản mại bản) đời sống đều bị ảnh hưởng. - GV gợi ý để HS tìm hiểu ND hội nghị 11/1939 thông qua các vấn đề : nhiệm vụ , mục tiêu trước mắt , khẩu hiệu phương pháp đấu tranh của hội nghị TWĐ 11/39 , có so sánh với giai đoạn 1936-1939. Như vậy mục tiêu đấu tranh chuyển từ đòi dân sinh dân chủ sang đánh đổ đế quốc và tay sai. - - HN TWĐ 11/39 có ý nghĩa như thế - Quần chúng nhân dân sục sôi khí thế CM. 2. Tình hình kinh tế- xã hội Pháp+ Nhật câu kết với nhau cai trị, bóc lột nhân dân ta. - Thực dân Pháp: + Thực hiện chính sách kinh tế chỉ huy nhằm vơ vét sức người, sức của phục vụ chiến tranh. + Nhượng bộ Nhật: nộp tiền, cung cấp lương thực, thực phẩm, cho Nhật sử dụng các phương tiện giao thông . - Phát xít Nhật: + Buộc Pháp nộp khoản tiền lớn và xuất sang Nhật than, sắt , cao su… + Bắt dân ta phá lúa, ngô trồng đay, thầu dầu. + Một số công ty Nhật đầu tư vào 1 số ngành phục vụ nhu cầu quân sự. -> Hậu quả: Dân ta sống trong cảnh ”một cổ hai tròng”, cuối năm 1944 đầu 1945 có gần 2 triệu đồng bào ta chết đói. II. PHONG TRÀO GẢI PHÓNG DÂN TỘC TỪ THÁNG 9/1939 ĐẾN THÁNG 3/1945 1. Hội nghị Ban chấp hành TWĐCSĐD tháng 11/1939. a. Hoàn cảnh: - Tháng 11/1939, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng triệu tập tại Bà Điểm- Hooc Môn- Gia Định- Sài Gòn do Nguyễn Văn Cừ chủ trì. b. Nội dung hội nghị: - Xác định nhiệm vụ trước mắt: đánh đổ đế quốc và tay sai, giải phóng dân tộc, làm cho ĐD hoàn toàn độc lập. - Tạm gác khẩu hiệu CMRĐ đề ra khẩu hiệu tịch thu ruộng đất của đế quốc và địa chủ, chống tô cao, lãi nặng. Khẩu hiệu Lập chính quyền Xô viết thay bằng Lập Chính phủ dân chủ cộng hòa. - Phương pháp đấu tranh: Từ hoạt động hợp pháp, nửa hợp pháp sang hoạt động bí mật . - Lực lượng :Chủ trương thành lập MTDTTNPDĐD thay cho MTDCDD. b. Ý nghĩa: Đánh dấu bước chuyển hướng quan trọng về chỉ đạo chiến lược (đặt nhiệm vụ giải Đặng Thị Bưởi- HD- BRVT Lịch sử 12 cơ bản Hoạt động của thầy - trò Kiến thức cơ bản cần nắm nào ? -Về 3 cuộc k/nghĩa và binh biến, GV trình bày 1 cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn, hướng dẫn hs tìm hiểu cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ và Binh Biến Đo Lương. - Nhận xét chung các cuộc KN và binh biến trên theo gợi ý:: Lãnh đạo Thành phần tham gia Địa bàn Nguyên nhân thất bại Ý nghĩa chung - HS suy nghĩ trả lời theo từng vấn đề. - GV kết luận Tiết 24 -GV nêu vấn đề: tại sao NAQ lại chọn thời điểm đầu năm 1941 để về nước ? -GV gợi ý, dẫn dắt để làm rõ vấn đề. Hãy nêu nội dung chính của HNTWĐ lần thứ 8 ? -HS sử dụng SGK suy nghĩ trả lời. GV phóng dân tộc lên hàng đầu), thể hiện sự nhạy bén về chính trị và năng lực sáng tạo của Đảng. 2. Những cuộc đấu tranh mở đầu thời kỳ mới a. Khởi nghĩa Bắc Sơn (27/9/1940): - Nguyên nhân : + Ngày 22/9/1940, px Nhật vào Lạng Sơn, thực dân Pháp thua rút chạy qua châu Bắc Sơn. + Nhân cơ hội đó, Đảng bộ Bắc Sơn lãnh đạo nhân dân nổi dậy khởi nghĩa. - Diễn biến : + Ngày 27/9/1940, nhân dân nổi dậy chặn đánh thực dân Pháp, chiếm đồn Võ Nhai, lập chính quyền cách mạng, đội du kích Bắc Sơn thành lập. + Nhật – Pháp cấu kết với nhau, Pháp quay lại Lạng Sơn đàn áp khởi nghĩa. - Kết quả : khởi nghĩa thất bại. - Ý nghĩa : + Mở đầu thời kì đấu tranh vũ trang giải phóng dân tộc. + Để lại nhiều bài học kinh nghiệm. b. Khởi nghĩa Nam Kì (23/11/1940) - Nguyên nhân : + Binh lính và thanh niên Nam Kì bị thực dân Pháp đưa đi làm bia đỡ đạn, chống lại quân Xiêm – Thái Lan-> Không khí phản đối việc đưa lính ra trận sôi sục ở Nam Kì. + Xứ ủy Nam Kì chuẩn bị phát động khởi nghĩa, - Diễn biến : + Bùng nổ ngày 23/11/1940, lan rộng từ miền Đông đến miền Tây Nam Bộ. - Kết quả - ý nghĩa : + Do kế hoạch bị bại lộ, thực dân Pháp kịp thời đối phó nên khởi nghĩa thất bại. + Thể hiện tinh thần yêu nước, sẵn sàng đấu tranh của nhân dân Nam Bộ. c. Binh biến Đô Lương (13/1/1941) - Nguyên nhân : do binh lính bất bình nổi dậy. - Diễn biến : 13/1/1941 binh lính chợ Rạng nổi dậy chiếm đồn Đô lương vạch kế hoạch đánh thành Vinh nhưng thất bại. - Ý nghĩa : Thể hiện tinh thần yêu nước, ý thức giác ngộ của binh lính. 3. Nguyễn Ái Quốc về nước trực tiếp lãnh đạo cách mạng. Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (5/1941) - Hoàn cảnh: +Trước sự thay đổi mau chóng của tình hình thế giới và trong nước, 28/1/1941 Nguyễn Ái Quốc về Đặng Thị Bưởi- HD- BRVT Lịch sử 12 cơ bản Hoạt động của thầy - trò Kiến thức cơ bản cần nắm kết luận + Xác định nhiệm vụ chủ yếu trước mắt + Thay tên gọi mặt trận các hội + Hình thức khởi nghĩa. - Ý nghĩa của hội nghị TW 8 có gì khác so với hội nghị TW 11/1939? - HS trả lời. GV nhận xét bổ sung. - Đảng ta đã xây dựng lực lượng cho cách mạng như thế nào? - HS dựa vào SGK suy nghĩ trả lời. - GV nhận xét và chốt ý. -Đảng ta đã gấp rút chuẩn bị cho khởi nghĩa vũ trang như thế nào? - HS dựa vào SGK suy nghĩ trả lời. - GV nhận xét và chốt ý. nước trực tiếp lãnh đạo cách mạng. + 10 đến 19/5/1941: Người chủ trì Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng tại Pắc Bó (Hà Quảng-Cao Bằng): - Nội dung của Hội nghị : + Khẳng định nhiệm vụ chủ yếu trước mắt của cách mạng Việt Nam là giải phóng dân tộc. + Tiếp tục tạm gác khẩu hiệu cách mạng ruộng đất thay bằng khẩu hiệu “giảm tô, giảm thuế, chia lại ruộng công …” + Chủ thành lập mặt trận Việt Nam độc lập Đồng minh (Việt Minh). + Xác định hình thức của cuộc khởi nghĩa giành chính quyền là đi từ khởi nghĩa từng phần lên tổng khởi nghĩa. + Coi chuẩn bị khởi nghĩa là nhiệm vụ trung tâm của toàn Đảng, toàn dân. - Ý nghĩa : + Hội nghị đã hoàn chỉnh chủ trương được đề ra từ Hội nghị Trung ương tháng 11/1939. + Có tầm quan trọng đặc biệt, quyết định đến thắng lợi của cách mạng tháng Tám 1945. 4. Chuẩn bị tiến tới Tổng khởi nghĩa giành chính quyền: a. Xây dựng lực lượng cách mạng. - Xây dựng lực lượng chính trị: + Vận động quần chúng tham gia các hội cứu quốc trong mặt trận Việt Minh. + 1943 Đảng đề ra bản Đề cương văn hoá Việt Nam + 1944 Đảng Dân chủ Việt Nam và Hội Văn hoá Cứu quốc Việt Nam được thành lập. - Xây dựng lực lượng vũ trang: + Các đội du kích ở căn cứ địa Bắc Sơn-Vũ Nhai được thành lập + 14/2/1941:các đội du kích ở Bắc Sơn-Vũ Nhai thống nhất thành Trung đội Cứu quốc quân + 7/1941 đến tháng 2/1942: Cứu quốc quân phát động chiến tranh du kích trong 8 tháng +15/91941: Trung đội Cứu quốc quân II ra đời - Xây dựng căn cứ địa: + Xây dựng căn cứ địa Bắc Sơn-Vũ Nhai + 1941:Nguyễn Ái Quốc chọn Cao Bằng làm căn cứ địa b. Gấp rút chuẩn bị khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền: - Từ ngày 25 đến ngày 28/2/1943 Ban Thường vụ Trung ương Đảng họp tại Võng La (Đông Anh, Phúc Yên) - Căn cứ Bắc Sơn-Vũ Nhai: Cứu quốc quân hoạt động mạnh, tuyên truyền vũ trang, gây dựng cơ sở Đặng Thị Bưởi- HD- BRVT Lịch sử 12 cơ bản Hoạt động của thầy - trò Kiến thức cơ bản cần nắm Gv :Cục diện cuộc chiến tranh thế giới thứ 2 tính đến đầu năm 1945? - HS suy nghĩ trả lời, giáo viên nhận xét rồi chốt ý. -Gv:Trước tình hình đó, bọn Pháp , Nhật ở Đông Dương những hành động gì?tại sao lúc này, px Nhật quyết định lật đổ Pháp? -Gv: Trước sự chuyển biến của tình hình chính trị trên, Đảng ta đã có chủ trương gì? + Nêu nội dung của chỉ thị này? - Gv trình bày về những cuộc khởi nghĩa từng phần qua bản đồ. -HS theo dõi và nắm ý cơ bản - Em hiểu khởi nghĩa từng phần là như thế nào? Vì sao Đảng ta quyết định khởi nghĩa từng phần? Tiết 26 - Công việc chuẩn bị cuối cùng cho tổng khởi nghĩa được chuẩn bị như thế nào? Hs trả lời, gv yêu cầu hs dựa vào sgk để nắm được sự chuẩn bị trên các mặt: + Tổ chức lãnh đạo. + Củng cố, phát triển lực lượng vũ trang. + Mở rộng căn cứ địa cách mạng. - Tổng khởi nghĩa tháng Tám 1945 diễn chính trị - 25/2/1944:Trung đội Cứu quốc quân III ra đời - 1943:Ban Việt Minh liên tỉnh Cao Bắc Lạng lập ra 19 ban “Xung phong Nam tiến” - 7/5/1944 Tổng bộ Việt Minh ra chỉ thị “Sửa soạn khởi nghĩa” kêu gọi nhân dân “Sắm vũ khí đuổi thù chung”(10/8/1944) - 22/12/1944 Đội Việt Nam Tuyên truyền giải phóng quân được thành lập. III. Khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền 1. Khởi nghĩa từng phần (từ tháng 3 đến giữa tháng 8/1945) a. Hoàn cảnh lịch sử: - Chiến tranh thế giới thứ 2 bước vào giai đoạn cuối, phát xít Đức, Nhật đứng trước nguy cơ thất bại. - Đông Dương: + Pháp gấp rút chuẩn bị gạt Nhật. +Tối ngày 9/3/1945: Nhật đảo chính lật đổ Pháp- >độc chiếm Đông Dương. b. Chủ trương của Đảng - 12/3/1945: Ban Thường vụ Trung ương Đảng ra chỉ thị “Nhật- Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta” - Nội dung chỉ thị : + Kẻ thù chính trước mắt: Phát xít Nhật + Khẩu hiệu: “Đánh đuổi phát xít Nhật” + Hình thức đấu tranh: Bất hợp tác, bãi công, bãi thị, biểu tình, vũ trang, sẵn sàng chuyển qua tổng khởi nghĩa khi thời cơ đến. + Phát động một cao trào kháng Nhật cứu nước làm tiền đề cho Tổng khởi nghĩa. 2. Sự chuẩn bị cuối cùng trước ngày Tổng khởi nghĩa: - 4/1945: + Họp hội nghị Quân sự cách mạng Bắc Kì. Thành lập Uỷ ban Quân sự cách mạng Bắc Kì. + Thành lập Uỷ ban Dân tộc giải phóng Việt Nam và Ủy ban Dân tộc các cấp. - 5/1945: Thống nhất “Việt Nam Cứu quốc quân” và “Việt Nam Tuyên truyền giải phóng quân” thành “Việt Nam giải phóng quân” - 6/1945: Khu giải phóng Việt Bắc được thành lập -> Việt Bắc trở thành căn cứ địa cách mạng cả nước. Đặng Thị Bưởi- HD- BRVT Lịch sử 12 cơ bản Hoạt động của thầy - trò Kiến thức cơ bản cần nắm ra trong điều kiện khách quan hết sức thuận lợi. Em hãy xác định đó là điều kiện nào? - Tại sao coi sự kiện Nhật đầu hàng phe Đồng minh là thời cơ “ngàn năm có một”? - Gv phân tích để học sinh hiểu sâu về thời cơ khởi nghĩa, nhắc lại câu nói nói của Hồ Chí Minh tại lán Nà Lừa "Dù phải đốt cháy dãy Trường Sơn ." , làm rõ yếu tố thời cơ chín muồi của CM tháng Tám. - Khi nhận định được thời cơ cách mạng đã đến, Đảng và mặt trận Việt Minh có hành động cụ thể như thế nào? -Gv nhận định: mọi sự chuẩn bị đã hoàn tất, thời cơ cách mạng đã chín muồi->cả nước sẵn sàng khởi nghĩa giành chính quyền. -Gv yêu cầu học sinh dựa vào sách giáo khoa trình bày những sự kiện chính trong diễn biến Tổng khởi nghĩa tháng Tám. -Gv dùng bản đồ đề tường thuật diễn biến chính của Tổng khởi nghĩa, nhấn mạnh khởi nghĩa ở thủ đô. -Thành quả lớn nhất của Tổng khởi nghĩa tháng Tám 1945 là gì? -Gv cho hs xem 1 đoạn video Bác Hồ đọc tuyên ngôn độc lập -Ý nghĩa của sự thành lập nước VNDCCH ? - Em có nhận xét gì về tổng khởi nghĩa tháng Tám? 3.Tổng khởi nghĩa tháng Tám 1945 a.Nhật đầu hàng phe Đồng minh, lệnh tổng khởi nghĩa được ban bố. -15/8/1945: Chính phủ Nhật tuyên bố đầu hàng phe Đồng minh không điều kiện-> . quân Nhật ở Đông Dương bị tê liệt, chính phủ tay sai Trần Trọng Kim hoang mang cực độ. =>kẻ thù suy yếu nhất -> điều kiện khách quan thuận lợi cho tổng khởi nghĩa đã đến. -13/8/1945: Thành lập Ủy ban khởi nghĩa, ra quân lệnh số 1 phát động tổng khởi nghĩa. -14-15/8/1945: Thông qua kế hoạch tổng khởi nghĩa, chính sách đối nội, đối ngoại sau khi giành được chính quyền. -16-17/8/1945: Đại hội Quốc dân họp tại Tân Trào, tán thành chủ trương tổng khởi nghĩa của Đảng, bầu Hồ Chí Minh làm Chủ tịch.Uỷ ban Dân tộc giải phóng . b.Diễn biến và thành quả của Tổng khởi nghĩa. *Diễn biến Thời gian Nơi giành được chính quyền 16/8/1945 18/8/1945 19/8/1945 23/8/1945 25/8/1945 28/8/1945 Thị xã Thái Nguyên. Bắc Giang, Hải Dương, Hà Tĩnh, Quảng Nam. Hà Nội. Huế. Sài Gòn. Đồng Nai Thượng, Hà Tiên - những tỉnh cuối cùng. *Thành quả - 30/8/1945: Vua Bảo Đại tuyên bố thoái vị, trao ấn kiếm cho chính quyền cách mạng ->chế độ phong kiến VN sụp đổ, tổng khởi nghĩa thắng lợi trong cả nước. - 2/9/1945: Tại quảng trường Ba Đình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản tuyên ngôn độc lập khai sinh nước Việt Nam dân chủ cộng hoà- nhà nước dân chủ nhân dân đầu tiên ở Đông Nam Á. *Nhận xét: -Tổng khởi nghĩa diễn ra và giành thắng lợi nhanh chóng, ít đổ máu. Đặng Thị Bưởi- HD- BRVT Lịch sử 12 cơ bản Hoạt động của thầy - trò Kiến thức cơ bản cần nắm - Nguyên nhân thắng lợi của cách mạng tháng Tám năm 1945? Ý nghĩa lịch sử, ? - HS dựa vào SGK suy nghĩ trả lời. - GV nhận xét và chốt ý. - Có ý kiến cho rằng: thành công của tổng khởi nghĩa tháng tám 1945 chỉ là 1 sự may mắn ( nhờ có sự kiện px Nhật buộc phải đầu hàng quân Đồng minh). Quan điểm của em về ý kiến trên? - Nêu và phân tích ý nghĩa to lớn của cách mạng tháng Tám đối với dân tộc ta và đối với thế giới? Gv nêu những bài học kinh nghiệm của cách mạng tháng Tám. -Thắng lợi ở Hà Nội, Huế, Sài Sòn quyết định thắng lợi của tổng khởi nghĩa. IV.Nguyên nhân thắng lợi,ý nghĩa lịch sử và bài học kinh nghiệm của cách mạng tháng Tám năm 1945: 1. Nguyên nhân thắng lợi: * Nguyên nhân chủ quan: - Truyền thống yêu nước nồng nàn, đấu tranh kiên cường bất khuất của dân tộc Việt Nam - Đường lối cách mạng đúng đắn của Đảng Cộng sản Đông Dương, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh. - Quá trình chuẩn bị lâu dài, chu đáo, rút kinh nghiệm suốt 15 năm của Đảng * Nguyên nhân khách quan: Thắng lợi của Hồng quân Liên Xô và các lực lượng dân chủ chống phát xít đã tạo thời cơ để nhân dân đứng lên Tổng khởi nghĩa giành được chính quyền. 2. Ý nghĩa lịch sử: *Đối với dân tộc ta: - Phá tan ách áp bức bóc lột hơn 80 năm của thực dân Pháp, gần 5 năm của phát xít Nhật, gần 1000 năm của chế độ phong kiến, lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa- nhà nước Dân chủ Nhân đầu tiên ở Đông Nam Á. - Đưa nước ta từ một nước thuộc địa thành nước độc lập; đưa dân ta từ thân phận nô lệ thành người chủ nước nhà; đưa Đảng ta từ 1 đảng hoạt động bí mật trở thành Đảng cầm quyền. - Mở ra 1 kỷ nguyên mới trong lịch sử dân tộc: độc lập- tự do, giải phóng dân tộc gắn liền với giải phóng giai cấp. *Đối với thế giới: Cổ vũ mạnh mẽ phong trào tự giải phóng dân tộc trên thế giới nhất là ở Châu Á 3. Bài học kinh nghiệm: - Phải có đường lối đúng đắn, trên cơ sở vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác Lê Nin vào thực tiễn Việt Nam - Phải tập hợp các lực lượng yêu nước rộng rãi trên cơ sở khối liên minh công nông - Phải biết kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang, tiến hành khởi nghĩa từng phần, chớp thời cơ Tổng khởi nghĩa. 4.Củng cố: - Hệ thống các nội dung HS đã được học trong toàn bài - Hướng dẫn HS chuẩn bị ở nhà Đặng Thị Bưởi- HD- BRVT

Ngày đăng: 14/10/2013, 07:11

Xem thêm

w